Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm

Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm

Lý thuyết về Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm

- Trị số \[R=\dfrac{U}{I}\] không đổi với một dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó.

- Đơn vị của điện trở: $\Omega \left( 1k\Omega ={{10}^{3}}\Omega  \right)$

- Kí hiệu điện trở trong hình vẽ:   

Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây : $I=\dfrac{U}{R}$

Điện trở của một dây dẫn được xác định bằng công thức : $R=\dfrac{U}{I}$

Trong đó:          

I: Cường độ dòng điện (A),

U Hiệu điện thế (V)

R Điện trở $\left( \Omega  \right)$

- Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

- Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Nội dung định luật Ôm là: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Định luật Ôhm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây: $ I=\dfrac{U}{R} $

Câu 2: Một dây dẫn có điện trở $ 50\Omega $ chịu được dòng điện có cường độ 250mA. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cường độ dòng điện qua điện trở:

$ I=\dfrac{U}{R}\Rightarrow U=\text{I}\text{.R}={{50.250.10}^{-3}}=12,5V $

Câu 3: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau. Điện trở của dây dẫn là một đại lượng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Điện trở của dây dẫn là một đại lượng không đổi với mỗi đoạn dây dẫn xác định.

Câu 4: Khi đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Định luật Ôhm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây: $ I=\dfrac{U}{R} $.

Câu 5: Chọn câu đúng. Điện trở R của dây dẫn biểu thị

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Điện trở R của dây dẫn biểu thị tính cản trở dòng điện của dây dẫn.

Câu 6: Chọn đáp án đúng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án đúng là đáp án : $ 1M\Omega =1000k\Omega =1000000\Omega . $

Câu 7: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

R thì được tính bằng Ôm, kí hiệu là $ \Omega $

Câu 8: Trong thí nghiệm khảo sát định luật Ôm, có thể làm thay đổi đại lượng nào trong số các đại lượng gồm hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Điện trở của dây dẫn luôn không thay đổi, chỉ có thể thay đổi hiệu điện thế rồi đo cường độ dòng điện theo từng hiệu điện thế khác nhau.