Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Lý thuyết về Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV- XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI

1. Một nền sản xuất ra đời

a) Về kinh tế

- Thế kỉ XV, xuất hiện các xưởng luyện kim, dệt vải, nấu đường,… có thuê mướn nhân công.

- Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán sầm uất.

- Một số ngân hàng được thành lập.

=> Kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

b) Về xã hội

- Hình thành hai giai cấp mới: Tư sản và vô sản.

- Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt. => Các cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến.

2. Cách mạng Hà Lan

a) Nguyên nhân

Sự thống trị của Vương quốc Tây Ban Nha ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nê-đéc-lan.

b) Diễn biến

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan ngày càng nhiều. Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh tháng 8/ 1566. 

- Đến năm 1581, các tỉnh miền Bắc ở đây đã thành lập nước cộng hòa với tên Các tỉnh liên hiệp (Hà Lan).

- Năm 1648, nền độc lập của Hà Lan chính thực được công nhận.

c) Kết quả, ý nghĩa

- Hà Lan giành được độc lập

- Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở châu Âu.

- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

II. Cuộc cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh

- Biểu hiện:

  • Nhiều công trường thủ công luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ,… ra đời.
  • Nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính hình thành, tiêu biểu là Luân Đôn.
  • Có nhiều phát minh mới về kĩ thuật, các hình thức lao động hợp lý làm cho năng xuất lao động tăng.
  • Chủ nghĩa tư bản len lỏi vào nông nghiệp. Địa chủ đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng thành đồng cỏ chăn nuôi cừu để phục vụ công nghiệp.

- Hệ quả:

  • Về kinh tế: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
  • Về xã hội: 
    • Hình thành tầng lớp quý tộc mới. Nông dân nghèo bị chiếm ruộng đất phải đi làm thuê và trở thành các công nhân. 
    • Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế phát triển gay gắt.

2. Tiến trình cách mạng

- Giai đoạn 1642 – 1648:

  • Năm 1640, Quốc hội được triệu tập. Vua Sác-lơ I bị tố cáo cai trị độc đoán, và yêu cầu vua không được tự tiện đặt thuế mới, bắt người mà không đưa ra xét xử. Vua, nhân dân với Quốc hội mâu thuẫn.
  • Tháng 8/1642, nội chiến bùng nổ. Quân đội của Quốc hội do Ô-li-vơ Crôm-oen chỉ huy đánh bại quân đội nhà vua. Năm 1648, nội chiến kết thúc.

- Giai đoạn 1649 – 1688:

  • Ngày 30/1/1649, vua Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa.
  • Crôm-oen thiết lập chế độ độc tài. Nhân dân gặp nhiều khó khăn trong đời sống, tiếp tục đấu tranh. 
  • Quý tộc mới và tư sản khôi phục chế độ quân chủ, giữ nguyên thành quả cách mạng.
  • Tháng 12/1688, Quốc hội phế truất vua Giêm II, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên làm vua, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.

- Đem lại thắng lợi và quyền hành cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.

III. Chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh

a. Tình hình các thuộc địa

- Đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập được 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ.

- Kinh tế ở các thuộc địa sớm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

b. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh

- Thực dân Anh ngăn cản sự phát triển của công, thương nghiệp của thuộc địa. => Mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân thuộc địa với chính quốc.

=> Cuộc đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh.

2. Diễn biến của chiến tranh

- Tháng 12/1773, nhân dân Bốt-tơn tấn công ba tàu trở chè của Anh để phản đối chế độ thuế đối với các thuộc địa ở Bắc Mĩ

- Từ 5/9 đến 26/10/1774, Hội nghị lục địa họp, đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lý, nhưng chính quốc không chấp nhận.

- Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và các thuộc địa ở Bắc Mĩ.

- Ngày 4/7/1775, Tuyên ngôn độc lập được công bố, xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa.

- Ngày 17/10/1778, Anh phải kí hiệp ước Véc-xai, công nhân độc lập của các thuộc địa.

3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa ở Anh ở Bắc Mĩ

a. Kết quả

- Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa, một quốc gia mới ra đời – nước Mi.

- Năm 1787, thông qua bản Hiến pháp, củng cố vị trí của nhà nước.

b. Ý nghĩa

- Giải phóng Bắc Mĩ, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

 

 

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Những địa chủ và quý tộc chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa ở Anh đầu thế kỉ XVII được gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Những địa chủ và quý tộc chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa ở Anh được gọi là tầng lớp quý tộc mới.

Câu 2: Cách mạng tư sản Anh nửa cuối thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến, là sự tranh giành quyền lực giữa nhà vua và Quốc hội.

Câu 3: Văn kiện nào dưới đây chứng minh thực dân Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa Bắc Mĩ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo Hiệp ước Véc-xai 1783, Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa Bắc Mĩ, chiến tranh kết thúc với sự ra đời của một quốc gia mới, Hợp chúng quốc Mĩ.

Câu 4: Đến đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập được bao nhiêu thuộc địa ở Bắc Mĩ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ.

Câu 5: Nội dung nào phản ánh đúng ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh nửa cuối thế kỉ XVII?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cách mạng tư sản Anh đã đưa giai cấp tư sản và quý tộc mới lên cầm quyền ở Anh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn đến giai cấp tư sản ở châu Âu.
Như vậy, đáp án của câu hỏi là Mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển mạnh mẽ.

Câu 6: Thành phần lãnh đạo cách mạng tư sản Anh bao gồm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thành phần lãnh đạo cách mạng tư sản Anh bao gồm giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới.

Câu 7: Cách mạng tư sản Anh phát triển qua mấy giai đoạn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cách mạng tư sản Anh phát triển qua hai giai đoạn: 1642 – 1648 (nội chiến giữa nhà vua và Quốc hội) và 1648 – 1688 (Nhà vua bị xử tử, sự thay đổi của các thể chế chính trị, cuối cùng là thể chế quân chủ lập hiến).

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh biểu hiện của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh nửa đầu thế kỉ XVII?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nông nghiệp vẫn duy trì hình thức sản xuất phát canh thu tô, công cụ lao động thô sơ không phải biểu hiện của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.

Câu 9: Theo Hiến pháp năm 1787, nước Mĩ theo thể chế

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo Hiến pháp năm 1787, nước Mĩ theo thể chế cộng hòa liên bang.

Câu 10: Nội dung nào không phản ánh ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, làm cho nền kinh tế tư bản Mĩ phát triển, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
Như vậy, lật đổ ách thống trị của thế lực phong kiến ở Bắc Mĩ không phải là ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

Câu 11: Cuộc nội chiến ở Anh nửa cuối thế kỉ XVII diễn ra giữa các thế lực nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuộc nội chiến ở Anh nửa cuối thế kỉ XVII diễn ra giữa vua Sác-lơ I với Quốc hội.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh nửa cuối thế kỉ XVII?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ phong kiến, đem lại thắng lợi và quyền hành cho tư sản và quý tộc mới, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển mạnh mẽ. Đối với thế giới, cách mạng tư sản Anh mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
Lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ tồn tại hàng nghìn năm ở Anh không phải là ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh vì sau khi cách mạng kết thúc, thể chế chính trị của Anh là quân chủ lập hiến, trong đó vẫn có sự tồn tại của vua, tức là chế độ quân chủ vẫn tồn tại.