Đề thi học kì 1 khoa học tự nhiên 6 cánh diều có đáp án và ma trận

Đề thi học kì 1 khoa học tự nhiên 6 cánh diều có đáp án và ma trận

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi học kì 1 khoa học tự nhiên 6 cánh diều có đáp án và ma trận

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021-2022

Môn: KHTN – Lớp 6

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1: Trong các vật thể sau, vật thể tự nhiên là:

  1. Quyển sách. B. Cái bút.

C. Chiếc ấm. D. Cây bàng.

Câu 2: Nhiên liệu lỏng ở điều kiện thường là:

  1. Xăng, dầu. B. Khí ga.

C. Than củi. D. Rơm rạ

Câu 3: Thức ăn chứa nhiều chất đạm là:

  1. Bánh mì. B. Cơm.

C. Trứng. D. Thịt mỡ.

Câu 4: Trong các gia vị sau đâu là hỗn hợp:

  1. Đường. B. Mì chính.

C. Muối bột canh. D. Bột tiêu.

Câu 5: Nước uống đóng chai được đo theo đơn vị nào?

  1. Chiều dài(m). B. Khối lượng(kg).

C. Thời gian (giờ). D. Thể tích (lít).

Câu 6: Từ nào sau đây chỉ vật thể:

  1. Đường ăn. B. Ấm nhôm.

C. Khí oxi. D. Sắt.

Câu 7: Điều kiện thường oxi tồn tại trạng thái:

  1. Rắn . B. Lỏng.

C. Khí. D. Cả A,B,C.

Câu 8: Trong thành phần không khí, khí oxi chiếm tỉ lệ bằng:

A.100%. B. 78%.

C. 21%. D. 1%.

Câu 9: Các thành phần chính của tế bào gồm:

A. Màng, tế bào chất, không bào. B. Nhân, tế bào chất, không bào.

C. Màng, tế bào chất, nhân. D. Màng, nhân, không bào.

Câu 10: Tế bào động vật không có thành phần nào sau đây:

A. Màng. B. Tế bào chất.

C. Nhân. D. Lục lạp.

Câu 11: Để tách cát ra khỏi cốc nước muối người ta dùng biện pháp:

A. Cô cạn. B. Lọc.

C. Chiết. D. Gạn.

Câu 12: Một tế bào của một loài phân chia 3 lần liên tiếp, số tế bào con được tạo ra là:

A. 2. B. 3.

C. 6. D. 8.

Câu 13: Để bảo quản các loại hạt đậu (đỗ xanh, đỗ đen...) được lâu người ta thường sử dụng phương pháp:

A. Làm lạnh. B. Phơi khô.

C. Sử dụng muối. D. Sử dụng đường.

B. Câu 14: Hỗn hợp nào sau đây là hỗn hợp không đồng nhất:

A. Nước khoáng. B. Nước muối.

C. Nước đường. D. Nước lẫn dầu ăn.

Câu 15: Để phòng tránh bệnh sốt rét do trùng sốt rét gây ra chúng ta cần phải thực hiện biện pháp gì?

A. Vệ sinh môi trường. B. Ngủ trong màn.

C. Tiêu diệt muỗi, bọ gậy. D. Cả A,B,C.

Câu 16: Giới thực vật được chia thành mấy nhóm chính:

A. 2. B. 3.

C. 4. D. 5.

Câu 17: Nhiệt độ sôi của nước tinh khiết là:

A. 0oC. B. 100oC.

C. 90oC. D. 50oC.

Câu 18: Mặt trời lên, sương tan dần là hiện tượng:

A. Vật lí. B. Hóa học.

C. Sinh học. D. Cả A và B.

Câu 19: Thực phẩm nào sau đây chủ yếu được bảo quản bằng biện pháp đông lạnh:

A. Trứng gà. B. Thịt lợn tươi.

C. Đỗ lạc. D. Củ khoai.

Câu 20: Trong rau xanh chứa chủ yếu loại chất nào sau đây:

A. Tinh bột. Chất đạm.

C. Chất béo. D. Vitamin.

Phần II: Tự luận (6,0 điểm)

Bài 1 (2 điểm):

  1. Nêu cấu tạo tế bào và chức năng các thành phần của tế bào?
  2. Chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào thực vật và tế bào động vật?
  3. Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống?

Bài 2 (2,5 điểm):

  1. Khí oxygen có vai trò gì?
  2. Theo em những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm không khí?
  3. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường không khí?

Bài 3 (1,5 điểm):

  1. Em hãy kể tên các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra cho con người và các sinh vật khác?
  2. Hiện nay virus Corona đang gây ra dịch bệnh rất nguy hiểm trên toàn cầu, vậy bản thân em đã làm gì virus nguy hiểm này cho cá nhân, gia đình và cộng đồng?

----------HẾT---------

AN

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022

Môn: KHTN – Lớp 6

Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

- Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm

- Đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

C

C

D

B

C

C

C

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

D

B

D

D

C

B

A

B

D

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Bài

Nội dung

Điểm

1

(2 điểm)

  1. Cấu tạo tế bào gồm:
  • Màng tế bào: Bảo vệ và cho các chất đi qua.
  • Chất tế bào: Chứa các bào quan và là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
  • Nhân tế bào: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

1

  1. Khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật:
  • Tế bào thực vật: Màng có chứa xenlulozo, trong tế bào chất có chứa lục lạp.
  • Tế bào động vật: Màng không có xenlulozo, không có diệp lục.

0,5

  1. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn giản đến phức tạp đều được cấu tạo từ tế bào. Vì vậy tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

0,5

2

(2,5 điểm)

  1. Vai trò của khí oxygen:
  • Khí oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.
  • Khí oxygen duy trì sự cháy.

0,5

  1. Một số hoạt động của con người gây ô nhiễm không khí:
  • Đun nấu sinh hoạt.
  • Phương tiện giao thông.
  • Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
  • Cháy rừng.
  • Rác thải.

1

  1. Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí:
  • Trồng nhiều cây xanh.
  • Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường.
  • Quản lí rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp.
  • Xây dựng hệ thống giao thông công cộng an toàn, thân thiện với môi trường.
  • Tiết kiệm điện và năng lượng.
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức của con người.

1

3

(1,5 điểm)

  1. Những bệnh do vi khuẩn và virus gây nên:

+ Cho con người:

  • Do vi khuẩn: uốn ván, thương hàn, bệnh lao…
  • Do virus: cúm, đậu mùa, quai bị, sởi, bại liệt, viêm gan, viêm não, hội chứng HIV/AIDS…

+ Cho sinh vật:

  • Virus gây bệnh thối rữa ở cây ăn quả; bệnh đốm trắng hoặc nâu trên lá cây; bệnh cúm gia cầm…
  • Vi khuẩn gây ra bệnh bạc lá, héo lá ở cây…

1

  1. Bản thân em đã thực hiện:
  • Tìm hiểu về dịch bệnh và nắm được diễn biến của dịch bệnh.
  • Thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ y tế và các chỉ thị của chính phủ.
  • Chủ động tiêm phòng vacxin khi có đủ điều kiện.

0,5

Chú ý: + Học sinh làm cách khác đúng thì căn cứ vào hướng dẫn chấm để chia điểm và cho điểm tối đa.

+ Cách làm tròn điểm toàn bài: Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất

----------HẾT--------

PHÒNG GDĐT BT

TRƯỜNG THCS LƯƠNG NGOẠI

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022

Môn: KHTN – Lớp 6

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Chủ đề

Nội dung

Trắc nghiệm

Tự luận

NB

TH

Tổng số câu

NB

TH

VD

VDC

Tổng số bài

Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành

Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành

Câu 6

1

Các phép đo

Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Câu 5

1

Đo nhiệt độ

Câu 17

1

Các thể của chất

Sự đa dạng của chất

Câu 1

1

Tính chất và sự chuyển thể của chất

Câu 18

1

Oxygen và không khí

Oxygen và không khí

Câu 7,8

2

Bài 2 a

( 0,5 đ )

Bài 2 b,c

( 2 đ )

1

Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm

Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Câu 2

1

Một số lương thực - thực phẩm thông dụng

Câu 3,19,20

Câu 14

4

Hỗn hợp

Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

Câu 4,13

2

Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Câu 12

1

Tế bào

Tế bào- đơn vị cơ sở của sự sống

Câu 9

Câu 10,11

3

Bài 1.a

(1 đ )

Bài 1 b,c

( 1 đ )

1

Đa dạng thế giới sống

Viruts và vi khuẩn

Bài 3a

(1 đ )

Bài 3 b

(0,5 đ)

1

Đa dạng nguyên sinh vật

Câu 15

1

Đa dạng thực vật

Câu 16

1

Tỉ lệ %

24%

16%

20%

15%

20%

5%

Điểm

2,4

1,6

20 câu

2

1,5

2

0,5

3 bài

BẢNG MÔ TẢ CHI TIẾT CÂU HỎI

Chủ đề

Nội dung

Câu/bài

Mô tả

Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành

Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành

Câu 6

NB: biết về vật thể

Các phép đo

Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Câu 5

NB: Biết về các đơn vị đo thường dùng trong đời sống

Đo nhiệt độ

Câu 17

NB: biết nhiệt độ sôi của nước ở một nhiệt độ xác định

Các thể của chất

Sự đa dạng của chất

Câu 1

NB: Vật thể tự nhiên

Tính chất và sự chuyển thể của chất

Câu 18

TH: Hiểu về hiện tượng vật lí trong tự nhiên

Oxygen và không khí

Oxygen và không khí

Câu 7

NB: Trạng thái của oxygen ở điều kiện thường

Câu 8

NB: Tỉ lệ về thể tích của oxygen trong không khí

Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm

Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Câu 2

NB: Biết về nhiên liệu lỏng

Một số lương thực - thực phẩm thông dụng

Câu 3

NB: Biết về thành phần dinh dưỡng trong thức ăn

Câu 14

TH: Cách bảo quản lương thực, thực phẩm

Câu 19

NB: Cách bảo quản lương thực, thực phẩm

Câu 20

NB: Vai trò của lương thực, thực phẩm

Hỗn hợp

Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

Câu 4

TH: Hiểu về hỗn hợp

Câu 13

TH: Hiểu về hỗn hợp đồng nhất

Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Câu 12

TH: Tách chất bằng phương pháp lọc

Tế bào

Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống

Câu 9

NB: biết các thành phần cấu tạo của tế bào

Câu 10

TH: hiểu sự khác nhau của tế bào thực vật và động vật

Câu 11

TH : Kết quả của sự phân chia tế bào

Đa dạng thế giới sống

Đa dạng nguyên sinh vật

Câu 15

TH: hiểu về tác hại của virus

Đa dạng thực vật

Câu 16

NB: Các nhóm thực vật chính

Oxygen và không khí

Oxygen và không khí

Bài 2.a

TH: Vai trò của oxygen trong tự nhiên và đời sống

Bài 2.b

VD: Vận dụng kiến thức đã học liên hệ với thực tiễn chỉ ra các hoạt động gây ô nhiễm không khí

Bài 2.c

VD: Liên hệ thực tế, kết hợp vơi kiến thức đã học đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường không khí

Tế bào

Tế bào- đơn vị cơ sở của sự sống

Bài 1.a

NB: - Biết các thành phần cấu tạo của tế bào và chức năng của từng thành phần.

Bài 1.b

TH: Chỉ ra được điểm khác giữa tế bào thực vật với tế bào động vật.

Bài 1.c

TH: Hiểu vì sao tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống

Đa dạng thế giới sống

Virus và vi khuẩn

Bài 3.a

NB: Biết các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra cho con và các sinh vật khác

Bài 3.b

VDC: Dựa vào kiến thức đã học liên hệ thực tế bản thân về phòng chống virus Corona.