Trắc nghiệm khtn 6 môn hóa cánh diều học kỳ 2 có đáp án

Trắc nghiệm khtn 6 môn hóa cánh diều học kỳ 2 có đáp án

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trắc nghiệm khtn 6 môn hóa cánh diều học kỳ 2 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TRẮC NGHIỆM KHTN 6

PHÂN MÔN: HÓA HỌC

Bài 8. Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Câu 1: Vật liệu là:

A. Gồm nhiều chất trộn vào nhau.

B. Một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, …

C. Được tạo nên từ một chất hoặc một hỗn hợp và được con người sử dụng để tạo ra các vật thể nhân tạo.

D. Một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.

Câu 2: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất chung của kim loại?

A. Tính dẫn điện                       B. Tính dẻo               

C. Tính nhiễm từ            D. Tính dẫn nhiệt

Câu 3: Gỗ có tính chất nào sau đây?

A. Bị biến dạng khi chịu tác dụng kéo hoặc nén và trở lại hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng.

B. Chịu được nhiệt độ cao, bền với môi trường.

C. Bền chắc và dễ tạo hình, tuy nhiên dễ bị ẩm, mốc.

D. Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.

Câu 4: Nêu thế nào là vật liệu?

A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.

B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...

C. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

D.Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Câu 5: Dựa vào tính chất nào dưới đây mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây điện?

A. Dẫn nhiệt tốt. B. Dẫn điện tốt.

C. Rẻ D. Bền

Câu 6: Dựa vào tính chất nào của thủy tinh mà thủy tinh thường được sử dụng làm dụng cụ trong phòng thí nghiệm?

A. Trong suốt.

B. Không thấm nước và không tác dụng mới nhiều hóa chất.

C. Bền với điều kiện môi trường.

D. Tất cả các ý trên

Câu 7: Nhiên liệu nào sau đây có thể tái tạo, ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người?

A. Than B. Dầu diesel C. Khí hóa lỏng D. Xăng sinh học

Câu 8: Vật dụng nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường?

A. Pin B. Ống hút làm từ bột gạo.  C. Máy tính. D. Túi ni lông,

Câu 9: Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là

A. vật liệu. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. phế liệu.

Câu 10: Thành phần chính của đá vôi là:

A. Sắt B. Calcium carbonate C. Đồng D. Sodium carbonate

Câu 11: Lí do mà gạch không nung thường được thiết kế có các lỗ hổng?

A. Giảm chi phí sản xuất nhưng văn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng công trình.

B. Tạo sự gắn kết với vữa xây dựng tốt hơn

C. Tạo khe rộng đề giúp cách nhiệt, cách âm tốt hơn

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Vật liệu nào sau đây có tính dẫn điện tốt?

A. Cao su. B.  Kim loại. C. Gốm. D. Thủy tinh.

Câu 13: Thế nào được gọi là an ninh năng lượng?

A. An ninh năng lượng là việc đảm bảo năng lượng điện, đủ dùng.

B. An ninh năng lượng là việc cung cấp đủ năng lượng bằng bất cứ cách nào.

C. An ninh năng lượng là việc đảm bảo năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, đủ dùng, sạch và rẻ.

D. An ninh năng lượng là việc đảm bảo năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau.

Câu 14: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta cần điều chỉnh lượng gas như thế nào khi đun nấu?

A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas.

B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.

C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.

D. Không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng.

Câu 15: Vật liệu nào sau đây là được dùng làm lõi dây điện?

A. Gỗ B. Thủy tinh C. Đồng             D. Gốm

Câu 16: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

A. Gạch xây dựng. B. Đá vôi. C. Ngói. D. Sơn.

Câu 17: Nhiên liệu nào sau đây không được chế biến từ dầu mỏ?

A.Khí hóa lỏng B. Xăng C. Than D. Dầu diesel

Câu 18: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

A. Phơi củi cho thật khô.

B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

C. Chẻ nhỏ củi.

D.Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

Câu 19: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta cần điều chỉnh lượng gas như thế nào khi đun nấu?

A. Không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng.

B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.

C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.

D. Tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas.

Câu 20: Quặng nào sau đây được khai thác để sản xuất nhôm?

A. Quặng bauxite B. Quặng apatite C. Quặng hematite D. Quặng titanium

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

C

D

B

D

D

B

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

C

A

C

B

C

D

D

A

Bài 9. Một số lương thực - thực phẩm thông dụng

Câu 1: Lương thực là gì?

A. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn chất béo, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.

B. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn chất đạm, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.

C. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn vitamin, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.

D. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.

Câu 2: Vitamin nào thiếu gây khô mắt có thể dẫn đến mù lòa?

A. Vitamin K B. Vitamin C C. Vitamin D D. Vitamin A

Câu 3: Gạo sẽ cung cấp chất thiết yếu nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Vitamin.                    B. Chất đạm.

C. Chất béo.                                D. Tinh bột.

Câu 4: Lương thực có sản lượng lớn nhất tại Việt Nam là gì?

A. Sắn B. Ngô C. Khoai D. Gạo

Câu 5: Lương thực được chọn làm lương thực chính là?

A. Khoai B. Ngô C. Gạo D. Sắn

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng:

A. Bảo quản thực phẩm không đúng cách làm giảm chất lượng thực phẩm.

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.

C. Thực phẩm bị biến đổi tính chất thì không dùng được.

D. Trong thành phần của ngô, khoai, sắn không chứa tinh bột.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi phát biểu về vai trò của lương thực- thực phẩm?

A. Tinh bột, đường là những chất cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

B. Chất béo có vai trò nâng cao hệ miễn dịch , phòng chống các loại bệnh tật.

C. Chất đạm tham gia cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật.

D. Các loại vitamin và khoáng chất có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các loại bệnh tật.

Câu 8: Các lương thực phổ biến ở Việt Nam là gì?

A. Lúa mì, khoai, ngô

B. Lúa gạo, mạch nha, ngô

C. Lúa gạo, lúa mì, khoai, sắn

D. Lúa gạo, ngô, khoai, sắn

Câu 9: Nêu quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn ?

A. Sắn thu hoạch →làm sạch →  nghiền (xát)→ tách bã → thu hồi tinh bột → bảo quản ướt → làm khô → đóng gói→ sử dụng

B. Sắn thu hoạch→ làm khô →làm sạch →  nghiền (xát)→ tách bã → thu hồi tinh bột → bảo quản ướt  → đóng gói→ sử dụng

C. Sắn thu hoạch →làm sạch → tách bã → thu hồi tinh bột → bảo quản ướt → làm khô → đóng gói→ sử dụng

D. Tất cả đều sai

Câu 10: Bệnh thiếu máu có thể là do thiếu chất khoáng nào?

A. zinc (kẽm) B. iodine (iot) C. calcium (canxi) D. sắt

Câu 11: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều vitamin và chất khoáng nhất?

A. Thịt B. Hoa quả C. Sữa D.

Câu 12: Đâu là thực phẩm?

A. Ngô B. Lúa mì C. Khoai lang D. Thịt gà

Câu 13: Vitamin nào thiếu gây khô mắt có thể dẫn đến mù lòa?

A. Vitamin K B. Vitamin C C. Vitamin A D. Vitamin D

Câu 14: Loại lương thực - thực phẩm nào sau đây giàu vitamin và chất khoáng?

A. Thịt. B. Trứng. C. Gạo. D. Rau củ.

Câu 15: Bánh mì có chứa nhiều

A. chất đạm. B. tinh bột. C. vitamin và chất khoáng. D. chất béo.

Câu 16: Dãy gồm các lương thực là:

A. Gạo, thịt, khoai, cá B. Gạo, ngô, khoai, sắn

C. Trứng, cá, thịt, sữa D. Sắn, khoai, sữa, cá.

Câu 17: Bệnh thiếu máu có thể là do thiếu chất khoáng nào?

A. sắt B. iodine (iot) C. calcium (canxi) D. zinc (kẽm)

Câu 19: Vải là một trong những loại quả có tính chất mùa vụ. Vào mùa thu hoạch, sản lượng vải thường rất lớn trong khi lượng tiêu thụ còn hạn chế. Để bảo quản vải được lâu hơn, cách hiệu quả nhất là?

A. đông lạnh B. hút chân không C. sấy khô D. Cả 3 đáp án

Câu 20: Đâu là lương thực?

A. Khoai lang B. Thịt bò C. Thit gà D. Xà lách

Câu 21: Trong các  thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều chất đạm nhất?

A. Rau xanh. B. Hoa quả. C. Thịt.                D. Hoa quả và rau xanh.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi phát biểu về vai trò của lương thực- thực phẩm?

A. Tinh bột, đường là những chất cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

B. Chất đạm tham gia cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật.

C. Chất béo có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống các loại bệnh tật.

D. Các loại vitamin và khoáng chất có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các loại bệnh tật.

Câu 23: Trong các nhóm chất sau, những nhóm chất nào cung cấp năng lượng cho cơ thể ?

(1) Chất đạm                                  

(2) Chất béo

(3) Tinh bột, đường                          

(4) Chất khoáng

A. (2), (3) và (4). B. (1), (2), (3) và (4).

C. (1), (2) và (3). D. (1), (2) và (4).

Câu 24: Việc làm nào dưới đây không phải cách bảo quản lương thực-thực phẩm đúng?

A. Chế biến cá và để trong tủ lạnh

B. Ướp muối cho cá

C. Để thịt ngoài không khí trong thời gian dài

D. Sấy khô các loại hoa quả.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

D

D

C

D

B

D

A

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

C

D

B

B

A

C

A

21

22

23

24

C

C

C

C

Bài 10. Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

Câu 1: Vì sao nhựa, cao su được dùng làm vỏ dây điện? Chọn câu trả lời đúng nhất

A. Nhựa và cao su có giá thành rẻ

B. Nhựa và cao su có tính dẻo

C. Nhựa và cao su dễ đun chảy

D. Nhựa và cao su cách điện

Câu 2: Vì sao xoong, nồi, ấm đun thường được làm bằng nhôm? Chọn câu trả lời đúng nhất

A. Nhôm có ánh kim, phản xạ ánh sáng B. Nhôm dẫn nhiệt tốt

C. Nhôm tỏa nhiều nhiệt D. Nhôm có tính dẻo

Câu 3: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết:

(1) Nước sôi

(2) Nước cất

(3) Nước khoáng

(4) Nước đá sản xuất từ nhà máy

(5) Nước lọc

A. (2) B. (2), (3) và (4) C. (2) và (5) D. (1)

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây là chất tinh khiết?

A. Không khí. B. Nước biển. C. Sodium chloride.    D. Nước khoáng.

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây không phải là hỗn hợp?

A. Nước muối sinh lí. B. Bột canh.

C. Muối ăn (sodium chloride) D. Nước khoáng.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

A. Sodium chioride. B. Nước khoáng.

C. Gỗ. D. Nước biển

Câu 7: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

A. số chất tạo nên B. thể của chất.

C. mùi vị của chất. D. tính chất của chất.

Câu 8: Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

A. Nghiền nhỏ muối ăn. B. Đun nóng nước.

C. Bỏ thêm đá lạnh vào. D. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều.

Câu 9: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

A. Hỗn hợp nước đường. B. Hỗn hợp nước muối,

C. Hỗn hợp nước và rượu. D. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.

Câu 10: Hai chất lỏng không hoà tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là

A. dung dịch. B. nhủ tương.

C. huyền phù. D. chất tinh khiết

Câu 11: Khi cho một thìa đường vào một cốc nước và khuấy đều, ta thu được:

A. Dung môi B. Nhũ tương

C. Dung dịch D. Huyền phù

Câu 12: Chất rắn nào sau đây không tan trong nước?

A. Muối ăn B. Đường C. Calcium carbonate D. Viên C sủi

Câu 13: Muốn pha cà phê hòa tan nhanh hơn, ta nên sử dụng nước có nhiệt độ như thế nào?

A. Nước ở nhiệt độ phòng. B. Nước nóng.   

C. Nước lạnh.       D. Nước ấm.

Câu 14: Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được coi là

A. dung dịch. B. chất tan. C. huyền phù. D. nhũ tương.

Câu 15: Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, tạ thu được

A. nhủ tương. B. dung dịch. C. huyền phù. D. dung môi.

Câu 16: Trong các hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là hỗn hợp không đồng nhất?

A. Hỗn hợp nước muối. B. Hỗn hợp nước đường.

C. Hỗn hợp nước và rượu. D. Hỗn hợp dầu ăn và nước.

Câu 17: Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được

A. Dung dịch. B. Dung môi C. Huyền phù.       D. Nhũ tương.

Câu 18: Hỗn hợp thu được khi cho dầu ăn vào giấm và khuấy đều là:

A. Dung dịch. B. Huyền phù. C. Nhũ tương.        D. Dung môi.

Câu 19: Nước khoáng trong suốt, không màu có lẫn một số chất tan khác (calcium, sodium, bicarbonate,…). Vậy nước khoáng

A. Là hỗn hợp không đồng nhất. B. Là hỗn hợp đồng nhất.    

C. Là chất tinh khiết. D. Không phải là hỗn hợp

Câu 20: Để các chất rắn dễ hòa tan hoặc tan nhanh hơn, người ta thường làm gì?

A. Khuấy đều trong quá trình hòa tan. B. Nghiền nhỏ chất rắn.

C. Dùng nước nóng. D. Tất cả ý trên đều đúng.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

A

C

C

A

A

C

D

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

B

C

C

D

C

C

D

D

Bài 11. Tách chất ra khỏi hỗn hợp 

Câu 1: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lần trong nước?

A. Dùng máy li tâm. B. Lọc. C. Chiết. D. Cô cạn.

Câu 2: Phương pháp nào được dùng để tách riêng dầu hỏa ra khỏi nước?

A. Chiết.                       B. Cô cạn. C. Dùng nam châm. D. Lọc.

Câu 3: Tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và cát bằng phương pháp nào dưới đây?

A. Cô cạn. B. Dùng nam châm.

C. Chiết. D. Lọc.

Câu 4: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.

B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào,

C. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào

D. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.

Câu 5: Để sản xuất muối, người ta cho nước biển vào các ruộng muối rối phơi khoảng 1 tuần thì thu được muối ở dạng rắn. Khu vực nào ở nước ta sản xuất nhiều muối nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Nam Trung Bộ.

C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6: Để thu được muối ăn từ nước biển, người làm muối sử dụng phương pháp nào?

A. Lọc B. Bay hơi C. Dùng nam châm D. Chiết.

Câu 7: Người dân đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối?

A. Làm lắng đọng muối. B. Làm bay hơi nước biển.

C. Lọc lấy muối từ nước biển. D. Cô cạn nước biển,

Câu 8: Khí nitrogen và khí œyoen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới - 96oC để hóa lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến dưới -183 oC. Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng. Phương pháo tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là

A. phương pháp lọc. B. phương pháp chiết.

C.  phương pháp chưng phân đoạn. D. phương pháp cô cạn.

Câu 9: Tách lưu huỳnh (sulfur) ra khổi hỗn hợp gồm nước và lưu huỳnh bằng phương pháp nào?

A. Lọc B. Chiết C. Dùng nam châm D. Cô cạn

Câu 10: Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm các chất: muối ăn và cát.

A. Lọc B. Lọc và cô cạn C. Cô cạn D. Chiết và lọc

Câu 11: Người ta tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước bằng phương pháp nào?

A. Chiết. B. Lọc. C. Cô cạn. D. Dùng máy li tâm.

Câu 12: Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

A. Lọc. B. Dùng máy li tâm. C. Cô cạn. D. Chiết.

Câu 13: Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?

A. Lọc chất tan trong nước.

B. Lọc và giữ lại khoáng chất.

C. Lọc chất không tan trong nước.

D. Lọc hoá chất độc hại.

Câu 14: Người ta dùng phương pháp lọc để:

A. Tách các chất không hòa tan trong nhau ra khỏi hỗn hợp.

B. Tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.

C. Tách chất rắn tan khỏi chất lỏng.

D. Tách chất lỏng khỏi hỗn hợp các chất lỏng không đồng nhất.

Câu 15: Vào mùa hè, nhiều hôm thời tiết rất oi bức khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Thế nhưng sau khí có một trận mưa rào ập xuống, người ta lại cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Lí do là

A. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường:

B. mưa đã làm chết các loài sinh vật gây bệnh.

C. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và làm chết các loài sinh vật gây bệnh.

D. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và loại bớt khói bụi ra khói không khí,

Câu 16: Để tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp nên dùng phương pháp nào?

A. Cô cạn B. Lọc C. Chiết D. Dùng nam châm

Câu 17: Chọn phương pháp phù hợp để tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước?

A. Chiết B. Cô cạn C. Dùng nam châm D. Lọc

Câu 18: Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước cần các dụng cụ:

A. Phễu chiết, giá đỡ, bình tam giác.

B. Đèn cồn, bát sứ, kiềng đun.

C. Phễu lọc, đũa thủy tinh, bình tam giác, phễu chiết.

D. Đũa thủy tinh, bình tam giác, giấy lọc, phễu lọc.

Câu 19: Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước cần các dụng cụ:

A. Đũa thủy tinh, bình tam giác, giấy lọc, phễu lọc.

B. Đèn cồn, bát sứ, kiềng đun.

C. Phễu lọc, đũa thủy tinh, bình tam giác, phễu chiết.

D. Phễu chiết, giá đỡ, bình tam giác.

Câu 20: Để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách lọc, cô cạn, chiết dựa trên:

A. Sự giống nhau về tính hóa học của các chất.

B. Sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất.

C. Sự giống nhau về tính chất vật lí của các chất.

D. Sự khác nhau về tính chất hóa học của các chất.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

B

C

B

B

B

C

A

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

B

B

D

C

D

A

D

B