I. Tuần hoàn máu
Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch
- Tim: có 4 ngăn gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi, có chức năng co bóp tống máu tạo lực đẩy máu vào động mạch
- Hệ mạch: có chức năng dẫn máu từ tim đến các tế bào và từ tế bào về tim bao gồm:
+ Động mạch: xuất phát từ tim
+ Tĩnh mạch: trở về tim
+ Mao mạch: nối động mạch và tĩnh mạch
-Vai trò của hệ tuần hoàn.
+ Tim làm nhiệm vụ co bóp tạo lực để đẩy máu.
+ Hệ mạch: Dẫn máu từ tim đến các tế bào và từ các tế bào trở về tim.
+ Vòng tuần hoàn lớn: Từ tâm thất trái đến các cơ quan (trao đổi chất) trở về tâm nhĩ phải.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Từ tâm thất phải đến phổi (trao đổi khí) rồi trở về tâm nhĩ trái
⇒ Máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể là nhờ hệ tuần hoàn.
Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện trao đổi chất: cung cấp oxi và dinh dưỡng cho tế bào, lấy đi $ C{{O}_{2}} $ và chất thải.
Ở người có 2 phân hệ bạch huyết là phân hệ nhỏ và phân hệ lớn.
Hệ tuần hoàn ở người có 2 vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở nửa dưới cơ thể và nửa trên bên trái cơ thể (phần màu sáng).
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới