Nhôm oxit ($A{{l}_{2}}{{O}_{3}}$)
1. Tính chất vật lý
- Chất rắn màu trắng, không tan và không tác dụng với nước, rất bền vững, nóng chảy ở${{2050}^{0}}C$
- Tồn tại ở dạng khan (emeri, corindon, rubi (lẫn $C{{r}_{2}}{{O}_{3}}$.), saphia (lẫn $Ti{{O}_{2}}$ và $F{{e}_{3}}{{O}_{4}}$) hoặc dạng ngậm nước (boxit).
2. Tính chất hóa học
- Tính bền: $A{{l}_{2}}{{O}_{3}}$ bền nên khó bị khử thành kim loại Al
- Tính lưỡng tính: Vừa tác dụng được với axit mạnh, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ mạnh
VD: $A{{l}_{2}}{{O}_{3}}+6HCl\to 2AlC{{l}_{3}}+3{{H}_{2}}O$
$A{{l}_{2}}{{O}_{3}}+2NaOH+3{{H}_{2}}O\to 2Na\text{ }\!\![\!\!\text{ }Al{{(OH)}_{4}}\text{ }\!\!]\!\!\text{ }$ (hoặc được viết là $\text{NaAl}{{\text{O}}_{2}}$)
3. Ứng dụng
- Tính thể $A{{l}_{2}}{{O}_{3}}$ (corinđon) được dùng làm đồ trang sức, chế tạo các chi tiết trong các ngành kĩ thuật chính xác như chân kính đồng hồ, thiết bị tia lade
- Bột $A{{l}_{2}}{{O}_{3}}$ có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài
Phương trình phản ứng:
\[2NaOH + A{l_2}{O_3} \to 2NaAl{O_2} + {H_2}O\]