I. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ
1. Hoàn cảnh
- Pháp bội ước, đẩy mạnh các hoạt động xâm lược Việt Nam:
=> Xâm phạm nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền của Việt Nam.
- Chủ trương của Đảng:
- 20h ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện, kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.
2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
- Đường lối kháng chiến chống Pháp được thể hiện qua 3 văn bản:
- Nội dung đường lối: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
1. Diễn biến chính
- Tại Hà Nội: thành lập Trung đoàn Thủ đô; giam chân địch ở thành phố.
- Tại các thành phố khác: bao vây, tấn công, tiêu diệt và giam chân địch trong các thành phố, thị xã trong một thời gian,...
2. Kết quả, ý nghĩa
- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
- Bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
- Tạo điền kiện cho nhân dân cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
III. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
Sau thất bại trong chiến dich Việt Bắc thu - đông (1947), ngày 13/5/1949, với sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đã đề ra kế hoạch Rơve. Với kế hoạch này, Mĩ đã từng bước can thiệp sâu và "dính líu" trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Tháng 3 – 1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thay Đácgiăngliơ, thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp và quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 của quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch Bôlae của thực dân Pháp.
Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9 – 1947) do Tổng bí thư Trường Chinh soạn thảo. Đây là một trong những văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương.
"Hành lang Đông - Tây" mà Pháp thiết lập trong kế hoạch Rơve (1949) bao gồm Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La.
Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch Rơve của thực dân Pháp.
Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Trung Quốc đã chính thức bước vào thời kì xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng quốc tế. Lúc này, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang trên đà phát triển, trong khi đó thực dân Pháp lại cho triển khai kế hoạch Rơ-ve, nhằm khóa cửa biên giới Việt-Trung, chặt đứt sợi dây liên lạc giữa chúng ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ kêu gọi các nước đặt quan hệ ngoại giao với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để thể hiện thiện chí của mình và thiết lập quan hệ bang giao 2 nước vốn liền kề, năm 1950, Trung Quốc là nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sau Trung Quốc là Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác.
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng được thể hiện qua ba văn kiện, đó là: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Trinh. Nội dung cơ bản của đường lối là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông Biên giới Việt -Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc là mục tiêu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
Mục tiêu của Đảng khi mở chiến dịch Biên giới năm 1950 là tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Vào thu đông năm 1947, Pháp quyết định kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng một chiến lược "tốc chiến - tốc thắng" với kế hoạch tiến công Việt Bắc. Ngày 15/10/1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị "phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp". Để chống lại cuộc chiến tranh chống thế gọng kìm của Pháp ở Việt Bắc, quân dân Việt Nam đã vây đánh, tập kích lính nhảy dù ở Bắc Cạn. Bẽ gãy thế hai gọng kìm của Pháp, tiêu diệt quân Pháp ở cả đường bộ và đường thủy. Ngày 19/12/1947, Pháp buộc phải rút khỏi Việt Bắc, quân Việt Nam thu được nhiều vũ khí để trang bị cho quân đội. Căn cứ Việt Bắc vững vàng sau trận đánh, bộ đội chủ lực Việt Nam có kinh nghiệm trưởng thành hơn. Chiều hướng chuyển sang có phần thuận lợi cho cho Việt Nam, buộc Pháp phải chuyển sang thế đánh lâu dài.
Do đó, đáp án đúng phải là chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
Trận đánh mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam diễn ra ở Đông Khê.
Trong các phương án đề bài nêu ra, chỉ có chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 là chiến dịch mà giặc pháp "tiến công", những chiến dịch còn lại đều là do ta chủ động tiến công. Hơn nữa, chiến dịch Việt Bắc cũng diễn ra vào mùa đông. Như vậy, đáp án của câu hỏi này là chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 của quân dân Việt Nam đã khai thông con đường liên lạc giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa.
Chiến thắng trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn mới. Sau thất bại của chiến dịch Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ "đánh nhanh thắng nhanh" chuyển sang "đánh lâu dài", thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh"
Lực lượng vũ trang giữ vai trò quan trọng trong cuộc chiến đấu chống Pháp ở Hà Nội cuối năm 1946 – đầu năm 1947 là Trung đoàn Thủ đô.
Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) đã khai thông con đường liên lạc giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp bắt đầu xuất hiện sau khi thực dân Pháp tiến quân ra miền Bắc Việt Nam (tháng 3/1946), và bước đầu bị thất bại trong cuộc chiến anh dũng của nhân dân ở các đô thị miền Bắc vĩ tuyến 16, hoàn toàn thất bại trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Như vậy, đáp án của câu hỏi này là ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.
Tháng 3 - 1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương thay Đácgiăngliơ.
Khi thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc vào năm 1947, Đảng ta đã có chỉ thị “phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh lâu dài".
Năm 1947, thực dân Pháp huy động 12000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương chia thành 3 cánh mở cuộc tiến công vào Việt Bắc.