Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)

Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)

Lý thuyết về Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)

I. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973)

 

II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương

V. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

1. Nội dung

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 ngày 27/1/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân đội và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

2. Ý nghĩa

- Là văn bản pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao.

- Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến, tạo thời cơ để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Biện pháp chính được Mĩ sử dụng trong chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là gì ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Biện pháp được Mĩ sử dụng trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là mở những cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào vùng "đất thánh Việt Cộng" để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam.

Câu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) của quân dân miền Nam?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 có ý nghĩa to lớn, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Câu 3: Vấn đề thống nhất đất nước của Việt Nam được quy định như thế nào trong Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong hiệp định Pari năm 1973 quy định: nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

Câu 4: Sự kiện chính trị nào dưới đây đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương trong đoàn kết chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong hai ngày 24 và 25 – 4 - 1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia họp nhằm đối phó với việc Mĩ chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ chính phủ trung lập Xihanúc. Hội nghị đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.

Câu 5: Cuộc tiến công nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược - tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

Câu 6: Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân khiến Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 - 1968)?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong bối cảnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đang đạt được nhiều thành tựu đang kể, sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam ngày càng lớn, từ năm 1965 - 1968, Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 - 1968). Mục tiêu chủ yếu của cuộc chiến tranh này là:

- Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc cho miền Nam.

- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ở hai miền đất nước.

Câu 7: Lý do buộc Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của mình ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

Câu 8: Mĩ đã làm gì để thực hiện âm mưu "Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương" trong chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh" ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh", quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia và tăng cường chiến tranh ở Lào, thực hiện âm mưu "Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương". Đây là biện pháp của Mĩ thực hiện nhằm chia rẽ khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.

Câu 9: Trong giai đoạn 1969 – 1973, Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương với chiến lược chiến tranh nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 149, sau thất bại của chiến lược Chiến tranh cục bộ, Mĩ chuyển sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh.

Câu 10: Thủ đoạn cơ bản của Mĩ khi áp dụng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) ở miền Nam Việt Nam là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi tiến hành chiến lược Chiến tranh cục bộ, Mĩ đã dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại và hỏa lực mạnh Mĩ đã sử dụng thủ đoạn chính là tìm diệt và bình định.

Câu 11: Ngày 16/4/1972 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ ở Việt Nam?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngày 16-4-1972, Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân lần thứ hai.

Câu 12: Chiến thắng quân sự đầu tiên của quân dân ta trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ diễn ra ở đâu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 142, trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ, nhân dân ta vẫn giành được thắng lợi bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương cùng với ý chí "quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược". Mở đầu là thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).

Câu 13: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973) là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đông thời triển khai chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973), nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu "Dùng người Việt đánh người Việt"

Lưu ý :

Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương" là âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh".

Câu 14: Mĩ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai khi đang tiến hành chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ năm 1972, trong khi đang tiến hành chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam, Mĩ đã mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.

Câu 15: Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" được thực hiện Mĩ thực hiện bằng lực lượng nào là chủ yếu ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 149, chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự.

Câu 16: Lực lượng quân đội giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trước sự yếu kém của quân đội Sài Gòn, khi chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ sử dụng quân đội của mình làm lực lượng nòng cốt để tiêu diệt Quân giải phóng miền Nam. Ngoài lực lượng quân đội của mình, Mĩ còn sử dụng lực lượng quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.

Câu 17: Sự kiện nào được cho là thắng lợi quyết định của ta, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 – 1 – 1973) ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 153, "Điện Biên Phủ trên không là trận thắng quyết định của ta đã Mĩ phải trở lại Hội nghị Pa-ri và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 – 1 – 1973).

Câu 18: Sau chiến thắng Vạn Tường (1965), khả năng đánh thắng quân Mĩ của quân dân miền Nam Việt Nam tiếp tục được thể hiện trong

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau thất bại ở Vạn Tường, trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, Mĩ liên tiếp mở hàng loạt các cuộc hành quân "tìm diệt" nhằm tiêu diệt lực lượng giải phóng. Tuy nhiên, thắng lợi của quân dân miền Nam trong 2 cuộc phản công chiến lược này đã tiếp tục cho thấy khả năng quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ".

Câu 19: Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở nước ta ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 142, sau thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Mĩ chuyển sang chiến lược Chiến tranh cục bộ.

Câu 20: Thắng lợi chính trị mở đầu giai đoạn chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của nhân dân ta là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 150, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời năm 1969 là là thắng lợi chính trị mở đầu giai đoạn chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

Câu 21: Sự kiện nào buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 151, cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận thất bại của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu 22: Loại vũ khí được mệnh danh là "pháo đài bay" được Mĩ sử dụng trong cuộc tập kích đường không cuối năm 1972 ở Việt Nam là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

B52 - "pháo đài bay" - " là loại máy bay tối tân nhất được Mĩ sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972 với âm mưu "đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kì đồ đá".

Câu 23: Tuyến đường vận tải chiến lược nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Con đường vận tải chiến lược Bắc - Nam của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là đường Hồ Chí Minh (trên bộ và trên biển) bắt đầu được khai thông từ năm 1959 dài hàng nghìn cây số, đã nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Đây chính là tuyến giao thông huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.