Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ LÀO CAI ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC: 2020- 2021 Môn: Địa lý – Lớp 9 (Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Ngày thi 12/01/2021 (Đề thi gồm có: 02 trang, 06 câu) |
Câu 1 (5,0 điểm)
a. Trình bày đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên.
b. Vận dụng kiến thức về vị trí địa lí, em hãy cho biết các nguyên nhân có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh CoVid -19 qua đường biên giới của tỉnh Lào Cai và đề xuất các giải pháp phòng chống dịch CoVid -19.
c. Trình bày đặc điểm chung của đất Việt Nam. Ở địa phương em có những loại đất nào, thích hợp trồng chủ yếu những loại cây gì? Vấn đề sử dụng và cải tạo các loại đất ở Lào Cai như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày cơ cấu sử dụng lao động theo ngành (khu vực) kinh tế ở nước ta.
b. Quá trình đô thị hóa ở nước ta trong những năm gần đây thay đổi như thế nào? Em hãy lấy ví dụ về sự phát triển đô thị hóa của thành phố Lào Cai hiện nay.
Câu 3 (3,5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Cho biết công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm gồm những nhóm ngành nào? Tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại là ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nước ta?
b. Em hãy cho biết đặc điểm nổi bật về tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta.
c. Giải thích tại sao du lịch ở nước ta ngày càng khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế cả nước? Chứng minh tài nguyên du lịch tự nhiên ở tỉnh Lào Cai đa dạng.
Câu 4 (4,0 điểm)
a. Trung du Miền núi Bắc Bộ có các thế mạnh kinh tế nổi bật nào?
b. Phân tích các nguồn lực ảnh hưởng đến việc phát triển ngư nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
c. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ thường xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Em hãy trình bày nguyên nhân gây ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và các giải pháp để hạn chế tác hại của thiên tai này.
Câu 5 (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 09) hãy so sánh và giải thích sự giống và khác khau của hai biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 6 (3,5 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng dầu mỏ, than và điện của nước ta, giai đoạn 2005 – 2018
Năm Sản phẩm | 2005 | 2010 | 2014 | 2018 |
Dầu mỏ (triệu tấn) | 18,5 | 15,0 | 17,4 | 11,3 |
Than (triệu tấn) | 34,1 | 44,0 | 46,0 | 36,0 |
Điện (tỉ kwh) | 52,1 | 91,7 | 141,3 | 192,0 |
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu mỏ, than và điện ở nước ta giai đoạn 2005 - 2018.
b. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất dầu mỏ, than và điện ở nước ta giai đoạn 2005 - 2018.
------------------- Hết ------------------
Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và máy tính cầm tay.
Họ và tên thí sinh……………………………………….SBD……………..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ LÀO CAI HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC: 2020- 2021 Môn: Địa lý – Lớp 9 (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) |
A. Hướng dẫn cách chấm bài thi:
- Bài chấm theo thang điểm 20. Điểm chấm thi chi tiết đến 0,25. Điểm toàn bài bằng tổng cộng các điểm thành phần, điểm bài thi không làm tròn.
- Học sinh trình bày theo cách khác, lập luận đúng kiến thức vẫn cho điểm tối đa.
B. Đáp án và biểu điểm:
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (5,0 điểm) | a. Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên: - Vị trí nội trí tuyến. - Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và luồng sinh vật. b. Nguyên nhân có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh CoVid -19 qua đường biên giới của tỉnh Lào Cai. - Có đường biên giới dài với nhiều cửa khẩu, đường mòn, lối mở... - Giao thông giữa Lào Cai với Trung Quốc qua đường sông, suối dễ dàng... * Đề xuất giải pháp phòng chống dịch CoVid -19. - Kiểm soát tốt các của khẩu, đường mòn, lối mở, sông, suối……. - Không buôn, bán trái phép qua đường biên giới…. c. Đặc điểm chung của đất Việt Nam: * Có ba nhóm đất chính - Nhóm đất Fe-ra-lít: Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở các miền đồi núi. Đặc tính chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. Thích hợp trồng cây công nghiệp (d/c) - Nhóm đất mùn núi cao: Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ. - Nhóm đất bồi tụ phù sa sông, biển: Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. Phân bố tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, ĐB sông Hồng, đồng bằng Duyên Hải. Đất tơi xốp, ít chua, nhiều mùn -> Thích hợp trồng cây (d/c) * Địa phương có các loại đất - Đất Fe-ra-lít hình thành trên đá vôi, tập trung khu vực đồi núi -> thích hợp cây công nghiệp (d/c), cây ăn quả (d/c), cây dược liệu (d/c)... - Đất mùn núi cao tập trung chủ yếu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn -> trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. - Đất bồi tụ phù sa phân bố ven sông, suối -> thích hợp trồng lúa, hoa màu… * Vấn đề sử dụng và cải tạo các loại đất ở Lào Cai: - Sử dụng đất ở Lào Cai còn chưa hợp lí, còn nhiều diện tiết đất hoang hóa, xói mòn, bạc màu… - Biện pháp cải tạo đất: sử dụng phải gắn với việc bảo vệ rừng, phát triển mô hình nông- lâm kết hợp, làm ruộng bậc thang để giữ đất... | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 2 (2,0 điểm) | a. Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành (khu vực) kinh tế ở nước ta. - Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta có sự không đồng đều giữa các ngành kinh tế: tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp cao nhất (d/c), tiếp đến là ngành dịch vụ và công nghiệp (d/c). - Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: + Tỷ trọng lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm (d/c). + Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng (d/c). b. Quá trình đô thị hóa ở nước ta trong những năm gần đây thay đổi như: - Mở rộng quy mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về các vùng nông thôn. - Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng năm 2014 chiếm 33,1% - So với nhiều nước trên thế giới, nước ta còn ở trình độ đô thị hóa thấp. Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. * Ví dụ về sự mở rộng đô thị hóa của Thành phố Lào Cai hiện nay. - Năm 2020 thành phố Lào Cai đã sát nhập thêm một phần của xã Quang Kim, xã Cốc San (Bát Xát), xã Gia Phú (Bảo Thắng)... | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 3 (3,5 điểm) | a. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm gồm những nhóm ngành sau: - Chế biến sản phẩm trồng trọt (d/c). - Chế biến các sản phẩm chăn nuôi (d/c) - Chế biến thủy sản (d/c) * Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nước ta vì: - Có nguồn nguyên liệu tại chỗ từ các ngành nông, lâm, thủy sản rất dồi dào, phong phú. - Có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong nước và xuất khẩu. - Công nghệ phù hợp với trình độ phát triển còn thấp, nguồn vốn hạn chế. b. Tài nguyên du lịch tự nhiên nước ta - Nước ta có tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú và đa dạng. - Di sản thiên nhiên thế giới (d/c) - Vườn quốc gia, biển, thắng cảnh (d/c) - Hang động, nước khoáng (d/c) c. Giải thích: Vì du lịch ngày càng phát triển (lượng khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng); đem lại nguồn thu nhập lớn góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới; cải thiện đời sống nhân dân. * Tài nguyên du lịch tự nhiên ở tỉnh Lào Cai đa dạng. + Địa hình: Có nhiều dạng địa hình độc đáo: Núi cao phong cảnh đẹp, hang động… Nguồn nước: Nhiều sông suối, nhiều thác đẹp (ví dụ).… + Khí hậu: Một số địa điểm có địa hình cao, khí hậu mát mẻ như Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Ý Tý. Sinh vật: động thực vật phong phú, có vườn Quốc gia Hoàng Liên. | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 |
Câu 4 (4,0 điểm) | a. Các thế mạnh kinh tế ở Trung du Miền núi Bắc Bộ. - Khai thác khoáng sản và phát triển nhiệt điện nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với nhiều chủng loại khác nhau, đặc biệt là than. - Phát triển thủy điện nhờ nguồn thủy năng dồi dào ở các hệ thống sông lớn… - Chăn nuôi gia súc trên các đồng cỏ tươi tốt đặc biệt là ở các cao nguyên. - Trồng rừng, cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới nhờ tài nguyên đất phong phú, khí hậu thích hợp. - Phát triển hoạt động du lịch với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, di tích văn hóa, lịch sử có gia trị. - Phát triển các ngành kinh tế biển: Du lịch, thủy sản, giao thông vận tải… b. Các nguồn lực ảnh hưởng đến việc phát triển ngư nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. * Thuận lợi: - Điều kiện tự nhiên: + Duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển dài, các tỉnh đều giáp biển, vùng biển rộng và ấm, có ngư trường lớn, với nguồn hải sản phong phú… + Khí hậu có nhiều thuận lợi cho đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. - Điều kiện dân cư xã hội: + Người dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Công nghiệp chế biến, cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành ngư nghiệp đang được phát triển. Chính sách nhà nước ưu tiên phát triển ngư nghiệp… * Khó khăn: - Chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ). Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản gần bờ. - Thiếu vốn, phương tiện đánh bắt chưa hiện đại. Công nghiệp chế biến còn hạn chế, thị trường tiêu thụ không ổn định. c. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ thường xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. - Nguyên nhân: + Địa hình đồi núi dốc, lớp phủ thực vật bị tàn phá do chặt phá rừng và các hoạt động canh tác của con người… + Chế độ mưa mùa tập trung trong thời gian ngắn với cường độ lớn… - Giải pháp: + Trồng và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, thực hiện các biện pháp canh tác trên đất dốc… + Quản lí việc sử dụng đất đai hợp lí, quy hoạch khu dân cư tránh các vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét… | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 5 (2,0 điểm) | So sánh và giải thích sự giống và khác khau của hai biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm Thành phố Hồ Chí Minh. * Xác định vị trí của hai trạm: - Hà Nội nằm trong miền khí khí hậu phía bắc thuộc vùng khí hậu Bắc Bộ, Trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa (có mùa đông lạnh). - Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong miền khí hậu phía nam thuộc vùng khí hậu Nam Bộ, nằm trong khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm. * Nhiệt độ; - Cả hai địa điểm có nhiệt độ trung bình năm > 200C. Biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất của Hà Nội khoảng 120C, thành phố Hồ Chí Minh khoảng 3 – 40C. - Giải thích: Hà Nội gần chí tuyến, xa xích đạo, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu cận xích đạo rõ rệt. * Lượng mưa: - Hai trạm đều có mưa theo mùa, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. - Tổng lượng mưa của thành phố Hồ Chí Minh lớn hơn, các tháng có lượng mưa cũng lớn hơn của Hà Nội. - Mùa khô ở thành phố Hồ Chí Minh mưa ít hơn, tính chất khô rõ rệt và sâu sắc hơn Hà Nôi. - Vào mùa khô Hà Nội cũng ít mưa nhưng do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đi qua biển gây mưa phùn nên tính chất khô hạn giảm. | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
0,25 |
Câu 6 (3,5 điểm) | a. Vẽ biểu đồ - Chọn biểu đồ thích hợp cột nhóm và đường (nếu vẽ biểu đồ khác không cho điểm). - Vẽ biểu đồ: + Vẽ đúng, đẹp + Ghi tên, chú thích đầy đủ b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân * Nhận xét: Trong giai đoạn 2005 – 2018. - Sản lượng về dầu mỏ ở nước ta có xu hướng giảm (d/c) xong có sự biến động (d/c). - Sản lượng về than ở nước ta tăng mạnh từ 2005 -2014 (d/c), sau đó giảm (d/c) - Sản lượng điện tăng liên tục (d/c) * Giải thích: - Sản lượng dầu mỏ, than nước giảm là do nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xu hướng phát triển nguồn năng lượng sạch thay thế cho nguồn năng hóa thạch. - Sản lượng than tăng nhanh từ giai đoạn 2005 -2014 là do chính sách của nhà nước ta, có trữ lượng lớn, được đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật. - Sản lượng điện nước ta tăng mạnh là do nước ta đã xây dựng thêm nhiều nhà máy điện có công suất lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng cho hoạt động sản xuất và đời sống (d/c). | 1,75 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 |
Tổng điểm toàn bài | 20,0 |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới