Giáo án khtn 7 kết nối tri thức ôn chương 9 sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Giáo án khtn 7 kết nối tri thức ôn chương 9 sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án khtn 7 kết nối tri thức ôn chương 9 sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ÔN TẬP CHƯƠNG IX:

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

Môn học: KHTN - Lớp: 7

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:

- Xây dựng được sơ đồ tư duy cho nội dung chương IX.

- Ghi nhớ các kiến thức về sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- giải thích được các hiện tượng thực tế trong đời sống.

- Trả lời được các câu hỏi ôn tập.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện các bài tập.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Năng lực nhận biết KHTN:

  • Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
  • Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh vật cũng như giải thích được nguyên nhân của sự sinh trưởng phát triển đó

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: nêu được các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật và cách ứng dụng vào thực tiễn

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: vận dụng được kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm trả lời các câu hỏi ôn tập.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận về nội dung câu hỏi.
  • Trung thực, nhiệt tình trong khi làm bài.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

  1. Giáo viên:
  • Các câu hỏi ôn tập.
  • Các hình ảnh về sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  • Một số hình ảnh ứng dụng thực
  1. Học sinh:
  • Đọc lại kiến thức đã học ở các bài 36; 37; 38.
  • Trả lời lại các câu hỏi trong các bài 36; 37; 38.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập ôn tập lại kiến thức đã học trong chương IX)

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là ôn tập lại kiến thức đã học trong chương IX

b) Nội dung:

Học sinh thực hiện nhiệm vụ nhóm để xây dựng sơ đồ tư duy cho nội dung chương IX

c) Sản phẩm:

Sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung chương IX

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chiếu lại lần lượt các hình 36.1; 36.2

- GV yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm để xây dựng sơ đồ tư duy cho nội dung chương IX.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV.

- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên 1 học sinh đại diện cho mỗi nhóm trình bày đáp án bằng cách treo sản phẩm lên bảng.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học dựa vào các kién thức chúng ta vừa tổng hợp được, các em hãy vận dụng để trả lời các câu hỏi ôn tập trong bài ngày hôm nay.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu:

Trả lời được hết các câu hỏi ôn tập mà giáo viên đưa ra.

b) Nội dung:

- Học sinh làm việc cá nhân để trả lờinhanh các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: đâu là thứ tự đúng và đủ về các bước trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cam? Đáp án A

  1. hạt nảy mầm – cây con – cây trưởng thành – ra hoa, kết quả
  2. hạt – hạt nảy mầm – cây con – cây trưởng thành – ra hoa, kết quả
  3. Hạt – cây con – cây trưởng thành – ra hoa, kết quả
  4. hạt – hạt nảy mầm– cây trưởng thành – ra hoa, kết quả

Câu 2: Sinh trưởng là gì? Đáp án C

  1. Là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể nhờ đó cơ thể lớn lên
  2. Là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng kích thước của tế bào nhờ đó cơ thể lớn lên
  3. Là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng kích thước và số lượng tế bào nhờ đó cơ thể lớn lên
  4. Là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng số lượng của tế bào nhờ đó cơ thể lớn lên

Câu 3: phát triển là gì? Đáp án D

  1. Phát triển bao gồm phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể
  2. Phát triển bao gồm sinh trưởng, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể
  3. Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào
  4. Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể

Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng? Đáp án B

  1. Mô phân sinh là nhóm tế bào chưa phân hóa nên còn duy trì được khả năng phân chia.
  2. Mô phân sinh bên giúp thân, cành, rễ tăng về chiều cao.
  3. Mô phân sinh bên giúp thân, cành, rễ tăng về chiều ngang.
  4. Có hai loại mô phân sinh chính là mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
  5. Tất cả thực vật đều có 2 loại mô phân sinh là mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
  6. 2
  7. 3
  8. 4
  9. 5

Câu 5: các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật là: Đáp án A

  1. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng.
  2. Nhiệt độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí.
  3. Nhiệt độ thấp, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng.
  4. Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm cao, chất dinh dưỡng.

-HS hoạt động nhóm (từ 3-4 HS) để trả lời các câu hỏi tự luận:

Câu 1: Hãy thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của ánh sáng (gợi ý: trồng cây đậu hoặc ngô non. Thay đổi điều kiện chiếu sáng ở các cây khác nhau trong các chậu khác nhau, còn các điều kiện khác như nhau. Quan sát và ghi chép số liệu.

Câu 2: Hãy thiết kế chế độ ăn hợp lí cho bản thân em đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.

Câu 3: Vì sao người ta thường thu hoạch cá sau 1 năm mà không để cho cá lớn hơn.

Câu 4: Thiết kế thí nghiệm tìm hiểu về sự ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa nước.

Câu 5: Thiết kế thí nghiệm tìm hiểu về sự ảnh hưởng của phân đạm đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau cải hoặc cây đậu.

Câu 6: Thiết kế thí nghiệm tìm hiểu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi.

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 2.1: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm trên màn hình

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh lần lượt từng câu hỏi trắc nghiệm trong 5-10 giây.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS trả lời các câu hỏi

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét

Hoạt động 2.2: trả lời các câu hỏi tự luận

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cặp nhóm cho HS yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và trả lời câu hỏi. (mỗi nhóm 3-4 HS, mỗi câu hỏi từ 2-3 nhóm cùng làm để so sánh kết quả).

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động nhóm đưa ra đáp án và ghi kết đáp án vào vở

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung

II. Sử dụng và bảo quản kính lúp

  1. Sử dụng
  2. Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mắt kính.
  3. Từ từ dịch chuyển kính ra xa vật , cho đến khi nhìn thấy rõ nét .
  4. Bảo quản
  5. Lau chùi vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm.
  6. Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng (nếu có).
  7. Không để mặt kính tiếp xúc với mặt nhám bẩn.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

- Ghi nhớ được các kiến thức đã học.

b) Nội dung:

HS tự ghi nhớ các kiến thức đã học và giải đáp các thắc mắc của bản thân

c) Sản phẩm:

- HS trình bày quan điểm cá nhân về các kiến thức đã học

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu hình sơ đồ tư duy mẫu và yêu cầu HS so sánh với sản phẩm của nhóm mình

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

-Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.

b) Nội dung:

Vận dụng được các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi vận dụng vào thực tiễn.

c) Sản phẩm:

Các cách nâng cao khả năng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật được áp dụng vào thực tế đời sống.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu cho HS xem 1 đoạn phim về chu trình sinh trưởng vầ phát triển của con người từ khi hợp tử được hình thành đến lúc trưởng thành và sinh sản. Vẽ sơ đồ về chu trình sống của các sinh vật đã được xem.

Yêu cầu HS:

- Thảo luận và rút ra các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các sinh vật đó.

- Hãy chỉ ra đâu là giai đoạn sinh trưởng, đâu là giai đoạn phát triển.

- Hãy nêu ví dụ về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Hãy nhận xét: Cần làm gì đề cho các vật nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng đảm bảo an toàn thực phẩm và môi trường?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

Sản phẩm của các nhóm

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.