Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)

Lý thuyết về Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)

I. Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava

- Tháng 5/1953, Pháp - Mĩ đề ra kế hoạch Nava với hi vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

- Nội dung:

  • Bước một: trong thu - đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để bình định miền Trung Bộ và Nam Đông Dương; xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
  • Bước hai: từ thu - đông 1954, tiến công chiến lược ở Bắc Bộ, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với điều kiện có lợi cho Pháp.

- Thủ đoạn triển khai:

  • Nâng tổng số quân ở Đông Dương lên 84 tiểu đoàn. Tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động.
  • Càn quét, bình định vùng chiếm đóng, mở hoạt động biệt kích, thổ phỉ ở vùng núi phía Bắc.

II. Cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

1. Cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1953 – 1954

a) Chủ trương của Đảng

Tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954: 

- Phương hướng chiến lược: tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

- Mục tiêu: tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc địch phải bị động phân tán đối phó.

b) Diễn biến chính

- Tháng 12/1953, quân dân Việt Nam tấn công Lai Châu => Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung binh lực thứ hai của Pháp.

- Tháng 12/1953, liên quân Việt - Lào tấn công Trung Lào => Xênô là nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.

- Tháng 1/1954, liên quân Việt - Lào tấn công Thượng Lào => Luông Phabang là nơi tập trung binh lực thứ tư của Pháp.

- Tháng 2/1954, quân dân Việt Nam tấn công Bắc Tây Nguyên => Plâyku thành nơi tập trung binh lực thứ năm của Pháp.

c) Kết quả, ý nghĩa

- Quân Pháp phân tán nhiều nơi, kế hoạch Nava của Pháp bước đầu bị phá sản.

- Quân Việt Nam giành được quyền chủ động trên chiến trường Đông Dương, Pháp lâm vào thế khó khăn.

- Tạo thế và lực cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam tiến lên.

2. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

a) Hoàn cảnh

- Kế hoạch Nava của Pháp và Mĩ bước đầu bị phá sản.

- Dựa vào viện trợ của Mĩ, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tâm điểm của kế hoạch Nava và là điểm quyết chiến chiến lược với Việt Nam.

- Thủ đoạn: Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với 49 cứ điểm và chia làm 3 phân khu.

b) Chủ trương của Đảng

Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm:

- Tiêu diệt lực lượng địch ở đây.

- Giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

c) Diễn biến chính

- Đợt 1, từ 13 đến 17/3/1954: quân dân Việt Nam tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

- Đợt 2, từ 30/3 đến 26/4/1954: quân dân Việt Nam tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm Mường Thanh.

- Đợt 3, từ 1 đến 7/5/1954: quân dân Việt Nam tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.

d) Kết quả, ý nghĩa

- Tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

- Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam giành thắng lợi.

II. Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương

1. Nội dung

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Hai bên tham chiến thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: Quân đội cách mạng Việt Nam và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.

- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

- Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.

2. Ý nghĩa

- Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương.

- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ.

- Buộc Pháp phải rút quân về nước, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.

3. Hạn chế

Là thắng lợi lớn nhưng chưa trọn vẹn vì Việt Nam tạm thời bị chia cắt, Mĩ không kí hiệp định để tìm cách phá hoại cách mạng Việt Nam.

IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

1. Nguyên nhân thắng lợi

- Chủ quan:

  • Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
  • Tinh thần đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất của nhân dân.
  • Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất, lực lượng vũ trang ba thứ quân, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

- Khách quan

  • Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
  • Sự ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.

2. Ý nghĩa lịch sử

- Đối với Việt Nam:

  • Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam.
  • Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

- Đối với thế giới:

  • Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.
  • Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1:
Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 1953, với sự viện trợ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Nava với hy vọng trong 18 tháng sẽ "kết thúc chiến tranh trong danh dự". Tuy nhiên, bước đầu tiên của kế hoạch này đã bị phá sản bởi thắng lợi của quân dân Việt Nam trong Đông - Xuân 1953 - 1954. Để tiếp tục kế hoạch, thực dân Pháp đã chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến cuối cùng. Nhưng quân dân Việt Nam đã làm nên thắng lợi vang dội ở Điện Biên Phủ, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.

Câu 2: Trong bước thứ nhất của Kế hoạch Nava (1953 - 1954), tại Bắc Bộ, thực dân Pháp chủ trương

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bước thứ nhất của kế hoạch Nava của Pháp là giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược, bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực, xóa bỏ vùng tự do liên khu V; ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.

Câu 3: Phân khu Nam của tập đoàn cứ điểm "Điện Biên Phủ" được đặt tại đâu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Nava tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Tổng số binh lực ở đây lúc cao nhất là 16 200 quân, được bố trí thành ba phân khu: phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc lập, Bản Kéo; phân khu Trung tâm ngay giữa Mường Thanh; phân khu Nam đặt tại Hồng Cúm.

Câu 4: Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 đã buộc Pháp phải phân tán lực lượng ra những địa điểm nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 đã buộc Pháp phải phân tán 44 tiểu đoàn cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ ra những địa điểm sau:

- Điện Biên Phủ (nơi tập trung binh lực thứ hai).

- Xênô (nơi tập trung binh lực thứ ba).

- Luông Phabang, Mường Sài (nơi tập trung binh lực thứ tư).

- Plâyku (nơi tập trung binh lực thứ năm).

Câu 5: Nội dung nào dưới đây thuộc Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nội dung Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương:

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Hai bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực:

  + Ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải - Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.

  + Ở Lào, lực lượng kháng chiến tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalì.

  + Ở Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.

- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, sẽ tổ chức vào tháng 7 - 1956 dưới sự kiểm soát và giám sát của một ủy ban quốc tế.

- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí kết và những người kế tục.

Như vậy, đáp án là các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

Câu 6: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam kết thúc bằng sự kiện nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết là dấu mốc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.

Câu 7: Cuối năm 1953 - đầu năm 1954, thực dân Pháp đã bố trí Điện Biên Phủ thành một hệ thống phòng ngự mạnh, bao gồm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân dân Việt Nam đã buộc lực lượng quân Pháp phải phân tán ở nhiều nơi và làm thất bại bước đầu tiên của kế hoạch Nava. Vì vậy, Pháp quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với quân ta. Để thực hiện điều này, ngay từ cuối năm 1953, Pháp đã tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh với 49 cứ điểm và 3 phân khu. Các tướng Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là "một pháo đài bất khả xâm phạm".

Câu 8: Các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương mà các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ năm 1954 cam kết tôn trọng bao gồm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương mà các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ năm 1954 cam kết tôn trọng bao gồm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 9:
Người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Genève là ai?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Ngay sau khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ một ngày, Hội nghị Quốc tế về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương đã được khai mạc tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ).Tham dự Hội nghị có đại diện của 9 nước: đoàn Liên Xô do Mô-lô-tốp dẫn đầu, Đoàn CHDCND Trung Hoa do Chu Ân Lai đứng đầu, đại diện của Phấp là Bi đôn, của Mĩ là Smit, đại diện của phái đoàn Anh là Iđơn, đại diện của chính phủ Cam-pu-chia là Nhiếp Tiên Long, Chính phủ Lào do Phoui Sananikone dẫn đầu, đại diện của chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa là Phạm Văn Đồng. Phạm Văn Đồng (1/ 3/ 1906 – 29/ 4/ 2000) là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987). Ông là một cộng sự của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng 9 năm 1954, ông trở thành Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987.

Câu 10: Con sông nào được Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương quy định làm giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo nội dung Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc - Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải - Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.

Câu 11: Đến thu - đông năm 1953, số lượng quân Pháp tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ là bao nhiêu tiểu đoàn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ thu - đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động (trong tổng số 84 tiểu đoàn ở Đông Dương).

Câu 12: Một trong những khó khăn mà Pháp gặp phải sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 - 1953) là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trải qua 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiệt hại ngày càng nặng nề: Đến năm 1953, Pháp bị loại khỏi vòng chiến hơn 39 vạn quân, tiêu tốn hơn 2000 tỉ phrăng. Vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Quân Pháp trên chiến trường ngày càng lâm vào thế phòng ngự bị động.

Câu 13: Mĩ đe dọa ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ khi nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm ba đợt, sau đợt tấn công thứ 2, ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, tạo thêm điều kiện để bao vây, chia cắt, khống chế địch. Sau đợt này, Mĩ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ.

Câu 14: Kế hoạch quân sự nào sau đây của Pháp có mục tiêu giành lấy thắng lợi quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự"?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháng 5/1953, Chính phủ Pháp của tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Nava đã đề ra một kế hoạch quân sự mang tên mình với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự".

Câu 15: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngày 8/5/1954, một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Phái đoàn Chính phủ ta do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng được mời họp. Tuy cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị diễn ra gay gắt và phức tạp, nhưng do điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến, ta đã giành được thắng lợi quân sự quyết định là chiến thắng Điện Biên Phủ nên Pháp buộc phải kí với ta Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954. Như vậy, đáp án là chiến thắng Điện Biên Phủ.

Câu 16: Để thực hiện kế hoạch Nava, từ thu - đông năm 1953, Nava cho tập trung quân đông nhất ở khu vực nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Để thực hiện kế hoạch Nava, từ thu - đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động (trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương). Như vậy, đồng bằng Bắc Bộ là nơi tập trung quân đông nhất trong kế hoạch Nava.

Câu 17: Âm mưu của Mĩ trong đông - xuân 1953 -1954 là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau 8 năm tiến hành chiến tranh ở Đông Dương, Pháp đã phải chịu những thất bại nặng nề và rơi vào tình thế sa lầy trong cuộc chiến. Trước tình thế đó, Mĩ bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến này với mục đích mượn danh nghĩa của Pháp để duy trì cuộc chiến tranh, ép Pháp mở rộng hơn nữa quy mô cuộc chiến ở Đông Dương và chuẩn bị cho quá trình thay thế Pháp để chiếm đoạt mảnh đất giàu có và vị trí thuận lợi này. Như vậy, đáp án của câu hỏi này là ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp.

Câu 18: Trong đợt hai của chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã tấn công địch ở khu vực nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đợt 2 của chiến dịch Điện Biên Phủ từ ngày 30/3 đến ngày 26/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cụm cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm như E1, D1, C1, A1, C2,... Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, tạo thêm điều kiện bao vây chia cắt, khống chế địch.

Câu 19: Nội dung nào sau đây là mục đích của Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?

 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuối năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

 Như vậy, một trong những mục đích của Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là giải phóng Tây Bắc.

Câu 20:
Trong đợt ba của chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã bắt sống được tướng Pháp nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, các tướng lĩnh Pháp và Mĩ đã đánh giá sai khả năng của đối phương và đều cho rằng Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả chiến bại. Sau 3 đợt phản công, ngày 7/5 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, ta đã bao vây và bắt sống toàn bộ Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm trong đó có Tướng Đờ Caxtơri.

Câu 21:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954)?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Căn cứ vào những điều khoản đã được kí kết, có thể nhận thấy Hiệp định Giơnevơ có ý nghĩa đặc biệt bởi đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của đế quốc Pháp có Mĩ giúp sức, buộc Pháp phải rút quân về nước. Hiệp định cũng khiến Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được hoàn thành trên cả nước  năm 1975, đo đó phương án này không phải là ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.

Câu 22: Mục tiêu căn bản nhất của Pháp - Mĩ khi đề ra kế hoạch Nava (1953 - 1954) là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Trải qua 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề về người và của. Vùng chiếm đóng của Pháp bị thu hẹp, quân Pháp trên chiến trường ngày càng lâm vào thế phòng ngự bị động. Ngày 7 - 5 - 1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp. Nava đề ra một kế hoạch quân sự với hi vọng trong 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quân sự nhằm "kết thúc chiến tranh trong danh dự"

Câu 23: Nội dung nào dưới đây thuộc bước thứ nhất trong kế hoạch Nava (1953 - 1954) của thực dân Pháp?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nội dung của kế hoạch Nava:

Bước 1: trong thu đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, tránh giao chiến với quân chủ lực của Việt Nam. Thực hiện tiến công chiến lược, bình định miền Trung và miền Nam Đông Dương, phát triển ngụy quân, xây dựng lực lượng cơ động mạnh.

Bước 2: từ thu đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc để đẩy mạnh tiến công chiến lược và cố giành thắng lợi quyết định, buộc ta phải đàm phán theo điều kiện có lợi cho chúng.

Câu 24: Thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava với mục tiêu trong vòng 18 tháng giành lấy thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự. Tuy nhiên, kế hoạch Nava của Pháp đã bước đầu phá sản bởi cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 của quân dân Việt Nam. Đặc biệt, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam giành thắng lợi.

Câu 25: Phân khu Trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nằm ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được bố trí thành 3 phân khu: phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo; phân khu Trung tâm ngay giữa Mường Thanh; phân khu Nam đặt tại Hồng Cúm.

Câu 26:
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quân ta đã mở mấy đợt tiến công quân Pháp?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia ba đợt:

- Đợt 1 (từ 13 đến 17/3/1954): quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

- Đợt 2 (từ 30/3 đến 26/4/1954): quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm và chiếm phần lớn các cứ điểm của địch.

- Đợt 3 (từ 1/5 đến 7/5/1954): quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam. 17h30 ngày 7/5, tướng Đờ Catxtơri và toàn bộ Ban Tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.

Câu 27: Nội dung nào thuộc chủ trương của Đảng trong đông - xuân 1953 – 1954?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị trong đông - xuân 1953 - 1954 là "Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán binh lực mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng". Phương châm tác chiến là "Tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt; đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng không chắc thắng thì kiên quyết không đánh."

Trong cuộc họp, chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: "Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn."