Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: KHTN- Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên (KHTN).
- Trình bày được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- Hiểu được vai trò, ứng dụng của KHTNtrong đời sống và sản xuất.
- Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm về KHTN, các lĩnh vực chính của KHTN, vai trò, ứng dụng KHTN trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm KHTN, vai trò của KHTNtrong cuộc sống, hợp tác trong làm thí nghiệm tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ vai trò của KHTN với cuộc sống con người và những tác động của KHTNvới môi trường.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Phát biểu được khái niệm KHTN.
- Liệt kê được các lĩnh vực chính của KHTN.
- Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN
- Xác định được vai trò của KHTNđối với cuộc sống.
- Dẫn ra được các ví dụ chứng minh vai trò của KHTNvới cuộc sống và tác động của KHTNđối với môi trường.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu vềKHTN.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận khái niệm, vai trò, ứng dụng của KHTN.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí, kết quả tìm hiểuvai tròKHTNtrong cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về vật sống, vật không sống, các hiện tượng tự nhiên.
- Hình ảnh các thành tựu của KHTN trong cuộc sống.
- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập số 1(đính kèm).
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 2 thanh nam châm; 1 mẩu giấy quỳ tím,1 kẹp ống nghiệm, 1 ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong; 1 chiếc bút chì, 1cốc nước.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập bằng tình huống có vân đề: Nhờ phát minh khoa học và công nghệ mà cuộc sống của con người hiện nay ngày một nâng cao. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người như thế nào? KHTN là gì?
a) Mục tiêu: Nêu được một số vấn đề nghiên cứu của KHTN như: lĩnh vực nào của đời sống, đối tượng nghiên cứu, có vai trò như thế nào?
b) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, hoàn thành 2 cột K, W để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về KHTN.
Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: KHTN là những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên; là ngành khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiên…KHTN giúp con người có cuộc sống tốt hơn, tránh được những rủi ro do thế giới tự nhiên gây ra; KHTN giúp con người tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động…
d) Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước.
- GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm KHTN.
a) Mục tiêu:
- Phân biệt được vật sống và vật không sống, lấy được ví dụ.
- Nêu được khái niệm hiện tượng tự nhiên.
- Hiểu đúng khái niệm KHTN, mục đích của KHTN
- Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh (HS) nhận biết trong các vật sau đây: hòn đá, con gà, cây cà chua, rô bốt, quả núi. Vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống?
b) Nội dung
- Con hãy lấy một ví dụ vật sống, vật không sống không trùng với các vật đã nêu trên.
- Học sinh làm thí nghiệmtheo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên (5 phút )
TN1.Lần lượt đưa hai đầu cùng tên và khác tên của hai thanh nam châm đến gần nhau.
TN2. Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào cốc chứa dung dịch nước vôi trong.
TN3. Nhúng chiếc bút chì vào cốc nước.
TN 4: Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu.
c) Sản phẩm:
- HS nhận biết được vật sống, vật không sống.
- Đáp án phiếu học tập số 1: Tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên.
- Học sinh trình bày được khái niệm KHTN.
d) Tổ chức thực hiện:
*Giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS dựa vào đặc điểm đặc trưng của vật sống và vật không sống, phân biệt được vật sống và vật không sống.
- GV hướng dẫn HS từ những ví dụ về vật sống và vật không sống thấy được sự tương tác giữa các vật và sự biến đổi không ngừng của chúng trong tự nhiên đưa ra được khái niệm hiện tượng tự nhiên.
- GV cho HS làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
- GV nhận xét và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các hiện tượng tự nhiên rất đa dạng phong phú nhưng chúng đều xảy ra theo các quy luật nhất định, các nhà khoa học đã làm thế nào để biết được điều này?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm KHTN.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS phân biệt, lấy ví dụ về vật sống và vật không sống.
- HS từ những ví dụ thực tiễn phát biểu định nghĩa về hiện tượng tự nhiên.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS liên hệ thực tiễn trả lời câu hỏi.
* Báo cáo:
-GV gọi ngẫu nhiên 2 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân về vật sống, vật không sống, KN hiện tượng tự nhiên.
- GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, các nhóm khác theo dõi, đối chiếu bổ sung.
* Kết luận: GV nhận xét kết quả báo cáo của các nhóm, chốt khái niệm KHTN.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên.
a) Mục tiêu:
- Xác định được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN.
b) Nội dung:
-HS sắp xếp các hiện tượng tự nhiên có ở phiếu học tập số 1 vào lĩnh vực tương ứng dưới sự hướng dẫn của GV.
-HS lấy thêm các ví dụ khác về các hiện tượng tự nhiên và phân loại chúng.
c) Sản phẩm:
- Đáp án Phiếu học tập số 1 cột phân loại.
- Các ví dụ của học sinh về các hiện tượng tự nhiên như hiện tượng sấm sét, trái đất quay quanh mặt trời, cây nến cháy trong không khí, hạt đỗ anh nảy mầm thành cây giá …..
d) Tổ chức hoạt động:
*Giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, kể tên các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- GV yêu cầu HS phân loại các hiện tượng tự nhiên trong phiếu học tập 1.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ khác.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu thông tin trong sách KHTN, kể tên được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- HS sắp xếp các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN.
- HS liên hệ thực tiễn lấy ví dụ, phân loại các hiện tượng tự nhiên.
* Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
* Kết luận: GV nhấn mạnh một số lĩnh vực chủ yếu của KHTN trên bảng bằng sơ đồ tư duy.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu Vai trò của khoa học tự nhiên với cuộc sống.
a)Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên với cuộc sống.
- Tác động KHTN đối với môi trường.
b) Nội dung:
- HS quan sát tranh ảnh về ứng dụng các thành tựu KHTN trong đời sốngđể rút ra kết luận vai trò KHTN đối với con người cũng như tác động của KHTN với môi trường.
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập số 2. Gợi ý: Mỗi thành tựu KHTN các con nêu rõ vai trò/tác dụng có lợi của thành tựu đó với con người như thế nào ( ví dụ như tiết kiệm thời gian, công sức; tăng năng suất lao động …) và tác động đến môi trường như nếu sử dụng sai mục đích, sai phương pháp có thể gây ô nhiễm môi trường ..
d) Tổ chức hoạt động.
*Giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Từ phiếu học tập yêu cầu HS nhận xét:
+ Vai trò của KHTN đối với đời sống?
+ Nếu không sử dụng đúng phương pháp, mục đích thì KHTN sẽ gây hại đến môi trường như thế nào?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận vai trò KHTN.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
- HS thảo luận, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
* Báo cáo: GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
* Kết luận: GV chốt kiến thức vai trò KHTN với con người, lưu ý những tác động của KHTN đên môi trường khi con người sử dụng không đúng phương pháp và mục đích.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL.
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm:
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
d) Tổ chức hoạt động:
*Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
*Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
*Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung: Các thành tựu của KHTN.
c) Sản phẩm: HS báo cáo phần tìm hiểu các thành tựu KHTN dưới dạng báo tường kèm tranh ảnh minh họa, bằng trình chiếu PP, bằng video…
d) Tổ chức hoạt động: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
BÀI 2. AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH.
Môn học: KHTN- Lớp: 6
Thời gian thực hiện: tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được các quy định, quy tắc an toàn khi học trong phòng thực hành.
- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
- Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- NL tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các quy định, các kí hiệu cảnh báo về an toàn trong phòng thực hành. Nội quy phòng thực hành để tránh rủi ro có thể xảy ra.
- NL giao tiếp và hợp tác:
+ Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ.
+ Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
+ Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ, xử lý tình huống thực tế: cách sơ cứu khi bị bỏng axit.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
- Phân biệt được các hình ảnh quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
3. Phẩm chất:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các quy định, quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về các biển báo an toàn, hình ảnh các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
- Tôn trọng: Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bài giảng powerpoint (Kèm kênh: tranh, hình ảnh về quy định an toàn trong phòng thực hành).
- Video liên quan đến nội dung về các quy định an toàn trong phòng thực hành: Link:.................https://www.youtube.com/watch?v=11G_IWP5Ey0
- Phiếu học tập cá nhân; Phiếu học tập nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là an toàn trong phòng thực hành
a) Mục tiêu:
Giúp học sinh xác định được vấn đề: Cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.
b) Nội dung:
- Chiếu video về 01 vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm đã được đưa lên VTV1 năm 20.. (Link:.....). https://www.youtube.com/watch?v=JOPLHO4UOA4
- Yêu cầu mỗi học sinh dự đoán, phân tích và trình bày về nguyên nhân, hậu quả của vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm.
c) Sản phẩm:
- Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Xem video phòng thực hành thí nghiệm và yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi sau ra giấy:
Câu 1. Video nói đến sự kiện gì? Diễn ra ở đâu?
Câu 2. Nguyên nhân và hậu quả vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm?
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Học sinh xem video và thực hiện viết câu trả lời ra giấy. GV có thể chiếu lại video lần 2 để HS hiểu rõ hơn.
- Báo cáo kết quả (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo kết quả, thảo luận): GV gọi 1 HS bất kì trình bày báo cáo kết quả đã tìm được, viết trên giấy. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
- Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:
Câu 1. Video nói đến sự kiện vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm. Diễn ra phòng thực hành thí nghiệm.
Câu 2. Nguyên nhân và hậu quả vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm: Sử dụng các hóa chất chưa an toàn. Gây ra hiện tượng cháy nổ, chết người....
GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với 2 câu đáp án.
GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Phòng thực hành là gì? Tại sao phải thực hiện các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành? Để an toàn khi học trong phòng thực hành, cần thực hiện những quy định an toàn nào? Muốn giảm thiểu rủi ro và nguy hiểm khi học trong phòng thực hành, cần biết những kí hiệu cảnh báo nào?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động tìm hiểu: Một số kí hiệu cảnh báo về an toàn trong phòng thực hành (PTH).
a) Mục tiêu:
Giúp học sinh: Hiểu được tác dụng, ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trong PTH. Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo thường sử dụng trong PTH.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 03p (02 HS/1 bàn/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát một số kí hiệu cảnh báo trong PTH, hình 2.1; 2.2; 2.3. SGK trang 12 và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Bài trình bày và câu trả lời của nhóm 02 HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh nhận): Giáo viên chiếu slide có hình 2.1; 2.2; 2.3. SGK trang 12. Yêu cầu HS quan sát SGK kết hợp nhìn trên slide, trả lời câu hỏi:
Câu 1. Tác dụng, ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trong PTH ở hình 2.1, SGK trang 12 là gì?
Câu 2. Phân biệt các kí hiệu cảnh báo trong PTH? Tại sao lại sử dụng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ?
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Nhóm 02 Học sinh/1 bàn thực hiện quan sát một số kí hiệu cảnh báo trong PTH, hình 2.3 SGK, trang 12 + quan sát slide và trả lời câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): GV lựa chọn 01 nhóm 02 học sinh nhanh nhất báo cáo trình bày: Thuyết trình trên slide/ máy chiếu. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
- Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:
+ Tác dụng, ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trong PTH ở hình 2.1, SGK trang 12: Để giúp chủ động phòng tránh và giảm thiểu các rủi ro, nguy hiểm trong quá trình làm thí nghiệm. Các kí hiệu cảnh báo thường gặp trong PTH gồm: Chất dễ cháy, chất độc, động vật nguy hiểm, dụng cụ sắc nhọn, nguồn điện nguy hiểm, nhiệt độ cao, bình chữa cháy, thủy tinh dễ vỡ.
+ Phân biệt các kí hiệu cảnh báo trong PTH: Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết:
Kí hiệu cảnh báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.
Kí hiệu cảnh báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.
Kí hiệu cảnh bắt buộc thực hiện: Hình tròn, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
+ Sử dụng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ vì: Kí hiệu cảnh báo có hình dạng và màu sắc riêng dễ nhận biết.
GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS/ nhóm HS dựa trên mức độ chính xác so với các câu đáp án.
2.2. Hoạt động tìm hiểu: Một số quy tắc an toàn khi học trong phòng thực hành
a) Mục tiêu:
Giúp học sinh: Hiểu được: Ý nghĩa của các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành. Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện những quy tắc an toàn. Phân biệt được các hình ảnh quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
b) Nội dung:
- Giáo viên chiếu slide bảng 2.1 SGK trang 13. Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm (06 HS/nhóm): quan sát SGK kết hợp nhìn trên slide, trả lời câu hỏi trong thời gian 05p.
c) Sản phẩm:
- Bài trình bày và câu trả lời của nhóm HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến: Quy tắc an toàn khi học trong PTH.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh nhận):
+ GV chiếu slide bảng 2.1 SGK trang 13.
+ GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát các hoạt động của HS trong phòng thực hành ở bảng 2.1 và trả lời câu hỏi ra PHT nhóm:
Câu 3: Những điều cần phải làm trong phòng thực hành, giải thích?
Câu 4. Những điều không được làm trong phòng thực hành, giải thích?
Câu 5: Sau khi tiến hành xong thí nghiệm cần phải làm gì?
Câu 6: Hãy điền các nội dung cảnh báo nguy hiểm chất độc, chất ăn mòn, chất độc sinh học, điện cao thế tương ứng với hình ảnh dưới đây.
…………………… | …………………… | …………………… | ……………………. |
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ):
+ Học sinh quan sát bảng 2.1 và thực hiện trả lời câu hỏi.
+ Học sinh thảo luận, làm việc nhóm và thực hiện trả lời câu hỏi ra PHT nhóm.
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận):
+ GV gọi 01 HS bất kì trình bày câu trả lời. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
+ GV lựa chọn 01 nhóm học sinh báo cáo kết quả: Viết lên bảng. Yêu cầu ghi rõ các ý trả lời theo câu hỏi đã đưa ra. Nhóm HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
- Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:
+ PTH cũng là nơi có nhiều nguy cơ mất an toàn cho GV và HS vì chứa nhiều thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất...
+ Để an toàn tuyệt đối khi học trong phòng thực hành, cần tuân thủ đúng và đầy đủ những nội quy, quy định an toàn PTH.
+ Những điều cần phải làm trong phòng thực hành: Mặc trang phục gọn gàng, đeo khẩu trang, găng tay, kính mắt bảo vệ (nếu cần); chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn, nhận biết được các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm.
+ Những điều không được làm trong phòng thực hành: Ăn uống, đùa nghịch. Nếm, ngửi hóa chất. Mối nguy hiểm có thễ xảy ra khi ứng xử không phù hợp.
+ Sau khi tiến hành thí nghiệm: cần thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm, sắp xếp dụng cụ gọn gàng, rửa tay bằng xà phòng.
+ Chỉ ra các nội dung cảnh báo nguy hiểm tương ứng với các hình.
GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS/ nhóm HS dựa trên mức độ chính xác so với các câu đáp án.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
Củng cố cho HS kiến thức về các, quy định an toàn PTN, kí hiệu cảnh báo an toàn.
b) Nội dung:
Câu hỏi, bài tập GV giao cho học sinh thực hiện:
Câu 1. Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành?
A. Đeo găng tay khi lấy hóa chất.
B. Tự ý làm thí nghiệm.
C. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành.
D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.
Câu 2. Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần làm gì?
A. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành.
B. Tự xử lí và không thông báo với giáo viên .
C. Nhờ bạn xử lí sự cố.
D. Tiếp tục làm thí nghiệm .
Câu 3. Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại?
c) Sản phẩm:
Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập do học sinh thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện:
GV chiếu câu hỏi lên slite, yêu cầu HS trả lời và cho điểm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức, kĩ năng an toàn trong phòng thực hành đề xử lý tình huống thực tế
b) Nội dung:
Cách sơ cứu khi bị bỏng axit.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS, các HS khác nhận xét bổ sung.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh nhận):
GV đưa ra tình huống: Bạn Nam lên phòng thí nghiệm nhưng không tuân theo quy tắc an toàn, Nam nghịch hóa chất, không may làm đổ axit H2SO4 đặc lên người. Khi đó cần làm gì để sơ cứu cho Nam ? Giao cho các nhóm HS trao đổi đưa ra câu trả lời
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, GV gọi 1 nhóm lên trình bày câu trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):
+ Tùy theo mức độ nặng nhẹ của vết bỏng mà xử lý kịp thời. Nếu axit chỉ bám nhẹ vào quần áo thì ngay lập tức cởi bỏ. Nếu nếu quần áo đã bị tan chảy dính vào da thì không được cởi bỏ.
+ Đặt phần cơ thể bị dính axit dưới vòi nước chảy trong khoảng 15p, lưu ý không để axit chảy vào vùng da khác, không được kì cọ, chà sát vào da.
+ Nếu ở gần hiệu thuốc, hãy mua thuốc muối (NaHCO3) , sau đó pha loãng rồi rửa lên vết bỏng.
+ Che phủ vùng bị bỏng bằng gạc khô hoặc quần áo sạch rồi đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
- GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS/ nhóm HS dựa trên mức độ chính xác so với các câu đáp án.
BÀI 3: SỬ DỤNG KÍNH LÚP
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được cách sử dụng kính lúp.
- Nêu được cấu tạo của kính lúp cầm tay.
- Nêu được tên các loại kính lúp thông dụng.
- HS nêu được cách bảo quản kính lúp.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ:
+ Chủ động, tích cực nhận tất cả các nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
+ Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm khi hoạt động nhóm.
+ Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa về cấu tạo của kính lúp cầm tay, các loại kính lúp thông dụng.
+ Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong hoạt động nhóm (tìm hiểu về cấu tạo và một số loại kính lúp thông dụng, tìm hiểu về cách sử dụng kính lúp):
+ Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ.
+ Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
+ Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Giải quyết được vấn đề quan sát các vật nhỏ trong cuộc sống và nghiên cứu khoa học.
+ Nêu được nhiều biện pháp bảo quản kính lúp đúng cách.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được cấu tạo của kính lúp cầm tay.
- Nêu được tên các loại kính lúp thông dụng.
- Xác định được loại kính lúp thích hợp để sử dụng trong các công việc khác nhau.
- HS nêu được cách sử dụng kính lúp.
- HS sử dụng được kính lúp cầm tay quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước nhỏ.
- HS nêu được cách bảo quản kính lúp.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính lúp vào thực tế để quan sát các vật nhỏ.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm và vẽ hình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh phân biệt hoa tay và vân tay thường.
- Phiếu học tập số 1 cho mỗi nhóm.
- Phiếu học tập số 2, 3 cho cá nhân HS.
- Kính lúp cho các nhóm (tối thiểu mỗi nhóm 1 chiếc).
- Mỗi HS chuẩn bị 1 chiếc lá (không to quá 1 bàn tay).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về kính lúp
c) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề học tập và tìm hiểu về kính lúp.
d) Nội dung: Học sinh tự đếm hoa tay của mình và nhận ra sự khó khăn khi nhìn các vật có kích thước nhỏ bằng mắt thường nên ta cần sử dụng kính lúp.
- HS báo cáo số hoa tay của mình bằng cách giơ tay
- HS trả lời được cần sử dụng kính lúp để nhìn các vật nhỏ dễ dàng hơn.
e) Tổ chức thực hiện:
- GV giới thiệu về hoa tay và yêu cầu HS tự đếm số hoa tay của mình trong 30s.
+ Hoa tay là vân ở đầu ngón tay có dạng hình xoáy tròn.
- HS hoạt động cá nhân đếm số hoa tay của mình.
- Báo cáo hoạt động: GV hỏi số HS có 9-10/ 6-8/≤ 5 hoa tay giơ tay.
- GV dẫn dắt HS làm rõ vấn đề cẩn giải quyết:
+ Con có gặp khó khăn gì khi đếm hoa tay của mình không?
+ Có một dụng cụ có thể giúp ta nhìn rõ được những vật nhỏ như dấu vân tay, một con bọ cánh cứng hoặc gân của một chiếc lá, con có biết đó là dụng cụ nào không?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới về kính lúp
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cấu tạo và một số loại kính lúp thông dụng.
b) Mục tiêu:
- Nêu được cấu tạo của kính lúp cầm tay.
- Nêu được tên các loại kính lúp thông dụng.
- Xác định được loại kính lúp thích hợp để sử dụng trong các công việc khác nhau.
c) Nội dung:
- HS tham khảo sgk, quan sát kính lúp và thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1.
d) Sản phẩm: Câu trả lời trong PHT số 1, có thể:
1. Cấu tạo của kính lúp cầm tay: tấm kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa, khung kính, tay cầm.
2.
Các loại kính lúp thông dụng | Ứng dụng |
1. Kính lúp cầm tay | Đọc sách, quan sát lá cây, côn trùng,… |
2. Kính lúp để bàn | Soi mẫu vải, vi mạch điện tử, |
3. Kính lúp đeo mắt | Sửa chữa đồng hồ, thiết bị điện tử,… |
e) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập: Tham khảo sách giáo khoa và thảo luận nhóm 4 trong trong 3 phút hoàn thành phiếu học tập số 1.
+ GV phát kính lúp cho các nhóm.
- HS tham khảo sgk, quan sát kính lúp và thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1.
- Đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả PHT số 1, các nhóm khác nhận xét.
- GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi vở.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cách sử dụng kính lúp
e) Mục tiêu:
- HS trình bày được cách sử dụng kính lúp.
- HS sử dụng được kính lúp cầm tay quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước nhỏ.
f) Nội dung:
- HS thảo luận nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành PHT số 2.
g) Sản phẩm: Câu trả lời trong PHT số 2, có thể:
1. Cách sử dụng kính lúp:
Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính.
Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét.
2. Hình vẽ gân (có thể chỉ 1 phần) chiếc lá.
h) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm 4 trong 8 phút thực hiện nhiệm vụ trong PHT 2 và cá nhân HS hoàn thiện PHT số 2.
- HS thảo luận nhóm hoàn thiện PHT số 2:
+ Quan sát chiếc lá bằng kính lúp và nhận xét ảnh mắt nhìn thấy.
+ Kết luận cách sử dụng kính lúp.
+ Vẽ hình ảnh gân lá đã quan sát được.
- Đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả PHT số 2, các nhóm khác nhận xét.
- GV chốt kiến thức về cách sử dụng kính lúp.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về cách bảo quản kính lúp
a) Mục tiêu:
- HS nêu được cách bảo quản kính lúp.
b) Nội dung:
- HS hoạt động cá nhân xác định các hành động bảo quản kính lúp đúng/sai cách.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS xác định các cách bảo quản kính lúp đúng/sai cách.
- Bảo quản kính lúp đúng cách: 2, 3, 4.
- Bảo quản kính lúp sai cách: 1, 5, 6.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV đưa ra tình huống yêu cầu cá nhân HS chỉ ra những hành động đúng và sai trong việc bảo quản kính lúp.
Nội dung: Nhà bạn Mai có 1 chiếc kính lúp thường xuyên được sử dụng.
Hãy xác định những hành động bảo quản kính lúp của bố Mai, mẹ Mai, Mai và em gái là đúng hay sai.
1. Bố Mai dùng kính lúp xong tiện chỗ nào để luôn chỗ đó.
2. Mẹ Mai thường xuyên lau chùi kính lúp bằng khăn mềm.
3. Mẹ Mai vệ sinh kính lúp xong sẽ bọc kính bằng giấy mềm rồi cất vào hộp.
4. Mai dùng kính xong sẽ rửa kính với nước sạch hoặc nước rửa kính.
5. Mai để kính ở cạnh chậu cây cho tiện lần sau sử dụng
6. Em gái Mai để kính vào thùng đồ chơi của mình.
- GV gọi cá nhân HS xác định hành động bảo quản kính đúng/sai.
- GV chốt lại các cách bảo quản kính lúp đúng cách và yêu cầu HS ghi lại vào vở.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
e) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản kính lúp.
f) Nội dung:
- HS dùng kính lúp đếm lại xem mình có bao nhiêu hoa tay.
- HS trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm kết hợp trò chơi Bí mật kho báu cổ.
Luật chơi: Có 5 rương kho báu, để mở mỗi rương cần trả lời đúng 1 câu hỏi tương ứng với PHT số 3. Nếu lớp mở được tất cả các kho báu thì sẽ được thưởng quà tập thể, nếu sót kho báu thì chỉ có các bạn mở được kho báu có quà.
Nội dung câu hỏi:
Câu 1. Có thể sử dụng kính lúp để quan sát vật nào sau đây?
A. Xác một con muỗi. B. Toàn bộ cơ thể một con voi.
C. Tế bào thịt quả cà chua. D. Mặt trăng.
Câu 2. Tấm kính dùng làm kính lúp
A. có phần rìa dày hơn phần giữa.
B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. lồi hoặc lõm.
D. có hai mặt phẳng.
Câu 3. Người nào dưới đây sử dụng loại kính lúp không phù hợp?
A. Chú Quang dùng kính lúp để bàn có đèn để sửa bảng vi mạch điện tử.
B. Cô Nga dùng kính lúp để bàn để soi mẫu vải.
C. Bạn Huy dùng kính lúp cầm tay để quan sát cây nấm.
D. Bạn Hoa dùng kính lúp đeo mắt để xem tivi.
Câu 4. Sử dụng kính lúp cầm tay như thế nào là đúng?
A. Đặt kính gần sát mắt.
B. Đặt kính rất xa vật.
C. Đặt kính gần sát vật rồi đưa kính ra xa dần để thấy rõ vật.
D. Đặt kính chính giữa mắt và vật.
Câu 5. Hành động nào sau đây bảo quản kính không đúng cách?
A. Cất kính ở nơi khô ráo.
B. Rửa kính với nước sạch.
C. Thường xuyên lau chùi kính lúp bằng khăn mềm.
D. Để mặt kính tiếp xúc trực tiếp với không khí.
g) Sản phẩm:
- Số hoa tay cá nhân HS đếm được.
- Đáp án 5 câu hỏi trắc nghiệm: 1-A, 2-B, 3-D, 4-C, 5D.
h) Tổ chức thực hiện:
- HS sử dụng kính lúp quan sát và đếm lại xem mình có bao nhiêu hoa tay.
- GV tổ chức HS chơi trò chơi củng cố kiến thức: Bí Mật Kho Báu Cổ.
+ HS Trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm trong PHT số 3 trong 2 phút.
+ HS Trao đổi phiếu với bạn bên cạnh.
+ GV gọi ngẫu nhiên 5 HS lần lượt chơi trò chơi (chọn rương kho báu chứa câu hỏi và nêu đáp án của mình)
- Mỗi câu hỏi tương đương 2 điểm (5 câu 10 điểm) GV hỏi có bao nhiêu bạn được
8 điểm trở lên 🡪 Đánh giá kết quả giờ học.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
d) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính lúp vào thực tế để quan sát các vật nhỏ.
e) Nội dung:
- HS sử dụng kính lúp hoặc phần mềm kính lúp quan sát các vật nhỏ và chụp ảnh lại.
f) Sản phẩm:
- Hình ảnh những vật nhỏ đã được HS quan sát bằng kính lúp hoặc phần mềm kính lúp.
- GV giới thiệu với HS một số phần mềm kính lúp trên điện thoại: Clingme, Kính lúp,…
- GV yêu cầu HS về nhà sử dụng kính lúp hoặc phần mềm kính lúp để quan sát một số vật có kích thước nhỏ rồi chụp lại ảnh của chúng.
- VD: Lá cây, cây nấm, con kiến, con muỗi, da cá, sợi vải, hạt cát,…
BÀI 4: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang học gồm 4 hệ thống chính,.
- HS nêu được cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ trong tất cả các hoạt động học tập:
+ Chủ động, tích cực nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
+ Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm.
+ Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa.
+ Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong các hoạt động nhóm:
+ Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ.
+ Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
+ Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong hoạt động xác định vấn đề học tập và vận dụng sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật có kích thước rất nhỏ:
+ Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
+ Giải quyết được vấn đề quan sát các vật rất nhỏ trong cuộc sống và nghiên cứu khoa học.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang học.
- HS sử dụng được kính hiển vi quang học quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước rất nhỏ.
- HS nêu được cách bảo quản kính hiển vi quang học.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính hiển vi quang học vào nghiên cứu để quan sát các vật có kích thước rất nhỏ.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm và vẽ hình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Phiếu học tập số 1 cho mỗi nhóm.
- Phiếu học tập số 2 cho cá nhân HS.
- 1 Chiếc kính hiển vi quang học cho mỗi nhóm.
- Mỗi nhóm HS chuẩn bị:
+ Nhóm 1: 1 củ hành tây.
+ Nhóm 2: 1 quả cà chua.
+ Nhóm 3: 1 chiếc lá còn tươi, 1 cây nấm.
+ Nhóm 4: 1 nhúm cát vàng.
(trước giờ học, Mỗi nhóm cử 1 HS cùng GV xử lý các mẫu vật này.)
III. Tiến trình dạy học
5. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về kính hiển vi quang học
e) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề học tập là tìm hiểu về kính hiển vi quang học.
f) Nội dung: Cá nhân HS xung phong trả lời câu hỏi, xác định có những vật có kích thước rất bé nhỏ mà sử dụng kính lúp cũng không nhìn thấy được, cần có một dụng cụ khác.
Câu hỏi: Mẫu vật nào có thể quan sát trực tiếp bằng mắt hoặc nên dùng kính lúp?
a) Côn trùng (như ruồi, muỗi, kiến…)
b) Gân của chiếc lá.
c) Vi khuẩn.
d) Một quả cà chua.
e) Tế bào thịt quả cà chua.
* Tế bào là đơn vị rất nhỏ bé cấu tạo nên tất cả các cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, con người).
f) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
- Vật có thể quan sát trực tiếp bằng mắt: một quả cà chua.
- Vật nên quan sát bằng kính lúp để thấy rõ: côn trùng, gân của chiếc lá.
- Vật không quan sát được bằng mắt hoặc kính lúp: vi khuẩn, tế bào thịt quả cà chua.
g) Tổ chức thực hiện:
- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh xác định những vật có thể quan sát trực tiếp bằng mắt hoặc sử dụng kính lúp.
- HS hoạt động cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS xung phong trả lời câu hỏi
+ HS khác nêu ý kiến của mình, nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV dẫn dắt HS làm rõ vấn đề cần giải quyết: với những vật có kích thước rất nhỏ như vi khuẩn, tế bào sinh vật thì dùng kính lúp cũng chưa giúp chúng ta thấy được chúng, ta cần sử dụng một dụng cụ khác có độ phóng đại 40 – 3000 lần, đó là kính hiển vi quang học.
6. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới về kính hiển vi quang học
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cấu tạo của kính hiển vi quang học
- Nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang học gồm có 4 hệ thống chính.
f) Nội dung:
- HS hoạt động nhóm (1 lớp chia 4 nhóm) trong 3 phút thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về cấu tạo của KHVQH.
g) Sản phẩm: PHT số 1 trình bày cấu tạo của kính hiển vi quang học.
* Kính hiển vi quang học gồm có 4 hệ thống:
- Hệ thống phóng đại gồm thị kính, vật kính.
- Hệ thống giá đỡ gồm chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu.
- Hệ thống chiếu sáng gồm đèn, gương, màn chắn sáng.
- Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính gồm ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh).
+ Hệ thống phóng đại được xem là bộ phận quan trọng nhất vì bộ phận đó có tác dụng phóng đại ảnh của vật lên nhiều lần để mắt ta có thể nhìn rõ.
* Các bộ phận cơ bản của kính hiển vi quang học:
h) Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành 4 nhóm (theo số kính hiển vi) và giao nhiệm vụ học tập: Tham khảo sách giáo khoa và quan sát kính hiển vi quang học, hãy tìm hiểu về cấu tạo của kính hiển vi quang học rồi hoàn thiện PHT số 1.
+ GV phát kính hiển vi quang học cho các nhóm.
- HS tham khảo SGK trang 17, quan sát kính hiển vi quang học và thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1.
- Đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả PHT số 1, các nhóm khác nhận xét.
- GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi vở.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cách sử dụng kính hiển vi quang học
i) Mục tiêu:
- HS nêu được cách sử dụng kính hiển vi quang học
- HS sử dụng được kính hiển vi quang học quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước rất nhỏ.
j) Nội dung:
- HS thảo luận nhóm lớn (4 nhóm) trong 10 phút thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu SGK và thực hành sử dụng kính hiển vi quang học để hoàn thành PHT số 2.
k) Sản phẩm: PHT số 2:
1.
Các bước sử dụng kính hiển vi quang học | |
Bước 3 | Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản. |
Bước 5 | Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy vật mẫu thật rõ nét. |
Bước 2 | Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính. |
Bước 1 | Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát. |
Bước 4 | Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy vật cần quan sát |
2. Hình vẽ tế bào vảy hành tây HS quan sát được
Tế bào vảy hành tây
l) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm lớn trong 10 phút thực hiện nhiệm vụ trong PHT 2 và cá nhân HS hoàn thiện PHT số 2.
+ GV giao mẫu vật quan sát tế bào vảy hành tây cho mỗi nhóm.
- HS thảo luận nhóm hoàn thiện PHT số 2:
+ Quan sát kính hiển vi quang học, tham khảo sách giáo khoa sắp xếp đúng tiến trình sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật.
+ Quan sát mẫu tế bào vảy hành tây và vẽ lại hình ảnh đã quan sát được.
+ GV theo dõi và hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm khi quá trình thực hành sử dụng kính hiển vi gặp khó khăn.
- GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày kết quả PHT số 2, các thành viên và nhóm khác nhận xét.
- GV chốt kiến thức về cách sử dụng kính hiển vi quang học.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về cách bảo quản kính hiển vi quang học
e) Mục tiêu:
- HS nêu được cách bảo quản kính hiển vi quang học.
f) Nội dung:
- HS hoạt động nhóm đôi trong 3 phút nêu ra những điều cần chú ý khi di chuyển, sử dụng, vệ sinh, cất giữ kính hiển vi quang học.
g) Sản phẩm: Câu trả lời của HS trong vở ghi về cách bảo quản kính hiển vi quang học, có thể:
- Cầm kính hiển vi bằng thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính.
- Để kính trên bề mặt phẳng.
- Không chạm tay ướt hoặc bẩn lên kính hiển vi.
- Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.
- Cất kính ở nơi khô ráo, có bọc chống bụi.
…
h) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: thảo luận nhóm đôi trong 3 phút nêu ra những điều cần chú ý khi bảo quản (di chuyển, sử dụng, vệ sinh, cất giữ) kính hiển vi quang học.
- HS thảo luận nhóm đôi và ghi lại kết quả thảo luận vào vở.
- Báo cáo kết quả: GV gọi nhóm nào nêu được nhiều điều cần chú ý nhất lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại những điều cơ bản cần chú ý để bảo quản kính hiển vi quang học.
7. Hoạt động 3: Luyện tập
i) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản kính hiển vi quang học.
- Cá nhân HS trả lời 5 câu trắc nghiệm bằng cách giơ thẻ A/B/C/D có 4 màu khác nhau.
Câu hỏi:
Câu 1: Khả năng phóng to ảnh của vật bằng kính hiển vi là
A. 3 – 20 lần.
B. 10 – 20 lần.
C. 20 – 100 lần.
D. 40 – 3000 lần.
Câu 2: Hệ thống quan trọng nhất của kính hiển vi là
A. hệ thống phóng đại.
B. hệ thống giá đỡ.
C. hệ thống chiếu sáng.
D. hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính.
Câu 3: Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi?
A. Vật kính B. Thị kính C. Bàn kính D. Chân kính
Câu 4: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Trong cấu tạo của kính hiển vi, ... là bộ phận để mắt nhìn vào khi quan sát vật mẫu.
A. vật kính B. thị kính C. bàn kính D. chân kính
Câu 5: Khi sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Khi vặn ốc to để đưa vật kính đến gần tiêu bản cần cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản.
B. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay: một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính.
C. Sau khi dùng cần lấy khăn bông sạch lau bàn kính, chân kính, thân kính.
D. Tất cả các phương án trên.
k) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi trắc nghiệm của HS.
Câu 1. D
Câu 2. A
Câu 3. C
Câu 4. B
Câu 5. D
l) Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu lần lượt từng câu hỏi, với mỗi câu HS có 10 giây suy nghĩ, hết thời gian GV yêu cầu HS giơ thẻ đáp án của mình.
+ GV ghi lại số HS trả lời đúng mỗi câu hỏi để đánh giá chung hiệu quả giờ học.
8. Hoạt động 4: Vận dụng
g) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính hiển vi quang học vào nghiên cứu để quan sát các vật có kích thức rất nhỏ.
h) Nội dung:
- HS sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát một số mẫu vật khác trong phòng thực hành và vẽ lại hình ảnh quan sát được: tế bào biểu bì cà chua, tế bào lá cây, hạt cát, cây nấm.
i) Sản phẩm:
- Hình ảnh những vật nhỏ đã được HS quan sát bằng kính hiển vi quang học trên giấy/vở ghi.
- GV giao cho mỗi nhóm 1 mẫu vật đã chuẩn bị sẵn: tế bào biểu bì cà chua, tế bào lá cây, hạt cát, cây nấm. Yêu cầu các nhóm sử dụng KHVQH để quan sát mẫu vật của nhóm mình rồi vẽ lại hình ảnh quan sát được.
- HS hoạt động nhóm sử dụng KHVQH quan sát mẫu vật của nhóm mình rồi vẽ lại hình ảnh vào giấy/vở.
- Báo cáo: Đại diện từng nhóm lần lượt lên báo cáo tiến trình thực hiện và chia sẻ kết quả quan sát của nhóm mình.
BÀI 5: ĐO CHIỀU DÀI
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:
- Kể tên được một số dụng cụ đo chiều dài thường dùng.
- Nêu được đơn vị đo, cách đo, dụng cụ thường dùng để đo chiều dài.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng thước để đo chiều dài của vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo chiều dài của vật và đề xuất phương án đo chiều dài đường kính lắp chai.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước thông thường.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó.
- Đo được chiều dài của một số vật với kết quả tin cậy.
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo án, bài dạy Powerpoint
- Hình ảnh hoặc 1 số loại thước đo chiều dài: thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ...
- Phiếu học tập
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: thước các loại, nắp chai các cỡ, ...
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
g) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học
h) Nội dung:
- Quan sát hình vẽ và cho biết đoạn thẳng AB hay CD dài hơn?
- Muốn biết chính xác phải làm thế nào?
Học sinh có thể có các câu trả lời sau:
- Đoạn CD dài hơn đoạn AB.
- Dùng thước kẻ để đo
- HS đọc kết quả
i) Tổ chức thực hiện:
- Hoạt động tiếp sức: một học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV: Em dùng thước nào?
- GV cho 1 vài em lên đo và đọc kết quả.
- GV: Từ đó cho HS thấy rằng giác quan của con người có thể cảm nhận sai một số hiện tượng và giúp các em nhận thức được tầm quan trọng phép đo → bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài.
i) Mục tiêu: Học sinh ôn lại các loại đơn vị đo chiều dài.
b) Nội dung:
1. Hãy kể tên những đơn vị đo chiều dài mà em biết?
2. Đổi đơn vị
a. 1,25m = .....dm b. 0,1dm = ....mm
c. ......mm = 0,1m d. ......cm = 0,5dm
3. Thông báo đơn vị chuẩn là mét (m) và giới thiệu thêm một số đơn vị đo độ dài khác như in (inch), dặm (mile).
Em có biết:
Từ năm 1960, các nhà khoa học chính thức sử dụng hệ thống đơn vị đo lường quốc tế gọi tắt là hệ SI (viết tắt từ tiếng Pháp Système International d/unites).
Ngoài đơn vị đo độ dài là mét, một số quốc gia còn dùng các đơn vị đo độ dài khác:
+ 1 in (inch) = 2,54cm
+ 1 dặm (mile) = 1609m (≈ 1,6km)
j) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
1. Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là m.
2. a. 1,25m = 12,5 dm b. 0,1dm = 10mm
c. 100mm = 0,1m d. 5cm = 0,5dm
k) Tổ chức thực hiện:
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng.
- GV giới thiệu đơn vị chuẩn trong hệ đơn vị đo lường Việt Nàm và một số đơn vị đo độ dài khác như in (inch), dặm (mile).
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài.
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được các loại thước để đo chiều dài của vật.
b) Nội dung:
1. Hãy kể tên các dụng cụ đo chiều dài mà em biết.
2. GV giới thiệu một số loại thước ở hình 5.1a,b,c,d và yêu cầu hs nêu tên gọi?
3. GV thông báo khái niệm GHĐ và ĐCNN:
Từ đó, GV yêu cầu Hs xác định GHĐ và ĐCNN của một số loại cân sau đây:
? Thước a và b, thước nào cho kết quả đo chính xác hơn?
c) Sản phẩm:
1. Dụng cụ đo chiều dài: thước dây, thước kẻ, thước mét, thước cuộn...
2.
3. (a): GHĐ: 10cm ; ĐCNN: 0,5cm
(b): GHĐ: 10cm ; ĐCNN: 0,1cm
(c): GHĐ: 15cm ; ĐCNN: 1cm
- Thước b vì ĐCNN càng nhỏ, kết quả đo càng chính xác
d) Tổ chức thực hiện:
- Học sinh hoạt động cá nhân, nhóm đôi trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về các bước đo chiều dài
m) Mục tiêu:
- Học sinh: xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài của vật và lựa chọn thước phù hợp trước khi đo; các thao tác khi đo chiều dài; tiến hành đo chiều dài bằng thước.
n) Nội dung:
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập đo chiều dài, độ dày cuốn sách giáo khoa vật lý 6
KẾT QUẢ ĐO CHIỀU DÀI
1. Ước lượng chiều dài, độ dày của sách:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
2. Chọn dụng cụ đo
+ Tên dụng cụ đo: ..............................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
+ GHĐ: ................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
+ ĐCNN: ..............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
3. Kết quả đo
Kết quả đo | Lần đo 1 | Lần đo 2 | Lần đo 3 | Giá trị trung bình |
Chiều dài | l1 = | l2 = | l3 = | ltb = |
Độ dày | d1 = | d2 = | d3 = | dtb = |
4. Rút ra các bước tiến hành đo:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
o) Sản phẩm:
1. Báo cáo thực hành đo chiều dài, độ dày SGK vật lý 6
2. Rút ra được cách đo chiều dài
p) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.
+ Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt các bước đo chiều dài và lưu ý HS cách đặt thước, cách đặt mắt đúng cách...
Hoạt động 2.4: Vận dụng cách đo chiều dài vào đo thể tích
a) Mục tiêu: Vận dụng cách đo độ dài vào đo thể tích
b) Nội dung:
1. Kể tên các đơn vị đo thể tích mà em biết.
2. Tìm hiểu GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.
3. Trình bày được cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn.
c) Sản phẩm:
1. Đơn vị chuẩn là mét khối và lít.
2. Xác định được GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.
3. Nêu được cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn.
d) Tổ chức thực hiện:
- Học sinh hoạt động cá nhân, cặp đôi trả lời câu hỏi
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để học sinh luyện tập về cách đổi đơn vị đo khối lượng, ước lượng khối lượng để chọn loại cân phù hợp, đọc kết quả đo tùy theo mỗi loại cân.
b) Nội dung:
Câu 1. Để đo độ dài của một vật, ta nên dùng
A. thước đo. B. gang bàn tay. C. sợi dây. D. bàn chân.
Câu 2. Giới hạn đo của thước là
A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. độ dài lớn nhất ghi trên thước.
D. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ ghi trên thước.
Câu 3. Đơn vị dùng để đo chiều dài của một vật là
A. m2 B. m C. kg D. l.
Câu 4. Xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình
A. GHĐ 10cm ; ĐCNN 0 cm B. GHĐ 10cm ; ĐCNN 1cm.
C. GHĐ 10cm ; ĐCNN 0,5cm. D. GHĐ 10cm ; ĐCNN 1mm.
Câu 5. Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
(2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
(3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là
A. (2), (1), (3). B. (3), (2), (1). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (1).
c) Sản phẩm:
1. A 2. C 3. B 4. C 5. A
d) Tổ chức thực hiện:
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tế.
b) Nội dung:
- GV cho HS hoạt động trải nghiệm đo đường kính nắp chai:
+ Đề xuất phương án đo
+ Thực hành đo
c) Sản phẩm
- Đề xuất được phương án đo đường kính nắp chai.
+ Phương án 1: Đặt nắp lên giấy, dùng bút chì vẽ vòng tròn nắp chai trên giấy. Dùng kéo cắt vòng tròn. Gập đôi vòng tròn. Đo độ dài đường vừa gập, đó chính là đường kính nắp chai.
+ Phương án 2: Đặt một đầu sợi dây tại một điểm trên nắp, di chuyển đầu dây còn lại trên vành nắp chai đến vị trí chiều dài dây lớn nhất. Dùng bút chì đánh dấu rồi dùng thước đo độ dài vừa đánh dấu, đó chính là đường kính nắp chai.
+ Phương án 3: Đặt nắp chai trên tờ giấy, dùng thước và bút chì kẻ 2 đường thẳng song song tiếp xúc với nắp chai. Đo khoảng cách giữa 2 đường thẳng này, đó chính là đường kính nắp chai.
.....
- Đo được đường kính nắp chai.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm đề xuất phương án thí nghiệm đo đường kính nắp chai dựa trên những dụng cụ đã có trong khay của nhóm.
- Đại diện nhóm HS trình bày, HS nhóm khác nx.
- GV thống nhất phương án và cho các nhóm thực hành đo theo phương án đã chọn.
- HS báo cáo kết quả thực hành và rút ra nx.
GV dặn dò học sinh làm bài và học bài.
BÀI 6: ĐO KHỐI LƯỢNG
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:
- Kể tên được một số dụng cụ đo khối lượng thường dùng trong thực tế và phòng thực hành.
- Nêu được đơn vị đo, cách đo, dụng cụ thường dùng để đo khối lượng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng cân để đo khối lượng của vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành đo khối lượng bằng cân đồng hồ và cân điện tử, hợp tác trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc và thiết kế cân đo khối lượng của vật.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại cân thông thường.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó.
- Đo được khối lượng của một vật với kết quả tin cậy.
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo án, bài dạy Powerpoint
- Hình ảnh hoặc 1 số loại cân: cân Robecval, cân đòn, cân đồng hồ, cân điện tử...
- Phiếu học tập
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Cân đồng hồ, quất, đường, nước, bình chia độ, cốc, thìa, ống hút...
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
i) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học
j) Nội dung:
Khi đi chợ mua thịt, mẹ bảo bác bán hàng: Bán cho tôi 5 lạng thịt. Vậy 5 lạng tương ứng là bao nhiêu thịt, bác bán hàng đã dùng dụng cụ gì để đo cho mẹ 5 lạng thịt theo yêu cầu?
Học sinh có thể có các câu trả lời sau:
- 5 lạng thịt là 500g thịt.
- Dùng cân để đo khối lượng.
GV: Em dùng loại cân gì để đo khối lượng?
- GV: Từ đó vào bài mới.
k) Tổ chức thực hiện:
- Hoạt động tiếp sức: một học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung để hoàn thành nhiệm vụ.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng.
l) Mục tiêu: Học sinh ôn lại các loại đơn vị đo khối lượng.
b) Nội dung:
1. Hãy kể tên những đơn vị đo khối lượng mà em biết.
2. Tìm hiểu số gam ghi trên vỏ mì chính, muối, bột giặt...
3. Khối lượng là gì?
m) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
1. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam, kí hiệu là kg.
(Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt ở Viện đo lường quốc tế ở Pháp).
2.
+ Trên gói mì chính ghi 120g, con số này cho biết: lượng mì chính có trong gói.
+ Trên hộp omo ghi 120g, con số này cho biết: lượng bột giặt có trong hộp.
+ Trên túi muối ghi 120g, con số này cho biết: lượng muối có trong túi.
3. Khối lượng là số đo lượng chất chứa trong vật.
n) Tổ chức thực hiện:
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời ý 1, hoạt động nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ 1- PHT (ý 2), và nêu được khối lượng là gì, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng.
- Nếu HS không nêu được kết luận khối lượng là gì, GV gợi ý bằng điền từ:
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng.
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được các loại cân để đo khối lượng của vật.
b) Nội dung:
GV: Để đo khối lượng người ta dùng cân.
1. Hãy kể tên các dụng cụ đo khối lượng mà em biết.
2. GV yêu cầu học sinh quan sát một số loại cân ở hình 6.1a,b,c,d và yêu cầu nêu tên gọi các loại cân ở hình sau?
3. GV thông báo khái niệm GHĐ và ĐCNN:
- GHĐ của cân là số lớn nhất ghi trên cân.
- ĐCNN của cân là hiệu sai số ghi trên hai vạch chia liên tiếp.
Từ đó, GV yêu cầu HS xác định GHĐ và ĐCNN của một số loại cân sau đây:
(a) (b) c)
Cân | GHĐ | ĐCNN |
Hình a | ||
Hình b | ||
Hình c |
c) Sản phẩm:
1. Dụng cụ đo khối lượng: cân đồng hồ, cân điện tử....
2.
3. (a): GHĐ: 1000 g; ĐCNN: 5 g
(b): GHĐ: 15 kg; ĐCNN: 0,05 kg
(c): GHĐ: 130 kg; ĐCNN: 1 kg
d) Tổ chức thực hiện:
- Học sinh hoạt động cá nhân nêu dụng cụ đo khối lượng, nhóm đôi hoàn thành nhiệm vụ 2 PHT, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về các bước đo khối lượng bằng cân đồng hồ và cân điện tử.
q) Mục tiêu:
- Học sinh: xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng của vật và lựa chọn cân phù hợp trước khi đo; các thao tác khi đo khối lượng; tiến hành đo khối lượng bằng cân.
r) Nội dung:
1. GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi quan sát và điền tên các bộ phận cân đồng hồ, cân điện tử.
2. Cân chai chứa đầy nước và trình bày các bước tiến hành cân.
3. Trải nghiệm pha trà tắc (GV thấy không phù hợp có thể cắt bỏ)
s) Sản phẩm:
1.
2. Cách đo khối lượng
t) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi quan sát và điền tên các bộ phận cân đồng hồ, cân điện tử.
- GV gọi HS chỉ ra bộ phận ốc điều chỉnh trên cân của nhóm và cho biết tác dụng của ốc điều chỉnh.
- Cân chai nước và trình bày cách tiến hành cân bằng cân đồng hồ và cân điện tử:
+ GV cho HS dự đoán khối lượng chai nước trước khi cân.
+ GV giao nhiệm vụ hoàn thành nhiệm vụ 3 PHT: nhóm 1,2 cân bằng cân đồng hồ, nhóm 3,4 cân bằng cân điện tử.
+ Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Có thể cho HS nhận xét xem trong quá trình thực hiện phép đo khối lượng, HS đã mắc những sai lầm gì dẫn đến khối lượng cần cân sai lệch.
- GV chốt các bước đo khối lượng và lưu ý HS để cân thăng bằng, cách đặt mắt đúng cách...
- GV cho HS hoạt động trải nghiệm pha trà quất: thi xem đội nào pha ngon hơn. (GV thấy không phù hợp có thể cắt bỏ)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để học sinh luyện tập về cách đổi đơn vị đo khối lượng, ước lượng khối lượng để chọn loại cân phù hợp, đọc kết quả đo tùy theo mỗi loại cân.
b) Nội dung:
Câu 1: Quan sát các hình vẽ dưới đây, hãy chỉ ra đâu là cân tiểu ly, cân điện tử, cân đồng hồ, cân xách?
Câu 2: Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là
A. cân tạ. B. cân Roberval. C. cân đồng hồ. D. cân tiểu li.
Câu 3: Loại cân thích hợp để sử dụng cân vàng, bạc ở các tiệm vàng là
A. cân tạ B. cân đòn C. cân đồng hồ. D. cân tiểu li.
Câu 4: Người bán hàng sử dụng cân đồng hồ như hình bên để cân hoa quả. Hãy cho biết GHĐ, ĐCNN của cân này và đọc giá trị khối lượng của lượng hoa quả đã đặt trên đĩa cân. |
c) Sản phẩm:
1.
2. Cân đồng hồ.
3. Cân tiểu li.
4. GHĐ: 10kg; ĐCNN: 0,25kg; m = 2kg
d) Tổ chức thực hiện:
Học sinh hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng:
a) Mục tiêu:
Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tế.
b) Nội dung:
Tự thiết kế 1 cái cân đơn giản để sử dụng với các vật dụng như: móc áo, 2 cốc nhựa (giấy), dây treo đủ dùng, bìa, que xiên, bút, các loại thước, que kem, lò xo ....
c) Sản phẩm
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS thực hiện theo nhóm thiết kế và chế tạo.
- Nếu hết giờ giao HS về nhà tiếp tục và nộp vào tiết học tuần sau.
- Sau bài học hôm nay các em cần nắm được kiến thức gì?
? Đơn vị đo khối lượng? ? Dụng cụ đo khối lượng là gì ?
? Các thao tác tiến hành đo khối lượng bằng cân?
? Khi đo khối lượng, cần chú ý điều gì?
? Sai số của phếp đo khối lượng và cách khắc phục?
GV dặn dò học sinh làm bài và học bài.
Các em tìm hiểu để chế tạo một chiếc cân đơn giản khác: cân đòn, cân lò xo....
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
TÊN BÀI DẠY: ĐO THỜI GIAN
Môn học: KHTN- Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ SI và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
- Trình bày được các bước sử dụng đồng hồ để đo thời gian một hoạt động và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai bằng đồng hồ khi đo thời gian.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo và ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết vận dụng kiến thức thực tế về đo thời gian, tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng đồng hồ đo thời gian.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng đồng hồ đo thời gian một hoạt động, hợp tác trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động.
- Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
- Trình bày được các bước sử dụng đồng hồ để đo thời gian một hoạt động và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai bằng đồng hồ khi đo thời gian.
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo.
- Thực hiện được ước lượng thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
- Thực hiện được đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
3. Phẩm chất:
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
+ Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về thời gian.
+ Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, đơn vị đo thời gian và thực hành đo thời gian.
+ Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ đo.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo thời gian từ trước đến nay.
- Đoạn video chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động: Brian Cox visits the world's biggest vacuum | Human Universe - BBC - YouTube
- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập Bài 6: ĐO THỜI GIAN (đính kèm).
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 đồng hồ đeo tay (đồng hồ treo tường); 1 đồng hồ điện tử (đồng hồ trên điện thoại); 1 đồng hồ bấm giờ cơ học.
- Đoạn video chế tạo đồng hồ mặt trời: Hướng dẫn làm đồng hồ mặt trời - Xchannel - YouTube
III. Tiến trình dạy học
9. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là đo thời gian của một hoạt động bằng dụng cụ đo thời gian.
k) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là đo thời gian của một hoạt động bằng dụng cụ đo thời gian.
l) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về đo thời gian của một hoạt động.
Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: đo thời gian bằng đồng hồ; đơn vị của thời gian là giờ, phút, giây…; có nhiều loại đồng hồ như đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử…; thời gian là số không âm; …
m) Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
10. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đơn vị đo thời gian.
a) Mục tiêu:
- Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ SI và một số đơn vị đo thời gian khác.
b) Nội dung:
- Học sinh hoạt động cá nhân trong 3 phút tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 6 và trả lời các câu hỏi sau
H1. Hãy kể tên một số đơn vị dùng đo thời gian mà con biết.
H2. Điền số thích hợp vào chỗ trống:
2,5h = .... phút = .......giây
1 ngày = .....giờ = ....... phút
40 giây = ......phút
c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- Học sinh hoạt động cá nhân tìm kiếm tài liệu, thông tin. Đáp án có thể là
H1. Đơn vị đo thời gian: giờ, phút, giây, ngày, tháng…
H2. Điền số thích hợp vào chỗ trống:
2,5h = 150 phút = 9000 giây
1 ngày = 24 giờ = 1440 phút
40 giây = 2/3 phút
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời các câu hỏi H1, H2.
HS hoạt động cá nhân, ghi chép hoạt động cá nhân ra giấy.
GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu có).
GV nhận xét và chốt nội dung về đơn vị đo và cách đổi một số đơn vị đo thời gian.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về dụng cụ đo thời gian.
a) Mục tiêu:
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động.
- Kể tên một số dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
- Xác định được ĐCNN của một số loại đồng hồ thường gặp.
- Nêu được những ưu, nhược điểm của một số đồ dùng đo thời gian mà em biết.
b) Nội dung:
- Trình bày dự đoán cá nhân về quả táo hay lông chim chạm sàn trước khi cả hai cùng được thả từ một độ cao?
- Con hãy lấy một ví dụ khác chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động.
- Học sinh làm việc cặp đôi trong 3 phút tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 6 và trả lời các câu hỏi sau:
H3. Hãy gọi tên dụng cụ dùng đo thời gian.
H4. Hãy kể tên một số dụng cụ dùng đo thời gian mà con biết.
- Tìm ĐCNN của một số đồng hồ sau:
H5. Hãy nêu những ưu điểm, hạn chế của từng dụng cụ đo thời gian ở hình sau.
H6. Hãy trả lời ?1 trong SGK.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- Học sinh đưa ra dự đoán cá nhân: quả táo chạm sàn trước.
- Ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động: trong cuộc chạy 100m nam, rất khó để quyết định được vận động viên về đích theo từng thứ tự nếu nhìn bằng mắt.
- Học sinh tìm kiếm tài liệu, thông tin và thảo luận nhóm đôi. Đáp án có thể là
H3. Dụng cụ dùng đo thời gian: đồng hồ
H4. Một số loại đồng hồ như: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ điện tử, đồng hồ quả lắc, đồng hồ mặt trời, đồng hồ cát…
- ĐCNN của đồng hồ treo tường (1): 1s; của đồng hồ bấm giờ cơ học (2): 0,2s; của đồng hồ bấm giờ điện tử (3): 0,01s.
H5.
1. Đồng hồ Mặt trời đo thời gian dựa vào bóng của vật dưới ánh nắng Mặt trời (4):
- Ưu điểm: Không tiêu hao năng lượng, bền, tiện lợi, dễ chế tạo.
- Hạn chế:
+ ĐCNN lớn, thiếu chính xác.
+ Cồng kềnh, thiếu thẩm mỹ.
+ Chỉ sử dụng khi có nắng (chỉ dùng được vào ban ngày và phụ thuộc vào thời tiết).
2. Đồng hồ cát (5):
- Ưu điểm:
+ Không tiêu hao năng lượng.
+ Giá thành rẻ, dễ chế tạo, dễ sử dụng, tính thẩm mỹ cao.
- Hạn chế:
+ Độ chính xác chưa cao, ĐCNN lớn
+ Không đo được các khoảng thời gian dài.
+ Không đo được thời gian trong ngày.
+ Phạm vi sử dụng hẹp.
3. Đồng hồ điện tử (6):
- Ưu điểm:
+ Hoạt động liên tục, hiển thị thông số giờ, phút, giây cụ thể.
+ Giá thành rẻ, được sử dụng rộng rãi, …
- Hạn chế: Tiêu tốn năng lượng,…
H6. Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, các sự kiện thể thao người ta sử dụng đồng hồ điện tử vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội như đã nói ở trên.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân, HS trình bày dự đoán và GV chiếu video đáp án chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động.
- GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác để chứng minh giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động. HS trình bày cá nhân.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi H3, H4.
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
GV nhận xét và chốt nội dung về dụng cụ đo thời gian, ĐCNN của một số loại đồng hồ thường gặp.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm theo bàn và trả lời câu hỏi H5.
HS thảo luận nhóm theo bàn, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy.
GV chốt nội dung về những ưu, nhược điểm của các loại đồng hồ đã tìm hiểu.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời ?1 trong SGK.
GV chốt lại nội dung bài học.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các bước đo thời gian bằng đồng hồ.
u) Mục tiêu:
- Trình bày được các bước sử dụng đồng hồ điện tử để đo thời gian một hoạt động và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai bằng đồng hồ khi đo thời gian.
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo.
- Thực hiện được ước lượng thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
v) Nội dung:
- HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập Bài 6:
ĐO THỜI GIAN theo các bước hướng dẫn của GV.
- Rút ra kết luận về các thao tác đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ điện tử.
-Thực hiện thí nghiệm đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ điện tử.
w) Sản phẩm:
- Đáp án Phiếu học tập Bài 6: ĐO THỜI GIAN.
- Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, ghi chép đầy đủ về tìm hiểu các bước đo thời gian và xử lý số liệu trong thực hành đo thời gian.
x) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thiện cá nhân các câu trả lời H1, H2 phần bước 1 trong nội dung Phiếu học tập và hoạt động nhóm theo bàn hoàn thiện câu H3 phần bước 1 và phần bước 2 trong nội dung Phiếu học tập.
+ GV hướng dẫn HS chốt lại các thao tác sử dụng đồng hồ điện tử để đo thời gian của một hoạt động.
+ GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 4 HS đo thời gian của một HS đi từ cuối lớp đến bục giảng và ghi chép kết quả quan sát được vào bước 3 trong Phiếu học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về các bước chung đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ điện tử.
+ HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày thứ tự các bước sử dụng đồng hồ điện tử để đo thời gian trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
- Kết luận: GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm về tìm các bước đo thời gian và thực hành đo thời gian của một hoạt động. GV chốt bảng các bước đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
11. Hoạt động 3: Luyện tập
m) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
n) Nội dung:
- HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL.
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
o) Sản phẩm:
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
p) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
12. Hoạt động 4: Vận dụng
j) Mục tiêu: - Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
k) Nội dung:
- Đo thời gian hát bài “Đội ca” của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Chế tạo đồng hồ mặt trời từ vật liệu tái chế.
l) Sản phẩm: HS chế tạo được đồng hồ mặt trời xác định được thời điểm từ 8h sáng đến 15h chiều vào ngày nắng với sự chênh thời gian là 15 phút so với đồng hồ hiện đại.
g) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và báo cáo kết quả, nộp sản phẩm vào tiết sau.
BÀI 8: ĐO NHIỆT ĐỘ
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật.
- Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.
- Nêu đơn vị đo nhiệt độ (0C, 0F) và dụng cụ thường dùng để đo nhiệt độ.
- Kể tên được các loại nhiệt kế và công dụng của mỗi loại.
- Trình bày được các bước sử dụng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ cơ thể.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ cơ thể, hợp tác trong thực hiện đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo nhiệt độ của một số vật bằng nhiệt kế.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của một vật.
- Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo nhiệt độ.
- Trình bày được các bước sử dụng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ cơ thể và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai bằng nhiệt kế khi đo nhiệt độ.
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ của vật trước khi đo.
- Thực hiện được ước lượng nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.
- Thực hiện được đo nhiệt độ cơ thể của thành viên trong nhóm bằng nhiệt kế y tế và nhiệt kế điện tử.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về nhiệt độ.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, đơn vị đo nhiệt độ và thực hành đo nhiệt độ.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo nhiệt độ của các thành viên trong nhóm bằng nhiệt kế y tế và nhiệt kế điện tử.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo án, bài dạy Powerpoint
- Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo nhiệt độ từ trước đến nay.
- Phiếu học tập Bài 8: ĐO NHIỆT ĐỘ (đính kèm).
- Hình ảnh các loại nhiệt kế: Thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử…
- 3 cốc nước có nhiệt độ khác nhau
- Chuẩn bị của mỗi nhóm học sinh: 1 nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế dầu, 1 nhiệt kế y tế, 1 nhiệt kế điện tử, khăn khô.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập: Đo nhiệt độ của một vật bằng dụng cụ đo nhiệt độ.
a) Mục tiêu: Học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là đo nhiệt độ của một vật bằng dụng cụ đo nhiệt độ.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cảm nhận độ nóng lạnh trong 3 cốc nước đã được chuẩn bị sẵn.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học về nhiệt độ của 3 cốc nước sau khi nhúng ngón tay vào 3 cốc nước theo hướng dẫn của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV điều hành hoạt động và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh lên thực hiện yêu cầu.
- HS thực hiện và đưa ra nhận xét.
- GV nhận xét và đặt câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1:Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế
a) Mục tiêu: Học sinh biết được
Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của một vật.
- Nhiệt độ là gì?
- Cấu tạo và cách sử dụng nhiệt kế.
- Đơn vị và các loại nhiệt kế để đo nhiệt độ của vật của vật.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc nhóm 2 bạn tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 8 và trả lời các câu hỏi sau để hoàn thiện Phiếu học tập số 1.
H1. Nhiệt kế dùng để làm gì?
H2. Kể tên một số loại nhiệt kế.
H3. Nêu cấu tạo của nhiệt kế và công dụng của từng loại nhiệt kế.
H4. Nêu nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế.
H5. Tìm GHĐ và ĐCNN của các nhiệt kế có trong khay thí nghiệm.
H6. Sử dụng nhiệt kế thủy ngân khi đo nhiệt độ cơ thể người cần lưu ý gì?
H7. Cấu tạo của nhiệt kế y tế thuỷ ngân có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì?
c) Sản phẩm:
- Học sinh tìm kiếm tài liệu, thông tin và thảo luận nhóm. Đáp án có thể là:
H1. Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của vật.
H2. Kể tên một số loại nhiệt kế: nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử…
H3. Cấu tạo của nhiệt kế: Bầu đựng chất lỏng, vỏ nhiệt kế, thang chia độ.
+ Nhiệt kế thuỷ ngân: Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm
+ Nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể
+ Nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quyển.
H4. Nhiệt kế hoạt động dựa vào nguyên tắc giãn nở vì nhiệt của các chất (chủ yếu là sự nở vì nhiệt của chất lỏng).
H5. Tìm GHĐ và ĐCNN của các nhiệt kế có trong khay thí nghiệm.
H6. Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân khi đo nhiệt độ cơ thể người cần lưu:
+ Làm sạch nhiệt kế.
+ Cầm đầu nhiệt kế dốc bầu đựng chất lỏng xuống và vẩy thật mạnh để cột thủy ngân tụt xuống mức thấp nhất trong nhiệt kế.
+ Chú ý: Thủy ngân trong nhiệt kế là chất lỏng dễ bay hơi, gây độc cao. Vì thế khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ không được lấy máy hút bụi hay chổi để gôm thủy ngân, không được đổ thủy ngân vào ống thoát nước
H7. Phần ống quản gần bầu có 1 chỗ thắt. Chỗ thắt này có tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể.
d) Tổ chức thực hiện
- Giáo viên giao nhiêm vụ cá nhân, học sinh trình bày dự đoán
- Học sinh hoạt động nhóm để làm thí nghiệm chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai nhiệt độ một vật.
- Chia nhóm học sinh theo cặp đôi để trả lời các câu hỏi H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7.
- Học sinh hoạt động thống nhất đáp án, ghi nội dung thống nhất ra giấy.
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên một học sinh trình bày kết quả của nhóm, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
- Giáo viên đưa ra nhận xét và chốt nội dung chính của phần 1.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về thang nhiệt độ.
a) Mục tiêu:
- Biết được mốc đo khác nhau của các đơn vi đo nhiệt độ khác nhau.
- Biết đổi các đơn vị tương ứng.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc cá nhân tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 8 và trả lời các câu hỏi sau:
H8. Kể tên các thang nhiệt giai mà em biết?
H9. Ở Việt Nam để đo nhiệt độ thường dùng thang nhiệt giai nào?
H10. Dựa vào họcliệu GV trình chiếu và SGK để hoàn thiện bảng tổng hợp trong phiếu học tập số 2.
H11. Nêu phương pháp đổi nhiệt độ.
c) Sản phẩm:
- Học sinh tìm kiếm tài liệu, thông tin và trả lời vào phiếu học tập. Đáp án có thể là:
H8. Kể tên các thang nhiệt giai: Clesius, Farenhai, Kenvin
H9. Ở Việt Nam để đo nhiệt độ thường dùng thang nhiệt giai Clesius (0C)
H10. Dựa vào họcliệu GV trình chiếu và SGK để hoàn thiện bảng tổng hợp trong phiếu học tập số 2.
H11. Nêu phương pháp đổi nhiệt độ.
- Đổi từ 0C sang 0F: A0C = 320F + (A x 1,80F)
- Đổi từ 0F sang 0C: B0F = (B0F - 320F): 1,80F
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập cá nhân, học sinh trả lời các câu hỏi H8, H9, H10, H11 ghi chép nội dung tìm hiểu vào phiếu học tập số 2.
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng.
Hoạt động 2.3: Thực hành đo nhiệt độ
a, Mục tiêu: Học sinh
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng nhệt độ của vật và lựa chọn nhiệt kế phù hợp trước khi đo.
- Biết ước lượng nhiệt độ của một số vật đơn giản.
- Nắm được các thao tác khi đo nhiệt độ; tiến hành đo nhiệt độ của vật bằng nhiệt kế.
b) Nội dung
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3 và số 4.
- Rút ra kết luận các bước đo nhiệt độ của một vật bằng nhiệt kế.
- Thực hiện thí nghiệm đo nhiệt độ của một vật bằng nhiệt kế
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập bài 8: ĐO NHIỆT ĐỘ.
- Quá trình hoạt động nhóm, thao tác chuẩn, ghi chép dầy đủ các bước đo nhiệt độ.
- Kết quả thực hành tuỳ theo mỗi nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thiện cá nhân phiếu học tập số 3 và hoàn thiện theo nhóm 4 HS nội dung Phiếu học tập số 4.
+ GV hướng dẫn HS chốt lại các thao tác sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của một vật.
+ GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 4 bạn đo nhiệt độ các thành viên trong nhóm bằng nhiệt kế y tế và ghi chép kết quả thu được được Phiếu học tập số 4.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về các bước chung đo nhiệt độ của một vật bằng nhiệt kế.
+ HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày/ 1 bước trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
- Kết luận: GV nhận xét về kết quả hoạt đông của các nhóm về tìm các bước đo nhiệt độ và thực hành đo nhiệt độ của một vật. GV chốt bảng các bước đo nhiệt độ của một vật bằng nhiệt kế.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập KWL.
- Tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy
c) Sản phẩm:
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tế.
b) Nội dung:
- Chế tạo nhiệt kế đo nhiệt độ môi trường
c) Sản phẩm:
- Học sinh chế tạo được nhiệt kế đo nhiệt độ môi trường từ những dụng cụ đơn giản có sẵn.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao cho học sinh thực hiện ở nhà, quay lại video và nộp sản phẩm vào tiết sau.
CHƯƠNG 2: CHẤT QUANH TA
BÀI 9: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được sự đa dạng của chất.
- Nêu được một số tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng để tìm hiểu về sự đa dạng của chất và tính chất của chất.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để bố trí và thực hiện thí nghiệm về tính chất của chất.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm ra “nước hàng” (nước màu dùng để kho thịt cá, làm caramen) bằng cách đun đường đến khi chuyển màu nâu sẫm.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được sự đa dạng của chất.
- Nêu được một số tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất.
- Thực hiện được các thí nghiệm tìm hiểu về một số tính chất của chất.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về sự đa dạng của chất và một số tính chất của chất.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm.
- Trung thực trong khi thực hiện thí nghiệm, ghi chép và báo cáo kết quả thí nghiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh ……
- …..
- Phiếu học tập ….
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
+ Bộ TN để đo nhiệt độ nóng chảy của nước đá: cốc nước đá, nhiệt kế.
+ Bộ TN tìm hiểu tính tan: 3 cốc nước, muối, đường, dầu ăn đũa.
+ Bộ TN đun nóng đường và muối: 2 bát sứ, đường, muối ăn, giá TN, đèn cồn, bật lửa.
III. Tiến trình dạy học
5. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là sự đa dạng của chất và tính chất của chất
c) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt khái niệm vật thể, chất, thể và nhận thức được các vấn đề cần giải quyết trong bài học là: sự đa dạng về chất và một số tính chất của chất.
d) Nội dung:
- HS làm phiếu học tập để kiểm tra nhận thức ban đầu về vật thể, chất, thể.
d) Sản phẩm:
- HS kể tên được ít nhất 3 vật thể, 3 chất, 1 thể.
+ Vật thể: cái cốc, cái bàn, cái ghế, con sư tử, cái cây, …
+ Chất: sắt, thép, nước tinh khiết, muối, đường, …
+ Thể: rắn, lỏng, khí
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cá nhân HS hoàn thành phiếu số 1 trong 1 phút:
Phiếu số 1:
- Kể tên ít nhất 3 vật thể, 3 chất, 1 thể mà em biết.
- Trả lời:
+ Vật thể: ……………………….
+ Chất: ………………………….
+ Thể: ……………………………
- Sau đó chia sẻ nhóm đôi.
- GV chỉ định 3 – 4 nhóm phát biểu. Thông qua câu trả lời của HS, GV chuẩn xác hóa cho HS việc phân biệt các khái niệm vật thể, chất, thể:
+ Vật thể: là những vật có hình dạng cụ thể, tồn tại xung quanh ta và trong không gian.
+ Chất: có trong vật thể hoặc tạo nên vật thể.
+ Thể: trạng thái tồn tại của chất.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự đa dạng của chất
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được sự đa dạng của chất; nhận biết được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh.
b) Nội dung: HS đọc sách giáo khoa mục I trang 34 và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
1. HS nêu được:
+ Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.
+ Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
+ Vật sống (vật hữu sinh) là vật thể có các đặc trưng sống.
+ Vật không sống (vật vô sinh) là vật thể không có các đặc trưng sống.
2. HS phân biệt được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống.
Vật thể | Vật thể tự nhiên | Vật thể nhân tạo | Vật sống | Vật không sống |
Núi đá vôi | x | x | ||
Con sư tử | x | x | ||
Mủ cao su | x | x | ||
Bánh mì | x | x | ||
Cầu Long Biên | x | x | ||
Nước ngọt có gas | x | x |
3. HS nêu được một số chất có trong vật thể.
- Núi đá vôi: đá vôi
- Cầu Long Biên: thép, sắt, đá
- Nước ngọt có gas: nước, đường, chất tạo màu
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Hãy đọc sách mục I trang 34 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống (vật hữu sinh), vật không sống (vật vô sinh) là gì?
2. Quan sát hình 1.1, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống.
3. Hãy kể ra 05 chất có trong các vật thể nêu trên mà em biết.
- Thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn trong 7 phút: Nhóm 4 HS.
+ Cá nhân HS ghi câu trả lời vào giấy A2.
+ Nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
+ Đại diện của một vài nhóm được GV chỉ định trả lời.
- GV chuẩn hóa câu trả lời của HS.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu một số tính chất của chất
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lý, tính chất hóa học).
b) Nội dung: HS quan sát, tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét về các tính chất của chất.
c) Sản phẩm: HS trình bày được các tính chất của chất về:
Tính chất vật lí: là những tính chất đo được, hoặc cảm nhận được bằng giác quan và những biến đổi không xuất hiện chất mới
- Thể (rắn, lỏng, khí).
- Màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng.
- Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác.
- Tính nóng chảy, sôi của một chất.
Tính chất hóa học:
Có sự tạo thành chất mới (chất bị phân hủy, chất bị đốt cháy)
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành 4 nhóm HS.
- GV tổ chức học tập theo trạm, mỗi nhóm HS xuất phát từ một trạm, thời gian nghiên cứu ở mỗi trạm là 5 phút, sau đó HS lần lượt di chuyển tới các trạm còn lại.
+ Trạm 1: Quan sát các đặc điểm của chất.
+ Trạm 2: Làm thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy của nước đá.
+ Trạm 3: Làm thí nghiệm hòa tan muối ăn, đường, dầu ăn.
+ Trạm 4: Làm thí nghiệm đun nóng đường, muối ăn.
- Tại mỗi trạm: ngoài các đồ dùng, GV sẽ để sẵn 1 tờ hướng dẫn nghiên cứu. HS đọc hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ, ghi câu trả lời vào phiếu thu hoạch. Khi chuyển sang trạm tiếp theo, HS không mang theo tờ hướng dẫn mà chỉ cầm theo phiếu thu hoạch.
- Sau khi HS đã đi lần lượt 4 trạm, GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, mỗi đại diện chỉ trình bày kết quả ở một trạm.
- GV chuẩn hóa kiến thức.
Trạm 1: Các chất khác nhau có đặc điểm khác nhau.
Trạm 2: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của nước đá không thay đổi.
Trạm 3: Muối ăn và đường tan trong nước, dầu ăn không tan trong nước.
Trạm 4: Đường nóng chảy, ngả màu vàng sẫm, sau đó chuyển rắn, màu đen.
Trong các quá trình xảy ra thí nghiệm, có tạo thành chất mới. Tính chất vật lý thể hiện ở quá trình nóng chảy.
Tính chất hóa học thể hiện ở các quá trình còn lại.
- GV yêu cầu cá nhân HS trả lời câu hỏi: Nêu một số tính chất vật lí và tính chất hóa học của một chất mà em biết.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức về sự đa dạng của chất để phân biệt vật thể, chất; vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh; tính chất của chất.
b) Nội dung:
HS cần trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 35. Ngoài ra HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau:
a) Cơ thể người chứa 63% - 68% về khối lượng là nước.
b) Thuỷ tinh là vật liệu chế tạo ra nhiều vật gia dụng khác nhau như lọ hoa, cốc, bát, nổi, …
c) Than chì là vật liệu chính làm ruột bút chì.
d) Paracetamol là thành phần chính của thuốc điều trị cảm cúm.
2. Em hãy chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh trong các phát biểu sau:
a) Nước hàng được nấu từ đường sucrose (chiết xuất từ cây mía đường, cây thốt nốt, củ cải đường, …) và nước.
b) Thạch găng được làm từ lá găng rừng, nước đun sôi, đường mía.
c) Kim loại được sản xuất từ nguồn nguyên liệu ban đầu là các quặng kim loại.
d) Gỗ thu hoạch từ rừng được sử dụng để đóng bàn ghế, giường tủ, nhà cửa.
3. Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; không có; tự nhiên/thiên nhiên; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Mọi vật thể đều do (1) … tạo nên. Vật thể có sẵn trong (2) … được gọi là vật thể tự nhiên; Vật thể do con người tạo ra được gọi là (3) …
b) Vật sống là vật có các dấu hiệu của (4) … mà vật không sống (5) …
c) Chất có các tính chất (6) … như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo.
d) Muốn xác định tính chất (7) … ta phải sử dụng các phép đo.
4. Để phân biệt tính chất vật lí và tính chất hoá học của một chất ta thường dựa vào dấu hiệu nào?
c) Sản phẩm:
Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập trong SGK:
1. Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hoá học.
2. Tính chất hoá học của sắt: Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.
Đáp án các câu hỏi bổ sung:
Câu 1:
Câu | Vật thể | Chất |
a | Cơ thể người | Nước |
b | Lọ hoa, cốc, bát, nồi… | Thủy tinh |
c | Ruột bút chì | Than chì |
d | Thuốc điều trị cảm cúm | Paracetamol |
Câu 2:
Câu | Vật thể tự nhiên | Vật thể nhân tạo | Vật vô sinh | Vật hữu sinh |
a | Cây mía đường, cây thốt nốt, củ cải đường, nước. | Nước hàng, đường sucrose. | Nước hàng, đường sucrose, nước. | Cây mía đường, cây thốt nốt, củ cải đường. |
b | Lá găng rừng | Nước đun sôi, đường mía, thạch gang. | Nước đun sôi, đường mía, thạch găng. Lá găng rừng | . |
c | Quặng kim loại | Kim loại | Kim loại, quặng kim loại. | |
d | Gỗ | Bàn ghế, giường tủ, nhà cửa. | Bàn ghế, giường tủ, nhà cửa, gỗ. |
Câu 3: Từ cần điền là:
(1) chất
(2) tự nhiên/thiên nhiên
(3) vật thể nhân tạo
(4) sự sống
(5) không có
(6) vật lí
(7) vật lí
Câu 4: Để phân biệt tính chất vật lí và tính chất hóa học của một chất, ta thường dựa vào dấu hiệu sự tạo thành chất mới.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi “Cuộc đua kì thú”.
- GV lần lượt yêu cầu HS làm bài tập trong SGK và bài tập bổ sung.
- Đầu tiên với mỗi bài, GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào trong vở. Sau thời gian khoảng 1 phút, hết giờ làm bài, bạn nào giơ tay nhanh hơn, bạn đó được quyền trả lời. Nếu đúng được 10 điểm, nếu thiếu được 1 – 9 điểm tùy theo, nếu sai bị trừ 2 điểm. Kết thúc, bạn nào có số điểm cao hơn, bạn đó giành chiến thắng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua nhiệm vụ: Làm ra “nước hàng” (nước màu dùng để kho thịt cá, làm caramen) bằng đường.
b) Nội dung:
- HS phát hiện vấn đề: Thịt cá khi kho thường có màu sắc vàng nâu bắt mắt và có vị ngọt nhờ dùng “nước hàng”.
- HS giải thích được “nước hàng” được làm từ đường dựa vào tính chất hoá học của đường khi được đun nóng.
- Chế biến được “nước hàng”.
c) Sản phẩm:
- Giải thích hiện tượng: Đường khi được đun nóng với một thời gian nhất định sẽ chuyển sang màu nâu sẫm, đó là tính chất hoá học của đường. Người ta áp dụng tính chất này của đường để làm ra “nước hàng” (nước màu dùng để kho thịt cá, làm caramen).
- Video quay lại quá trình chế biến “nước hàng” bằng cách đun đường đến khi chuyển màu nâu sẫm.
d) Tổ chức thực hiện:
Giao cho học sinh thực hiện ở nhà và nộp báo cáo lên kênh online của lớp (Nhóm Facebook, Zalo, Google Classroom, Microsoft Teams, …) để trao đổi và chia sẻ.
BÀI 10: CÁC THỂ CỦA CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ
Môn học: KHTN – Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày và đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
- Nêu được khái niệm, tiến hành được thí nghiệm và trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể của chất.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- NL tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng để tìm hiểu về đặc điểm thể của chất và sự chuyển thể.
- NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để bố trí và thực hiện thí nghiệm về tính chất của chất và sự chuyển thể.
- NL GQVĐ và sáng tạo: Giải quyết vấn đề nền nhà trơn trượt vào những ngày thời tiết nồm.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể rắn, lỏng, khí thông qua quan sát và thí nghiệm.
- Đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
- Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc.
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ.
- Giải thích được các hiện tượng liên quan tới sự chuyển thể trong thực tế.
3. Về phẩm chất:
- Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về đặc điểm các thể cơ bản của chất.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm.
- Trung thực trong khi thực hiện thí nghiệm, ghi chép và báo cáo kết quả thí nghiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Mỗi nhóm HS:
+ Bộ TN để đo nhiệt độ sôi của nước: nước, cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, nhiệt kế, đèn cồn.
+ Bộ TN làm nóng chảy băng phiến: bột băng phiến, cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, ống nghiệm, nhiệt kế, đèn cồn.
- Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập.
a) Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được ba thể của chất là rắn, lỏng, khí và nhận thức được các vấn đề cần giải quyết trong bài học là: đặc điểm thể của chất và sự chuyển thể
b) Nội dung:
- HS thảo luận nhóm để phân loại các vật thể đã cho thành 3 nhóm.
c) Sản phẩm:
- HS phân loại được các vật thể thành 3 nhóm theo ba thể của chất trong vật thể:
Thể rắn | Thể lỏng | Thể khí |
Con người, quả lê, quyển sách, mũ, máy tính, chuông, tên lửa, quả bóng đá, băng, màu sáp, bông hoa | Nước mưa, hồ dán nước, si-rô, soda, dầu hoả, sữa, nước chanh | Khí oxy, khói (lửa, tàu hoả), khí heli trong bóng bay,khí nóng trong khinh khí cầu |
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ HS thảo luận nhóm 4 HS để hoàn thành phiếu số 1 trong 2 phút:
Phiếu số 1:
- Phân loại các vật thể sau thành 3 nhóm.
- Trả lời:
Thể rắn | Thể lỏng | Thể khí |
- GV chỉ định 2 - 3 nhóm phát biểu. Thông qua câu trả lời của HS, GV chuẩn xác hóa cho HS việc phân biệt các thể của chất.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đặc điểm các thể cơ bản của chất
a) Mục tiêu: Học sinh trình bày được đặc điểm các thể cơ bản của chất thông qua quan sát và thí nghiệm.
b) Nội dung: HS đọc mục I SGK trang 36 và thực hiện thí nghiệm như hình 2.1, 2.2, 2.3 SGK trang 36 sau đó điền vào bảng các thông tin về đặc điểm các thể của chất.
c) Sản phẩm:
Phiếu số 2
Thể | Có hình dạng xác định không? | Có khả năng lan truyền (hay khả năng chảy) như thế nào? | Có bị nén không? | Lấy 2 ví dụ về chất ở mỗi thể. |
Thể rắn | Có | Không chảy được (không tự di chuyển) | Rất khó nén | Sắt, đá, giấy |
Thể lỏng | Không | Có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt | Khó nén | Nước, dầu ăn, thuỷ ngân trong nhiệt kế |
Thể khí | Không | Dễ dàng lan toả trong không gian theo mọi hướng | Dễ bị nén | Không khí trong lốp xe, khí trong khinh khí cầu, khí oxygen trong bình chứa |
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: HS tiếp tục làm việc theo nhóm 4 HS.
Đọc SGK mục I trang 36 và thực hiện thí nghiệm như hình 2.1, 2.2, 2.3 SGK trang 36 để hoàn thiện bảng nhận xét trong phiếu số 2:
Thể | Có hình dạng xác định không? | Có khả năng lan truyền (hay khả năng chảy) như thế nào? | Có bị nén không? | Lấy 2 ví dụ về chất ở mỗi thể. |
Thể rắn | ||||
Thể lỏng | ||||
Thể khí |
- GV giao dụng cụ cho các nhóm thực hiện thí nghiệm về khả năng chịu nén của các thể:
+ 01 chiếc đũa
+ 01 ống tiêm 10 ml (đã rút bỏ phần kim)
+ 01 cốc nước màu
- Thời gian thực hiện thí nghiệm và thảo luận nhóm: 05 phút.
- Đại điện nhóm trình bày kết quả thảo luận về đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
- GV chuẩn xác câu trả lời.
- GV cung cấp thông tin: Các chất đều được cấu tạo bởi các “hạt” vô cùng nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường và chú thích ở mục “Em có biết?”
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về liên kết giữa các hạt cấu tạo nên chất ở ba thể rắn, lỏng, khí? HS trả lời cá nhân.
- GV chuẩn hoá câu trả lời.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự chuyển thể của chất
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ.
b) Nội dung:
- HS quan sát tranh, video để phát hiện ra các quá trình chuyển thể.
- HS tiến hành thí nghiệm và nêu được khái niệm của các quá trình chuyển thể.
c) Sản phẩm:
- Phiếu số 3:
1. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ gọi là nhiệt độ nóng chảy.
2. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ gọi là nhiệt độ đông đặc.
3. Ở nhiệt độ thường, thuỷ ngân là chất lỏng.
4. Khi để cục đá ở nhiệt độ phòng, cục đá sẽ chảy thành nước vì nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 0oC, thấp hơn nhiệt độ phòng.
5. Mùa hè: sự nóng chảy; mùa đông: sự đông đặc.
- Phiếu số 4:
Sự chuyển thể từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất
Sự ngưng tụ
Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí (hơi) của chất
- Sự chuyển thể giữa thể lỏng và thể khí
- Xảy ra ở mọi nhiệt độ
Sự bay hơi
- Xảy ra cả trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng
- Chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi
- Xảy ra trên bề mặt chất lỏng
- Xảy ra ở mọi nhiệt độ
Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí (hơi) của chất
Sự sôi
Sự bay hơi
- Phiếu số 5:
TN theo dõi nhiệt độ băng phiến khi xảy ra sự nóng chảy:
+ Trong suốt quá trình xảy ra sự nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
+ Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 80oC.
TN theo dõi nhiệt độ của nước khi xảy ra sự sôi
+ Khi xảy ra sự sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
d) Tổ chức thực hiện
- GV chia lớp làm 4 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK mục II trang 38, quan sát hình 2.4 a, b; thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu số 3:
1. Thế nào là sự nóng chảy? Sự nóng chảy xảy ra ở nhiệt độ nào?
2. Thế nào là sự đông đặc? Sự đông đặc xảy ra ở nhiệt độ nào?
3. Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thiếc và thuỷ ngân lần lượt là 1538oC, 232oC, -39oC. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
4. Khi để cục đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao?
5. Quan sát Hình 2.4 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a) và khi chuyển sang mùa đông (hình b).
- GV tổ chức thảo luận nhóm, chỉ định các đại diện trình bày trước lớp câu trả lời của nhóm mình.
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm rồi yêu cầu HS tiếp tục xem video về hành trình của một giọt nước và nêu các quá trình đã diễn ra.
https://www.youtube.com/watch?v=PT5P4b3m4iI
- GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK trang 40 và hoàn thành sơ đồ Venn trong phiếu số 4: So sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ; sự bay hơi và sự sôi.
- GV tổ chức thảo luận nhóm, chỉ định các đại diện trình bày trước lớp câu trả lời của nhóm mình.
- Thông qua câu trả lời của HS, GV chuẩn hoá kiến thức
- GV giao nhiệm vụ các nhóm:
+ ½ lớp thực hiện thí nghiệm “Theo dõi nhiệt độ băng phiến khi xảy ra sự nóng chảy” theo hướng dẫn trong SGK trang 39
+ ½ lớp thực hiện thí nghiệm “Theo dõi nhiệt độ của nước khi xảy ra sự sôi” theo hướng dẫn trong SGK 41
Các nhóm ghi lại số liệu và trả lời các câu hỏi vào phiếu số 5.
- GV tổ chức thảo luận, đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát và rút ra nhận xét.
- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ tóm tắt quá trình chuyển thể, mô tả lại các quá trình chuyển thể của chất.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học…..
- Vận dụng kiến thức đã học để phân biệt được các thể của chất.
- Giải thích được các hiện tượng liên quan tới sự chuyển thể trong thực tế.
b) Nội dung:
HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Hoàn thành thông tin về các thể và tích dấu ✓ vào các đặc điểm của các vật thể theo mẫu bảng sau:
Vật thể | Thể | Hình dạng | Khả năng bị nén | |||
Xác định | Không xác định | Dễ bị nén | Khó bị nén | Rất khó bị nén | ||
Muối ăn | Rắn | |||||
Không khí | Khí | |||||
Nước khoáng | Lỏng |
2. Tại sao khi hà hơi vào mặt gương thì mặt gương bị mờ đi, sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại?
3. Tại sao với các chai đựng dầu, xăng, rượu, nước hoa …. người ta khuyên đậy nắp sau khi sử dụng?
c) Sản phẩm:
Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập trong SGK:
Bài 1:
Vật thể | Thể | Hình dạng | Khả năng bị nén | |||
Xác định | Không xác định | Dễ bị nén | Khó bị nén | Rất khó bị nén | ||
Muối ăn | Rắn | √ | √ | |||
Không khí | Khí | √ | √ | |||
Nước khoáng | Lỏng | √ | √ |
Bài 2: Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước trong hơi thở của ta gặp bề mặt gương lạnh hơn nên ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ li ti bám vào bề mặt gương nên ta thấy gương mờ đi.
Sau một thời gian, các hạt nước nhỏ đó bay hơi hết, mặt gương lại sáng trở lại.
Bài 3: Với các chai đựng dầu, xăng, rượu, nước hoa …. người ta khuyên đậy nắp sau khi sử dụng. Vì các chất lỏng đó bay hơi nhanh, nếu mở nắp thì các chất đó ở thể hơi dễ lan tỏa vào không khí và các chất lỏng sẽ nhanh cạn. Nếu đậy nắp thì có bao nhiêu chất lỏng bay hơi thì sẽ có bấy nhiêu chất lỏng ngưng tụ làm cho các chất lỏng không bị cạn đi.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi “Cuộc đua kì thú” season 2.
- GV lần lượt yêu cầu HS làm các bài tập.
- Đầu tiên với mỗi bài, GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào phiếu số 6. Sau thời gian khoảng 1 phút, hết giờ làm bài, bạn nào giơ tay nhanh hơn, bạn đó được quyền trả lời. Nếu đúng được 10 điểm, nếu thiếu được 1 – 9 điểm tùy theo, nếu sai bị trừ 2 điểm. Kết thúc, bạn nào có số điểm cao hơn, bạn đó giành chiến thắng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua nhiệm vụ: Giải quyết vấn đề nền nhà trơn trượt vào những ngày thời tiết nồm.
b) Nội dung:
- HS phát hiện vấn đề: Nền nhà trơn trượt vào những ngày thời tiết nồm.
- HS giải thích được hiện tượng nền nhà trơn trượt vào những ngày thời tiết nồm.
- Đề xuất được biện pháp giải quyết vần đề.
- Chứng minh được tính hiệu quả của các biện pháp đó.
c) Sản phẩm:
- Giải thích hiện tượng: Vào những ngày trời nồm, không khí có chứa nhiều hơi nước (độ ẩm cao). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà và lớp không khí bao quanh khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành những hạt nước nhỏ gây ẩm ướt, trơn trượt cho nền nhà.
- Biện pháp giải quyết:
+ Đóng kín cửa, hạn chế không khí ẩm vào nhà.
+ Thỉnh thoảng, lau nhà bằng khăn bông khô.
+ Chụp ảnh minh chứng kết quả khi áp dụng biện pháp trên.
d) Tổ chức thực hiện:
Giao cho học sinh thực hiện ở nhà và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào tháng 2, 3.
BÀI 11: OXYGEN- KHÔNG KHÍ
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 4 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nêu được dẫn chứng cho thấy oxi có trong không khí, trong đất, trong nước.
- Nêu được một số tính chất của oxygen và tầm quan trọng của oxygen với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu.
- Tiến hành được thí nghiệm xác định thành phần phần trăm về thể tích của oxygen trong không khí.
- Liệt kê được thành phần, vai trò của không khí đối với tự nhiên và sự ô nhiễm không khí.
- Trình bày được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, liên hệ thực tế để trình bày được
+ oxygen có ở đâu?
+ tính chất vật lý và tầm quan trọng của oxygen.
+ nguyên nhân, hâu quả của ô nhiễm không khí và các biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Hoạt động nhóm để liệt kê đồ dùng thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm xác định thành phần thể tích oxygen trong không khí.
+ Hoạt động nhóm để tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp ô nhiễm không khí.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ “Lập kế hoạch các công việc mà em có thể làm để bảo vệ môi trường không khí.”
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Lấy được dẫn chứng cho thấy oxygen có trong không khí, trong nước, trong đất.
- Nêu được tính chất vật lý của oxygen.
- Trình bày được tầm quan trọng của oxygen.
- Xác định được thành phần không khí.
- Thực hiện được thí nghiệm xác định thành phần thể tích oxygen trong không khí.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học chịu khó tìm tòi tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu oxygen có mặt ở đâu trên trái đất, tính chất của oxygen, tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, cách tiến hành và thực hành thí nghiệm tìm hiểu một số thành phần của không khí.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành,ghi chép kết quả thí nghiệm xác định thành phần oxygen trong không khí.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh: oxygen có mặt ở khắp nơi trên trái đất.
- Phiếu học tập tìm hiểu về tính chất vật lý của oxygen
- Phiếu học tập tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả và biên pháp ô nhiễm không khí.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
+ Dụng cụ: 2 ống nghiệm có nút, 1 chậu thủy tinh; 1 cốc thủy tinh hình trụ có vạch chia; diêm
+ Hóa chất: nước pha màu, đá, 1 cây nến gắn vào đế nhựa, nước vôi trong hoặc dung dịch kiềm loãng.
III. Tiến trình dạy học
6. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về oxygen và không khí.
e) Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được nội dung tìm hiểu là oxygen
b) Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi “Tôi là ai”
- Tìm hiểu sơ lược về sự có mặt và tầm quan trọng của oxygen
c) Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi qua các dữ kiện mà trò chơi đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: thông báo luật chơi
- GV: đưa dần các thông tin (hình ảnh) để HS trả lời câu hỏi : “Tôi là ai”
+ Dữ kiện 1: Mọi sinh vật sống đều cần đến tôi.
+ Dữ kiện 2: Tôi có mặt ở khắp mọi nơi trong đất, trong nước, trong không khí.
+ Dữ kiện 3: Tôi là 1 thành phần của không khí.
+ Dữ kiện 4: Các bệnh nhân bị khó thở không thể thiếu tôi.
- HS trả lời câu hỏi.
7. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về oxygen có mặt ở đâu trên Trái Đất?
b) Mục tiêu:
- HS trình bày được oxygen có trong không khí, có trong nước, có trong đất.
c) Nội dung:
- HS quan sát tranh cho biết oxygen có mặt ở đâu?
d) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
Oxygen có trong không khí, trong nước và trong đất.
e) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV chiếu hình ảnh và yêu cầu HS chỉ ra sự có mặt của oxygen có ở đâu?
+ GV yêu cầu HS dẫn chứng cho thấy oxygen có trong các môi trường trên.
+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Oxygen có ở đâu trên trái đất?”
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS quan sát tranh và chọn môi trường nào có oxygen.
- Báo cáo thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
- Kết luận: GV nhận xét và chốt về “Oxygen có ở đâu trên trái đất?”
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tính chất vật lý của oxygen.
e) Mục tiêu:
- HS nêu được một số tính chất của oxygen: chất khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước.
f) Nội dung:
- Hoàn thành bài tập trong PHT(số 1) theo nhóm đôi.
- HS nêu được một số tính chất vật lý của oxygen.
- HS vận dụng tính chất vật lý của oxygen giải thích được hiện tượng thực tế: trong các bể nuôi cá phải dùng máy sục.
g) Sản phẩm:
- HS nêu được một số tính chất vật lý của oxygen.
- HS vận dụng tính chất vật lý của oxygen giải thích được hiện tượng thực tế: trong các bể nuôi cá phải dùng máy sục.
- Hoàn thành bài tập trong PHT(số 1) theo nhóm đôi.
h) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trang 36, liên hệ thực tế thảo luận nhóm đôi và hoàn thành PHT (số 1)
- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu thông tin, liên hệ thực tế, thảo luận cặp đôi hoàn thành PHT (số 1)
- Báo cáo thảo luận: GV yêu cầu 1- 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV: Nhận xét, chốt và ghi bảng về tính chất vật lý của oxygen.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về tầm quan trọng của oxygen
a) Mục tiêu:
- HS nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống và sự cháy.
b) Nội dung:
- Trình bày dự đoán cá nhân hiện tượng quan sát được khi úp cốc thủy tinh chụp kín vào 1 cây nến đang cháy.
- HS làm việc cặp đôi trong 3 phút để trả lời 2 câu hỏi SGK trang 37.
CH1: Kể các ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất mà em biết.
CH2: Nêu một số ví dụ cho thấy vai trò của oxygen đối với sự sống và sự cháy.
c) Sản hẩm:
- HS đưa ra dự đoán cá nhân: Cây nến cháy 1 lúc rồi tắt.
- HS tìm kiếm thông tin tài liệu, liên hệ thực tế thảo luận nhóm đôi. Đáp án có thể là:
*CH1: Ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và sản xuất
+ Cung cấp khí oxygen cho bệnh nhân bị khó thở.
+ Dùng để đốt cháy nhiên liệu.
+ Dùng cho quá trình hô hấp của con người.
* CH2:
+ Vai trò của oxygen với sự sống: Con người, động vật, thực vật đều cần oxygen để hô hấp; những phi công (phải bay cao, nơi thiếu khí oxi vì không khí quá loãng) thợ lặn, những chiến sĩ chữa cháy (phải làm việc ở nơi nhiều khói, có khí độc) phải thở bằng khí oxygen trong bình đặc biệt.
+ Vai trò của oxygen với sự cháy: các nhiên liệu cháy trong khí oxygen tạo ra nhiệt độ cao hơn trong không khí. Lò luyện gang dung không khí giàu khí oxygen. Oxygen lỏng dùng để đốt cháy nhiên liệu trong tên lửa và tàu vũ trụ, …
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Hãy dự đoán hiện tượng khi úp cốc thủy tinh chụp kín vào một cây nên đang cháy. GV tiến hành thí nghiệm để đưa ra đáp án.
+ Hoạt động theo cặp đôi để trả lời hai câu hỏi trong SGK trang 37
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy.
- Bảo cáo thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
- Kêt luận: GV nhận xét và chốt nội dung về tầm quan trọng của oxygen
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về thành phần không khí.
a) Mục tiêu:
- HS nêu được thành phần không khí .
- Tiến hành được thí nghiệm tìm hiểu một số thành phần của không khí.
b) Nội dung:
- Trả lời câu hỏi: Nêu thành phần của không khí.
- HS thảo luận nhóm tiến hành thí nghiệm tìm hiểu một số thành phần của không khí và hoàn hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm:
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 11.3. Đáp án có thể là: Thành phần không khí gồm khí nitơ, khí oxy và các khí khác.
- Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, ghi chép đầy đủ hiện tượng quan sát được từ đó chứng minh trong không khí có hơi nước và xác định được thành phần của khí oxygen trong không khí.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK ,quan sát hình 11. 3 nêu thành phần của không khí.
+ Phát bộ dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm, yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ, nghiên cứu thông tin và hoàn thành cột (2) và cột (3) trong phiếu học tập (số 2) nhóm trong 3 phút.
+ Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm và ghi lại hiện tượng và kết luận vào PHT trong 5 phút.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 11.3 trả lời thành phần của không khí.
+ GV: Dẫn dắt để hướng HS vào hoạt động nhóm tìm hiểu một số thành phần của không khí.
+ HS kiểm tra dụng cụ nghiên cứu và thảo luận để hoàn thành dụng cụ, hóa chất và cách tiến hành các thí nghiệm tìm hiểu một số thành phần không khí trong phiếu học tập.
+ HS tiến hành thí nghiệm tìm hiểu một số thành phần không khí.
- Báo cáo thảo luận:
+ Yêu cầu 1- 2 hs trình bày, các hs khác nhận xét bổ sung (nếu có)
+ GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
- Kêt luận: GV nhận xét và chốt nội dung về thành phần không khí.
Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về vai trò của không khí đối với tự nhiên.
a) Mục tiêu:
- HS nêu vai trò của không khí đối với tự nhiên.
b) Nội dung:
- Trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của không khí đối với sự sống.
c) Sản phẩm:
- HS nêu được vai trò của không khí với sự sống.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập : GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trang 36, xem video “Nêu vai trò của không khí với sự sống”
- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu thông tin, xem băng hình trả lời câu hỏi.
- Báo cáo :GV yêu cầu 1- 2 HS trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung..
- Kết luận: GV chốt và chiếu hình ảnh giới thiệu một số vai trò của không khí
Hoạt động 2.6: Tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm không khí và biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
a) Mục tiêu:
- HS nêu được nguyên nhân, hậu quả và biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
b) Nội dung:
- Các nhóm báo cáo bài thuyết trình.
- Cá nhân mỗi HS hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm:
- Bài thuyết trình của mỗi nhóm.
- Phiếu học tập cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ trước cho mỗi nhóm tìm hiểu
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại khu vực em sống.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về hậu quả của ô nhiễm không khí.
Tình hình ô nhiễm không khí ở Việt Nam.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
Hiện nay, Việt Nam đã có những biện pháp nào để giảm ô nhiễm không khí.
- Tổ chức thực hiện: Kiểm tra phần chuẩn bị của mỗi nhóm.
- Báo cáo và thảo luận: GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác lắng nghe, hoàn thành PHT của mình, ghi câu hỏi hoặc thắc mắc để trao đổi với nhóm thuyết trình và các HS khác trên lớp. (GV hỗ trợ khi cần.)
- Kết luận: GV tổng hợp và chốt lại kiến thức.
8. Hoạt động 3: Luyện tập
e) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về oxygen và không khí.
f) Nội dung:
- HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học”
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
g) Sản phẩm:
- HS trình bày quan điểm cá nhân về điều con đã học được.
h) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
9. Hoạt động 4: Vận dụng
d) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học về nội dung bảo vệ môi trường không khí.
e) Nội dung: Lập kế hoạch các công việc mà em có thể làm để bảo vệ môi trường không khí
f) Sản phẩm:
- Bản kế hoạch các công việc có thể làm để bảo vệ môi trường không khí.
e) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
BÀI 12: MỘT SỐ VẬT LIỆU
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu.
- Đề xuất được phương án tìm hiểu tính chất của một số vật liệu.
- Nêu được cách sử dụng vật liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, sử dụng vật liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để đề xuất được phương án, thiết kế và thực hiện thí nghiệm để tìm hiểu tính chất của một số vật liệu; hợp tác để giải quyết vấn đề dựa vào tính chất của vật liệu để làm những vật dụng mong muốn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề sử dụng vật liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Lấy được ví dụ về vật dụng, chỉ ra những vật liệu làm ra chúng và ngược lại.
- Chuẩn bị, tiến hành thí nghiệm, quan sát, nhận xét về khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện của vật liệu.
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng.
- Nêu được cách sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả.
- Thực hiện thu gom rác thải theo chu trình 3R và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình để góp phần bảo vệ môi trường.
- Thực hiện sử dụng vật liệu tiết kiệm, hạn chế sử dụng các vật liệu gây độc hại cho môi trường.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo các điều kiện để học sinh.
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm để tìm hiểu tính chất của một số vật liệu.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm tìm hiểu tính chất của một số vật liệu.
- Có ý thức sử dụng vật liệu tiết kiệm, an toàn, thu gom rác thải theo chu trình 3R và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình để góp phần bảo vệ môi trường.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về các vật dụng mũi tên bằng đá, đồ gốm, một số vật dụng trong gia đình.
- Phiếu học tập số 1, số 2, số 3, số 4 (phần phụ lục).
- Chuẩn bị 4 bộ dụng cụ thí nghiệm xác định khả năng dẫn điện của vật liệu: Bộ mạch điện (nguồn, công tắc, bóng đèn), các vật dụng bằng kim loại, nhựa, gỗ, cao su, thủy tinh, gốm sứ.
- Chuẩn bị 4 bộ dụng cụ thí nghiệm xác định khả năng dẫn nhiệt của vật liệu: Bát sứ, các thìa bằng kim loại, gỗ, sứ, nhựa.
- HS poster về chu trình 3R theo 4 nhóm đã phân công trước.
- Đoạn video hướng dẫn phân loại chất thải rắn - Tuyên truyền môi trường 2020 – Youtube - https://www.youtube.com/watch?v=OWvN5MCBKz0
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập cần giải quyết là tính chất, ứng dụng và cách sử dụng an toàn, hiệu quả một số vật liệu.
f) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tính chất, ứng dụng và cách sử dụng một số vật liệu.
g) Nội dung:
HS quan sát hình ảnh một số vật dụng và cho biết vật liệu tạo ra chúng.
e) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh rìu làm bằng đá, dao làm bằng đồng, dao làm bằng sắt.
f) Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu hình ảnh một số vật dụng.
- GV chia lớp thành 4 nhóm để học sinh quan sát, thảo luận và đại diện nhóm trả lời câu hỏi vật liệu tạo ra những vật dụng này.
- GV nhận xét và chốt lại nội dung tuy dựa vào tính chất của vật liệu để tạo ra đồ vật phù hợp với mục đích sử dụng.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vật liệu.
f) Mục tiêu:
- Xác dịnh được các vật dụng được làm ra từ vật liệu.
- Kể tên được một số vật liệu tự nhiên, vật liệu do con người tạo ra.
- Lấy được ví dụ về một số vật dụng có thể làm bằng nhiều vật liệu khác nhau; ví dụ về sử dụng một vật liệu làm ra được nhiều vật dụng khác nhau.
g) Nội dung:
- Hoàn thành câu 1 trong phiếu học tập số 1 theo nhóm: Từ các vận dụng cho sẵn, xác định vật liệu làm ra chúng và xác định những vật liệu này có sẵn trong tự nhiên hay do con người làm ra.
- HS thảo luận theo nhóm (có 4 nhóm) để hoàn thành câu 2 và câu 3 trong phiếu học tập số 1.
Câu 2. Lấy 2 ví dụ về một vật dụng có thể làm bằng nhiều vật liệu.
Câu 3. Lấy 2 ví dụ về việc sử dụng một vật liệu làm ra được nhiều vật dụng khác nhau.
h) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- Câu 1 trong phiếu học tập số 1:
Đồ dùng | Vật liệu tạo ra đồ dùng | Vật liệu trong tự nhiên hay con người tạo ra |
Lốp xe Bàn ghế Cốc Chậu Bát đĩa Thìa, dĩa | Cao su | Vật liệu con người tạo ra |
Gỗ | Vật liệu trong tự nhiên | |
Thủy tinh | Vật liệu con người tạo ra | |
Nhựa | Vật liệu con người tạo ra | |
Gốm, sứ | Vật liệu con người tạo ra | |
Kim loại | Vật liệu con người tạo ra |
- HS tìm kiếm thông tin, đọc tài liệu, nghiên cứu sách giáo và thảo luận theo nhóm (có 4 nhóm) để hoàn thành câu 2 và câu 3 trong phiếu học tập số 1, đáp án có thể là:
Câu 2: Lấy 2 ví dụ về một vật dụng có thể làm bằng nhiều vật liệu.
Ví dụ 1: Xoong được làm ra từ kim loại, nhựa (phần tay cầm), thủy tinh (phần vung)
Ví dụ 2: Bàn học được làm ra từ gỗ, nhựa, sắt.
Câu 3: Lấy 2 ví dụ về việc sử dụng một vật liệu làm ra nhiều vật dụng khác nhau.
Ví dụ 1: Kim loại có thể sử dụng làm dây dẫn điện, cửa, thìa, dao, dĩa, xoong,…
Ví dụ 2: Nhựa có thể sử dụng làm chậu, bát, thìa, bình nước, hộp đựng thức ăn,…
i) Tổ chức thực hiện:
- GV giao phiếu học tập số 1 cho mỗi nhóm và yêu cầu hoàn thành câu 1.
Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu.
GV gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày bảng, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV chốt lại kiến thức các vật dụng được làm ra từ vật liệu tự nhiên và vật liệu do con người tạo ra.
- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi và trả lời các câu 2, câu 3 trong phiếu 1.
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy.
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho cặp của mình trình bày, các cặp khác bổ sung thêm câu trả lời.
GV nhận xét, chốt nội dung một số vật dụng có thể làm bằng nhiều vật liệu khác nhau và có thể sử dụng một vật liệu làm ra được nhiều vật dụng khác nhau.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của vật liệu.
a) Mục tiêu:
- Tìm hiểu về khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện của vật liệu.
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng.
- Nêu được cách sử dụng một số đồ dùng gia đình sao cho an toàn (tránh bị bỏng, tránh bị điện giật, thương tích,…).
b) Nội dung:
- Hoạt động theo nhóm, HS nghiên cứu nội dung SGK chuẩn bị dụng cụ, tiến hành thí nghiệm về khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt của vật liệu.
- Các nhóm quan sát hiện tượng khi thực hành thí nghiệm và điền kết quả quan sát được vào phiếu học tập số 2.
- HS hoàn thành phiếu học tập số 3 theo cặp.
Câu 1. Để làm chiếc ấm điện đun nước, người ta đã sử dụng vật liệu nào? Giải thích.
Câu 2. Quan sát hình ảnh các đồ vật, nêu vật liệu và tính chất của vật liệu tạo ra chúng. Công dụng của nó là gì?
Câu 3. Hãy cho biết sử dụng một số đồ dùng trong gia đình sao cho an toàn (tránh bị bỏng, tránh bị điện giật,…).
c) Sản phẩm:
- Quá trình hoạt động nhóm: Thao tác chuẩn, tiến hành thí nghiệm về khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt của vật liệu.
- Quan sát tỉ mỉ hiện tượng khi thực hành thí nghiệm và điền chính xác kết quả quan sát được vào phiếu học tập số 2.
- Đáp án phiếu học tập số 3 HS đưa ra có thể:
Câu 1. Để làm chiếc ấm điện đun nước, người ta đã sử dụng vật liệu:
+ Kim loại để làm dây dẫn điện vì kim loại dẫn điện.
+ Nhựa để bọc dây điện, tránh điện giật khi tiếp xúc. Nhựa để làm tay cầm để tránh bị bỏng khi tiếp xúc. Vì nhựa không dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
+ Thân ấm có thể làm bằng kim loại hoặc thủy tinh.
Câu 2. Hoàn thành bảng sau:
Đồ vật | Vật liệu | Tính chất | Công dụng |
Kim loại | Có ánh kim, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, cứng và bền. | Đun nấu | |
Thủy tinh | Trong suốt, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. | Làm thí nghiệm, đựng hóa chất | |
Nhựa | Dẻo, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, dễ bị biến dạng nhiệt. | Làm đồ chơi | |
Gốm, sứ | Cứng, không thấm nước, dẫn nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ | Pha trà | |
Cao su | Đàn hồi, bền, không dẫn điện, không dẫn nhiệt, không thấm nước. | Làm găng tay | |
Gỗ | Bền, không dẫn điện, không dẫn nhiệt, dễ cháy. | Làm bàn ghế |
Câu 3. Sử dụng một số đồ dùng trong gia đình sao cho an toàn (tránh bị bỏng, tránh bị điện giật,…) cần:
+ Vật dụng dẫn điện phải có bọc cách điện để tránh bị điện giật.
+ Vật dụng dẫn nhiệt phải có phần lót, phần cầm nắm cách nhiệt để tránh bị bỏng.
+ Vật dụng bằng thủy tinh, gốm sứ thận không làm vỡ để tránh gây thương tích.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập:
+ Hoạt động theo nhóm (4 nhóm), HS nghiên cứu nội dung SGK chuẩn bị dụng cụ, tiến hành thí nghiệm về khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt của vật liệu (có sự giám sát và hướng dẫn của giáo viên).
+ Các nhóm quan sát hiện tượng khi thực hành thí nghiệm và điền kết quả quan sát được vào phiếu học tập số 2.
- HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ, GV gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của mình, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét về hoạt động của các nhóm tìm hiểu về khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt của một số vật liệu. GV tổng kết và chốt lại kiến thức mỗi loại vật liệu có tính chất khác nhau, cần dựa vào tính chất này để lựa chọn vật liệu làm những vật dụng mong muốn, sau đó đưa ra bảng tính chất, ứng dụng của một số vật liệu thông dụng.
- GV hướng dẫn HS hoàn thành phiếu học tập số 3 theo cặp.
- HS thảo luận với nhau theo cặp để hoàn thành phiếu học tập số 3.
- GV lần lượt gọi đại diện mỗi nhóm trình bày từng phần nhỏ trong phiếu, các nhóm khác bổ sung nếu có. GV tổng kết lại kiến thức cần dựa vào tính chất của vật liệu để lựa chọn vật liệu làm những vật dụng phù hợp và biết cách sử dụng vật liệu an toàn.
Hoạt động 2.3: Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ trong gia đình.
g) Mục tiêu:
- Tìm hiểu vấn đề hạn chế rác thải, phân loại rác thải.
- Trình bày được chu trình 3R.
- Nêu được cách xử lý các đồ dùng bỏ đi trong gia đình.
h) Nội dung:
- HS xem đoạn video hướng dẫn phân loại chất thải rắn - Tuyên truyền môi trường 2020 và nghiên cứu sách giáo khoa tìm hiểu vấn đề hạn chế rác thải, phân loại rác thải.
- HS trình bày poster về thu gom rác thải, tái sử dụng đồ trong gia đình.
- Nêu được cách xử lý một số đồ dùng bỏ đi trong gia đình (Phiếu học tập số 4).
Chai nhựa, chai thuỷ tinh, túi nilon
Quần áo cũ
Đồ điện cũ hỏng
Pin điện hỏng
Đồ gỗ đã qua sử dụng
Giấy vụn
Cách xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hàng ngày thành phân bón cho cây trồng.
i) Sản phẩm:
- HS trình bày được vấn đề hạn chế và phân loại rác thải bỏ đi là những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường.
- Poster tuyên truyền thu gom rác thải, tái sử dụng đồ trong gia đình.
- HS nêu được cách xử lý một số đồ dùng bỏ đi trong gia đình qua việc hoàn thành phiếu học tập 4. Đáp án học sinh có thể đưa ra:
Câu 1: Hãy nêu cách xử lí các đồ dùng bỏ đi trong gia đình sau đây:
Đồ dùng bỏ đi | Cách xử lí |
Chai nhựa, chai thuỷ tinh, túi nilon | Làm sach, dùng lại nhiều lần |
Quần áo cũ | Tặng cho người có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng để làm giẻ lau, tái chế thành đồ dùng khác. |
Đồ điện cũ hỏng | Mang đến nơi thu gom đồ điện, điện tử để xử lý. |
Pin điện hỏng | Không vứt vào thùng rác, mang đến điểm thu gom pin cũ. |
Đồ gỗ đã qua sử dụng | Đem tặng cho người có hoàn cảnh khó khăn, tái chế lại thành đồ dùng khác hoặc làm củi. |
Giấy vụn | Làm giấy gói, góp kế hoạch nhỏ hoặc dùng làm nguyên liệu tái chế. |
Câu 2: Cách xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hàng ngày thành phân bón cho cây trồng: ủ trong thùng kín khoảng một tháng chất thải này phân hủy thành phân bón cho cây trồng.
j) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK đồng thời trình chiếu đoạn video hướng dẫn phân loại chất thải rắn
- Tuyên truyền môi trường 2020 để rút ra kết luận hạn chế và phân loại rác thải bỏ đi là những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường.
- GV yêu cầu đại diện 4 nhóm mang sản phẩm poster về thu gom rác thải, tái sử dụng đồ trong gia đình đã chuẩn bị trước lên trên bảng đồng thời mỗi nhóm thuyết trình nhanh sản phẩm của mình trong 2 phút. GV nhận xét, thu lại poster (thông báo điểm vào tiết sau) và chốt lại về chu trình 3R.
- GV giao nhiệm vụ HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 4 theo cặp. GV gọi ngẫu nhiên từng HS đại diện nhóm trả lời mỗi phần. Các nhóm khác bổ sung nếu có, GV chốt lại vấn đề.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
i) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức về vật liệu.
j) Nội dung:
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
k) Sản phẩm:
- HS trình bày sơ đồ tư duy kiến thức về vật liệu vào vở của mình.
l) Tổ chức thực hiện:
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung: Tạo ra một sản phẩm tái chế từ rác thải đã thu gom và phân loại.
c) Sản phẩm: Mỗi học sinh dùng rác thải đã thu gom và phân loại tái tạo ra một sản phẩm tái chế sử dụng được trong đời sống hàng ngày .
f) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
BÀI 13: MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU
Môn KHTN 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.
- Đề xuất được phương án tìm hiểu, thu thập được dữ liệu, thảo luận, so sánh để rút ra tính chất của một số nguyên liệu.
- Đề xuất được cách sử dụng nguyên liệu hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin trên internet, đọc sách giáo khoa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để đề xuất phương án tìm hiểu tính chất và cách sử dụng nhiên liêu; hợp tác nhóm tiến hành tìm hiểu về một số nhiên liệu; sử dụng ngôn ngữ kết hợp với sản phẩm nhóm để trình bày ý tưởng thực hiện nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm; Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm; Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc; Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động…
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Kể tên được một số nguyên liêu thường sử dụng trong đời sống.
- Đề xuất được phương án thích hợp để tìm hiểu, thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra tính chất của nguyên liệu như: thí nghiệm, nghiên cứu thông tin trên internet, sách báo, trải nghiệm thực tế...
- Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình, kết quả tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu.
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong đời sống và sản xuất qua sơ đồ tư duy, hình ảnh, bài trình chiếu ppt, video…..
- Vận dụng kiến thức đã học để đề xuất cách sử dụng một số nguyên liệu hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm xác định tính chất của vật liệu.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet, máy chiếu.
- Phiếu học tập số 1, 2.
- Dụng cụ, hóa chất: Đá vôi, dd hydrochloric acid, đĩa thủy tinh, đinh sắt, ống hút.
III. Tiến trình dạy học
10. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu các loại nguyên liệu (nguồn gốc, tính chất, ứng dụng …)
h) Mục tiêu:
- Ôn lại những kiến thức đã được học về vật liệu.
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu các loại nhiên liệu về nguồn gốc, tính chất, ứng dụng …….
i) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ sau:
- 6 HS chia lớp thành 2 đội chơi
- Trò chơi “Ai thông minh hơn?”
- Luật chơi: Trong thời gian 1 phút, các đội sẽ quan sát các hình ảnh và hãy viết tên các vật liệu xuất hiện vào bảng phụ. Đội viết được nhiều nhất và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.
g) Sản phẩm: Câu trả lời của các đội chơi có thể là:
+ Vật liệu: Gang, thủy tinh, nhựa PVC, nhôm, gỗ …
+ Không phải vật liệu: Đá vôi, quặng sắt, cát, dầu mỏ…
h) Tổ chức thực hiện: (Thời gian 5 phút)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS đọc luật chơi; tổ chức cho 2 đội chơi theo dõi video và viết câu trả lời vào bảng phụ.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại kiến thức đã học ở tiết trước, kết hợp với theo dõi video để liệt kê các vật liệu xuất hiện trong video.
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các đội chơi dán bảng phụ của nhóm lên bảng khi thời gian kết thúc. Đội chiến thắng là đội có nhiều câu trả lời đúng nhật, nhanh nhất.
- GV làm trọng tài để xác định các phương án trả lời đúng và theo dõi thời gian.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm khan giả nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và thông báo đội chiến thắng.
- GV đặt vấn đề: Những thành phần như đá vôi, quặng sắt, cát, dầu mỏ không phải là vật liệu mà chúng được gọi là nguyên liệu. Vậy có những loại nguyên liệu nào? Nguyên liệu có tính chất và ứng dụng gì? Các con sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
11. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về các loại nguyên liệu
a) Mục tiêu:
- Liệt kê được tên một số nguyên liệu.
- Nhận biết được các nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu nhân tạo.
b) Nội dung:
- HS hoạt động nhóm đôi, thời gian 3 phút, hoàn thành yêu cầu trong PHT 1.
- HS trả lời câu hỏi của GV: Kể tên các loại nguyên liệu. Cho ví dụ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các đội chơi có thể là
- Đáp án PHT.
- 2 loại nguyên liệu:
+ Nguyên liệu tự nhiên: Đá vôi, quặng sắt, nước biển, cát, quả nho.
+ Nguyên liệu nhân tạo: Dầu oliu, bơ, đường.
d) Tổ chức thực hiện: (Thời gian 10 phút)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 3 phút và hoàn thành PHT 1.
- GV đặt câu hỏi: Kể tên các loại nguyên liệu. Cho ví dụ.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, kết hợp với quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm và hoàn thành PHT 1.
- HS dựa vào nội dung PHT để trả lời câu hỏi của GV.
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV chọn ngẫu nhiên 1 – 2 nhóm trình bày nội dung PHT 1. Các nhóm khác lắng nghe và đối chiếu với phần trả lời của nhóm mình.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho các nhóm đánh giá đồng đẳng và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
- GV giới thiệu nguồn gốc của các nguyên liệu qua đoạn video, nhận xét và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu
a) Mục tiêu:
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.
- Đề xuất được phương án tìm hiểu, thu thập được dữ liệu, thảo luận, so sánh để rút ra tính chất của một số nguyên liệu.
b) Nội dung:
- Chia lớp thành 6 – 8 nhóm (5-6 HS/nhóm).
- Yêu cầu các nhóm thảo luận đề xuất phương án, tiến hành thí nghiệm tìm hiểu để rút ra tính chất của đá vôi;
- Nghiên cứu thông tin trong SGK hoặc intermet để hoàn thành bảng thành phần, ứng dụng của đá vôi và quặng sắt.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm có thể là
- Các nhóm đề xuất các phương án sau: Làm thí nghiệm, tìm hiểu trên internet hoặc SGK.
- Đáp án PHT 2.
d) Tổ chức thực hiện: (Thời gian 30 phút)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm; Yêu cầu các nhóm thảo luận đề xuất phương án, tiến hành thí nghiệm tìm hiểu để rút ra tính chất của đá vôi (thời gian 10 phút)
- Nghiên cứu thông tin trong SGK hoặc intermet để hoàn thành bảng thành phần, ứng dụng của đá vôi và quặng sắt. (Thời gian 15 phút).
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đề xuất phương án tìm hiểu.
- HS các nhóm tiến hành tìm hiểu và hoàn thành PHT 2.
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV chọn ngẫu nhiên 1 – 2 nhóm trình bày nội dung PHT 2. Các nhóm khác lắng nghe và đối chiếu với phần trả lời của nhóm mình.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho các nhóm đánh giá đồng đẳng và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu tác động của việc khai thác một số nguyên liệu tới môi trường và đề xuất cách sử dụng nguyên liệu hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững.
a) Mục tiêu:
- Trình bày được tác động của việc khai thác đá vôi, quặng sắt tới môi trường.
- Đề xuất được cách sử dụng nguyên liệu hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững.
b) Nội dung: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ tại nhà: Tìm hiểu các tác động của việc khai thác nguyên liệu tới môi trường và trình bày sản phẩm (sơ đồ tư duy, video, ppt):
+ Nhóm 1,3: Tìm hiểu tác động của việc khai thác đá vôi tới môi trường và đề xuất cách sử dụng nguyên liệu đó hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững.
+ Nhóm 2,5: Tìm hiểu tác động của việc khai thác quặng sắt tới môi trường và đề xuất cách sử dụng nguyên liệu đó hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững.
+ Nhóm 4,6: Tìm hiểu tác động của việc khai thác quặng nhôm tới môi trường và đề xuất cách sử dụng nguyên liệu đó hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm có thể trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, video hoặc ppt …
d) Tổ chức thực hiện: (Thời gian 30 phút)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ tại nhà: Tìm hiểu các tác động của việc khai thác nguyên liệu tới môi trường; đề xuất cách sử dụng nguyên liệu đó hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững và trình bày sản phẩm dưới dạng sơ đồ tư duy, video, ppt.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm và tiến hành thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
- HS các nhóm hoàn thành sản phẩm của nhóm trước khi tiết 2 của bài học.
- GV giám sát HS thực hiện nhiệm vụ thông qua việc các nhóm báo cáo tiến độ thực hiện.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV chọn nhóm trình bày từng nội dung. Các nhóm khác lắng nghe và đối chiếu với phần trả lời của nhóm mình.
- HS các nhóm còn lại đặt câu hỏi cho nhóm trình bày hoặc nhóm trình bày đặt câu hỏi cho HS các nhóm còn lại.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho các nhóm đánh giá đồng đẳng và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
12. Hoạt động 3: Luyện tập
m) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về một số nguyên liệu
n) Nội dung: GV yêu cầu HS làm BT
Hãy cho biết đâu là nguyên liệu tự nhiên, đâu là nguyên liệu nhân tạo trong các quá trình sau:
1. Nước biển được dùng để sản xuất muối ăn.
2. Đá vôi được dùng để sản xuất xi măng.
3. Thân mía được dùng để sản xuất đường ăn.
4. Đường ăn được sử dụng để sản xuất bánh, kẹo.
5. Đất sét được sử dụng để sản xuất gạch, ngói.
6. Quặng bôxit được dùng để sản xuất nhôm.
7. Thân cây gỗ được dùng để sản xuất giấy.
8. Dầu oliu được dùng để sản xuất mĩ phẩm.
9. Muối Kali nitrat được dùng để sản xuất phân bón hóa học.
10. Cát được dùng để sản xuất thủy tinh.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS có thể là:
+ Nguyên liệu tự nhiên: nước biển, đá vôi, thân mía, quặng bôxit, thân cây gỗ, cát.
+ Nguyên liệu nhân tạo: Đường, dầu oliu, muối kali nitrat.
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời BT để luyện tập kiến thức đã học.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng những kiến thức đã được học, làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ/ hỗ trợ các nhóm (nếu cần).
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1 - 2 HS trả lời câu hỏi.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS các nhóm tự đánh giá và các nhóm đánh giá đồng đẳng.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.
13. Hoạt động 4: Vận dụng
k) Mục tiêu: Vận những kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
l) Nội dung: GV đặt câu hỏi: Em có thể làm được những sản phẩm nào khi sử dụng các chất thải sinh hoạt làm nguyên liệu.
m) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
g) Tổ chức thực hiện: (Có thể giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và trả lời.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1 – 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS các HS tự đánh giá và HS khác đánh giá đồng đẳng.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHUẨN HÓA
- Bài soạn đảm bảo nội dung trọng tâm, thiết kế các hoạt động phù hợp và chi tiết, cụ thể giúp cho giáo viên dễ dàng thực hiện tiết dạy.
- Phần trò chơi rất hay và clip sinh động thu hút học sinh tham gia.
- Các slide nổi bật, tạo ấn tượng mạnh về thị giác.
- Nên chăng thầy cô cho thêm bảng đáp án của PHT 2 để sau khi hs nhận xét, đánh giá lẫn nhau mình có thể chiếu đáp án và chốt trên đáp án cũng dễ dàng hơn?
- Phần các phiếu học tập nên chăng mình dãn khoảng cách trong bảng để rộng chỗ cho HS viết và cân đối với khổ giấy A4 hơn?
BÀI 14: MỘT SỐ NHIÊN LIỆU
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, ...; sơ lược về an ninh năng lượng;
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất nhiên liệu thông dụng.
- Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu.
- Nêu được cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin trên internet, đọc sách giáo khoa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để đề xuất phương án tìm hiểu tính chất và cách sử dụng nhiên liêu; hợp tác nhóm tiến hành tìm hiểu về một số nhiên liệu; sử dụng ngôn ngữ kết hợp với sản phẩm nhóm để trình bày ý tưởng thực hiện nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm; Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm; Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc; Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động…
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Kể tên được một số nhiên liệu thường sử dụng trong đời sống.
- Lựa chọn được phương pháp thích hợp để tìm hiểu tính chất của một số nhiên liệu như: làm thí nghiệm, nghiên cứu thông tin trên internet, sách báo, trải nghiệm thực tế...
- Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu.
- Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình, kết quả tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu.
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong đời sống và sản xuất qua sơ đồ tư duy, hình ảnh, bài trình chiếu ppt, video…..
- Vận dụng kiến thức đã học để sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
- Trình bày được một số nguồn năng lượng thay thế cho nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu tính chất, ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng.
- Có trách nhiệm trong trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm tìm hiểu tính chất của một số nhiên liệu thông dụng.
- Có ý thức tuyên truyền về an ninh năng lượng, bảo đảm sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Phiếu học tập, bảng phụ
- Video về hậu quả của việc sử dụng lãng phí các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
- HS tìm hiểu tính chất và ứng dụng của 1 số nhiên liệu: Củi, than, xăng, khí gas…
III. Tiến trình dạy học
14. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu các loại nhiên liệu (nguồn gốc, tính chất, ứng dụng …)
j) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu các loại nhiên liệu về nguồn gốc, tính chất, ứng dụng …….
k) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ sau:
- Chia lớp thành 4 đội chơi
- Trò chơi “Nhanh như chớp”
- Luật chơi: Trong thời gian 1 phút, các đội chơi hãy liệt kê các nhiên liệu được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà em biết (sử dụng bảng phụ). Kết thúc 1 phút, đội nào viết được nhiều nhất và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.
i) Sản phẩm: Câu trả lời của các đội chơi có thể là: Cồn, xăng, dầu hỏa, củi, than tổ ong, than đá, khí gas, dầu mỏ ….
j) Tổ chức thực hiện: (Thời gian 5 phút)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS đọc luật chơi; tổ chức cho 4 đội trưởng viết câu trả lời vào bảng phụ.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ kiến thức thực tế để liệt kê các nhiên liệu thường dùng trong cuộc sống hàng ngày mà các em biết.
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các đội chơi dán bảng phụ của nhóm lên bảng khi thời gian kết thúc. Đội chiến thắng là đội có nhiều câu trả lời đúng nhật, nhanh nhất.
- GV làm trọng tài để xác định các phương án trả lời đúng và theo dõi thời gian.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và thông báo đội chiến thắng.
- GV dẫn dắt: Con người đã biết sử dụng các nhiên liệu như: củi, than đá, khí gas để đun nấu từ rất sớm. Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu này đang có xu hướng cạn kiệt dần. Vậy chúng ta cần nhiên liệu nào để thay thế trong tương lai?
15. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về các loại nhiên liệu và tính chất, cách sử dụng nhiên liệu
j) Mục tiêu:
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, ...;
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất nhiên liệu thông dụng.
- Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu.
- Nêu được cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả.
k) Nội dung:
- GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm 10 -15 HS).
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu ở nhà:
+ Đề xuất phương án tìm hiểu nhiên liệu (củi, than đá, xăng, khí gas) về trạng thái, khả năng cháy, ứng dụng, cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
+ Trình bày các nội dung đã tìm hiểu qua các sản phẩm như: video, poster, ppt, A0…
- GV phát phiếu học tập cho từng HS (phiếu in trên các màu khác nhau: hồng, vàng, xanh, trắng). Yêu cầu HS di chuyển về nhóm mảnh ghép.
- GV yêu cầu HS từng nhóm mảnh ghép chia sẻ với các thành viên trong nhóm về những nội dung đã tìm hiểu và hoàn thành phiếu học tập.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi dựa vào PHT:
+ CH1: Nhiên liệu là gì?
+ CH2: Dựa vào trạng thái, có thể chia nhiên liệu thành mấy loại? Đó là những loại nào? Cho ví dụ.
+ CH3: Ở một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò…) thường làm một hầm kín chứa toàn bộ phân chuồng. Ở đó, phân chuồng bị phân hủy và sinh ra biogas (khí sinh học). Biogas được sử dụng để phục vụ quá trình đun nấu. Vậy biogas có phải là nhiên liệu không? Tại sao?
+ CH4: Nêu tính chất chung của nhiên liệu.
+ CH5: Nêu cách dùng nhiên liệu (củi, than đá, xăng, khí gas) hiệu quả, an toàn.
+ CH6: Lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu hiệu quả, an toàn.
- GV chiếu video về tác động đến môi trường khi sử dụng các nhiên liệu hóa thạch. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số tác động đến môi trường khi sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.
l) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- Sản phẩm của của các nhóm có thể làm: video, poster, ppt, A0……
- Đáp án bảng một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu.
- Câu trả lời của các câu hỏi:
+ CH1: Nhiên liệu là những chất cháy được và tỏa nhiều nhiệt.
+ CH2: Dựa vào trạng thái, có thể chia nhiên liệu thành 3 loại. Đó là nhiên liệu rắn (than đá, củi…); nhiên liệu lỏng (xăng, cồn, dầu hỏa…); nhiên liệu khí (khí gas, biogas…).
+ CH3: Biogas là nhiên liệu. Vì biogas dễ cháy, có tỏa nhiều nhiệt.
+ CH4: Tính chất chung của nhiên liệu: dễ cháy, có tỏa nhiệt; hầu hết nhẹ hơn nước; không tan trong nước.
+ CH5: Cách dùng nhiên liệu (củi, than đá, xăng, khí gas) hiệu quả, an toàn:
Cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy.
Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu.
Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết nhằm cung cấp lượng nhiệt vừa đủ với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí nhiên liệu.
+ CH6: Lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu hiệu quả, an toàn:
Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.
- Một số tác động đến môi trường khi sử dụng các nhiên liệu hóa thạch:
+ Gây biến đổi khí hậu.
+ Gây ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí.
+ Phá hủy hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
+ Mực nước biển dâng cao đe dọa cuộc sống con người.
m) Tổ chức thực hiện: (25 phút)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Vòng chuyên gia:
- GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm 10 - 15 HS); giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu ở nhà một số nhiên liệu (củi, than đá, xăng, khí gas) về trạng thái, khả năng cháy, khả năng tan trong nước, ứng dụng, cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả. (Các nhóm hoàn thành và trưng bày sản phẩm các góc của lớp trước khi tiết học bắt đầu)
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nhiên liệu củi.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về nhiên liệu than đá (hoặc than củi).
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về nhiên liệu xăng.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu nhiên liệu gas.
Vòng mảnh ghép:
- GV phát phiếu học tập cho từng HS (phiếu in trên các màu khác nhau: hồng, vàng, xanh, trắng) để hình thành nhóm mảnh ghép.
- GV yêu cầu HS từng nhóm chuyên gia chia sẻ với các thành viên trong nhóm mảnh ghép về những nội dung đã tìm hiểu và hoàn thành phiếu học tập. (Mỗi góc HS có thời gian 3 phút để nghe chuyên gia trình bày và hoàn thành phiếu HT) (Thời gian: 15 phút)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi dựa vào PHT.
- GV chiếu video về tác động đến môi trường khi sử dụng các nhiên liệu hóa thạch. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đề xuất phương án tìm hiểu; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm; thống nhất trình bày sản phẩm.
- HS tiến hành tìm hiểu về một số nhiên liệu tại nhà và hoàn thành sản phẩm của nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm tại các góc của lớp học; nhóm trưởng hướng dẫn các thành viên trong nhóm trình bày sản phẩm.
- HS nhóm chuyên gia trình bày sản phẩm do nhóm đã tìm hiểu. HS nhóm mảnh ghép lần lượt đi các góc để tìm hiểu về một số nhiên liệu và hoàn thành phiếu học tập.
Sơ đồ di chuyển:
🡪 GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ/ hỗ trợ các nhóm (nếu cần).
- HS theo dõi video để trả lời câu hỏi của GV.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả thực hành. Các nhóm khác đổi chéo, nhận xét, bổ sung.
- GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi về tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS các nhóm tự đánh giá và các nhóm đánh giá đồng đẳng.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.
- GV chốt kiến thức cho từng phần của bài học.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về an ninh năng lượng
i) Mục tiêu:
- Trình bày được sơ lược về an ninh năng lượng.
- Trình bày được một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.
j) Nội dung:
- GV dẫn dắt và giới thiệu sơ lược về an ninh năng lượng.
- GV chiếu video về các nguồn năng lượng thay thế nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch. Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 HS và hoàn thành phiếu HT.
k) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- Nếu như nguồn nhiên liệu hóa thạch bị cạn kiệt thì: chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, đời sống của con người gặp nhiều khó khăn….
- Một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch: thủy điện, gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, địa nhiệt….
- Ưu điểm của các nguồn năng lượng trên là: Có thể tại tạo được, bảo vệ môi trường, giá thành không quá cao…
l) Tổ chức thực hiện: (Thời gian: 10 phút)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video về nguy cơ cạn kiệt dần nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch trước sự khai thác và sử dụng không hợp lí của con người và yêu cầu cá nhân HS trả lời câu hỏi.
- GV giới thiệu về an ninh năng lượng.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 HS và hoàn thành phiếu học tập. (Thời gian 3 phút)
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cá nhân HS theo dõi video và trả lời câu hỏi
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS lắng nghe giới thiệu về an ninh năng lượng.
- HS liên hệ kiến thức thực tế, thảo luận nhóm và hoàn thành PHT.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Yêu cầu HS sau không nêu lại ý trả lời của HS trả lời trước.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày. Yêu cầu nhóm sau không nêu lại ý trả lời của nhóm trước, có thể bổ sung thêm ý kiến.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS các nhóm tự đánh giá và các nhóm đánh giá đồng đẳng.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.
- GV chốt kiến thức cho từng phần của bài học.
16. Hoạt động 3: Luyện tập
o) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về một số nhiên liệu
p) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
B. Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
C. Nhiên liệu rắn gồm than mỏ, gỗ …
D. Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường.
Câu 2: Để sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?
A. Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy.
B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu rắn với với không khí hoặc oxi.
C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy phù hợp với nhu cầu sử dụng.
D. Cả 3 yêu cầu trên.
Câu 3: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?
A. Nhiên liệu khí. B. Nhiên liệu lỏng.
C. Nhiên liệu rắn. D. Nhiên liệu hóa thạch.
Câu 4: Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi
A. Vừa đủ. B. Thiếu. C. Dư. D. Thiếu hoặc dư.
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ưu điểm của nguồn năng lượng tái tạo?
A. Có khả năng tái tạo hoặc làm mới.
B. Có nguồn gốc từ lòng đất.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Chỉ sử dụng được đối với các nước có khí hậu nhiệt đới.
Câu 6: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?
A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.
B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.
C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.
D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.
Câu 7: Dãy nhiên liệu nào sau đây thuộc nhóm nhiên liệu lỏng?
A. Củi, than đá, biogas. B. Cồn, xăng, dầu hỏa.
C. Biogas, khí gas, khí mỏ dầu. D. Củi, than đá, sáp.
Câu 8: Nguồn năng lượng có thể thay thế nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch là
A. năng lượng mặt trời, năng lượng gió. B. dầu mỏ, thủy điện.
C. năng lượng sinh học, khí thiên nhiên. D. củi, dầu mỏ.
Câu 9: Tính chất chung của nhiên liệu là
A. dễ cháy, có tỏa nhiều nhiệt. B. dễ tan trong nước.
C. dễ cháy, nhiệt hạ thấp. D. nặng hơn nước.
Câu 10: Trong các nhận định sau:
1. Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản; 2. Gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường; 3. Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra; 4. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhận định đúng khi nói đến lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu hiệu quả, an toàn là
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 4.
c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án các câu hỏi trắc nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm luyện tập kiến thức đã học.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng những kiến thức đã được học, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ/ hỗ trợ các nhóm (nếu cần).
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS các nhóm trả lời câu hỏi.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS các nhóm tự đánh giá và các nhóm đánh giá đồng đẳng.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.
17. Hoạt động 4: Vận dụng
n) Mục tiêu: Vận những kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
o) Nội dung: GV đặt câu hỏi: Trong gia đình em thường sử dụng nguồn nhiên liệu nào để đun nấu? Em hãy đề xuất biện pháp để sử dụng nhiên liệu đó một cách hiệu quả.
p) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
h) Tổ chức thực hiện: (Có thể giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và trả lời.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1 – 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS các HS tự đánh giá và HS khác đánh giá đồng đẳng.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.
BÀI 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của lương thực, thực phẩm.
- Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của lương thực – thực phẩm.
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của lương thực – thực phẩm thông dụng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về vai trò của lương thực, thực phẩm, những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khỏe con người.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra đặc điểm của các nhóm chất dinh dưỡng, hợp tác trong thực hiện thí nghiệm tìm hiểu sự biến đổi của lương thực, thực phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đưa ra đề xuất các phương án bảo quản lương thực, thực phẩm.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Lấy được ví dụ chứng tỏ vai trò của lương thực, thực phẩm.
- Nêu được vai trò của lương thực, thực phẩm với đời sống con người.
- Trình bày được các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm: nguồn gốc (có ở đâu), tính chất (sự biến đổi), vai trò của từng nhóm chất.
- Đề xuất được cách bảo quản các loại lương thực, thực phẩm.
- Thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu sự biến đổi của lương thực thực phẩm.
- Thực hiện được xây dựng khẩu phần cho một bữa ăn gia đình.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Yêu nước.
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về thời gian.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, đơn vị đo thời gian và thực hành đo thời gian.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm tìm hiểu sự biến đổi của lương thực, thực phẩm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về các loại lương thực, thực phẩm và sự biến đổi của chúng.
- Đoạn video về sự biến đổi của carbohydrate: YouTube
https://www.youtube.com/embed/x_hDwnVPeWs?autoplay=0&mute=1
- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập Bài 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM đính kèm).
- Học sinh chuẩn bị (cho mỗi nhóm học sinh): 2 hộp nhựa nhỏ đựng gạo, 1 hộp cho thêm nước cho ướt hết gạo, để nguyên ngoài không khí khoảng 5-10 giờ..
III. Tiến trình dạy học
18. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về một số lương thực, thực phẩm.
l) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu về một số lương thực, thực phẩm.
m) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về lương thực, thực phẩm.
k) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: lương thực, thực phẩm rất cần thiết cho con người; nếu không có lương thực, thực phẩm thì con người không thể tồn tại; lương thực là gạo, ngô, khoai, sắn; thực phẩm gồm thịt, cá, trứng, sữa; lương thực, thực phẩm dễ bị biến đổi, ẩm mốc, ôi thiu; gồm các loại như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin, chất xơ;…
l) Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
19. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vai trò của lương thực, thực phẩm.
n) Mục tiêu:
- Phân biệt được thế nào là lương thực, thế nào là thực phẩm.
- Lấy được ví dụ lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ thực vật, từ động vật.
- Lấy được ví dụ lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống, lương thực, thực phẩm nào phải nấu chín.
- Nêu được vai trò của lương thực, thực phẩm với đời sống con người.
- Trình bày được tại sao cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách.
o) Nội dung:
- Để duy trì sự sống, phát triển và hoạt động, con người cần có năng lượng (nhiên liệu) và chất dinh dưỡng (nguyên liệu). Vậy con người lấy 2 nguồn này từ đâu?
- HS lấy 5 ví dụ về lương thực, 5 ví dụ về thực phẩm trong đời sống hàng ngày.
- Học sinh làm việc cặp đôi trong 3 phút, quan sát H4.1, tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 15 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ thực vật? Từ động vật?
+ Lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống? Phải nấu chín?
- Quan sát các hình ảnh: thịt, cá, rau bị ôi thiu, gạo, lạc bị mốc. Tại sao phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách?
p) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- Học sinh đưa ra câu trả lời:
+ Con người lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ thức ăn: lương thực, thực phẩm.
+ Lương thực: gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mì, lúa mạch...
+ Thực phẩm: thịt gà, thịt lợn, cá, trứng, sữa, đậu phụ, rau, hoa quả…
- Học sinh tìm kiếm tài liệu, thông tin và thảo luận nhóm đôi. Đáp án có thể là
+ Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: gạo, ngô, khoai lang, mía, hoa quả, đậu, đỗ, dầu thực vật, lạc, vừng, rau xanh, mật ong.
+ Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: cá, thịt, trứng, bơ, mỡ lợn, sữa.
+ Lương thực, thực phẩm để ngoài môi trường (nhất là môi trường nóng, ẩm) dễ bị hư hỏng, sinh ra các chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ung thư…
q) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân, HS trả lời 2 câu hỏi ban đầu.
- GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ về 5 loại lương thực và 5 loại thực phẩm. HS trình bày cá nhân.
- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu.
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
GV nhận xét và chốt nội dung về vai trò của lương thực, thực phẩm.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực thực phẩm.
m) Mục tiêu:
- Trình bày được các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm.
- Xác định được vai trò của các nhóm chất.
- Thực hiện được thí nghiệm xác định sự biến đổi của lương thực.
- Xác định được các loại lương thực, thực phẩm dễ bị biến đổi 🡪 cần bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách.
n) Nội dung:
- HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập phần II theo các bước hướng dẫn của GV.
- Rút ra kết luận về các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm.
- Lựa chọn được thức ăn, đồ uống an toàn, đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh.
o) Sản phẩm:
- Đáp án Phiếu học tập phần II Bài 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM.
- Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, ghi chép đầy đủ về tìm hiểu các nhóm chất dinh dưỡng.
p) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thiện bảng tìm hiểu về các nhóm chất dinh dưỡng trong Phiếu học tập.
+ GV yêu cầu HS tiến hành thảo luận theo nhóm và hoàn thiện nội dung trong Phiếu học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm: nguồn gốc, vai trò (tác dụng).
+ Các loại thức ăn khác nhau sẽ cung cấp năng lượng và dinh dưỡng khác nhau. Cần ăn đủ các nhóm dinh dưỡng, kết hợp với vận động để có 1 cơ thể khỏe mạnh.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày/ 1 bước trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
- Kết luận: GV nhận xét về kết quả hoạt đông của các nhóm.
- GV chốt nội dung kiến thức.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về sự biến đổi của lương thực, thực phẩm và cách bảo quản chúng.
a) Mục tiêu:
- Trình bày được các nhóm chất dinh dưỡng có thể bị biến đổi.
- Đề xuất được phương án bảo quản các loại chất dinh dưỡng.
b) Nội dung:
- HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập phần II theo các bước hướng dẫn của GV.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm tìm hiểu sự biến đổi của lương thực.
- HS thực hiện thí nghiệm, quan sát các hình ảnh, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm.
- Rút ra kết luận về sự biến đổi các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm.
- Từ đó đề xuất phương án bảo quản lương thực, thực phẩm.
c) Sản phẩm:
- Đáp án Phiếu học tập phần III Bài 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM.
- Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, ghi chép đầy đủ về tìm hiểu sự biến đổi và phương pháp bảo quản các nhóm chất dinh dưỡng.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thiện bảng tìm hiểu về các nhóm chất dinh dưỡng trong Phiếu học tập.
+ GV yêu cầu HS tiến hành thảo luận theo nhóm và hoàn thiện nội dung trong Phiếu học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm.
+ HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về sự biến đổi và cách bảo quản các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày/ 1 bước trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
- Kết luận: GV nhận xét về kết quả hoạt đông của các nhóm.
- GV chốt nội dung kiến thức.
20. Hoạt động 3: Luyện tập
q) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
r) Nội dung:
- HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL.
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
s) Sản phẩm:
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
t) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
21. Hoạt động 4: Vận dụng
q) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
r) Nội dung: Tìm hiểu về những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khỏe con người. Xây dựng được thực đơn 1 ngày cho bản thân mình.
s) Sản phẩm:
- HS làm sơ đồ tư duy hoặc infografic về mặt tốt và mặt xấu của lipid.
- Thực đơn 1 ngày của em.
i) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
BÀI 16: HỖN HỢP CÁC CHẤT.
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.
- HS thực hiện một số thí nghiệm để nhận ra dung môi, dung dịch, chất tan và chất không tan.
- HS phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất, dung dịch và huyền phù, nhũ tương qua quan sát.
- HS nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước. Lấy được ví dụ về sự hòa tan của các chất trong nước.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu khái niệm
+ chất tinh khiết, hỗn hợp.
+ dung dịch, huyền phù và nhũ tương.
+ các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Hoạt động nhóm để tiến hành thí nghiệm tìm hiểu về dung dịch huyền phù và nhũ tuong,
+ Hoạt động nhóm để phân biệt nhũ tương, huyền phù, hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
GQVĐ: Vì sao trên bao bì của một số thức uống như sữa cacao, sữa socola đều có dòng chữ “Lắc đều trước khi sử dụng”
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.
- Đưa ra được ví dụ về chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất; dung dịch, nhũ tương, huyền phù qua quan sát.
- Thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về huyết tương, huyền phù, hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhât.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học chịu khó tìm tòi tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu khái niệm chất tinh khiết, hỗn hợp, huyền phù và nhũ tương.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ tiến hành tìm hiểu về huyền phù và nhũ tương.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành,ghi chép kết quả thí nghiệm tìm hiểu về huyền phù và nhũ tương.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh: một số chất tinh khiết, hỗn hợp, nhũ tương, huyền phù.
- Bảng phụ trò chơi “ai nhanh hơn”
- Phiếu học tập tìm hiểu về huyết tương, huyền phù.
- Phiếu bài tập nhóm đôi.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
+ Dụng cụ: 3 cốc thủy tinh, 3 thìa thủy tinh, 3 ống nghiệm, thìa thủy tinh, đèn cồn.
+ Hóa chất: nước cất, bột sắn, muối ăn, đường, bột đá vôi.
III. Tiến trình dạy học
22. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về hỗn hợp các chất.
n) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được nội dung tìm hiểu là hỗn hợp các chất.
o) Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”
m) Sản phẩm: Nội dung bảng phụ.
Chỉ chứa một chất | Chứa hai hay nhiều chất |
Thìa bạc, bình khí oxygen, | Nước đường, nước chấm, hồ đền lừ, muôi gỗ, nước bột sắn, tương ớt, nước ngọt. |
n) Tổ chức thực hiện:
- GV: thông báo luật chơi.
- GV: chiếu băng hình, học sinh quan sát thảo luận và hoàn thành vào bảng phụ.
- GV: tổ chức cho các nhóm chấm chéo.
- GV: dẫn dắt vào bài.
23. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về hỗn hợp và chất tinh khiết.
r) Mục tiêu:
- HS nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.
- HS phân biệt được chất tinh khiết với hỗn hợp.
- HS lấy được ví dụ chất tinh khiết, hỗn hợp.
- HS nêu được tính chất của hỗn hợp thay đổi phụ thuộc vào thành phần các chất có trong hỗn hợp.
s) Nội dung:
- HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin, sử dụng kết quả trò chơi để trả lời câu hỏi.
1) Nêu khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp.
2) Kể tên một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.
- GV đưa tình huống
+ Vị của nước muối thay đổi như thế nào khi cho thêm muối hay nước?
+ Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào yếu tố nào?
t) Sản phẩm:
+ HS vận dụng kiến thức thực tế đưa ra câu trả lời. Đáp án có thể là
CH1: Chất tinh khiết chỉ có một chất. Hỗn hợp chứa từ hai chất trở lên.
CH2: Chất tinh khiết: nhôm, đồng… Hỗn hợp: Nước biển…
Câu hỏi tình huống:
+ Mặn thêm khi cho thêm muối và nhạt đi khi cho thêm nước.
+ Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần các chất trong hỗn hợp.
u) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV chiếu hình một số chất tinh khiết và hỗn hợp và yêu cầu HS dựa vào bảng thành phần rút ra từ trò chơi để cho biết
? Thế nào là chất tinh khiết, thế nào là hỗn hợp.
? Lấy ví dụ về chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.
+ GV đưa tình huống qua các câu hỏi: CH1, CH2 yêu cầu HS trả lời.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS dựa vào bảng thành phần kết hợp với nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.
+ HS vận dụng kiến thức vừa học để lấy ví dụ về chất tinh khiết và hỗn hợp.
+ HS vận dụng kiến thức thực tế và trả lời câu hỏi tình huống
- Báo cáo thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, yêu cầu HS khác nhận xét bổ sung.
- Kết luận: GV nhận xét và chốt bảng khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về huyền phù và nhũ tương.
q) Mục tiêu:
- HS phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.
- HS trình bày được khái niệm huyền phù và nhũ tương.
- HS biết được huyền phù và nhũ tương là hỗn hợp không đồng nhất.
- HS phân biệt huyền phù và nhũ tương.
r) Nội dung:
- Yêu cầu HS các nhóm tiến hành thí nghiệm và hoàn thành bài tập trong PHT (số 1) theo nhóm 4-6 HS/ nhóm.
- GV giới thiệu hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất.
- GV giới thiệu: Hỗn hợp của dầu ăn và nước là nhũ tương; hỗn hợp của bột sắn và nước là huyền phù. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Thế nào là huyền phù? Thế nào là nhũ tương?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành phiếu HT2
s) Sản phẩm: Đáp án có thể là
1) Huyền phù là hỗn hợp rắn – lỏng không đồng nhất.
2) Nhũ tương là hỗn hợp lỏng – lỏng không đồng nhất.
- Nội dung câu trả lời trong PHT
- HS phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhât.
- HS phân biệt được nhũ tương và huyền phù.
t) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV: Yêu cầu HS các nhóm thực hiện thí nghiệm và trả lời câu hỏi vào PHT
+ GV: Yêu cầu học sinh quan sát cốc 1, cốc 2, cốc 3 để tìm hiểu về hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất.
+ GV: Dẫn dắt và hướng dẫn học sinh nhận biết huyền phù và nhũ tương.
+ GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập phân biệt hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất, huyền phù và nhũ tương.
+ GV: Yêu cầu HS chỉ ra huyền phù và nhũ tương trong các ví dụ còn lại ở phần trò chơi.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện thí nghiệm, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ HS hoàn thành bài tập theo nhóm đôi.
+ HS phân biệt huyền phù và nhũ tương trong các ví dụ ở phần trò chơi theo cá nhân.
- Báo cáo thảo luận: GV yêu cầu 1- 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV: Nhận xét chốt và ghi bảng về huyền phù và nhũ tương.
- GV: Giới thiệu về chất nhũ hóa.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về dung dịch
a) Mục tiêu:
- HS nêu được khái niệm dung dịch.
- HS phân biệt được dung môi, chất tan, dung dịch.
b) Nội dung:
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về chất tan, dung môi và dung dịch.
- HS làm việc cá nhân để chỉ ra chất tan, dung môi, dung dịch trong những ví dụ ở phần trò chơi.
c) Sản phẩm:
- HS chỉ ra chất tan, dung môi, dung dịch trong những ví dụ đã nêu ở phần trò chơi.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Chiếu hình ảnh hòa tan muối vào nước, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin chỉ ra chất tan, dung môi, dung dịch.
+ Yêu cầu HS chỉ ra chất tan, dung môi,dung dịch trong những ví dụ đã nêu ở trò chơi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát tranh ảnh, nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi.
- Bảo cáo thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một HS trả lời, các HS khác bổ sung (nếu có).
- Kêt luận: GV nhận xét và chốt nội dung về chất tan, dung môi và dung dịch.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về sự hòa tan các chất.
a) Mục tiêu:
- HS nhận biết các chất có khả năng hòa tan trong nước khác nhau.
- HS nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa tan chất rắn trong nước.
- HS lấy được ví dụ về sự hòa tan của các chất trong nước.
b) Nội dung:
- HS quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi tìm hiểu sự hòa tan các chất.
1) Trong số các thí nghiệm, chất nào tan và chất nào không tan trong nước?
2) Lấy ví dụ trong thực tế cho thấy chất rắn, chất lỏng, chất khí tan trong nước?
3) Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn?
c) Sản phẩm:
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát thi nghiệm thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Đáp án có thể là:
CH1: Chất tan: đường. Chất không tan là: canxi cacbonat.
CH2: Chất rắn: gia vị, mì chính… Chất lỏng: giấm, rượu…Chất khí: khí oxygen…
CH3: Tăng nhiệt độ, nghiền nhỏ, khuấy đều.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS quan sát thí nghiệm, nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- Bảo cáo thảo luận:
+ Yêu cầu đại diện 1- 2 nhóm trình bày.
+ GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
- Kêt luận: GV nhận xét và chốt nội dung về sự hòa tan các chất.
24. Hoạt động 3: Luyện tập
u) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã họo về hỗn hợp các chất.
v) Nội dung:
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
- HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Chất tinh khiết là
A. Nước đường.
B. Nước muối.
C. Nước chanh.
D. Nước cất.
Câu 2: Hỗn hợp là
A. dây đồng.
B. dây nhôm.
C. nước biển.
D. nước cất.
Câu 3:Dung dịch là
A. hỗn hợp không đồng nhất.
B. chất tinh khiết.
C. hỗn hợp không đồng nhất của chất rắn và chất lỏng.
D. hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Câu 4: Nước chanh là
A. dung dịch.
B. nước tinh khiết.
C. huyền phù.
D. nhũ tương.
Câu 5: Trộn 2ml giấm ăn với 10ml cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng?
A. Chất tan là giấm ăn, dung môi là nước.
B. Chất tan là nước, dung môi là giấm ăn.
C. Nước hoặc giấm ăn đều có thể là dung môi.
D. Nước hoặc giấm ăn đều có thể là chất tan.
w) Sản phẩm:
- Đáp án câu hỏi trắc nghiệm.
x) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
+ GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để làm một số câu hỏi trắc nghiệm.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo:
+ GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
+ GV gọi ngẫu nhiên các cá nhân trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ trên bảng.
25. Hoạt động 4: Vận dụng
t) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
u) Nội dung: HS vận dụng kiến thức được học trong bài giải thích hiện tượng thực tế
v) Sản phẩm:
Câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao trên bao bì của một số thức uống như sữa cacao, sữa socola đều có dòng chữ “Lắc đều trước khi sử dụng”
j) Tổ chức thực hiện: Đưa vấn đề yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời.
BÀI 17: TÁCH CHẤT KHỎI HỖN HỢP
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.
- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp, ứng dụng của các cách tách đó và sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong việc chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất khác nhau của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Trình bày được tính chất của từng chất trong hỗn hợp
- Nêu được nguyên tắc tách chất.
- Trình bày được một số cách tách chất: lọc, lắng, cô cạn, chiết .
- Đề xuất được cách tách chất ra khỏi hỗn hợp.
- Thực hiện được thí nghiệm tách chất ra khỏi hỗn hợp: lọc, lắng, cô cạn, chiết.
- Thực hiện được cách lọc và xử lí nước bẩn thành nước sạch thông thường.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Yêu nước.
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về thời gian.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, cách làm và thao tác làm thí nghiệm.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm tách chất ra khỏi hỗn hợp.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về một số hiện tượng tách chất ra khỏi hỗn hợp.
- Đoạn video về thực hành thí nghiệm tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối: YouTube https://youtu.be/I18oaCzndFk
Chế tạo máy lọc nước từ chai Coca https://youtu.be/808brh6E7zo
- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập Bài 17: TÁCH CHẤT KHỎI HỖN HỢP (đính kèm).
- Giáo viên chuẩn bị (mỗi nhóm học sinh):
+ Nhóm 1( tổ 1): đất, nước, 2 cốc thủy tinh, phễu lọc, giấy lọc.
+ Nhóm 2( tổ 2): dầu ăn, nước, 1 cốc thủy tinh, phễu chiết, chai nhựa, giá sắt, kẹp sắt.
+ Nhóm 3 (tổ 3): video về thực hành thí nghiệm tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối.
+ Nhóm 4 (tổ 4): video về chế tạo máy lọc nước từ chai Coca.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là ôn lại kiến thức Bài 16 và tìm hiểu về một số hỗn hợp trong tự nhiên, vì sao chúng ta lại cần phải tách chất.
p) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là ôn lại khái niệm về chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch, huyền phù, nhũ tương, khả năng tan trong nước của các chất và tìm hiểu về một số hỗn hợp trong tự nhiên, vì sao chúng ta lại cần phải tách chất .
q) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về bài cũ và về một số hỗn hợp trong tự nhiên, cách tách chất.
o) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập, ôn lại khái niệm về chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch, huyền phù, nhũ tương, khả năng tan trong nước của các chất và tìm hiểu về một số hỗn hợp trong tự nhiên, cách tách chất, vì sao chúng ta lại cần phải tách chất.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về nguyên tắc tách chất.
v) Mục tiêu:
- Trình bày được tính chất vật lí của một số chất thông thường.
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp từ đó rút ra được nguyên tắc tách chất.
- Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp trong tự nhiên và trong đời sống.
w) Nội dung:
- Trên thực tế em thường gặp chất tinh khiết hay hỗn hợp?
- Trong tự nhiên và cuộc sống, ta gặp rất nhiều hiện tượng tách chất ra khỏi hỗn hợp theo những cách khác nhau. GV chiếu hình ảnh giới thiệu một số hiện tượng tách chất ra khỏi hỗn hợp. HS đọc nội dung SGK trả lời cá nhân và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập phần I theo các bước hướng dẫn của GV.
Học sinh làm việc cá nhân trong 3 phút, quan sát H2.1, tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 2 và trả lời các câu hỏi sau vào phiếu học tập:
- Tại sao đãi cát lại tìm được vàng?
- Tại sao phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước?
- Tại sao phơi nước biển dưới ánh nắng và gió lại thu được muối?
Học sinh làm việc cặp đôi trong 3 phút, trả lời các câu hỏi sau vào PHT
- Mây được hình thành từ đâu?
- Lấy một số ví dụ về quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết?
- Các chất trong tự nhiên tồn tại ở 3 trạng thái là rắn, lỏng, khí. Mỗi chất đều có những tính chất riêng. Vậy để tách chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào đâu?
- Liệt kê những tính chất khác nhau để tách chất ra khỏi hỗn hợp? Từ đó rút ra nguyên tắc tách chất?
x) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- Học sinh đưa ra câu trả lời:
+ Trên thực tế em thường gặp hỗn hợp.
+ Vàng nặng hơn cát nên khi đãi hỗn hợp trong nước vàng sẽ lắng xuống dưới.
+ Hạt phù sa nặng hơn nước nên lắng xuống đáy sông.
+ Muối ăn không bị bay hơi nên khi làm cho nước biển bay hơi bới gió và năng lượng mặt trời sẽ thu được muối rắn.
- Học sinh tìm kiếm tài liệu, thông tin và thảo luận nhóm đôi. Đáp án có thể là
+ Mây tạo thành khi hơi nước bốc lên, gặp lạnh và ngưng tụ trong không khí.
+ Chưng cất rượu, chưng cất tinh dầu…
+ Để tách chất ra khỏi hỗn hợp ta dựa vào sự khác nhau về tính chất.
+ Sự khác nhau về: kích thước hạt, nặng hay nhẹ, tính bay hơi, khả năng tan trong các dung môi khác nhau. Nguyên tắc tách chất: Dựa vào các tính chất khác nhau có thể áp dụng cách phù hợp để tách chất ra khỏi hỗn hợp.
y) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân, HS trả lời 4 câu hỏi ban đầu.
- GV cho HS đọc mục Em có biết.
- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu.
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
GV nhận xét và chốt nội dung về nguyên tắc tách chất.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về một số cách tách chất.
u) Mục tiêu:
- Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.
- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.
v) Nội dung:
- GV chia lớp thành 4 nhóm ứng với 4 tổ. Mỗi nhóm có từ 10-12 HS.
- Các nhóm đọc cách tiến hành trong phiếu học tập riêng của nhóm, làm thí nghiệm hoặc xem video mà GV cung cấp -> thảo luận và đi đến thống nhất, ghi chép đầy đủ kết quả thu được vào bảng và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. Mỗi nhóm có 5 phút để hoàn thành.
+ Nhóm 1( tổ 1): Lọc nước từ hỗn hợp nước lẫn đất.
+ Nhóm 2( tổ 2): Tách dầu ăn ra khỏi nước.
+ Nhóm 3 (tổ 3): Video về thực hành thí nghiệm tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối.
+ Nhóm 4 (tổ 4): Video về chế tạo máy lọc nước từ chai Coca.
- Rút ra kết luận về các cách tách chất.
w) Sản phẩm:
- Đáp án Phiếu học tập phần II Bài 17: TÁCH CHẤT KHỎI HỖN HỢP.
- Quá trình hoạt động nhóm: thao tác làm thí nghiệm, ghi chép đầy đủ kết quả thu được và trả lời các câu hỏi trong phiếu.
x) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS đọc cách tiến hành trong PHT, làm thí nghiệm hoặc xem video mà GV cung cấp ghi chép đầy đủ kết quả thu được và trả lời các câu hỏi trong phiếu.
+ GV yêu cầu HS tiến hành thảo luận theo nhóm và hoàn thiện nội dung trong Phiếu học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS làm thí nghiệm, tìm tòi thông tin trong video, thảo luận và đi đến thống nhất ghi chép đầy đủ kết quả thu được và trả lời các câu hỏi trong phiếu.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi lần lượt từng nhóm trình bày nội dung trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
- Kết luận: GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm.
- Học sinh làm việc cá nhân trong thời gian 5 phút để hoàn thành bảng trong PHT
- GV cho HS chốt nội dung kiến thức.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
y) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
z) Nội dung:
- HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL.
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
aa) Sản phẩm:
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
bb) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta lại cần phải tách chất?
- GV gọi 1 đến 2 HS trả lời rồi đưa ra đáp án
Trong tự nhiên hầu hết các chất đều là hỗn hợp. Hỗn hợp trong tự nhiên đều là hỗn hợp của hai hay nhiều chất khác nhau. Do nhu cầu sử dụng nên quá trình tách chất trong đời sống và công nghệ hóa học là rất cần thiết. Một ví dụ điển hình cho quá trình tách chất trong công nghệ hóa học là công nghệ lọc hóa dầu. Dầu thô gồm hỗn hợp nhiều các hidrocacbon khác nhau, do đó để có thể sử dụng được cho những mục đích khác nhau, hỗn hợp dầu thô cần phải được tách ra thành các sản phẩm có ích như xăng, diezel, dầu nhờn, nhựa đường.v.v..
- Đề xuất được phương pháp tách muối khỏi cát
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
w) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
x) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Quá trình làm muối tinh từ nước biển sử dụng phương pháp tách chất nào?
- Khi có sự cố tràn dầu trên biển, người ta làm thế nào để thu hồi được dầu thô?
- Không khí tại thành phố Hà Nội hiện nay đang bị ô nhiễm bụi mịn, khi tham gia giao thông chúng ta cần tạo thói quen gì để hạn chế tác hại của bụi mịn tác động đến sức khỏe?
- Đề xuất phương pháp làm sạch bể cá cảnh.
- GV cho HS đọc mục Em có biết.
- Tìm hiểu quá trình lọc bột sắn dây và bột nghệ.
y) Sản phẩm:
- Quá trình làm muối tinh từ nước biển sử dụng phương pháp lọc và cô cạn.
- Khi có sự cố tràn dầu trên biển, người ta sử dụng phao quây để ngăn dầu trên mặt nước và dùng các loại máy hút dầu (hoặc máng hót dầu) để thu hồi phần dầu nổi và lơ lửng sát mặt nước.
- Chúng ta cần tạo thói quen sử dụng khẩu trang khi tham gia giao thông.
- HS đề xuất được phương pháp làm sạch bể cá cảnh.
- HS đọc mục Em có biết để biết được tác dụng của máy lọc không khí và máy lọc nước.
- HS tìm hiểu quá trình lọc bột sắn dây và bột nghệ. Người ta làm thế nào để tách được bột sắn và bột nghệ ra khỏi hỗn hợp?
k) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân, HS trả lời 3 câu hỏi ban đầu.
- GV cho HS đọc mục Em có biết.
- Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
CHƯƠNG 5: TẾ BÀO
BÀI 18: TẾ BÀO- ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG CỦA SỰ SỐNG
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh sẽ:
- Nêu được khái niệm tế bào.
- Nêu được hình dạng và kích thước của một số dạng tế bào.
- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tim kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về tế bào, hình dạng và kích thước của tế bào.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời được các câu hỏi khó: “Tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống.”, “Vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng và kích thước khác nhau”…
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: lấy ví dụ để chứng minh tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nêu được tế bào là đơn vị cấu tạo của các cơ thể sống, mỗi tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.
+ Giải thích được “Tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống.”, “Vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng và kích thước khác nhau”.
- Chứng minh mỗi tế bào có hình dạng kích thước khác nhau phù hợp với chức năng của chúng.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học: thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ học tập.Chịu khó tìm tòi tài liệu.
- Có trách nhiệm trong công việc được phân công, phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu về tế bào – đơn vị cấu tạo của cơ thể sống, và giải thích được “tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống.”, “Vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng và kích thước khác nhau”.
- Trung thực, cẩn thận trong : làm bài tập trong vở bài tập và phiếu học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh : H1.1: Hình dạng một số loại tế bào.
- H1.2: Cấu trúc các bậc cấu trúc của thế giới sống.
- Hình ảnh ngôi nhà được xây nên từ những viên gạch.
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập: Tế bào
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là: Tế bào
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được bài học hôm nay : học về tế bào
b) Nội dung: Học sinh thực hiện trò chơi: Bức tranh bí ẩn
- Lấy 2 đội chơi, mỗi đội 3 HS
- Bốc thăm, đội nào được lật ô trước sẽ trả lời câu hỏi “Hình ảnh đó là gì?”Bốc thăm, đội nào được lật ô trước sẽ trả lời câu hỏi “Hình ảnh đó là gì?”. Nếu đội đó không trả lời được thì đội thứ 2 sẽ giành quyền trả lời….
- Đội nào đưa ra được đáp án thì đội đó sẽ thắng cuộc.
c) Sản phẩm:
- Học sịnh sẽ tìm ra đó là hình ảnh bí ẩn đó là: tế bào.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV lấy 2 đội chơi, mỗi đội 3 HS, chiếu hình ảnh bị che bởi các miếng ghép.
- HS thực hiện nhiệm vụ: 2 đội bốc thăm, đội nào được lật ô trước sẽ trả lời câu hỏi “Hình ảnh đó là gì?”. Nếu đội đó không trả lời được thì đội thứ 2 sẽ giành quyền trả lời….
- Đội nào đưa ra được đáp án thì đội đó sẽ thắng cuộc.
- Kết luận: GV sẽ chốt kết quả: đội chiến thắng là đội trả lời được: hình ảnh đó là hình ảnh tế bào
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về : Tế bào là gì?
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết được tế bào là đơn vị cấu tạo của các cơ thể sống.
- Học sinh trả lời được: tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?
b) Nội dung:
- HS đọc thông tin SGK + quan sát hình ảnh, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
- Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống?
- Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?
c) Sản phẩm: :
- Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống.
- Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết, do vậy tế bào được xem là “Đơn vị cơ bản của sự sống”
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: HS đọc thông tin SGK + quan sát hình ảnh , trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
+ Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống?
+ Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?
- HS thực hiện nhiệm vụ: đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm để trả lời được câu hỏi của nhiệm vụ được giao.
- HS báo cáo: Cử đại diện trả lời câu hỏi.
- GV gọi một nhóm trình bày đáp án, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
+ Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống.
+ Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết, do vậy tế bào được xem là “Đơn vị cơ bản của sự sống”
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về hình dạng và kích thước tế bào
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết được tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
b) Nội dung: Học sinh quan sát hình 1.1, 1.2, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
- Nêu nhận xét về hình dạng tế bào.
- Cho biết tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường, tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi?
- Em có nhận xét gì về kích thước của tế bào?
c) Sản phẩm:
- Có nhiều loại tế bào với các hình dạng khác nhau
- Các loại tế bào khác nhau về kích thước, nhưng hầu hết là rất nhỏ bé
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1, 1.2, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Nêu nhận xét về hình dạng tế bào.
+ Cho biết tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường, tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi?
+ Em có nhận xét gì về kích thước của tế bào?
- HS thực hiện nhiệm vụ: học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên: quan sát hình 1.1, 1.2, trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
- HS báo cáo: Các nhóm cử đại diện trả lời theo yêu cầu của GV.
- GV kết luận: GV kết luận kiến thức bằng cả kênh chữ và kênh hình trên slide:
+ Có nhiều loại tế bào với các hình dạng khác nhau
+ Các loại tế bào khác nhau về kích thước, nhưng hầu hết là rất nhỏ bé
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về tế bào
b) Nội dung:
- Quan sát hình, đọc thông tin và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trong bài 1- phiếu HT.
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1:Bốn bạn học sinh phát biểu về hình dạng, kích thước của các loại tế bào khác nhau như sau:
A. Tất cả các loại tế bào đều cùng hình dạng, nhưng chúng luôn có kích thước khác nhau.
B. Tất cả các lọai tế bào đều có hình dạng và kích thước giống nhau.
C. Tất cả các loại tế bào đều có cùng kích thước nhưng hình dạng giữa chúng luôn
khác nhau.
D. Các loại tế bào khác nhau luôn có kích thước và hình dạng khác nhau
Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
1. Phát biểu của bạn nào đúng?
2. Lấy ví dụ để giải thích tại sao các phát biểu khác không đúng.
c) Sản phẩm:
- Các lọai tế bào khác nhau thường có kích thước và hình dạng khác nhau.
- Ví dụ: Tế bào Trứng cá: quan sát bằng mắt thường. Vi khuẩn: phải quan sát bằng kính hiển vi…
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, sử dụng kiến thức đã biết và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trong bài 1- phiếu HT:
Bài 1: Bốn bạn học sinh phát biểu về hình dạng, kích thước của các loại tế bào khác nhau như sau:
A. Tất cả các loại tế bào đều cùng hình dạng, nhưng chúng luôn có kích thước khác nhau.
B. Tất cả các lọai tế bào đều có hình dạng và kích thước giống nhau.
C. Tất cả các loại tế bào đều có cùng kích thước nhưng hình dạng giữa chúng luôn
khác nhau.
D. Các loại tế bào khác nhau luôn có kích thước và hình dạng khác nhau
Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
1. Phát biểu của bạn nào đúng?
2. Lấy ví dụ để giải thích tại sao các phát biểu khác không đúng.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: học sinh thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.
- HS báo cáo: Các tổ cử đại diện báo cáo . Giáo viên sẽ chọn ngẫu nhiên 2-3 nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến
- GV chốt kiến thức: bằng cả kênh chữ và hình trên slide.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Học sinh giải thích được :
- Tại sao nói “ Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống”
- Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc nhóm: Đọc câu hỏi, thảo luận nhóm , chọn đáp án đúng, trong bài 2- phiếu HT
Bài 2: Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Tại sao nói “ tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống”
a. Vì tế bào rất nhỏ bé.
b. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết.
c. Vì tế bào Không có khả năng sinh sản.
d. Vì tế bào rất vững chắc.
Câu 2. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?
a. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng.
b. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết.
c. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng.
d. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo nên sự đa dạng của các loài sinh vật.
c) Sản phẩm:
- Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống: vì tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản,sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết
- Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: HS đọc câu hỏi, thảo luận nhóm, chọn đáp án đúng, trong bài 2- phiếu HT
Bài 2: Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Tại sao nói “ tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống”
a. Vì tế bào rất nhỏ bé.
b. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản,sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết.
c. Vì tế bào Không có khả năng sinh sản.
d. Vì tế bào rất vững chắc.
Câu 2. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?
a. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng.
b. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết.
c. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng.
d. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo nên sự đa dạng của các loài sinh vật.
- HS thực hiện nhiệm vụ: học sinh làm việc nhóm: Đọc câu hỏi , chọn đáp án đúng, trong bài 2- phiếu HT theo yêu cầu của GV
- HS báo cáo: Các nhóm cử đại diện trả lời. GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
- GV chốt đáp án đúng. Câu 1. b: câu 2.a.
BÀI 19: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC THÀNH TẾ BÀO
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh sẽ:
- Nêu được cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào.
- Phân biệt được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực; tế bào động vật, tế bào thực vật thông qua quan sát hình ảnh.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tim kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào. Phân biệt được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời được các câu hỏi khó: “Trên màng tế bào có các lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ này là gì.”, “Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật?
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tạo mô hình mô phỏng tế bào động vật và tế bào thực vật.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Năng lực nhận biết KHTN
+ Nêu được cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
+ Nhận biết được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực; tế bào động vật, tế bào thực vật thông qua quan sát hình ảnh.
+ Thông hiểu: Giải thích được “Trên màng tế bào có các lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ này là gì.”, “Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật?”. “ Những điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật có liên quan gì đến hình thức sống khác nhau của chúng?”
- Năng lực vận dụng kiến thức: Tạo mô hình mô phỏng tế bào động vật và tế bào thực vật. trả lời được câu hỏi “Túi nilon, hộp nhựa, rau củ , quả và gelatin mô phỏng cho thành phần nào của tế bào? Loại tế nào có thể xếp chặt hơn và đưa ra lời giải thích?”
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học: thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong công việc được phân công, phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
- Trung thực, cẩn thận trong : làm bài tập trong vở bài tập và phiếu học tập..
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh : H2.1: Sơ đồ các thành phần chính của tế bào.
- H2.2: Cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
- H2.3: Tế bào động vật
- H2.4: Tế bào thực vật
- Hình ảnh trái đất
- Hinh ảnh một số loại tế bào: tế bào mỡ, tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào hồng cầu…
- Hình ảnh ngôi nhà được xây nên từ những viên gạch.
- Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là: cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được bài học hôm nay học về cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào.
b) Nội dung: Học sinh thực hiện trả lời câu hỏi:
- Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?
- Tế bào được cấu tạo từ thành phần nào? Và chúng có những chức năng gì để giúp tế bào thực hiện những quá trình sống đó?
c) Sản phẩm:
- Học sinh sẽ nhận ra được bài học hôm nay học về cấu tạo và chức năng của các thành phần tế bào
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Giáo viên chiếu hình ảnh các loại tế bào, và đưa ra câu hỏi: Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?
Đưa ra câu hỏi dẫn dắt: Tế bào được cấu tạo từ thành phần nào? Và chúng có những chức năng gì để giúp tế bào thực hiện những quá trình sống đó?
- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao, mỗi cá nhân suy nghĩ tìm câu trả lời.
- HS báo cáo kết quả: GV gọi ngẫu nhiên 1-2 HS trả lời, các HS khác nhận xét , bổ sung.
- Giáo viến đưa ra kết luận bằng hình ảnh và dẫn dắt bằng lời để vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về : cấu tạo của tế bào
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết được các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng.
- Học sinh trả lời được: Trên màng tế bào có các lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ này là gì?
b) Nội dung:
HS đọc thông tin sách giáo khoa (SGK) + quan sát hình ảnh, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
+ Nêu thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng?
+ Trên màng tế bào có các lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ này là gì?
c) Sản phẩm:
- Tế bào gồm các thành phần chính với chức năng:
+ Màng tế bào: bao bọc tế bào chất tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
+ Tế bào chất: gồm bào tương và các bào quan, là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động trao đổi chất của tế bào.
+ Nhân/vùng nhân: Là nơi chứa vật chất di truyền và là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
- Trên màng tế bào có các lỗ nhỏ li ti để giúp màng tế bào thực hiện chức năng trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: HS đọc thông tin SGK + quan sát hình ảnh H2.1, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
+ Nêu thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng?
+ Trên màng tế bào có các lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ này là gì?
- HS thực hiện nhiệm vụ : Đọc thông tin, quan sát hình ảnh H2.1, thảo luận nhóm tìm ra câu trả lời. Cử đại diện nhóm báo cáo.
- HS báo cáo: Sau khi thảo thuận xong, mỗi nhóm cử đại diện để trả lời. GV gọi ngẫu nhiên 1-2 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV chốt kiến thức: giáo viên chốt kiến thức bằng cả kênh chữ và kênh hình trên slide
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
a) Mục tiêu:
- Học sinh phân biệt đươc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình 2.2, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi: chỉ ra điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
c) Sản phẩm:
Tế bào nhân sơ (Tế bào vi khuẩn) | Tế bào nhân thực (Tế bào động vật, thực vật) | |
Giống | Cả hai loại tế bào đều có màng tế bào và tế bào chất | |
Tế bào chất | Không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bao bọc, chỉ có một bào quan duy nhất là Ribosome | Có hệ thống nội màng, Tế bào chất được chia thành nhiều khoang, các bào quan có màng bao bọc, có nhiều bào quan khác nhau. |
Nhân | Chưa hoàn chỉnh: không có màng nhân | Hoàn chỉnh: có màng nhân |
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình 2.2, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi: chỉ ra điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, các nhóm quan sát hình và thảo luận để tim ra câu trả lời.
- HS báo cáo kết quả thảo luận: cử đại diện để trả lời . GV gọi đại diện một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV kết luận: về sự giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, chiếu bảng phân biệt trên slide.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về tế bào động vật và tế bào thực vật
a) Mục tiêu:
- Học sinh phân biệt đươc tế bào tế bào động vật và tế bào thực vật
b) Nội dung:
Học sinh quan sát hình 2.3, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
- Chỉ ra điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
- Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật?
- Những điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật có liên quan gì đến hình thức sống khác nhau của chúng?
c) Sản phẩm:
- Điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
Thành phần | Tế bào động vật | Tế bào thực vật |
Thành tế bào | Không có | Có, giữ hình dạng tế bào được ổn định |
Màng tế bào | có | có |
Tế bào chất | Có chứa : ti thể, 1 số tế bào có không bào nhỏ | Có chứa: ti thể, không bào lớn, lục lạp chứa diệp lục giúp hấp thụ ánh sang mặt trời. |
Nhân | Có nhân hoàn chỉnh | Có nhân hoàn chỉnh |
Lục lạp | Không có | Có lục lạp |
- Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật: đó là tế bào thực vật có thành tế bào cứng cáp nên nó vừa quy định hình dạng tế bào, vừa bảo vệ tế bào và vừa giúp cây cứng cáp.
- Điểm khác nhau lớn nhất giữa tế bào động vật và tế bào thực vật là: tế bào thực vật có diệp lục để giúp cây hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất dinh dưỡng cho cây.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ:
Học sinh quan sát hình 2.3, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Chỉ ra điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
+ Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật?
+ Những điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật có liên quan gì đến hình thức sống khác nhau của chúng?
- HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình 2.3, trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời mà GV đã giao.
- HS báo cáo kết quả: theo yêu cầu của GV, các nhóm cử đại diện báo cáo. Gióa viên gọi ngẫu nhiên một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét , bổ sung ý kiến
GV chốt đáp án: GV chốt kiến thức về điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực bằng bảng; câu trả lời của câu hỏi “cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật? Những điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật có liên quan gì đến hình thức sống khác nhau của chúng?” bằng kênh chữ trên slide
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về cấu tạo tế bào
b) Nội dung:
- Hoạt động nhóm: Tạo mô hình mô phỏng tế bào động vật và tế bào thực vật.( các bước thực hiện trong SGK mục “Em có thể”)
- Trả lời câu hỏi:Túi nilon, hộp nhựa, rau củ , quả và gelatin mô phỏng cho thành phần nào của tế bào? Loại tế nào có thể xếp chặt hơn và đưa ra lời giải thích?
c) Sản phẩm:
- Tạo được mô hình mô phỏng tế bào động vật và tế bào thực vật.
- Các vật dụng: Túi ni lon: mô phỏng màng tế bào, hộp nhựa mô phỏng thành tế bào, rau củ quả mô phỏng các bào quan, gelatine lỏng mô phỏng tế bào chất.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà làm, giờ sau mang đến lớp và trả lời các yêu cầu sau:
+ Hoạt động nhóm: Tạo mô hình mô phỏng tế bào động vật và tế bào thực vật.
+ Trả lời câu hỏi:Túi nilon, hộp nhựa, rau củ, quả và gelatin mô phỏng cho thành phần nào của tế bào? Loại tế nào có thể xếp chặt hơn và đưa ra lời giải thích?
+ GV hướng dẫn: Tạo mô hình mô phỏng tế bào động vật và tế bào thực vật:
Các bước | Mô phỏng tế bào động vật | Mô phỏng tế bào động vật |
Bước 1 | Chuẩn bị một túi nilon có khóa | Chuẩn bị một túi nilon có khóa đặt vào hộp đựng thực phẩm trong suốt |
Bước 2 | Dùng thìa chuyển gelatin dạng lỏng vào mỗi túi cho đến khi đạt ½ thể tích mỗi túi | |
Bước 3 | Chọn các loại rau củ, quả( hoặc đất nặn, xốp) mà em thấy có hình dạng giống các bào quan ở tế bào động vật và thực vật, sau đưa vào mỗi túi tương ứng với mô phỏng tế bào động vật và thực vật (cố gắng xếp xếp chặt các loại rau củ, quả), sau đó đổ gelatin gần đầy rồi kéo khóa miệng túi lại. |
- Trả lời câu hỏi: Túi nilon, hộp nhựa, rau củ, quả và gelatin mô phỏng cho thành phần nào của tế bào? Loại tế nào có thể xếp chặt hơn và đưa ra lời giải thích?
- HS về nhà thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, giờ sau các nhóm mang sản phẩm đến và trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm sẽ nhận xét các sản phẩm và nội dung câu trả lời của nhóm khác .
- GV kết luận: sẽ chốt lại kiến thức bằng hình ảnh trên slide.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích được hiện tượng thực tế:
Nếu em nhìn trái đất từ vũ trụ, em sẽ thấy hầu hết các vùng đất liền là màu xanh lá cây. Màu xanh đó do đâu?
b) Nội dung:
Quan sát hình ảnh trái đất, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Nếu em nhìn trái đất từ vũ trụ, em sẽ thấy hầu hết các vùng đất liền là màu xanh lá cây. Màu xanh đó do đâu?
c) Sản phẩm:
- Màu xanh ở những vùng dất liền mà ta nhìn thấy từ vũ trụ là do chất diệp lục trong tế bào của cây tạo nên.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh trái đất được chiếu trên màn hình , thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Nếu em nhìn trái đất từ vũ trụ, em sẽ thấy hầu hết các vùng đất liền là màu xanh lá cây. Màu xanh đó do đâu?
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời.
- Học sinh báo cáo kết quả thảo luận: cử đại diện của nhóm trả lời . GV chọn một nhóm ngẫu nhiên trả lời, các nhóm khác nhận xét , bổ sung ý kiến.
- GV chốt kiến thức bằng hình ảnh tế bào thực vật và hình ảnh trái đất trên slide cho HS .
BÀI 20: SỰ LỚN LÊN VÀ SINH SẢN CỦA TB
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài học này học sinh sẽ khám phá được quá trình lớn lên và sinh sản của TB bao gồm
- Trình bày được quá trình lớn lên và quá trình sinh sản (phân chia) dựa trên hình ảnh.
- Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản (phân chia) TB.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển mộ số năng lực của học sinh như sau:
- Năng lực tự chủ và tự học: tự tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, đoạn video để mô tả được sự lớn lên và phân chia của TB, hoàn thành các nhiệm vụ của giáo viên.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm xác định được sự thay đổi (lớn lên) của TB non; kết quả của việc phân chia (sinh sản) liên tục của TB.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề trong thực tiễn liên quan đến sự lớn lên và phân chia TB: Hiện tượng mọc lại đuôi ở thằn lằn; Các vết thương lõm sau một thời gian thì đầy lại.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên (sinh học)
* Nhận thức sinh học
- Trình bày được các bước cơ bản trong sự sinh sản (phân chia) của TB. Kết quả của sự phân chia đó.
- Xác định được nhờ đâu TB có thể lớn lên, tăng trưởng về kích thước, khối lượng.
- Thực hiện được bài tính toán đơn giản về số lượng TB sau một số lần sinh sản (phân chia) liên tiếp
* Tìm hiểu thế giới sống
- Đưa ra nhận định, phán đoán về vấn đề mở được đưa ra ở phần đặt vấn đề: Từ 1 TB có thể tạo ra một cơ thể mới hay không?
* Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
- Giải thích được nguyên nhân bên trong giúp cơ thể tăng trưởng về khối lượng, kích thước; Hiện tượng mọc lại đuôi ở thằn lằn; Các vết thương lõm sau một thời gian thì đầy lại
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó đọc SGK và các tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để giải quyết các vấn đề trong các phiếu về lớn lên và sinh sản của TB
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động thực hiện các nhiệm vụ tìm hiểu sự lớn lên và phân chia của TB.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh, đoạn phim về quá trình lớn lên và phân chia TB
- Phiếu học tập bài 3 - Sự lớn lên và sinh sản của TB.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập nhóm trên khổ giấy A1
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là nhờ khả năng nào của TB mà cơ thể lại lớn lên và tăng trưởng về kích thước khối lượng.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh phát sinh nhu cầu tìm hiểu về vấn đề cần giải quyết trong bài học là sự lớn lên và sinh sản của TB.
b) Nội dung: Học sinh thực hiện:
Thảo luận cặp đôi, đưa ra dự đoán cho vấn đề:
Từ 1 viên gạch có thể xây được một ngôi nhà không? Giải thích.
Từ một TB, ta có thể tạo được một cơ thể hoàn thiện? Giải thích vì sao?
c) Sản phẩm:
- Hoàn thành nội dung bài tập 1 trong PHT
- Đưa ra được dự đoán cá nhân cho tình huống có vấn đề trong bài 1 PHT.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên chiếu hình ảnh đơn vị cấu tạo của ngôi nhà và cơ thể
- Giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động cặp đôi trong thời gian 3 phút để hoàn thành hai câu hỏi BT1-PHT
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên các học sinh trình bày về dự đoán của nhóm và giải thích dựa vào kiến thức đã biết 🡪 ghi lại vào góc bảng các quan điểm khác nhau.
- Giáo viên đặt vấn đề: Để xem dự đoán và giải thích của bạn nào đúng nhất, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về TB: Bài 3 – Sự lớn lên và sinh sản của TB.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sự lớn lên của TB.
a) Mục tiêu:
- Mô tả được sự lớn lên của TB (thay đổi vị trí kích thước của nhân và TB chất)
- Xác định được cơ sở của sự lớn lên của TB là hoạt động trao đổi chất.
b) Nội dung:
Học sinh làm việc với sgk
+ mô tả sự lớn lên của TB.
+ Trả lời câu hỏi của giáo viên: . Nhờ hoạt động sống nào mà TB có thể lớn lên?
. TB có lớn lên mãi không? Tại sao?
c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- Bảng so sánh:
Nội dung | TB non | TB trưởng thành |
Kích thước nhân | Nhỏ | Lớn hơn |
TB chất | Ít | Nhiều hơn |
Vị trí của nhân | ở trung tâm TB | Nằm lệch về 1 phía |
Kích thước, khối lượng TB | Kích thước, khối lượng nhỏ | Kích thước, khối lượng tăng hơn so với ban đầu |
- Nhờ trao đổi chất (lấy vào chất cần thiết, loại bỏ chất không cần thiết) mà TB lớn lên.
- TB không lớn lên mãi vì đến một giới hạn xác định màng TB sẽ vỡ
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ hoàn thành bài tập 1 PHT
- Phát vấn các câu hỏi nhận thức về quá trình lớn lên của TB: Nhờ hoạt động sống nào mà TB có thể lớn lên? TB có lớn lên mãi không? Tại sao?
Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân học sinh hoàn thành bảng so sánh
- Đọc sgk và tìm ra nhận định về nguyên nhân bên trong dẫn tới sự lớn lên của TB, nhận định về giới hạn trong sự lớn lên của TB và giải thích.
Báo cáo thảo luận
- Giáo viên yêu cầu 1-2 học sinh đại diện trình bày kết quả và nhận xét hoàn thiện bảng so sánh và quan điểm cá nhân về nguyên nhân bên trong và giới hạn lớn lên của TB.
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét kết quả nhận thức của cá nhân về kết quả so sánh và trả lời câu hỏi nhận thức
- Giáo viên chốt lại về sự lớn lên của TB bằng một sơ đồ chữ về sự lớn lên của TB là hệ quả của quá trình trao đổi chất của TB.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về sự sinh sản (phân chia) của TB và mối quan hệ giữa lớn lên và phân chia TB.
a) Mục tiêu:
- Mô tả được quá trình sinh sản của TB và kết quả
- Phân tích được mối quan hệ giữa quá trình lớn lên với quá trình phân chia TB và phát hiện được kết quả của sự lớn lên và sinh sản của TB
b) Nội dung:
- Quan sát đoạn phim, cá nhân hoàn thành bài tập 2 PHT, sau đó thảo luận nhóm thống nhất kết quả: các giai đoạn trong quá trình sinh sản của TB
- Quan sát hình 3.2 SGK nêu mối quan hệ giữa quá trình lớn lên và phân chia của TB
c) Sản phẩm:
Quá trình phân chia:
- Quá trình phân chia của TB gồm hai giai đoạn
+ Phân chia nhân: Nhân của TB nhân đôi và đi về hai cực TB
+ Phân chia TB chất: TB chất chia đều cho hai TB con bằng cách hình thành vách ngăn ngang (ở TB thực vật) hoặc thắt lại (ở TB động vật)
- Kết quả: Từ 1 TB trưởng thành sau khi phân chia hình thành 2 TB con.
Mối quan hệ:
- TB non nhờ quá trình lớn lên mà thành TB trưởng thành có khả năng phân chia (sinh sản). Kết quả quá trình phân chia lại sinh ra những TB non mới.
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân quan sát đoạn phim, tìm kiếm thông tin để lựa chọn những nội dung phù hợp hoàn thành bài tập 2 PHT tìm hiểu về sự phân chia của TB và mối quan hệ giữa quá trình lớn lên và phân chia TB.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm (3 phút) thống nhất kết quả.
Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành bài 2 PHT, sau đó trao đổi nhóm 4-6 hs trong 3 phút, dựa vào đoạn phim và hình 3.2 SGK hoàn thành tìm hiểu về quá trình phân chia và mối quan hệ
Báo cáo thảo luận
- Giáo viên yêu cầu 2 nhóm nhanh nhất đại diện lên báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và thống nhất chốt lại kết quả cuối cùng về sự phân chia của TB và mối quan hệ với sự lớn lên.
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
- Chốt lại hai bước của quá trình phân chia và mối quan hệ giữa phân chia và lớn lên.
Hoạt động 2.3: Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
a) Mục tiêu:
- Phát hiện được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của TB với cơ thể.
b) Nội dung:
- Trả lời các câu hỏi SGK và câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên.
+ cây ngô lớn lên được nhờ quá trình nào?
+ nhờ quá trình nào cơ thể có được những TB mới để thay thế cho những TB già, chết hoặc TB tổn thương?
c) Sản phẩm:
+ Cây ngô lớn lên được nhờ sự lớn lên và phân chia nhiều lần của các TB ở rễ, thân, lá cây ngô.
+ Cả khi ngừng lớn thì nhờ lớn lên và sinh sản của TB cơ thể vẫn tạo ra các TB mới thay thế cho những TB già, chết đi trong quá trình sống.
+ Một viên gạch không xây được 1 ngôi nhà, nhưng từ 1 TB khi đủ các điều kiện cần thiết có thể tạo được cả một cơ thể hoàn thiện. Có sự khác nhau đó vì TB là một đơn vị sống có khả năng lớn lên, sinh sản; nhưng viên gạch thì không.
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên giao nhiệm vụ
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho hs quan sát các hình 3.3 và 3.4 và 3.2, thảo luận cặp đôi trả lời hệ thống các câu hỏi trong SGK và rút ra ý nghĩa của quá trình lớn lên, phân chia TB.
- Giáo viên quay lại giải quyết câu hỏi đặt vấn đề?
+ Từ một viên gạch không thể xây được một ngôi nhà. Nhưng từ một TB có thể xây dựng được một cơ thể. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó? (câu hỏi nêu vấn đề ở hoạt động 1) Theo em câu trả lời của bạn nào là đúng nhất? Nếu cho rằng chưa có câu trả lời đúng thì em hãy đưa ra nhận định mới chính xác hơn.
Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh quan sát hình 3.2 🡪3.4 , hoạt động cặp đôi trả lời hệ thống câu hỏi.
Báo cáo thảo luận
- Giáo viên yêu cầu đại diện 1-2 nhóm đưa quan điểm báo cáo kết quả hoạt động cặp đôi.
- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung và thống nhất chốt lại kết quả cuối cùng về ý nghĩa của sự lớn lên, phân chia TB.
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
- Chốt lại ý nghĩa của lớn lên và phân chia TB giúp cơ thể lớn lên và thay thế các TB già chết tự nhiên.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
Hệ thống lại được các kiến thức về lớn lên và sinh sản của TB vừa học tham gia trò chơi “ đấu trường 35”
b) Nội dung:
Trò chơi đấu trường 35 với học sinh cả lớp.
c) Sản phẩm:
Đáp án cho các câu hỏi:
1.A | 2.B | 3.B | 4.B | 5.A | 6.B | 7.D | 8.B |
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên giao nhiệm vụ
Lưu ý thao tác giáo viên:
Thay đổi sĩ số học sinh phù hợp: 32, 30….
Bấm vào số để ra câu hỏi theo thứ tự
Bấm vào biểu tượng quyển sách ở slide trả lời để quay về màn hình chính
Bấm vào tên học sinh trả lời sai. Loại trực tiếp
Giáo viên phổ biến luật chơi:
- Mỗi học sinh sẽ có 1 bảng ghi đáp án đúng cho mỗi câu hỏi trong vòng 5 giây suy nghĩ.
- Học sinh nào có đáp án sai sẽ dừng cuộc chơi và bị loại khỏi danh sách chơi 🡪 thành khán giả cổ vũ.
Thực hiện nhiệm vụ
Tham gia chơi, theo dõi cổ vũ khi bị loại khỏi cuộc chơi.
Báo cáo thảo luận : Tổng kết, trao thưởng cho người chiến thắng
Kết luận, nhận định
Giáo viên đánh giá cuối cùng, nhận xét về tinh thần, kỉ luật, nhắc nhở hoặc động viên kịp thời….
4. Hoạt động 4: Vận dụng (giao về nhà và báo cáo vào buổi học sau)
a) Mục tiêu:
Phát triển năng lực tự học, năng lực tìm hiểu thế giới sống thông qua hệ thống được kiến thức về lớn lên và sinh sản của TB và vận dụng giải thích một số vấn đề thực tiễn liên quan đến sự lớn lên và sinh sản của TB.
b) Nội dung:
- Hs tìm các hiện tượng thực tế có thể giải thích bằng sự lớn lên và phân chia của TB?
c) Sản phẩm:
+ Hiện tượng mọc lại đuôi ở thăn lằn
+ Các vết thương lõm sau một thời gian thì đầy lại.
+ Cơ thể động, thực vật lớn lên ….
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên giao về nhà học sinh tìm hiểu và báo cáo ở buổi sau.
Phụ lục nội dung câu hỏi trò chơi “Đấu trường 35”
Câu 1. Một TB mẹ sau khi phân chia (sinh sản) sẽ tạo ra bao nhiêu TB con ?
A. 2 B. 1 C. 4 D. 8
Câu 2. Cơ thể sinh vật lớn lên chủ yếu dựa vào những hoạt động nào dưới đây?
1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch TB theo thời gian.
2. Sự gia tăng số lượng TB qua quá trình phân chia.
3. Sự tăng kích thước của từng TB do trao đổi chất.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2
Câu 3. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của TB?
A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá
B. Sự xẹp, phồng của các TB khí khổng
C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang
D. Sự vươn cao của thân cây tre
Câu 4. Sự lớn lên của TB có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây ?
A. Trao đổi chất, cảm ứng và sinh sản B. Trao đổi chất
C. Sinh sản D. Cảm ứng
Câu 5. Một TB mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số TB con được tạo thành là bao nhiêu ?
A. 32 TB B. 4 TB C. 8 TB D. 16 TB
Câu 6. Quá trình phân chia TB gồm hai giai đoạn là:
A. Phân chia TB chất 🡪 phân chia nhân
B. Phân chia nhân 🡪 phân chia TB chất.
C. Lớn lên 🡪 phân chia nhân
D. Trao đổi chất 🡪 phân chia TB chất.
Câu 7. Phát biểu nào dưới đây về quá trình lớn lên và phân chia của TB là đúng ?
A. Mọi TB lớn lên rồi đều bước vào quá trình phân chia TB.
B. Sau mỗi lần phân chia, từ một TB mẹ sẽ tạo ra 3 TB con giống hệt mình.
C. Sự phân tách chất TB là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân chia.
D. Phân chia và lớn lên và phân chia TB giúp sinh vật tăng kích thước, khối lượng.
Câu 8. Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu không kiểm soát được quá trình phân chia TB?
A. Cơ thể lớn lên thành người khổng lồ.
B. Xuất hiện các khối u ở nơi phân chia mất kiểm soát.
C. Cơ thể phát triển mất cân đối (bộ phận to, bộ phận nhỏ không bình thường).
D. Cơ vẫn thể phát triển bình thường.
Bài 21: THỰC HÀNH
QUAN SÁT VÀ PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI TẾ BÀO
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học này học sinh sẽ khám phá được quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào bao gồm
- Quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học
- Thực hiện được các bước làm tiêu bản sinh học.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển mộ số năng lực của học sinh như sau:
- Năng lực tự chủ và tự học: tự tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, đoạn video để ghi lại được các bước làm một tiêu bản sinh học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm xác định được các bước làm tiêu bản tế bào biểu bì hành tây, tế bào niêm mạc miệng.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình làm thí nghiệm.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên (sinh học)
* Nhận thức sinh học
- Năng lực thực hành thí nghiệm: làm tiêu bản thực vật, động vật
- Nhận biết được các cấu tạo và giới hạn một tế bào thực vật, động vật trên mẫu quan sát
- So sánh được sự giống và khác nhau giữa tế bào thực vật (biểu bì vẩy hành) với tế bào động vật (niêm mạc miệng).
* Tìm hiểu thế giới sống
- Viết, vẽ báo cáo trình bày về kết quả thực hành của nhóm
* Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
- Làm các tiêu bản tế bào khác để quan sát dưới kính hiển vi.
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó đọc SGK và các tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động thực hiện các hoạt động thực hành quan sát tế bào thực vật.
- Trung thực, báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện ,cẩn thận trong việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị thí nghiệm theo hướng dẫn: kính hiển vi, dao mổ, thìa inox sạch, giấy thấm, lam kính, lam men, ống nhỏ giọt, kim mũi mác, nước cất đựng trong cốc thủy tinh.
- Mẫu vật: mỗi nhóm chuẩn bị củ hành tây, tế bào niêm mạc miệng, tế bào tép bưởi, cam, chanh….
- Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu hoạt động nhóm, các mẫu tiêu bản lát cắt ngang qua rễ, thân, lá, bao phấn, mô cơ, mô thần kinh….
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định mục tiêu của nhóm trong giờ thực hành, kiểm tra dụng cụ, mẫu vật của mỗi nhóm.
c) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được nhiệm vụ của nhóm và kiểm tra được thiết bị, dụng cụ, mẫu vật đầy đủ để tiến hành thực hành.
d) Nội dung: Học sinh thực hiện:
Thảo luận nhóm xác định
+ Mục tiêu nhóm đạt được trong giờ thực hành
+ Kiểm tra thiết bị, dụng cụ, mẫu vật và các bước tiến hành
e) Sản phẩm:
- Hoàn thành nội dung (I), (II) và (III) trong phiếu học tập nhóm.
(I) Mục tiêu
Thực hiện chính xác các bước làm tiêu bản sinh học
Quan sát được tế bào biểu bì vảy hành, tế bào niêm mạc miệng.
Vẽ được tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành, tế bào niêm mạc miệng đã quan sát.
(II) Dụng cụ.
(III) Cách tiến hành
Làm tiêu bản biểu bì vảy hành | Làm tiêu bản thịt quả cà chua |
Đặt lam kính lên bàn kính và quan sát. | Dùng thìa (sạch) cạo nhẹ lớp tế bào trong khoang má |
Tách 1 vảy hành 🡪 tạo vết cắt hình vuông 🡪 lột lấy lớp biểu bì trên cùng | Đặt tế bào lên lam kính 🡪 nhỏ 1 giọt nước 🡪 đậy lamen 🡪 thấm nước thừa. |
Nhỏ 1 giọt nước trên lam kính 🡪 đặt lớp biểu bì lên giọt nước 🡪 đậy lamen 🡪 thấm nước thừa | Đặt lam kính lên bàn kính và quan sát. |
f) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hành (6-8 học sinh) thảo luận nhóm
+ phân công nhóm trưởng, thư kí….
+ xác định mục tiêu của nhóm, kiểm tra dụng cụ mẫu vật, cách tiến hành.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Thực hành quan sát tế bào biểu bì vảy hành và tế bào niêm mạc miệng.
e) Mục tiêu:
- Quan sát được tế bào vảy hành và niêm mạc miệng dưới kính lúp và kính hiển vi.
- Thực hiện được các bước làm tiêu bản sinh học.
f) Nội dung:
Học sinh làm việc nhóm theo phân công, làm 2 mẫu tiêu bản vảy hành và niêm mạc, mỗi thành viên biết điều chỉnh kính hiển vi để quan sát, mô tả và vẽ lại vào phiếu học tập hoàn thành mục (IV)
c) Sản phẩm:
- Hai tiêu bản: tế bào biểu bì vảy hành, tế bào miêm mạc miệng.
- Nội dung hoàn thiện của mục (IV) phiếu học tập.
d)Tổ chức thực hiện:
Giáo viên giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ học sinh thực hành theo nhóm
Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm: quan sát, vẽ hình, thảo luận tìm thành phần giúp phân biệt tế bào hành tây (TB thực vật) với tế bào niêm mạc miệng (TB động vật)
Báo cáo thảo luận
- Giáo viên yêu cầu các nhóm dán sản phẩm lên bảng
- Đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm khác đóng góp tham luận, tất cả các nhóm thống nhất kết quả về: bộ phận của TB nhìn thấy được, không nhìn thấy được, bộ phận giúp phân biệt tế bào thực vật với tế bào động vật.
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét quá trình làm việc nhóm(tính an toàn, kỉ luật…), kết quả của các nhóm
- Chuẩn hóa kiến thức: tế bào thực vật có một vách cứng bên ngoài màng sinh chất nhưng tế bào động vật thì không có.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
e) Mục tiêu:
Củng cố được cách làm các tiêu bản tế bào động vật, thực vật khác để quan sát và kết luận sự đa dạng về hình dạng, kích thước các tế bào.
f) Nội dung:
Quan sát một số tế bào thực vật động vật khác: tép bưởi, cam, chanh…, các mẫu tiêu bản tự làm (tế bào lá, thân cây…) hoặc quan sát mẫu tiêu bản có sẵn.
g) Sản phẩm:
- Mẫu tiêu bản (khác) tự làm của mỗi nhóm.
- Nhận định: sự đa dạng về hình dạng, kích thước các tế bào.
h) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu các nhóm tiếp tục quan sát tế bào tép bưởi, các mẫu tế bào khác
Yêu cầu học sinh: Rút ra nhận xét về hình dạng kích thước các tế bào.
Thực hiện nhiệm vụ
Tham gia các đội chơi, theo dõi cổ vũ và trả lời nếu hai đội đều chưa có câu trả lời đúng.
Báo cáo thảo luận : Tổng kết, trao thưởng cho đội chiến thắng
Kết luận, nhận định
Giáo viên chuẩn hóa kiến thức cuối cùng đánh giá về đánh giá tinh thần, thái độ học tập của HS và đánh giá kết quả chung của các nhóm trong cả tiết học
Yêu cầu học sinh dọn dẹp khu vực nhóm, vệ sinh lớp học sau giờ thực hành.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
c) Mục tiêu:
- Vận dụng được các kĩ năng thực hành trong cuộc sống, để có thể tìm hiểu thế giới sống. Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến cấu tạo tế bào.
- Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
d) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu mở rộng làm tiêu bản quan sát các cấu trúc khác nhau của thực vật, động vật.
- Giải thích hiện tượng: tại sao người ta dùng cách đông đá người ta có thể bảo quản thịt mà không thể bảo quản rau bằng cách tương tự?
e) Sản phẩm:
- Tế bào động vật không có thành tế bào nên khi đông đá rồi rã đông tế bào không bị phá vỡ. Tế bào thực vật có thành (vách tế bào) bao bên ngoài màng tế bào giúp cho tế bào có hình dạng xác định, trong tế bào thực vật đặc biệt rau ăn lá chứa một hàm lượng nước (khá nhiều). Nếu để vào ngăn đá, nước sẽ đóng băng, khi nước đóng băng làm tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan và thành tế bào nên khi rã đông cây rau không thể hồi phục về trạng thái ban đầu, mất giá trị sử dụng 🡪 chỉ bảo quản rau trong ngăn mát với thời gian hữu hạn.
e) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên giao về nhà học sinh tìm hiểu và báo cáo ở buổi sau.
CHƯƠNG 6: TỪ TẾ BÀO TỚI CƠ THỂ
BÀI 22: CƠ THỂ SINH VẬT
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm cơ thể sinh vật
- Phân biệt được vật sống và vật không sống
- Phân biệt được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
- Lấy được các ví dụ về vật sống, cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Học sinh tự tìm hiểu thiên nhiên xung quanh và áp dụng lấy các ví dụ vào trong bài học.
+ Học sinh tự tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa để hoàn thành nhiệm vụ học tập: hình ảnh giáo viên cung cấp, hình ảnh và thông tin trong sách giáo khoa trang 92; 93.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập (phiếu học tập – phân biệt vật sống và vật không sống).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến nội dung học tập (phần vận dụng).
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Lấy được ví dụ về các cơ thể sống
- Xác định được các dấu hiệu nhận biết cơ bản của cơ thể sống
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin thêm về các cơ thể sống khác nhau.
- Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm.
- Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm.
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh các cơ thể sống khác nhau: gồm cả cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
- Phiếu học tập : + Nhận biết và phân biệt vật sống và vật không sống
+ Phân biệt cơ thể đa bào và cơ thể đơn bào
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
e) Mục tiêu: - Giúp học sinh hứng thú hơn trước khi vào bài.
- Xác đinh được nội dung trọng tâm của bài học
f) Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi: Nghe thông tin, đoán vật
- Câu 1: Con gì chân ngắn/ mà lại có màng/ mỏ bẹt màu vàng/ hay kêu cạp cạp?
- Câu 2: Cái mỏ xinh xinh/ hai chân tí xíu/ lông vàng mát dịu/ “chiếp, chiếp” suốt ngày?
- Câu 3: con gì ăn cỏ/ đầu có hai sừng/ lỗ mũi buộc thừng/ kéo cày rất giỏi?
- Câu 4: con gì hai mắt trong veo/ thích nằm sưởi nắng thích trèo cây cau?
- Câu 5: Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi bạn dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?
- Câu 6: Cắm vào run rẩy toàn thân/ rút ra nước chảy từ chân xuống sàn/ hỡi chàng công tử giàu sang/ cắm vào xin chớ vội vàng rút ra
g) Sản phẩm:
- Câu 1: con vịt Câu 2: con gà con Câu 3: con trâu
- Câu 4: con mèo Câu 5: hòn than Câu 6: cái tủ lạnh
h) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thể lệ trò chơi
- HS đọc thể lệ trò chơi và đăng kí tham gia chơi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đọc nội dung các câu hỏi
- HS suy nghĩ và đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi
- HS khác lắng nghe, nhận xét hoặc đưa ra phương án khác nếu có
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chốt các phương án đúng
- GV nối vào bài: Nếu phân loại, em sẽ phân các đối tượng vừa tìm được thành mấy nhóm? Là những nhóm nào?
- Từ đó GV đưa ra những câu hỏi nêu vấn đề như: Vậy, thế nào được coi là sinh vật sống? Sinh vật sống có những đặc trưng nào? Cơ thể sinh vật có những đặc điểm gì? Cô trò chúng ta cùng nghiên cứu trong bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm cơ thể
g) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm cơ thể
- Trình bày được đặc điểm của một cơ thể sống
h) Nội dung:
- Câu hỏi của giáo viên
- Phiếu học tập: Phân biệt các đặc điểm của vật sống, vật không sống.
i) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- Câu trả lời của học sinh
- Đáp án của phiếu học tập
j) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và hình ảnh 1.1 trang 92 SGK.
- Phát phiếu học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin trong SGK và quan sát hình ảnh 1.1 trang 92 SGK.
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Cơ thể là gì?
+ Cơ thể gồm những hoạt động chủ yếu nào?
- HS trả lời các câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV yêu cầu HS đại diện cho các nhóm lên báo cáo kết quả phiếu học tập.
- HS báo cáo kết quả phiếu học tập
HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức
- HS lắng nghe và tự tổng hợp kiến thức vào vở.
Phiếu học tập: Phân biệt vật sống và vật không sống.
Nội dung | Vật sống | Vật không sống |
Ví dụ | ||
Đặc điểm phân biệt |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
e) Mục tiêu:
- Nêu được một số đại diện của cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
- Phân biệt được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
f) Nội dung:
- Trò chơi: “Nhanh tay lẹ mắt”: sắp xếp các sinh vật cho sẵn vào 2 nhóm: Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào. Các sinh vật cho sẵn gồm: tảo tiểu cầu, tảo silic, thủy tức, voi, sư tử, sán dây, trùng đế giày, trùng roi xanh, trùng biến hình, cáo, châu chấu, dương xỉ sừng hươu.
- Câu hỏi của giáo viên: dấu hiệu nhận biết của cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là gì?
g) Sản phẩm:
- Kết quả sắp xếp các hình ảnh sinh vật vào 2 nhóm: sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào của học sinh.
- Câu trả lời của học sinh
h) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu luật chơi của trò chơi nhanh tay lẹ mắt, GV chia nhóm HS tham gia chơi (2 đội chơi).
- HS tập hợp thành nhóm, đọc kĩ luật chơi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi nhanh tay lẹ mắt
- GV đặt câu hỏi:
+ Dấu hiệu căn bản giúp nhận diện sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào là gì?
+ Chức năng của các tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào có đặc điểm gì?
- HS suy nghĩ và tìm phương án trả lời cho các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời nhóm học sinh trình bày kết quả phân chia của nhóm mình
- HS trình bày bảng phân chia.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS tiếp tục trả lời các câu hỏi của GV:
+ Số lượng tế bào trong cơ thể.
+ Các tế bào trong cơ thể đa bào có thể được phân chia theo nhóm chức năng khác nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét phần trò chơi và sự nhận xét của các HS khác.
- GV chốt kiến thức
- HS lắng nghe, hoàn thiện kiến thức vào vở
3. Hoạt động 3: Luyện tập
i) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học
j) Nội dung:
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế trên phần mềm kahoot (hoặc trực tuyến trên aha slides.)
Câu 1. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về sinh vật đơn bào?
A. Cả cơ thể chỉ cấu tạo gồm 1 tế bào
B. Có thể di chuyển được
C. Có thể là sinh vật nhân thực hoặc là sinh vật nhân sơ .
D. Luôn sống cùng với nhau để hình thành nên tập đoàn.
Câu 2. Đâu là sinh vật đơn bào
A. Cây chuối B. Trùng kiết lị C. Cây hoa mai D. Con mèo
Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào?
A. Có thể sinh sản B. Có thể di chuyển
C. Có thể cảm ứng D. Có nhiều tế bào trong cùng một cơ thể.
Câu 4. Đâu là vật sống?
A. Xe hơi B. Hòn đá C. Vi khuẩn lam D. Cán chổi
Câu 5. Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng được gọi là
A. Tiêu hóa B. Hô hấp C. Bài tiết D. Sinh sản
k) Sản phẩm:
Câu 1. D Câu 2. B Câu 3. D Câu 4. C Câu 5. A
l) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS sử dụng thiết bị thông minh: máy tính, ipad, điện thoại di động, đăng nhập phần mềm ứng dụng để tham gia trả lời các câu hỏi.
- HS đăng nhập ứng dụng để chuẩn bị tham gia phần luyện tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mở ứng dụng: kahoot hoặc aha slides.
- HS đăng nhập và bắt đầu chơi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Trong quá trình chơi của HS, GV trình chiếu lên màn chiếu kết quả hiển thị phần chơi của HS
- Trên giao diện thiết bị thông minh của HS có hiển thị các kết quả của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra đáp án chuẩn để HS đối chiếu.
- HS đối chiếu đáp án chuẩn với đáp án của bản thân.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
f) Mục tiêu: Giải quyết được một số tình huống thực tế liên quan đến kiến thức của bài học
g) Nội dung:
- Nhiệm vụ mà giáo viên đề ra: Hãy đọc sách giáo khoa và nhớ lại kiến thức qua các bài đã học, nêu và vẽ lại những tế bào có hình dạng đặc biệt có trong cơ thể con người. Giải thích vì sao tế bào hồng cầu trong máu người lại có hình đĩa, lõm hai mặt?
h) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS: tế bào sinh dục, tế bào thần kinh, tế bào máu, tế bào tiết,…
- Tế bào hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt để giúp vận chuyển ô xi và cacbonic được dễ dàng.
f) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Giao nhiệm vụ học tập: Hãy nêu và vẽ lại những tế bào chuyên hóa đặc biệt có trong cơ thể con người. Giải thích vì sao tế bào hồng cầu trong máu người lại có hình đĩa, lõm hai mặt?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, tìm các loại tế bào có trong cơ thể người và vẽ hình, liệt kê
- HS thảo luận để tìm câu trả lời cho câu hỏi
- GV có thể hỗ trợ học sinh trong quá trình làm bài, thảo luận, vẽ hình.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày phần kết quả hoạt động của mình
- HS trình bày bản vẽ; trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét kết quả hoạt động của học sinh (bản vẽ, câu trả lời) và khẳng định kiến thức.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
PHỤ LỤC:
Phiếu học tập: Bảng phân biệt vật sống và vật không sống
Tên nhóm: …………………. Lớp: ………………
Nội dung | Vật sống | Vật không sống |
Ví dụ | ||
Đặc điểm phân biệt |
BÀI 23: TỔ CHỨC CƠ THỂ ĐA BÀO
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự, lấy ví dụ minh họa cho các cấp tổ chức ấy.
- Phân tích được các mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức của cơ thể.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Học sinh tự tìm hiểu thiên nhiên xung quanh và áp dụng lấy các ví dụ vào trong bài học.
+ Học sinh tự tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến nội dung học tập
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Lấy được ví dụ về các cơ thể sống.
- Phân tích được mối quan hệ giữa các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin thêm về các bộ phận khác nhau của một cơ thể sống.
- Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm.
- Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm.
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh các cơ thể sống khác nhau: gồm cả cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
- Hình ảnh các tế bào thuộc các loại mô khác nhau của cơ thể.
- Phiếu học tập : Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức của cơ thể
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
g) Mục tiêu: - Giúp học sinh hứng thú hơn trước khi vào bài.
- Xác đinh được nội dung trọng tâm của bài học
h) Nội dung: Giáo viên giới thiệu hình ảnh các tế bào khác nhau, yêu cầu HS nhận biết và nêu tên các tế bào đó.
i) Sản phẩm:
- Tế bào hồng cầu - Tế bào thần kinh - Tế bào cơ
- Tế bào tinh trùng - Tế bào trứng…
j) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn học sinh tham gia đoán tên tế bào
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV và đăng kí tham gia chơi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh các loại tế bào
- HS quan sát và suy nghĩ phương án trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS đưa ra các phương án trả lời cho các hình ảnh tương ứng
- HS khác lắng nghe, nhận xét hoặc đưa ra phương án khác nếu có
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chốt các phương án đúng
- GV nối vào bài: Vì sao các tế bào lại có hình dạng khác nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các cấp tổ chức của cơ thể đa bào
k) Mục tiêu:
- Nêu được các cấp độ tổ chức của một cơ thể sống.
l) Nội dung:
- GV chiếu hình ảnh các cấp độ tổ chức sống của cơ thể, yêu cầu HS nêu tên các cấp độ ấy từ nhỏ đến lớn.
- GV chiếu một hình ảnh các cấp độ tổ chức của một cơ thể khác, yêu cầu HS nêu tên cấp độ tổ chức tương ứng.
m) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh
n) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các cấp độ tổ chức sống, từ đó nêu tên các cấp độ ấy theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- GV chiếu hình ảnh khác của các cấp độ tổ chức sống và yêu cầu HS quan sát.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ được giao
- GV có thể hướng dẫn, gợi ý cho học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu HS trả lời lệnh
+ HS trả lời các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao theo gợi ý trên hình ảnh
+ HS khác nhận xét hoặc nhắc lại kiến thức.
- GV yêu cầu HS khác lên nhận diện các cấp độ tổ chức sống dựa vào một số hình ảnh khác mà GV cung cấp.
+ HS trả lời các cấp độ tổ chức sống theo gợi ý trên hình ảnh
+ HS khác nhận xét hoặc nhắc lại kiến thức.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức
- HS lắng nghe và tự tổng hợp kiến thức vào vở.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu nội dung từ tế bào thành mô
i) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm mô
- Nêu được tên một số mô trên cơ thể người hoặc cơ thể thực vật, động vật khác.
j) Nội dung:
- HS quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
k) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh
l) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh 2.2 và 2.3 trang 97 sgk và nêu tên các loại mô có trong cơ thể người và cơ thể thực vật.
- GV yêu cầu HS nêu khái niệm mô.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và tìm phương án trả lời cho các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời nhóm học sinh trình bày câu trả lời của mình
- HS trình bày câu trả lời: + Mô liên kết
+ Mô cơ
+ Mô biểu bì
+ Mô mạch gỗ, mô mạch rây,…
- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét phần trả lời câu hỏi của các HS.
- GV chốt kiến thức
- HS lắng nghe, hoàn thiện kiến thức vào vở
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu nội dung từ mô tạo thành cơ quan
a) Mục tiêu:
- Nêu được mối quan hệ giữa mô và cơ quan.
- Nêu được tên một số cơ quan trên cơ thể người hoặc cơ thể thực vật, động vật khác và chức năng của một số cơ quan ấy.
b) Nội dung:
- HS quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm
c) Sản phẩm:
- Nội dung phiếu học tập của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS:
+ Nhóm 1, 3, 5 quan sát hình ảnh 2.5 sách giáo khoa, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2.1.
+ Nhóm 2, 4, 6 quan sát hình ảnh 2.6 sách giáo khoa thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2.2.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập được giao
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời nhóm học sinh trình bày câu trả lời của mình
- HS trình bày câu trả lời: + Đại diện nhóm 1 trình bày phiếu học tập số 2.1
Các nhóm 3,5 lắng nghe, nhận xét
+ Đại diện nhóm 2 trình bày phiếu học tập số 2.2
Các nhóm 4, 6 lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét phần trả lời câu hỏi của các nhóm.
- GV chốt kiến thức
- HS lắng nghe, hoàn thiện kiến thức vào vở
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu nội dung từ cơ quan tạo thành hệ cơ quan
a) Mục tiêu:
- Nêu được tên các hệ cơ quan trong cơ thể
- Nêu được tên các cơ quan cấu tạo nên hệ cơ quan và một số chức năng quan trọng của một vài hệ cơ quan trong cơ thể.
b) Nội dung:
- Trò chơi gọi tên, đoán bộ phận.
c) Sản phẩm:
- Kết quả của trò chơi: các cơ quan được xếp vào hệ cơ quan sao cho phù hợp.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu luật chơi
- HS lắng nghe luật chơi và đăng kí tham gia chơi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh
- HS thảo luận và sắp xếp các cơ quan vào các hệ cơ quan sao cho phù hợp (các hệ cơ quan khác hệ hô hấp, hệ tuần hoàn).
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời nhóm học sinh trình bày các hệ cơ quan gồm những cơ quan nào và chức năng chính của mỗi hệ cơ quan đó.
- HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét phần trò chơi của các nhóm và nhận xét kết quả
- GV chốt kiến thức; giáo viên có thể giới thiệu thêm về hệ chồi và hệ rễ ở các loài thực vật.
- HS lắng nghe, hoàn thiện kiến thức vào vở
3. Hoạt động 3: Luyện tập
m) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học
n) Nội dung:
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế trên phần mềm kahoot (hoặc trực tuyến trên aha slides.)
Câu 1. Mô là gì?
A. Tập hợp nhiều cơ quan có chức năng giống nhau
B. Tập hợp nhiều hệ cơ quan có chức năng giống nhau
C. Tập hợp nhiều tế bào có chức năng giống nhau
D. Tập hợp toàn bộ các tế bào trong cơ thể
Câu 2. Cơ quan nào dưới đây không thuộc cấu tạo của hệ tuần hoàn?
A. Tim B. Mạch máu C. Máu D. Phổi
Câu 3. Ở thực vật, người ta chia cơ thể thành mấy hệ cơ quan chính?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Hệ cơ quan nào dưới đây thực hiện chức năng thải nước tiểu?
A. Hô hấp B. Tuần hoàn C. Bài tiết D. Sinh dục
Câu 5. Hệ cơ quan có nhiều cơ quan nhất trong cơ thể là
A. Tiêu hóa B. Hô hấp C. Bài tiết D. Sinh sản
o) Sản phẩm:
Câu 1. C Câu 2. D Câu 3. B Câu 4. C Câu 5. A
p) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS sử dụng thiết bị thông minh: máy tính, ipad, điện thoại di động, đăng nhập phần mềm ứng dụng để tham gia trả lời các câu hỏi.
- HS đăng nhập ứng dụng để chuẩn bị tham gia phần luyện tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mở ứng dụng: kahoot hoặc aha slides.
- HS đăng nhập và bắt đầu chơi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Trong quá trình chơi của HS, GV trình chiếu lên màn chiếu kết quả hiển thị phần chơi của HS
- Trên giao diện thiết bị thông minh của HS có hiển thị các kết quả của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra đáp án chuẩn để HS đối chiếu.
- HS đối chiếu đáp án chuẩn với đáp án của bản thân.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
i) Mục tiêu: Giải quyết được một số tình huống thực tế liên quan đến kiến thức của bài học
j) Nội dung:
- Nhiệm vụ mà giáo viên đề ra: Giáo viên có 1 sơ đồ câm thể hiện mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể, yêu cầu HS vẽ các mũi tên sao cho phù hợp.
k) Sản phẩm:
- Hình ảnh hoàn thiện của sơ đồ
g) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Giao nhiệm vụ học tập: Hãy hoàn thiện sơ đồ sau để chứng minh “các hệ cơ quan trong cơ thể là một thể thống nhất”
Hệ tiêu hóa
Hệ thần kinh
Hệ tuần hoàn
Hệ bài tiết
Hệ hô hấp
Hệ vận động
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, hoàn thiện sơ đồ
- GV có thể hỗ trợ học sinh trong quá trình làm bài, thảo luận, vẽ hình.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày phần kết quả hoạt động của mình
- HS trình bày bản vẽ; trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét kết quả hoạt động của học sinh (bản vẽ, câu trả lời) và khẳng định kiến thức.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
PHỤ LỤC:
Phiếu học tập số 2.1: Các hệ cơ quan trong cơ thể người
(Dành cho nhóm có thứ tự lẻ)
Tên nhóm: …………………. Lớp: ………………
STT | Tên hệ cơ quan | Tên các cơ quan của hệ | Chức năng |
1 | Hệ hô hấp | ||
2 | Hệ tuần hoàn |
Phiếu học tập số 2.1: Các hệ cơ quan chính của thực vật
(Dành cho nhóm có thứ tự chẵn)
Tên nhóm: …………………. Lớp: ………………
STT | Tên hệ cơ quan | Tên các cơ quan của hệ | Chức năng |
1 | |||
2 |
BÀI 24: THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ MÔ TẢ
CƠ THỂ ĐƠN BÀO, CƠ THỂ ĐA BÀO.
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS mô tả và vẽ được hình một cơ thể đơn bào.
- HS quan sát và mô tả được cấu tạo cơ thể người.
- HS quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cơ thể thực vật.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, mẫu vật để
+ nêu được tên các thiết bị, dụng cụ cần thiết để làm tiêu bản quan sát và quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao hồ.
+ trình bày được các bước tiến hành làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào.
+ nhận biết được sinh vật đơn bào.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Hoạt động nhóm để làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao hồ và hoàn thành vào bảng thu hoạch của nhóm
+ Hoạt động nhóm để quan sát một số cơ quan của cơ thể người và thực vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
GQVĐ: Để quan sát được trùng roi chúng ta cần lưu ý gì khi lấy mẫu nước ao hồ? Vì sao?
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Phân biệt cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.
- Mô tả cơ thể đơn bào, cấu tạo cơ thể người, cấu tạo cơ thể thực vật.
- Thực hiện được thí nghiệm để quan sát cơ thể đơn bào.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học chịu khó tìm tòi tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân để
+ nêu được thiết bị và dụng cụ dùng làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao hồ.
+ trình bày được các bước tiến hành để làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ tiến hành làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào, quan sát cấu tạo cơ thể người và thực vật.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm làm tiêu bản và quan sát cơ thể dơn bào.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh: một số cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào, một số hệ cơ quan của cơ thể người, một số hình ảnh về thực vật.
- Bảng phụ trò chơi “ai nhanh hơn”
- Phiếu thu hoạc của nhóm.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
+ Dụng cụ: Lam kính, lamen, cốc đong, kính hiển vi, ống nhỏ giọt, giấy thấm, thìa thủy tinh.
+ Mẫu vật: Nước ao hồ, nước ngâm rơm hoặc cỏ, một số cây (Hs có thể tự chuẩn bị)
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là thực hành quan sát cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.
i) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được nội dung tìm hiểu là thực hành quan sát cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.
j) Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”
k) Sản phẩm: Nội dung bảng phụ.
Cơ thể đơn bào | Cơ thể đa bào |
Trùng biến hình, tảo lục, phẩy khuẩn tả gây bệnh tả, vi khuẩn HP, trùng roi, trùng giày, vi khuẩn gây bệnh uốn ván. | Cây xanh, em bé, con thỏ, con gà. |
l) Tổ chức thực hiện:
- GV: thông báo luật chơi.
- GV: chiếu băng hình, học sinh quan sát thảo luận và hoàn thành vào bảng phụ.
- GV: tổ chức cho các nhóm chấm.
- GV: dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Thực hành.
Hoạt động 2.1: Thực hành quan sát và mô tả cơ thể đơn bào.
o) Mục tiêu:
- HS làm được tiêu bản để quan sát cơ thể đơn bào.
- HS sử dụng được kính hiển vi để quan sát cơ thể đơn bào.
- HS nhận biết được cơ thể đơn bào đang quan sát.
- HS mô tả và vẽ được cơ thể đơn bào.
p) Nội dung:
- HS nghiên cứu thông tin SGK để
1) Nêu thiết bị, dụng cụ và mẫu vật để quan sát cơ thể đơn bào.
2) Sắp xếp theo thứ tự các bước để làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào.
- HS kiểm tra lại thiết bị, dụng cụ và mẫu vật của nhóm mình.
- HS tiến hành làm tiêu bản, quan sát cơ thể đơn bào và hoàn thành nội dung số 1 trong phiếu thu hoạch nhóm.
3) Kể tên cơ thể đơn bào có khả năng quang hợp mà em quan sát thấy. Dấu hiệu nhận biết chúng là gì?
q) Sản phẩm:
- HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi. Đáp án có thể là
CH1: Thiết bị, dụng cụ: Lam kính, lamen, cốc đong, kính hiển vi, ống nhỏ giọt, giấy thấm, thìa thủy tinh. Mẫu vật: nước ao, hồ…
CH2: Thứ tự là 4-2-1-3
- Bảng thu hoạch nhóm.
r) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK cho biết
1) Nêu thiết bị, dụng cụ và mẫu vật để quan sát cơ thể đơn bào.
2) Sắp xếp theo thứ tự các bước để làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào.
+ GV yêu cầu các nhóm kiểm tra lại thiết bị, dụng cụ và mẫu vật của nhóm mình.
+ GV đưa tình huống: Để tiến hành quan sát sát được cơ thể đơn bào chúng ta cần lưu ý gì trong việc làm tiêu bản, lưu ý gì khi sử dụng kính hiển vi.
+ GV yêu cầu các nhóm làm tiêu bản, quan sát dưới kính hiển vi và hoàn thành nội dung số 1 trong bảng thu hoạch nhóm
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.
+ HS vận dụng kiến thức đã học về cách làm tiêu bản, sử dụng kính hiển vi để thực hiện nhiệm vụ của nhóm.
- Báo cáo thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, yêu cầu HS khác nhận xét bổ sung.
- Kết luận: GV nhận xét và chốt bảng về cấu tạo cơ thể đơn bào.
Hoạt động 2.2: Thực hành quan sát và mô tả cấu tạo cơ thể người.
m) Mục tiêu:
- HS nêu được các hệ cơ quan trong cơ thể người.
- HS trình bày được các cơ quan trong hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và vị trí của chúng trên cơ thể.
- HS nêu được chức năng của một số hệ cơ quan trong cơ thể người.
n) Nội dung:
- Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình ảnh, xem băng và hoàn thành nội dung số 2 trong bảng thu hoạch nhóm.
o) Sản phẩm:
Nội dung số 2 trong bảng thu hoạch nhóm.
Xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người trên mô hình.
p) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV: Yêu cầu HS quan sát tranh và băng hình để hoàn thành nội dung số 2 trong bảng thu hoạch nhóm
+ GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức xác định các cơ quan trong cơ thể người trên mô hình.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS quan sát tranh và băng hình hoàn thành bản nội dung số 2 trong bảng thu hoạch nhóm
+ HS xác định các cơ quan trong cơ thể người trên mô hình.
- Báo cáo thảo luận: GV yêu cầu 1- 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức trên mô hình.
Hoạt động 2.3: Thực hành quan sát và mô tả cấu tạo cơ thực vật.
a) Mục tiêu:
- HS nêu được các cơ quan trong cơ thể thực vật.
- HS mô tả được cấu tạo của các cơ quan trong cơ thể thực vật.
b) Nội dung:
- Yêu cầu HS nêu các cơ quan trong cơ thể thực vật.
- HS nhận biết các cơ quan của cơ thể thực vật, mô tả cấu tạo của các cơ quan trên hình ảnh giáo viên cung cấp.
- HS quan sát các mẫu vật mang đi và hoàn thành nội dung số 3 trong bảng thu hoạch nhóm.
- HS nhận biết các cơ quan trên mẫu vật.
c) Sản phẩm:
- HS nhận biết và mô tả cấu tạo của các cơ quan trên một số hình ảnh giáo viên cung cấp.
- Nội dung số 3 trong bảng thu hoạch nhóm.
- HS nhận biết các cơ quan trên mẫu vật đã chuẩn bị trước.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Yêu cầu HS chỉ ra các cơ quan trên cơ thể thực vật.
+ Yêu cầu HS nhận biết và mô tả cấu tạo các cơ quan của thực vật qua một số hình ảnh giáo viên cung cấp.
+ Yêu câu HS quan sát mầu vật và hoàn thành nội dung số 3 trong bảng thu hoạch nhóm.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát tranh ảnh, mẫu vật để thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- Bảo cáo thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1-2 nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
- Kết luận: GV nhận xét và chốt nội dung về cấu tạo cơ thể thực vật.
3. Hoạt động 3: Thu hoạch- Luyện tập.
q) Mục tiêu: Hệ thống được kiến thức trong bài thực hành.
r) Nội dung:
- HS nêu lại nội dung của bài thực hành.
- Các nhóm hoàn thiện bảng thu hoạch nhóm
- Các nhóm vệ sinh và sắp xếp lại đồ dùng của nhóm.
s) Sản phẩm:
- Bài thu hoạch của nhóm
t) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã làm trong bài thực hành.
+ GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện và nộp bài thu hoạch nhóm.
+ GV yêu cầu các nhóm vệ sinh và sắp xếp lại đồ dùng củ nhóm.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo:
+ GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
+ Các nhóm nộp lại bản thu hoạch của nhóm.
+ Các nhóm báo cáo về phần vệ sinh và sắp xếp đồ dùng.
- Kết luận: GV nhận xét phần thực hành của các nhóm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
l) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
m) Nội dung: HS vận dụng kiến thức được học trong bài giải thích hiện tượng thực tế
n) Sản phẩm:
Câu trả lời cho câu hỏi: Để quan sát được trùng roi chúng ta cần lưu ý gì khi lấy mẫu nước ao hồ? Vì sao?
h) Tổ chức thực hiện: Đưa vấn đề yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời.
BÀI 25: HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SINH VẬT
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh sẽ:
- Phân biệt được các đơn vị phân loại sinh vật .
- Nêu được hai cách gọi tên sinh vật: tên địa phương và tên khoa học
- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.
- Nhận biết được năm giới sinh vật. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tim kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về việc phân loại thế giới sống. Nhận biết được năm giới sinh vật: Khởi sinh, Nguyên sinh vật, Nấm, Thực vật, Động vật. Phân biệt được các đơn vị phân loại sinh vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời được các câu hỏi khó: “Trên thế giới có hàng triệu loài sinh vật khácn nhau. Vậy các nhà khoa học phân loại như thế nào?”, “Dựa vào đâu để xếp các loài sinh vật vào các giới khác nhau?”
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Kể tên được các đơn vị phân loại sinh vật theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Biết được hai cách gọi tên sinh vật: tên địa phương và tên khoa học.
- Nhận biết được Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.
- Kể tên được năm giới sinh vật: Khởi sinh, Nguyên sinh vật, Nấm, Thực vật, Động vật.
- Giải thích được câu hỏi: “Trên thế giới có hàng triệu loài sinh vật khácn nhau. Vậy các nhà khoa học phân loại như thế nào?”, “Dựa vào đâu để xếp các loài sinh vật vào các giới khác nhau?”
- HS trả vận dụng kiến thức trả lời được các câu hỏi liên hệ thực tế: Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau nào? ”, “Em hãy sắp xếp các loài trong hình sau vào các giới Nấm, giới Động vật, Giới thực vật sao cho phù hợp. Nêu lí do vì sao em sắp xếp như vậy?”, “Thỏ thuộc giới sinh vật nào?”
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:.
- Chăm học: thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ học tập. chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu về bài học và tìm tòi các tài liệu liên quan đến bài học.
- Có trách nhiệm trong công việc được phân công, phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu về phân loại sinh vật.
- Trung thực, cẩn thận trong : làm bài tập trong vở bài tập và ghi chép bài cẩn thận.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh : Hình 25.1: Một số loài sinh vật.
- Hình 25.2:Sơ đồ các đơn vị phân loại sinh vật.
- Hình 25.3:Loài ong mật châu Á
- Hình 25.4:Sơ đồ hệ thống phân loại năm giới
- Hình 25.5: Một số loài sinh vật
- Một số hình ảnh khác:Hình ảnh một số loài sinh vật, hình ảnh đồ dùng học tập, hình ảnh giá sách gọn gàng, hình ảnh phân nhóm các động vật…
III. Tiến trình dạy học
5. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là: Hệ thống phân loại sinh vật
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được bài học hôm nay học về hệ thống phân loại sinh vật.
b) Nội dung: GV chiếu hình ảnh hiệu sách, hình ảnh các sinh vật trong thiên nhiên và hình ảnh đồ dùng học tập ,yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
- Khi vào một hiệu sách lớn, em có dễ dàng tìm được quyển sách mình cần không? Vì sao?
- Em hãy sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập thành từng nhóm dựa vào đặc điểm chung giữa chúng.
- Phân loại đó giúp ích gì cho em?
- Để dễ dàng tìm ra một loài sinh vật trong vô số các loài sinh vật trong tự nhiên, các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống như thế nào?
c) Sản phẩm:
- Học sinh sẽ nhận ra được bài học hôm nay học về hệ thống phân loại sinh vật.
Học sinh nêu được:
- Khi vào hiệu sách em sẽ dễ dàng tìm được quyến sách mà mình cần. Vì ở đó sách đã được phân loại theo từng nhóm khác nhau.
- Em biết cách phân loại đồ dùng học tập theo từng nhóm: nhóm sách giáo khoa, nhóm vở viết, nhóm bút viết, nhóm bút vẽ… việc phân loại này là giúp các em dễ tìm được đồ dùng của mình.
- Các nhà khoa học đã dựa vào một số tiêu chí để xếp các sinh vật vào các bậc phân loại.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh hiệu sách, hình ảnh các sinh vật trong thiên nhiên và hình ảnh đồ dùng học tập ,yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
- Khi vào một hiệu sách lớn, em có dễ dàng tìm được quyển sách mình cần không? Vì sao?
- Em hãy sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập thành từng nhóm dựa vào đặc điểm chung giữa chúng.
- Phân loại đó giúp ích gì cho em?
- Để dễ dàng tìm ra một loài sinh vật trong vô số các loài sinh vật trong tự nhiên, các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống như thế nào?
HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV giao: thảo luận, trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời. Cử đại diện trả lời câu hỏi.
- HS báo cáo thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên đại diện một nhóm trả lời câu hỏi. các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV kết luận bằng lời: để dễ dàng tìm ra một loài sinh vật trong vô số các loài sinh vật trong tự nhiên, các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài “ Hệ thống phân loại sinh vật”.
6. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về hệ thống phân loại sinh vật
a) Mục tiêu:
- Học sinh nêu được khái niệm về phân loại sinh học.
- Học sinh biết được các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau.
b) Nội dung:
- HS đọc thông tin sách giáo khoa( SGK ) kết hợp quan sát hình ảnh trên màn hình về các nhóm động vật và HìnhHình 25.1-SGK/87, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
- Thế nào là phân loại sinh học?
- Trên thế giới có hàng triệu loài sinh vật khác nhau, các nhà khoa học dựa vào những tiêu chí nào để phân loại các loài sinh vật?
- Các nhà khoa học phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại nào?
c) Sản phẩm:
- Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm, theo thứ tự nhất định.
- Các nhà khoa học đã dựa vào các tiêu chí để phân loại sinh vật như: đặc điểm tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, môi trường sống, kiểu dinh dưỡng…
- Thế giới sinh vật được phân chia thành các đơn vị phân loại theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc thông tin sách giáo khoa( SGK ) kết hợp quan sát hình ảnh trên màn hình về các nhóm động vật và Hình 25.1-SGK/87, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là phân loại sinh học?
+ Trên thế giới có hàng triệu loài sinh vật khác nhau, các nhà khoa học dựa vào những tiêu chí nào để phân loại các loài sinh vật?
+ Các nhà khoa học phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại nào?
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên, thảo luận nhóm tìm câu trả lời, cử đại diện trả lời.
- HS báo cáo thảo luận: Các nhóm đã tìm được câu trả lời, cử đại diện trả lời . Giáo viên gọi một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và chiếu đáp án.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về Giới và hệ thống phân loại năm giới
a) Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được sinh vật chia thành năm giới sinh vật: Khởi sinh, Nguyên sinh vật, Nấm, Thực vật, Động vật.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát Hình 25.4 – SGK/88, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
Giới sinh vật là gì?
Hãy cho biết sinh vật được chia thành mấy giới? Kể tên các giới.
c) Sản phẩm:
- Giới là bậc phân loại cao nhất, bao gồm các nhóm sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
- Sinh vật được chia thành năm giới:giới khởi sinh, giới nguyên sinh vật, giới nấm, giới thực vật và giới động vật.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh quan sát Hình 25.4 – SGK/88, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
Giới sinh vật là gì?
Hãy cho biết sinh vật được chia thành mấy giới? Kể tên các giới.
- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu, thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời. Cử đại diện trả lời.
- HS báo cáo thảo luận: Các nhóm đã tìm được câu trả lời, cử đại diện trả lời . Giáo viên gọi một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và kết luận bằng slide kết hợp ghi tóm tắt trên bảng.
7. Hoạt động 3: Luyện tập
e) Mục tiêu: củng cố kiến thức về giới và hệ thống phân loại năm giới.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát Hình 25.5 – SGK/89 và trả lời câu hỏi:
Hãy sắp xếp các loài trong Hình vào các giới Nấm, giới Động vật, Giới thực vật sao cho phù hợp. Nêu lí do vì sao em sắp xếp như vậy?
- Dựa vào đặc điểm nào của các loài sinh vật để xếp các loài sinh vật vào các giới khác nhau?
c) Sản phẩm:
- Sắp xếp các loài trong hình vào các giới:
Giới Nấm: B.
Giới Động vật: D,E,G .
Giới thực vật: A,C.
- Dựa vào đặc điểm (tiêu chí) để xếp các loài sinh vật vào các giới: đặc điểm tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, môi trường sống, kiểu dinh dưỡng…
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: yêu cầu học sinh mỗi cá nhân quan sát Hình 25.5 – SGK/89 và trả lời câu hỏi:
Em hãy sắp xếp các loài trong Hình 25.5 – SGK/89 vào các giới Nấm, giới Động vật, Giới thực vật sao cho phù hợp. Nêu lí do vì sao em sắp xếp như vậy?
Dựa vào đặc điểm nào của các loài sinh vật để xếp các loài sinh vật vào các giới khác nhau?
- HS thực hiện nhiệm vụ: mỗi cá nhân sẽ quan sát Hình 25.5 – SGK/89 kết hợp với kiến thức đã biết để tìm câu trả lời.
- Báo cáo kết quả: GV gọi ngẫu nhiên 1 học sinh báo cáo kết quả, các HS khác sẽ nhận xét và bổ sung ý kiến.
GV chốt đáp án: GV nhận xét và kết luận bằng slide kết hợp ghi tóm tắt trên bảng.
8. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Học sinh hệ thống được kiến thức về phân loại sinh vật.
f) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Học sinh làm việc nhóm: Trao đổi nhóm chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
1. Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, lần lượt là:
a. Giới, lớp, bộ, họ, chi, loài , ngành.
b. Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
c. Giới, ngành, bộ, họ, lớp, chi, loài.
d. Ngành, bộ, họ, lớp, chi, loài, giới.
2. Em hãy cho biết thỏ thuộc giới sinh vật nào?
a. Giới Nấm. b. Giới Thực vật. c. Giới Động vật. | d. Giới Nguyên sinh vật. e. Giới Khởi sinh. |
- Đọc “ Em có biết?”
- Vẽ sơ đồ tư duy tổng quát bài học
g) Sản phẩm:
- Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, lần lượt là: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
- Trong năm giới sinh vật, thỏ thuộc giới sinh vật: Giới Động vật.
- Ngoài hệ thống phân loại năm giới, hiện có một số nhà khoa học đưa ra hệ thống phân loại sinh vật gồm ba lãnh giới: vi sinh vật cổ, vi khuẩn và lãnh giới thứ ba gồm các sinh vật nhân thực.
- Vẽ sơ đồ tư duy
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ:
+ Giáo viên chiếu câu hỏi trên slide, yêu cầu học sinh làm việc nhóm: Trao đổi nhóm chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
1. Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, lần lượt là:
a. Giới, lớp, bộ, họ, chi, loài , ngành.
b. Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
c. Giới, ngành, bộ, họ, lớp, chi, loài.
d. Ngành, bộ, họ, lớp, chi, loài, giới.
2. Em hãy cho biết thỏ thuộc giới sinh vật nào?
a. Giới Nấm. b. Giới Thực vật. c. Giới Động vật. | d. Giới Nguyên sinh vật. e. Giới Khởi sinh. |
+ Đọc phần “ Em có biết” để hiểu thêm về các cách phân loại sinh vật.
+ Tóm tắt kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ : Trao đổi nhóm để thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu.
- Học sinh báo cáo kết quả: GV gọi ngẫu nhiên 3 học sinh báo cáo kết quả, các HS khác sẽ nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và chiếu đáp án.
+ Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, lần lượt là: b. Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
+ Trong năm giới sinh vật, thỏ thuộc giới sinh vật: c. Giới Động vật.
+ GV nhấn mạnh bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
BÀI 26: KHÓA LƯỠNG PHÂN
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa khóa lưỡng phân.
- Trình bày cách xây dựng khóa lưỡng phân và ý nghĩa của khóa lưỡng phân đối với nghiên cứu khoa học.
- Vận dụng xây dựng khóa lưỡng phân đơn giản.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về khóa lưỡng phân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để xây dựng khóa lưỡng phân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân loại được các sinh vật xung quanh dựa vào các đặc điểm quan sát được.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận thức sinh học: phát biểu được định nghĩa khóa lưỡng phân; Mô tả được các bước xây dựng khóa lưỡng phân
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xây dựng được khóa lưỡng phân để phân loại các sự vật, hiện tượng, các loài sinh vật trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm chỉ, chịu khó trong việc sử dụng kĩ năng phân loại trong cuộc sống để sắp xếp đồ đạc, công việc hợp lí.
- Trung thực, cẩn thận trong sự quan sát các đặc điểm cấu tạo của sinh vật để phân loại, xây dựng khóa lưỡng phân.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh một số loài động vật và sơ đồ khóa lưỡng phân.
- Phiếu học tập “Khóa lưỡng phân”.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của học sinh. Kiểm tra kĩ năng phân loại của học sinh.
b) Nội dung: Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để phân biệt được các loài có trong một khu vườn?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS: dựa vào đặc điểm bên ngoài ta có thể phân biệt được các loài sinh vật.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh được cung cấp (hình ảnh một khu vườn với nhiều loài sinh vật), đặt câu hỏi: Em có thể phân biệt được các loài sinh vật có trong vườn không? Làm cách nào để phân biệt được các loài đó?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận để đưa ra câu trả lời
- Báo cáo, thảo luận: Dựa vào kiến thức phân loại và các kiến thức về đặc điểm của mỗi loài mà HS được học ở các lớp dưới, HS nêu một số loài động vật, thực vật có trong khu vườn.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kĩ năng phân loại của HS, chú ý tiêu chí phân loại.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: Tìm hiểu về khái niệm khóa lưỡng phân, cách xây dựng khóa lưỡng phân
b) Nội dung:
- Khóa lưỡng phân là gì?
- Cách xây dựng khóa lưỡng phân.
- Ý nghĩa xây dựng khóa lưỡng phân.
c) Sản phẩm: HS nêu được định nghĩa khóa lưỡng phân và mô tả được các bước xây dựng khóa lưỡng phân.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
- GV giới thiệu định nghĩa khóa lưỡng phân: đây là hình thức phân loại phổ biến nhất trong sinh học vì nó giúp đơn giản hóa việc xác định các sinh vật chưa biết. Nói một cách đơn giản, đây là một phương pháp được sử dụng để xác định một loài bằng cách trả lời một loạt các câu hỏi dựa trên các đặc điểm tương phản (ví dụ: đặc điểm hình thái) có hai kết quả xảy ra.
“Khóa lưỡng phân” có nghĩa là được chia thành hai phần (phân đôi), các khóa lưỡng phân luôn đưa ra hai lựa chọn (Có/Không có) dựa trên các đặc điểm chính của sinh vật trong mỗi bước. Bằng cách lựa chọn chính xác sự lựa chọn phù hợp ở mỗi giai đoạn, ta có thể xác định tên của sinh vật ở cuối.
Khi tạo khóa lưỡng phân, cả hai yếu tố định tính (các thuộc tính vật lý như sinh vật trông như thế nào, màu sắc ra sao, v.v.) và định lượng (số lượng chân, cân nặng, chiều cao, v.v.) được xem xét.
Có 2 dạng khóa lưỡng phân:
- Dạng sơ đồ phân nhánh: cây phân loại
- Dạng viết (chuỗi các câu lệnh được ghép nối được sắp xếp theo tuần tự).
Thông thường, khóa lưỡng phân được sử dụng để xác định các loài sinh vật, mặc dù nó có thể được sử dụng để phân loại bất kỳ đối tượng nào có thể được xác định bằng một tập hợp các đặc điểm có thể quan sát được.
Mục đích của khóa lưỡng phân:
- Xác định và phân loại sinh vật
- Giúp học sinh dễ dàng hiểu các khái niệm khoa học khó hơn
- Sắp xếp một lượng lớn thông tin giúp việc xác định một sinh vật dễ dàng hơn.
GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa, kết hợp với quan sát hình ảnh, nêu định nghĩa khóa lưỡng phân. Để xây dựng khóa lưỡng phân cần thực hiện mấy bước?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách giáo khoa và nghiên cứu hình 26.1 và 26.2 để trả lời câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS phát biểu, các HS khác theo dõi bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kĩ năng tổng hợp kiến thức của HS thông qua câu trả lời ngắn gọn, đủ, chính xác.
GV nhấn mạnh thêm về: Cách tạo một khóa lưỡng phân:
- Bước 1: Liệt kê các đặc điểm: Hãy liệt kê các đặc điểm có thể quan sát được. Ví dụ: một nhóm động vật có một số con có lông trong khi những con khác có chân hoặc một số con có đuôi dài.
- Bước 2: Sắp xếp các đặc điểm theo thứ tự. Khi tạo khóa lưỡng phân, trước tiên ta cần bắt đầu với các đặc điểm chung nhất, trước khi chuyển sang các đặc điểm cụ thể hơn.
- Bước 3: Chia mẫu vật. Ta có thể sử dụng câu hỏi (có lông và không có lông) hoặc câu hỏi (vật có lông không?) để chia mẫu vật của bạn thành hai nhóm, nên bắt đầu trên đặc điểm chung nhất.
- Bước 4: Chia nhỏ hơn nữa mẫu. Dựa vào đặc điểm tương phản tiếp theo, chia nhỏ mẫu vật. Ví dụ: trước tiên, ta có thể đã phân nhóm các động vật của mình là có lông và không có lông, trong trường hợp đó, những con có lông có thể được xác định là chim. Tiếp tục chia nhỏ các mẫu còn lại bằng cách đặt đủ câu hỏi cho đến khi xác định và đặt tên cho tất cả chúng.
- Bước 5: Vẽ sơ đồ khóa phân đôi: có thể tạo một khóa lưỡng phân bằng cách viết hoặc vẽ sơ đồ.
- Bước 6: Kiểm tra. Khi đã hoàn thành khóa phân đôi, hãy kiểm tra nó để xem nó có hoạt động không. Tập trung vào mẫu vật bạn đang cố gắng xác định và xem qua các câu hỏi trong khóa phân đôi để xem liệu có xác định được nó ở phần cuối hay không, thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
Một số lưu ý khi xây dựng khóa lưỡng phân:
- Chỉ xem xét một đặc điểm tại một thời điểm.
- Sử dụng các đặc điểm hình thái nhiều nhất có thể.
- Sử dụng các đặc điểm chung nhất ở bước đầu và sử dụng các đặc điểm ít hơn hoặc ít rõ ràng hơn để chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn.
- Khi viết hãy sử dụng các từ tương phản: ví dụ như có lông và không có lông.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: luyện tập kĩ năng phân loại thông qua hoạt động xây dựng khóa lưỡng phân
b) Nội dung: Xây dựng khóa lưỡng phân với 5 loài vật có trong hình.
c) Sản phẩm: Sơ đồ khóa lưỡng phân phân loại 5 loài sinh vật
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
GV hướng dẫn học sinh các bước tạo một khóa lưỡng phân:
- Bước 1: Liệt kê các đặc điểm: Hãy liệt kê các đặc điểm có thể quan sát được.
- Bước 2: Sắp xếp các đặc điểm theo thứ tự. Khi tạo khóa lưỡng phân, trước tiên ta cần bắt đầu với các đặc điểm chung nhất, trước khi chuyển sang các đặc điểm cụ thể hơn.
- Bước 3: Chia mẫu vật. Ta có thể sử dụng câu hỏi (có lông và không có lông) hoặc câu hỏi (vật có lông không?) để chia mẫu vật của bạn thành hai nhóm, nên bắt đầu trên đặc điểm chung nhất.
- Bước 4: Chia nhỏ hơn nữa mẫu. Dựa vào đặc điểm tương phản tiếp theo, chia nhỏ mẫu vật.
- Bước 5: Vẽ sơ đồ khóa phân đôi: có thể tạo một khóa lưỡng phân bằng cách viết hoặc vẽ sơ đồ.
- Bước 6: Kiểm tra. Khi đã hoàn thành khóa phân đôi, hãy kiểm tra nó để xem nó có hoạt động không. Tập trung vào mẫu vật bạn đang cố gắng xác định và xem qua các câu hỏi trong khóa phân đôi để xem liệu có xác định được nó ở phần cuối hay không, thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
Yêu cầu HS quan sát hình ảnh 5 loài sinh vật, thảo luận và xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại 5 loài đó.
- Thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm và xây dựng sơ đồ/
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi một nhóm trình bày sơ đồ phân loại, các nhóm khác bổ sung
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kĩ năng phân loại thông qua việc lựa chọn đặc điểm để xây dựng khóa lưỡng phân. GV đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức đã học.
BÀI 27: VI KHUẨN
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mô tả được hình dạng của vi khuẩn và kể tên các môi trường sống để nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn.
- Mô tả cấu tạo đơn giản của vi khuẩn.
- Nêu được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và trong đời sống con người.
- Nêu được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và trình bày được một số cách phòng và chống các bệnh do vi khuẩn gây ra.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo, vai trò của vi khuẩn và một số bệnh do vi khuẩn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các hình dạng chủ yếu của vi khuẩn, cấu tạo đơn giản của vi khuẩn, vai trò, một số bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ để tìm ra các cách phòng và chống bệnh do vi khuẩn gây ra.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Quan sát hình ảnh và mô tả được các hình dạng chủ yếu của vi khuẩn.
- Kể tên được các môi trường sống của vi khuẩn.
- Trình bày được cấu tạo đơn giản của vi khuẩn.
- Nhận biết được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và trong đời sống con người.
- Nhận biết được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và nêu các cách phòng, chống.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: tại sao thức ăn hay bị ôi thiu, không nên uống nước lã, việc sử dụng vi khuẩn để lên men trong quá trình tạo ra dưa muối, sữa chua, …
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thức hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về vi khuẩn.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thưc hiện nhiệm vụ thảo luận về các đặc điểm về hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn, vai trò và các bệnh do vi khuẩn gây ra.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về một số loại vi khuẩn, cấu tạo của vi khuẩn, vai trò của vi khuẩn.
- Đoạn video liên quan đến việc nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng (https://www.youtube.com/watch?v=pLDeAXCsbqM&ab_channel=BVHoanMySaigon)
- Đoạn video liên quan đến hiện tượng kháng kháng sinh (https://www.youtube.com/watch?v=t5iXh5VCOSI&ab_channel=VTVNews)
- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập số 1, 2, 3 bài 3: Vi khuẩn ( đính kèm)
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: khay nuôi và bột rau câu.
III. Tiến trình dạy học
2. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về một sinh vật đơn bào nhân sơ vô cùng nhỏ bé sống trong cơ thể người – vi khuẩn.
k) Mục tiêu: Giúp học sinh xác đinh được vấn đề học tập là tìm hiểu về một loài sinh vật nhân sơ nhỏ bé – vi khuẩn.
l) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức đã có của học sinh về “vi khuẩn”.
- Cơ thể người có số lượng tế bào rất lớn khoảng 75 nghìn tỉ tế bào. Nhưng trên cơ thể người có một sinh vật nhân sơ nhỏ bé với số lượng lớn hơn số tế bào của cơ thể chúng ta, có thể lên đến hàng trăm nghìn tỉ. Em có biết chúng là sinh vật nào không?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức đã có của học sinh về “vi khuẩn”.
m) Sản phẩm:
- Sinh vật nhân sơ nhỏ bé sống trong cơ thể người đó là vi khuẩn.
- Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: vi khuẩn là sinh vật nhân sơ nhỏ bé không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải quan sát bằng kính hiển vi, cơ thể cấu tạo từ 1 tế bào, thuộc giới khởi sinh, có lòai có lợi hoặc có hại, tồn tại ở những môi trường khác như đất, nước, không khí,…, có thể gây ra bệnh ở người và các sinh vật khác, ….
n) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên đặt câu hỏi xác định vấn đề, sau đó gọi liên tiếp các học sinh phát biểu ý kiến và xác định được vấn đề học tập là tìm hiểu về “vi khuẩn”.
- Giáo viên phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu (ô con đã biết, ô con chưa biết).
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án về những điều con đã biết và chưa biết.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đa dạng vi khuẩn
s) Mục tiêu:
- Quan sát hình ảnh và mô tả được các hình dạng chủ yếu của vi khuẩn.
- Kể tên được các môi trường sống của vi khuẩn.
Từ đó nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn về hình dạng và môi trường sống.
t) Nội dung:
- Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1:
- Quan sát hình 3.1, nhận xét về hình dạng của các vi khuẩn và sắp xếp chúng vào các nhóm khác nhau và trả lời các câu hỏi sau:
+ Chúng ta có quan sát vi khuẩn bằng mắt thường được hay không? Vì sao?
+ Vi khuẩn có những hình dạng khác nhau nào?
+ Vi khuẩn có ở những môi trường sống nào?
+ Từ đó, hãy rút ra nhận xét về sự đa dạng của vi khuẩn?
u) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
-Vi khuẩn có kích thước nhỏ bé, chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi.
-Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau, phân bố riêng lẻ hay thành từng nhóm và có 3 dạng điểm hình: Hình que, hình xoắn, hình cầu.
-Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể người và các sinh vật sống khác.
=> Vi khuẩn đa dạng về đặc điểm hình thái và môi trường sống.
v) Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm.
- HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến)
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung về các hình dạng chủ yếu của vi khuẩn, các môi trường sống chủ yếu và rút ra sự đa dạng của vi khuẩn
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cấu tạo của vi khuẩn.
q) Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo đơn giản của vi khuẩn.
r) Nội dung:
- Hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Quan sát hình 3.2 và trả lời những câu hỏi sau:
+ Vi khuẩn được xếp vào nhóm cơ thể đơn bào hay đa bào? Vì sao?
+ Kể tên các bộ phận cấu tạo nên vi khuẩn? Vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực? Vì sao?
+ Lông và roi của vi khuẩn có nhiệm vụ gì?
s) Sản phẩm:
- Vi khuẩn là những cơ thể đơn bào, nhân sơ.
- Cấu tạo một vi khuẩn gồm:
+ Thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân.
+ Ngòai ra, một số vi khuẩn còn có: lông và roi.
t) Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm.
- HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung về cấu tạo của vi khuẩn.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về vai trò của vi khuẩn.
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và trong đời sống con người.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: việc sử dụng vi khuẩn để lên men trong quá trình tạo ra dưa muối, sữa chua, …; ăn sữa chua hàng ngày có thể giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng.
b) Nội dung:
- Hoàn thành phiếu học tập số 3
+ Quan sát hình 3.3 và nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên.
+ Hoàn thành nhiệm vụ theo mô hình “kĩ thuật khăn trải bàn”, mỗi HS nêu ít nhất 3 ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống của con người.
+ Vận dụng kiến thức để giải thích: tại sao ăn sữa chua hàng ngày có thể giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng.
c) Sản phẩm:
Vai trò của vi khuẩn:
- Trong tự nhiên:
+ Chuyển nitrogen trong không khí thành chất đạm giúp cây hấp thụ.
+ Phân giải xác sinh vật và chất thải động vật thành các chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ….
- Trong đời sống con người:
+ Phần lớn vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ da, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa.
+ Ứng dụng trong chế biến thực phẩm (sữa chua, dưa muối, nước mắm, …)
+ Sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, xử lý chất thải, …
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chia thành các nhóm 4 học sinh.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát hình 3.3 và thảo luận nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên.
- GV giao tiếp nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 3 (theo kĩ thuật khăn trải bàn), mỗi học sinh viết ý kiến của mình vào ô ý kiến cá nhân, sau đó các thành viên tổng hợp lại ý kiên của cả nhóm vào ô ở giữa.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi liên hệ thực tế.
- Sau khi các nhóm hoạt động xong, GV mời ngẫu nhiên đại diện của 3 nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung về cấu tạo của vi khuẩn.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về một số bệnh do vi khuẩn gây ra.
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và nêu các cách phòng, chống.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: tại sao thức ăn hay bị ôi thiu, không nên uống nước lã, việc sử dụng vi khuẩn để lên men trong quá trình tạo ra dưa muối, sữa chua, …
b) Nội dung:
- Kể tên các bệnh do vi khuẩn gây nên ở con người và nêu ra một số biện pháp phòng tránh.
- Liên hệ thức tế hiện tượng “kháng kháng sinh”
- Kể tên các bệnh do vi khuẩn gây nên trên thực vật và động vật.
c) Sản phẩm:
- Vi khuẩn gây nên một số bệnh ở con người như: lao, viêm phổi, uốn ván, giang mai, phong (hủi), tả, …
- Vi khuẩn gây nên một số bệnh ở thực vật và động vật: héo xanh cà chua, thối nhũn bắp cải, tụ huyết trùng ở gia cầm, gia súc, liên cầu lợn,…
- Ngoài ra, vi khuẩn là nguyên nhân khiến đồ ăn, thức uống bị hỏng.
- Biện pháp phòng tránh: vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu các nhóm (như hoạt động 2.3) lần lượt kể tên các bệnh do vi khuẩn gây ra ở người. Nhóm kể sau không được trùng đáp án với các nhóm trước.
- GV chiếu video liên quan đến việc nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng.
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận tìm hiểu thông tin SGK và liên hệ từ thực tế về bệnh liên quan đến vi khuẩn tả (một nửa số nhóm) và vi khuẩn lao (một nửa số nhóm còn lại) theo các gợi ý sau: Biểu hiện khi mắc bệnh, con đường lây lan, cách phòng tránh.
- HS thảo luận theo đúng nhiệm vụ được giao và cử đại diện nhóm lên trình bày.
- GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm lên trình bày hiểu biết về bệnh liên quan đến vi khuẩn tả và 1 nhóm về vi khuẩn lao. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- GV chiếu video liên quan đến hiện tượng kháng kháng sinh, từ đó rút ra một và lời khuyên khi sử dụng thuốc kháng sinh để chống lại các bệnh liên quan đến vi khuẩn.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
u) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về: đa dạng vi khuẩn, cấu tạo, vai trò và một số bệnh do vi khuẩn gây ra.
v) Nội dung:
- Học sinh thực hiện phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu KWL.
- HS hệ thống lại kiến thức bài học bằng “Sơ đồ tư duy”
w) Sản phẩm:
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
- Sơ đồ tư duy các con vẽ trong vở hoặc giấy A4.
x) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
o) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
p) Nội dung: Thực hành tạo dấu vân tay vi khuẩn. (Các bước thực hiện trong sách giáo khoa mục “Em có thể”)
q) Sản phẩm: HS chế tạo ra được “dấu vân tay vi khuẩn” của chính mình.
i) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
GÓP Ý CỦA GV CHUẨN HÓA
Cá nhân tôi thực sự ấn tượng với bài soạn của cô. Bài này có thể sử dụng làm giáo án mẫu cho nhóm tham khảo. Trân trọng cảm ơn cô!
BÀI 28: THỰC HÀNH
LÀM SỮA CHUA VÀ QUAN SÁT VI KHUẨN
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Khi kết thúc bài học, HS
- Thực hành quan sát và vẽ được hình vi khuẩn quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
- Vận dụng được hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (biết cách làm sữa chua).
- Đề xuất được các nguyên liệu và cách thức làm sữa chua đạt yêu cầu.
- Nêu được vai trò của vi khuẩn có trong sữa chua đối với quá trình tiêu hóa của con người.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin trên internet, đọc sách giáo khoa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để đề xuất nguyên liệu và phương án làm sữa chua; hợp tác thực hiện làm sữa chua tại nhà; sử dụng ngôn ngữ kết hợp với sản phẩm nhóm để trình bày ý tưởng thực hiện nhiệm vụ và những sai lầm gặp phải trong quá trình thực hiện;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thiết kế và tổ chức hoạt động làm sữa chua theo nhóm; giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện làm sữa chua đạt yêu cầu về chất lượng, thẩm mĩ; sáng tạo các hương vị sữa chua khác nhau thu hút người sử dụng.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được các nguyên liệu cần dùng để làm tiêu bản quan sát vi khuẩn; nguyên liệu và dụng cụ cần dùng để làm sữa chua.
- Trình bày được vai trò của vi khuẩn lactic có trong sữa chua đối với quá trình tiêu hóa thức ăn trong đường ruột.
- Xác định được những thiếu sót hoặc sai lầm trong quá trình làm tiêu bản và làm sữa chua. Từ đó tìm cách điều chỉnh và khắc phục những sai lầm trong quá trình làm sữa chua.
- Làm được tiêu bản và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi, cách khắc phục một số sai lầm trong quá trình làm sữa chua.
- Vẽ hình ảnh vi khuẩn quan sát được dưới kính hiển vi.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu các bước làm sữa chua.
- Có trách nhiệm trong trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, nguyên liệu làm tiêu bản và làm sữa chua.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm làm sữa chua.
- Có ý thức tuyên truyền vai trò của vi khuẩn có lợi probiotic trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh các bước làm tiêu bản.
- Phiếu học tập, bảng phụ A1, bút dạ.
- Đoạn video hướng dẫn làm sữa chua tại nhà.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
+ Kính hiển vi có độ phóng đại 1000.
+ Bộ lam kính và lamen.
+ Ống nhỏ giọt.
+ Nước cất.
+ Giấy thấm.
- HS tìm hiểu về một số loại vi khuẩn thường gặp; đọc trước nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là thực hành quan sát và vẽ hình ảnh vi khuẩn quan sát được. (thời gian: 5 phút)
m) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là thực hành quan sát và vẽ hình ảnh vi khuẩn.
n) Nội dung:
- Chia lớp thành 2 đội chơi. GV tổ chức trò chơi “Ai thông minh hơn?”
- Luật chơi: Trong thời gian 1 phút, hai đôi chơi lần lượt đọc tên 1 loại vi khuẩn thường gặp mà HS biết. Trò chơi kết thúc khi hết thời gian 1 phút hoặc có đội không đọc kể tên được 1 loại vi khuẩn tiếp theo. Đội chiến thắng là đội cuối cùng vẫn kể được tên vi khuẩn. Đội chiến thắng có quyền nói với đội còn lại là “Tôi là người thông minh hơn!”.
- GV đặt câu hỏi:
CH1: Trong số các vi khuẩn vừa kể trên, Vi khuẩn nào là loại vi khuẩn có lợi?
CH2: Vi khuẩn có lợi thường có nhiều trong loại thực phẩm nào?
o) Sản phẩm:
- Câu trả lời của 2 đội chơi như: trực khuẩn, xoắn khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn lao, vi khuẩn tả, vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Lactobacillus, vi khuẩn probiotic, …..
- Các vi khuẩn có lợi: vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Lactobacillus…
- Vi khuẩn có lợi thường có nhiều trong sữa chua, rau củ muối, hạt đậu tương lên men…
p) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS đọc luật chơi; tổ chức cho 2 đội trưởng bốc thăm quyền trả lời trước.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại kiến thức đã học ở tiết trước để kể tên các loại vi khuẩn.
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
- HS nhớ lại kiến thức đã học ở tiết trước để trả lời câu hỏi của GV.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS 2 đội chơi lần lượt trả lời nhanh các loại vi khuẩn. Đội chiến thắng là đội trả lời đúng đến khi hết thời gian quy định hoặc đội chơi còn lại không trả lời được.
- GV làm trọng tài để xác định các phương án trả lời đúng và theo dõi thời gian.
- HS trả lời câu hỏi do GV đặt ra. 🡪 HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và thông báo đội chiến thắng.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài: Qua bài học trước các em đã biết nhiều loại vi khuẩn có hại nhưng cũng có nhiều loại vi khuẩn có lợi. Các vi khuẩn này luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Một loại thực phẩm có chứa nhiều vi khuẩn có lợi đó là sữa chua. Vậy trong sữa chua có những loại vi khuẩn nào, chúng có hình dạng ra sao và để làm sữa chua cần có những thao tác thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Thực hành quan sát tế bào vi khuẩn trong sữa chua (thời gian: 25 phút)
w) Mục tiêu:
- Thực hành làm tiêu bản mẫu sữa chua.
- Thực hành quan sát và vẽ được hình vi khuẩn quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
x) Nội dung:
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II.1 SGK trang 96, thảo luận nhóm 6 – 8 HS, đề xuất các dụng cụ, nguyên liệu cần dùng cho thí nghiệm thực hành quan sát vi khuẩn trong sữa chua. (thời gian 3 phút)
- GV chiếu hình ảnh hoặc video hướng dẫn HS làm tiêu bản mẫu sữa chua để quan sát.
- GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành làm tiêu bản và quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi; vẽ hình và nhận xét vào phiếu thực hành. (thời gian 15 phút)
y) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- HS vẽ hình vi khuẩn quan sát được bằng kính hiển vi.
- HS nhận xét được: Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau (hình que, hình xoắn, hình cầu). Phân bố riêng lẻ hoăc thành từng đám.
z) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II.1 SGK trang 96, thảo luận nhóm 6 – 8 HS, đề xuất các dụng cụ, nguyên liệu cần dùng cho thí nghiệm thực hành quan sát vi khuẩn trong sữa chua vào phiếu thực hành.
- GV chiếu hình ảnh hoặc video hướng dẫn HS làm tiêu bản mẫu sữa chua để quan sát.
- GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành làm tiêu bản và quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi; vẽ hình và nhận xét vào phiếu thực hành.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, theo dõi hình ảnh (hoặc video) hướng dẫn, thực hiện các nhiệm vụ do GV đưa ra.
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ/ hỗ trợ các nhóm (nếu cần).
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả thực hành. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS các nhóm tự đánh giá và các nhóm đánh giá đồng đẳng.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.
Hoạt động 2.2: Thực hành làm sữa chua.
u) Mục tiêu:
- Vận dụng được hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (biết cách làm sữa chua).
- Đề xuất được các nguyên liệu và cách thức làm sữa chua đạt yêu cầu.
- Nêu được vai trò của vi khuẩn có trong sữa chua đối với quá trình tiêu hóa của con người.
v) Nội dung:
- GV yêu cầu thảo luận nhóm, đề xuất phương án làm sữa chua theo phiếu học tập; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
- GV yêu cầu HS tiến hành thực hành làm sữa chua (tại nhà); thống nhất làm báo cáo thực hành.
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm (mẫu vật, bảng báo cáo thực hành).
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt thuyết trình về sản phẩm của nhóm đã làm được và rút ra các bước tiến hành làm sữa chua.
w) Sản phẩm:
- Sản phẩm sữa chua mà các nhóm đã làm được.
- Phiếu học tập.
- Báo cáo thực hành.
x) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng ta có thể sử dụng sữa chua hàng ngày với một lượng vừa đủ. Vậy sau đây các nhóm hãy thực hành làm sữa chua.
- GV chia lớp thành 6 nhóm (8 – 10 HS)
- GV yêu cầu thảo luận nhóm, đề xuất phương án làm sữa chua theo phiếu học tập; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. (thời gian 10 phút)
- GV nêu yêu cầu về thành phẩm và hướng dẫn bảo quản.
- GV yêu cầu HS tiến hành thực hành làm sữa chua (các nhóm thực hành tại nhà); thống nhất làm báo cáo thực hành. (Yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ trước tiết thứ 2 của bài học)
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm (mẫu vật, bảng báo cáo thực hành). (thời gian 10 phút)
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt thuyết trình về sản phẩm của nhóm đã làm được và rút ra các bước tiến hành làm sữa chua. Mỗi nhóm trình bày trong thời gian 3 phút. (Thời gian 20 - 25 phút)
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin SGKthảo luận nhóm để đề xuất phương án làm sữa chua (nguyên liệu, dụng cụ, các thao tác tiến hành…); phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.
- HS tiến hành thực hành làm sữa chua theo phương án đã đề xuất ở tiết học trước. HS quay video hoặc chụp ảnh các thao tác làm.
- HS thảo luận và thống nhất phương án trình bày báo cáo và thuyết trình sản phẩm, các thao tác tiến hành (Giấy A0, poster hoặc ppt…).
- HS trưng bày sản phẩm của nhóm.
- Nhóm cử đại diện HS trình bày báo cáo của nhóm.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện HS các nhóm trình bày phương án lám sữa chua, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- Đại diện HS các nhóm trình bày báo cáo thực hành, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS lần lượt chấm điểm sản phẩm của nhóm bằng cách dán sticker mặt cười hoặc mặt buồn vào bảng đánh giá của từng nhóm theo sơ đồ trong thời gian 1 phút.
Sơ đồ di chuyển
- GV tổ chức cho HS các nhóm tự đánh giá và các nhóm đánh giá đồng đẳng.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.
- GV chốt các thao tác tiến hành làm sữa chua.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
y) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về vi khuẩn và các thao tác làm sữa chua.
z) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm thông qua trò chơi “Vi khuẩn có lợi hay có hại?”
Câu 1: Vi khuẩn lactic được sử dụng để tạo ra món ăn nào dưới đây?
A. nước tương. B. nước mắm. C. Rượu nếp. D. Sữa chua.
Câu 2: Để bảo quản thực phẩm trước sự tấn công của vi khuẩn hoại sinh, chúng ta có thể áp dụng phương pháp nào sau đây?
A.Ướp muối, sấy khô, ướp lạnh. B. Sấy khô, ướp lạnh.
C. Ướp muối, ướp lạnh. D. Ướp muối, sấy khô.
Câu 3: Cho các vai trò sau của Vi khuẩn:
1. Phân giải xác động thực vật thành chất mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng
2. Phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ tạo ra các hợp chất đơn giản chứa cacbon, rồi thành than đá hoặc dầu lửa
3. Một số vi khuẩn cố định đạm, bổ sung nguồn đạm cho đất
4. Một số vi khuẩn lên men, được sử dụng để muối dưa, làm dấm, làm các sản phẩm lên men...
5. Vi khuẩn có vai trò trong công nghệ sinh học, làm sạch nước thải, làm sạch môi trường
6. Vi khuẩn còn có vai trò làm sạch không khí, nhất là ở thành phố.
Vi khuẩn có các lợi ích gồm:
A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 2, 3, 4, 5, 6 C. 1, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 3, 5, 6
Câu 4: Vi khuẩn có hại vì
A. có những vi khuẩn kí sinh trên cơ thể người, thực vật, động vật.
B. nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn (thức ăn ôi thiu, thối rữa).
C. vi khuẩn phân huỷ rác rưởi (có nguồn gốc hữu cơ) gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường.
D. vi khuẩn gây hại cho con người, động thực vật; làm thức ăn bị ôi thiu; phân hủy rác gây ô nhiễm môi trường.
Câu 5: Trong bài học, cần tiến hành bao nhiêu bước để làm tiêu bản quan sát vi khuẩn có trong sữa chua?
A. 3 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 6: Vi khuẩn trong sữa chua tốt cho:
A. da và hệ thống tuần hoàn.
B. ruột và hệ thống tiêu hóa.
C. xương và cơ bắp.
D. da, hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa.
Câu 7: Qua bài học, có bao nhiêu bước trong quy chình chế biến sữa chua?
A. 3 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 8. Cần chuẩn bị những gì trong bài thực hành làm sữa chua?
A. Sữa đặc, sữa chua B. Nước
C. Cốc, thìa, đũa D. Nước, sữa đặc, sữa chua, cốc, thìa, đũa.
Câu 9. Sau khoảng thời gian ủ bao lâu thì sữa chua đông lại?
A. 10 – 12h B. 2 – 3h C. 4 – 5h D. 8 – 9h
Câu 10. Nhiệt độ thích hợp để vi khuẩn lactic trong sữa chua phát triển là
A. 10oC – 20oC B. 5oC – 10oC C. 40oC – 50oC D. 60oC – 90oC
a) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án các câu hỏi trắc nghiệm.
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm luyện tập kiến thức đã học.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng những kiến thức đã được học, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ/ hỗ trợ các nhóm (nếu cần).
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS các nhóm trả lời câu hỏi.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS các nhóm tự đánh giá và các nhóm đánh giá đồng đẳng.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận những kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm làm sữa chua bằng nguyên liệu khác (sữa đậu nành)
c) Sản phẩm: Sản phẩm sữa chua từ đậu nành
d) Tổ chức thực hiện: (Có thể giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp)
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành làm sữa chua từ nguyên liệu sữa đậu nành.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ do GV đưa ra.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả thực hành. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS các nhóm tự đánh giá và các nhóm đánh giá đồng đẳng.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.
BÀI 29: VIRUS
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được: hình dạng, cấu tạo, vai trò và ứng dụng của virus.
- Trình bày được một số bệnh do virus và cách phòng bệnh.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của virus.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các vai trò cũng như ứng dụng của virus trong khoa học và đời sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra được các giải pháp phòng bệnh do virus gây ra và ứng dụng một số giải pháp trong thực tiễn.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được hình dạng, cấu tạo của virus dựa vào hình ảnh quan sát được.
- Trình bày được vai trò của virus và các ứng dụng của virus trong việc nghiên cứu khoa học và áp dụng vào đời sống.
- Xác định được triệu chứng một số bệnh do virus gây ra và biện pháp phòng, chữa bệnh.
- Thiết kế poster tuyên truyền phòng chống các bệnh do virus gây ra.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của virus.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động tìm hiểu về vai trò, ứng dụng và các bệnh liên quan tới virus.
- Nghiêm túc trong việc phòng, chống các bệnh liên quan tới virus.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Đất nặn.
- Tranh, hình ảnh về virus và các bệnh do virus gây ra.
- HS chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà về vai trò và ứng dụng của virus.
- Video cấu tạo, hoạt động của virus và ảnh hưởng của virus đối với sức khỏe con người. Các video về sản xuất vắc xin từ virus.
- Một số ứng dụng thiết kế poster, inphographic…cho HS thiết kế poster tuyên truyền.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề của bài học là nghiên cứu về virus
b) Nội dung: GV cung cấp cho HS tranh/ảnh/cụm từ liên quan tới virus. HS sẽ xếp vào 2 nhóm vi khuẩn và virus theo dự đoán của mình.
c) Sản phẩm: Thông tin học sinh đưa ra về
d) Tổ chức thực hiện:
- GV phát cho mỗi bàn 5 hình ảnh. HS cần sắp xếp các hình ảnh vào 2 nhóm (theo quan điểm và sự hiểu biết của học sinh).
- Lớp chia làm 2 nhóm lớn. Hai nhóm sẽ cùng lên dán những hình ảnh liên quan tới virus trên bảng GV. Sau đó, GV cho các HS khác phát biểu. GV dẫn vào bài.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của virus.
a) Mục tiêu:
- Nêu được các hình dạng của virus.
- Trình bày được cấu tạo của virus gồm 2 phần (vỏ prôtêin và lõi là vật chất DT ADN hoặc ARN).
- Phân biệt vi khuẩn về virus về hình dạng, cấu tạo.
b) Nội dung:
- HS làm việc cá nhân.
- Mỗi HS tự dùng đất nặn để nặn hình dạng và cấu tạo của virus theo sự tưởng tượng của HS hoặc HS có thể tham khảo trong SGK.
- Giới thiệu với các bạn về loại virus mà mình vừa nặn về:
+ Hình dạng
+ Cấu tạo.
- GV có thể dùng máy chiếu vật thể hoặc kết nối điện thoại với máy tính để trình chiếu cho rõ ràng.
H1. Nêu hình dạng virus.
H2. Virus mà em nặn có mấy phần? Đó là những phần nào?
H3. Virus có cấu tạo tế bào điển hình không? Vì sao?
c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- HS đưa ra các hình dạng của virus: hình cầu, xoắn, hỗn hợp…
- HS đưa ra các đáp án:
H1. Cầu, xoắn, hỗn hợp…
H2. 2 phần: Vỏ prôtêin và lõi là vật chất di truyền.
H3. Không có cấu tạo tế bào điển hình (Lưu ý: HS có thể giải thích được hoặc không giải thích được).
H4. Virus và vi khuẩn khác nhau như thế nào?
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân. HS sử dụng đất nặn để nặn hình dạng và cấu tạo của virus (3 phút).
- GV yêu cầu 2 – 3 học sinh lên trình bày dựa theo các câu hỏi H1, H2. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS nêu lại cấu tạo tế bào điển hình. Từ đó, yêu cầu HS trả lời câu hỏi H3 và H4.
- GV chốt kiến thức cơ bản cho HS ghi vào vở.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vai trò của virus và ứng dụng
a) Mục tiêu:
- Trình bày được các vai trò của virus.
- Nêu được các ứng dụng của virus trong nghiên cứu khoa học và chế tạo các sản phẩm ứng dụng thực tế.
b) Nội dung:
- HS đã được GV phân công tìm hiểu ở nhà. HS chuẩn bị bài thuyết trình.
- GV có thể chọn 4 nhóm làm 2 chủ đề:
+ Virus có những vai trò gì?
+ Các ứng dụng của virus trong nghiên cứu khoa học và tự nhiên.
- HS gửi bài trước qua email cho GV.
c) Sản phẩm:
- Bài thuyết trình của HS về vai trò và ứng dụng của virus.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: Đã được thực hiện ở bài hôm trước hoặc tiết 1 của bài virus.
- HS các nhóm lên thuyết trình (5 phút).
+ 1 HS thuyết trình
+ 1 HS ghi kiến thức chính lên bảng.
- HS các nhóm khác nghe và phản biện (5 phút).
- GV ghi lại các câu khó và hỗ trợ HS tìm hiểu hoặc trả lời sau khi có nhóm đã hoàn thành.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các bệnh do virus và cách phòng tránh
a) Mục tiêu:
- Trình bày được các bệnh do virus gây ra.
- Thiết kế poster truyên truyền phòng chống một số bệnh phổ biến bằng các phần mềm/ứng dụng trên điện thoại/ máy tính.
b) Nội dung:
- HS nêu được các bệnh phổ biến do virus gây ra: Nguyên nhân, đường lây bệnh, triệu chứng của bệnh (Chú ý: Tùy thuộc điều kiện từng địa phương, GV nên định hướng trước cho HS những bệnh dễ gặp ở địa phương mình để tiện cho việc thiết kế poster).
- HS sử dụng các ứng dụng thiết kế. Đơn giản nhất là canva.com
c) Sản phẩm:
- Poster của HS: chu trình gây bệnh cụ thể của virus, cách phòng tránh…
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: Đã được thực hiện ở bài hôm trước hoặc tiết 1 của bài virus.
- HS viết kịch bản cho chuyên mục “Bác sĩ và gia đình”: trong đó có hỏi đáp về một số bệnh liên quan tới virus và cách phòng chống (Viêm gan B, cúm, thủy đậu…)
- HS chia sẻ ý tưởng thiết kế poster.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
Nội dung:
- Mỗi học sinh nêu được:
+ 2 kiến thức mà mình học được trong giờ học.
+ 1 điều mình thích nhất trong giờ học.
Sản phẩm: HS chia sẻ trực tiếp trên lớp.
Tổ chức thực hiện:
- GV gọi HS chia sẻ 2 kiến thức học được về virus và điều con thích nhất trong giờ học.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
Nội dung: Thiết kế poster tuyên truyền về vòng đời và cách phòng chống một số bệnh phổ biến do virus gây ra.
Sản phẩm: HS thiết kế các poster tuyên truyền.
Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp, up sản phẩm lên fb hoặc in ra và dán trên lớp hoặc các khu vực bản tin của nhà trường.
*Chuẩn bị cho bài học sau: Nghiên cứu và chuẩn bị bài thuyết trình về bệnh sốt rét và bệnh kiết lị.
- Nhóm thống nhất lựa chọn 1 bệnh để làm.
BÀI 30: NGUYÊN SINH VẬT
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Dựa vào hình thái nhận biết được một số đại diện của nguyên sinh vật trong tự nhiên (trùng roi, trùng giày…). Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.
- Trình bày được vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên và đối với con người.
- Nêu được một số bệnh cũng như các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra (bệnh sốt rét, bệnh kiết lị).
- Phân biệt nguyên sinh vật với virus và vi khuẩn.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, xem video để tìm hiểu về đa dạng nguyên sinh vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm xây dựng/vẽ vòng đời phát triển của trùng sốt rét.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra được các giải pháp phòng bệnh do vi sinh vật gây ra và ứng dụng một số giải pháp trong thực tiễn.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.
- Trình bày được vai trò của nguyên sinh vật với đời sống con người.
- Xác định được triệu chứng một số bệnh do vi sinh vật gây ra và biện pháp phòng, chữa bệnh.
- Thiết kế poster tuyên truyền phòng chống bệnh sốt rét để tuyên truyền và dán ở các khu vực trong nhà trường.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về đa dạng nguyên sinh vật.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động tìm hiểu về vai trò và các bệnh liên quan tới nguyên sinh vật.
- Nghiêm túc trong việc phòng, chống các bệnh liên quan tới động vật nguyên sinh.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Video về nguyên sinh vật.
- HS chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà về bệnh sốt rét và kiết lị.
- Tảo xoắn, sữa tươi, sữa đặc.
- Một số ứng dụng thiết kế poster, inphographic…cho HS thiết kế poster tuyên truyền.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề của bài học là nghiên cứu về nguyên sinh vật.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi có vấn đề “Nguyên sinh vật khác với vi khuẩn và virus như thế nào?”
q) Sản phẩm: HS đưa ra các dự đoán khác nhau về những điểm khác biệt.
r) Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi có vấn đề “Nguyên sinh vật khác với vi khuẩn và virus như thế nào?”
- 2 – 3 HS đưa ra dự đoán. GV viết lên bảng các dự đoán khác biệt.
- GV dẫn vào bài.
3. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đa dạng nguyên sinh vật
Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm của nguyên sinh vật và sự đa dạng của nguyên sinh vật.
- Nêu được những điểm khác biệt giữa vi khuẩn, virus và nguyên sinh vật.
Nội dung:
- HS làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS xem video và trả lời các câu hỏi:
H1. Kể tên các hình dạng của nguyên sinh vật mà em thấy trên video. Nhận xét hình dạng và nơi sống của NSV?
H2. NSV có những đặc điểm gì?
H3. NSV có điểm gì khác biệt so với vi khuẩn và virus?
Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- HS nêu ra được hình dạng của NSV và kết luận về sự đa dạng về hình dạng của NSV.
- HS đưa ra các đáp án:
H1. Hình thoi, có roi bơi, không có hình dạng xác định, cầu…🡪 Nhiều hình dạng. Nơi sống: ao hồ, cống, rãnh, cơ thể người và động vật.
H2. Đặc điểm:
+ Sinh vật đơn bào, nhân thực
+ Có kích thước hiển vi
H3. HS có thể trả lời được hay không, không quan trọng. GV có thể định hướng những ý khác biệt cơ bản.
Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân và cặp.
- GV yêu cầu học sinh lên trình bày dựa theo các câu hỏi H1, H2. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kiến thức cơ bản cho HS.
- GV hỗ trợ HS trả lời câu hỏi H3.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vai trò của nguyên sinh vật.
Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò có hại của nguyên sinh vật: gây bệnh (bệnh sốt rét, bệnh kiết lị). Từ đó đề ra cách phòng tránh.
- Trình bày được vai trò có lợi của NSV trong tự nhiên và đối với con người.
- Ứng dụng làm trà sữa từ bột tảo xoắn.
a) Nội dung:
- HS đã được GV phân công tìm hiểu ở nhà. HS chuẩn bị bài thuyết trình.
Nguyên nhân gây bệnh, chu trình, cách phòng chống
+ N1. Thuyết trình về bệnh sốt rét.
+ N2. Thuyết trình về bệnh kiết lị.
- HS tìm hiểu về lợi ích của NSV. Vận dụng làm trà sữa từ tảo xoắn.
- HS gửi bài thuyết trình qua email cho GV trước khi giờ học bắt đầu.
b) Sản phẩm:
- 2 bài thuyết trình.
- Trà sữa từ tảo xoắn.
c) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: Đã được thực hiện ở bài hôm trước hoặc tiết 1 của bài NSV.
- HS các nhóm lên thuyết trình (5 phút):
+ 1 HS thuyết trình
+ 1 HS ghi kiến thức chính lên bảng: nguyên nhân gây bệnh, chu trình phát triển và cách phòng, chống.
- HS các nhóm khác nghe, phản biện và bổ sung (5 phút).
- GV ghi lại các câu khó và hỗ trợ HS tìm hiểu hoặc trả lời sau khi có nhóm đã hoàn thành.
- GV nhận xét và chốt kiến thức về sự có hại của NSV.
- GV cho HS tìm hiểu về lợi ích của NSV bằng cách đặt câu hỏi:
+ H1. NSV có những lợi ích gì?
+ H2. Trong thực tế, chúng ta có thể sử dụng NSV để chế tạo những món ăn nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe?
- HS trả lời 2 câu hỏi. GV chốt kiến thức và hướng dẫn HS cách làm trà sữa từ tảo xoắn. Từ việc làm trà sữa, cung cấp và khắc sâu cho HS vai trò có lợi của NSV.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS thiết kế sơ đồ tư duy về nội dung bài học.
c) Sản phẩm: HS chia sẻ trực tiếp trên lớp.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức bài học.
- HS chụp ảnh, up lên trên ppt và chia sẻ lại với cả lớp.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung: Làm bài tập trắc nghiệm.
c) Sản phẩm: Bài tập trắc nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện: HS sử dụng smart phone, làm cá nhân hoặc theo nhóm. Quét mã QR để làm bài.
BÀI 31: THỰC HÀNH QUAN SÁT NGUYÊN SINH VẬT
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Nhận biết được hình dạng, cấu tạo và khả năng di chuyển của một số nguyên sinh vật.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Quan sát hình ảnh về nguyên sinh vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để làm tiêu bản nguyên sinh vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhìn vào tiêu bản dưới kính hiển vi, phân biệt được các nguyên sinh vật có trong môi trường tự nhiên.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận thức sinh học: Làm được tiêu bản nguyên sinh vật, quan sát được hình dạng, cấu tạo và khả năng di chuyển của nguyên sinh vật dưới kính hiển vi.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được các nguyên sinh vật và vai trò của chúng trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm chỉ, chịu khó trong việc sử dụng các dụng cụ, thiết bị phòng thí nghiệm.
- Trung thực, cẩn thận trong sự quan sát các đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh một số loài nguyên sinh vật.
- Tiêu bản mẫu trùng roi, trùng giày
- Video sự di chuyển của trùng biến hình, trùng roi.
- Các dụng cụ thiết bị: lam kính, lamen, ống nhỏ giọt, kính hiển vi.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: HS nhắc lại kiến thức nguyên sinh vật, nhận biết một số hình ảnh nguyên sinh vật
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh và ghi lại tên các loài nguyên sinh vật đã quan sát được.
c) Sản phẩm: nhắc lại 1 số nguyên sinh vật đã được biết đến ở tiết học trước: trùng giày, tảo lục, trùng roi…
d) Tổ chức thực hiện: GV chiếu hình ảnh một số nguyên sinh vật, yêu cầu HS nhắc lại tên, đặc điểm và vai trò của các nguyên sinh vật đó.
2. Hoạt động 2: Thực hành làm tiêu bản nguyên sinh vật
a) Mục tiêu: Làm được tiêu bản tạm thời các mẫu nguyên sinh vật: động vật nguyên sinh, tảo đơn bào....
b) Nội dung: Làm tiêu bản tạm thời từ giọt nước ao, hồ.
- Bước 1: Nhỏ 1 giọt nước ao, hồ lên lam kính
- Bước 2: Đậy lamen lên, dùng giấy thấm bớt nước thừa
- Bước 3: Đặt lên kính hiển vi, vật kính 10 để quan sát, sau khi nhìn rõ, chuyển lên vật kính 40, tìm vị trí có nguyên sinh vật.
c) Sản phẩm: Tiêu bản tạm thời các nguyên sinh vật có trong nước ao, hồ…
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: Chia lớp thành nhóm (4-6HS). Yêu cầu các em quan sát hình ảnh sách giáo khoa và hướng dẫn thêm về các bước làm tiêu bản.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận để cùng thực hiện theo các bước: Nhỏ một giọt nước nuôi cấy lên lam kính, đậy lamen lên.
- Báo cáo, thảo luận: Tiêu bản cần đủ nước, không xô lệch.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kĩ năng làm tiêu bản của học sinh.
3. Hoạt động 3: Quan sát nguyên sinh vật dưới kính hiển vi
a) Mục tiêu: Quan sát, vẽ lại hình ảnh quan sát được dưới kính hiển vi
b) Nội dung: Sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát và vẽ lại hình dạng cấu tạo nguyên sinh vật
* Quan sát trùng roi:
- Quan sát hình thái cấu tạo cơ thể: Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi ở vật kính 10x. Cơ thể trùng roi có dạng hình thoi, thuôn nhỏ về hai đầu. Trùng roi có hình dạng tương đối ổn định nhờ có một màng phim với nhiéu khía xiên bao bọc bên ngoài. Do tính đàn hồi của màng phim nên hình dạng cơ thể có thể thay đổi khi trùng roi di chuyển. Có thể quan sát thấy trong cơ thể trùng roi những hạt diệp lục hình tròn hay hình bẩu dục, nhờ đó mà chúng có khả năng quang hợp (tự dưỡng). Ngoài ra chúng còn có những hạt tinh bột nhỏ, hình bầu dục là sản phẩm của quang hợp.
- Quan sát sự vận động: Ở vật kính lớn hơn (40x) có thể thẩy được những cẩu tạo chi tiết hơn của phần đầu. Cơ quan di chuyển là roi bơi, nằm ở phần đầu phía trước cơ thể. Roi bơi luôn vận động, xoáy vào trong nước làm cho con vật vừa dịch chuyển vế phía trước, vừa xoay quanh trục dọc cơ thể như một mủi khoan. Để thấy rõ hoạt động của roi bơi, cần khép bớt ánh sáng của hiển vi trường và nhấp nháy ốc vận chuyển nhỏ.
* Quan sát trùng giày:
- Quan sát hình thái cấu tạo cơ thể: Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi ở vật kính nhỏ (lOx). Trùng giày có kích thước khá lớn, dài khoảng 100 - 300 jLim và có hình đế giày thuôn nhỏ về phía trước, hơi phình to ở phía sau và lõm vào ở phía giữa làm cho con vật mất đối xứng. Hình dạng cơ thể trùng giày tương đối cố định do có màng phim bao bọc xung quanh. Do tính đàn hổi của màng phim mà con vật có thể tạm thời thay đổi hình dạng chút ít khi tránh các chướng ngại vật trong lúc di chuyển. Để có thể quan sát được một cách chi tiết, cần phải quan sát của màng phim mà con vật có thể tạm thời thay đổi hình dạng chút ít khi tránh các chướng ngại vật trong lúc di chuyển. Để có thể quan sát được một cách chi tiết, cần phải quan sát trùng giày ở vật kính lớn hơn (40x). Muốn vậy phải hạn chế sự dịch chuyển của trùng giày bằng cách: cho một số sợi bông vào trong giọt nước nuôi trên lam kính trước khi đậy lamen lên trên. Các sợi bông sẽ tạo nên các “chuồng” nhỏ, nhốt trùng giày ở trong.
- Quan sát sự vận động: trùng giày chuyển vận bằng lông bơi. Lông bơi là một lớp lông ngắn bao bọc trên toàn bộ bể mặt cơ thể. Khi di chuyển, các lông bơi hoạt động không đồng đều mà kế tiếp nhau, tạo nên các làn sóng làm cho con vật vừa tiến lên phía trước, vừa xoay quanh trục dọc của cơ thể một cách nhịp nhàng. Lông bơi vùng đuôi dài hơn dùng để lái.
c) Sản phẩm: Điều chỉnh được kính hiển vi để quan sát và vẽ được mẫu vật
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đặt tiêu bản lên kính hiển vi, quan sát và vẽ lại.
- Báo cáo, thảo luận: Thảo luận về các câu hỏi:
+ Trùng roi di chuyển nhờ bộ phận nào?
+ Trùng giày di chuyển như thế nào?
+ Trùng giày và trùng roi có vai trò gì trong thực tiễn?
- Đánh giá: GV đánh giá kĩ năng thực hiện thí nghiệm của học sinh thông qua sản phẩm, hình vẽ của học sinh trên vở, khả năng điều chỉnh kính hiển vi.
+ Ngoài ra, GV đánh giá ý thức khi tham gia học tập tại phòng thí nghiệm, kĩ năng làm việc nhóm.
BÀI 32: NẤM
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Kể tên được một số loại nấm và môi trường sống của chúng, từ đó thể hiện được sự đa dạng của nấm .
- Phân loại được 3 đại diện của nấm dựa vào cấu trúc của cơ quan tạo bào tử.
- Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người.
- Nêu được một số bệnh do nấm gây ra ở con người, thực vật và động vật.
- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở con người.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự đa dạng của nấm, vai trò và các bệnh do nấm gây ra.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để kể tên được các loại nấm và môi trường sống, vai trò của nấm, các bệnh do nấm gây ra.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ để tìm ra cùng tìm ra các biện pháp phòng tránh các bệnh về nấm.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Kể tên được một số lọai nấm và môi trường sống của chúng.
- Phân loại được 3 đại diện của nấm dựa vào cấu trúc của cơ quan bào tử.
- Nhận biết được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người.
- Nhận biết được một số bệnh do nấm gây ra và nêu các cách phòng, chống.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: tại sao khi sử dụng thức phẩm chúng ta cần phải xem hạn sử dụng và quan sát màu sắc của thức phẩm, …
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thức hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về nấm.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thưc hiện nhiệm vụ thảo luận về các đặc điểm về sự đa dạng, vai trò và các bệnh do nấm gây ra.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về một số loại nấm, vai trò, các bệnh về nấm.
- Đoạn phóng sự “ăn phải nấm độc, 3 người thương vong” (https://coccoc.com/search?query=%C4%83n%20ph%E1%BA%A3i%20n%E1%BA%A5m%20%C4%91%E1%BB%99c%2C%203%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20th%C6%B0%C6%A1ng%20vong&tbm=vid)
- Đoạn video liên quan đến dấu hiệu nhận biết nấm độc (https://coccoc.com/search?query=d%E1%BA%A5u%20hi%E1%BB%87u%20nh%E1%BA%ADn%20bi%E1%BA%BFt%20n%E1%BA%A5m%20%C4%91%E1%BB%99c&tbm=vid)
- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập số 1, 2, 3 bài 3: Nấm ( đính kèm)
III. Tiến trình dạy học
3. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về nấm
o) Mục tiêu: Giúp học sinh xác đinh được vấn đề học tập là tìm hiểu về nấm.
p) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức đã có của học sinh về “nấm”.
- Các em có biết vì sao những “cây nấm” nhỏ bé lại được coi là những sinh vật to lớn trên Trái Đất không? Nấm có hình dạng như thế nào, sống ở đâu, nấm có đặc điểm và vai trò gì?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức đã có của học sinh về “nấm”.
- Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể:
+ Tất cả các loài nấm được xếp vào giới Nấm: là những sinh vật nhân thức, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng.
+ có những loài nấm nhỏ bé không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải quan sát bằng kính hiển vi.
+ Có lòai có lợi hoặc có hại, tồn tại ở những môi trường khác nhau như đất, nước, không khí, thức ăn…, có thể gây ra bệnh ở người và các sinh vật khác, ….
t) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên đặt câu hỏi xác định vấn đề, sau đó gọi liên tiếp các học sinh phát biểu ý kiến và xác định được vấn đề học tập là tìm hiểu về “nấm”.
- Giáo viên phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu (ô con đã biết, ô con chưa biết).
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án về những điều con đã biết và chưa biết.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đa dạng nấm
e) Mục tiêu:
- Quan sát hình ảnh và mô tả được các hình dạng chủ yếu của nấm.
- Kể tên được các loại nấm và môi trường sống của chúng.
Từ đó nhận ra được sự đa dạng của nấm về hình dạng, môi trường sống và phân loại được 3 nhóm nấm dựa vào cấu trúc của cơ quan bào tử.
f) Nội dung:
- Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1:
+ Nhắc lại đặc điểm chung của giới nấm?
+ Kể tên các loại nấm mà em biết? Chúng có hình dạng như thế nào và môi trường sống của chúng?
+ Đọc thông tin sách giáo khoa phần I, trang 128, Em hãy cho biết dựa vào cấu trúc cơ quan tạo bào tử, nấm được chia thành mấy nhóm, kể tên?
g) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- Tất cả các loài nấm được xếp vào giới Nấm: là những sinh vật nhân thức, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng.
- Một số lọai nấm: nấm kim châm, nấm mốc, nấm linh chi, nấm men, nấm rơm, nấm đùi gà, nấm mèo (mộc nhĩ), …
- Nấm sống ở nhiều môi trường khác nhau: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể người và các sinh vật sống khác.
- Nấm chủ yếu ở những nơi nóng ẩm, giàu dinh dưỡng, một số sống được ở điều kiện khắc nghiệt.
- Dựa vào cấu trúc cơ quan tạo bào tử, nấm được chia thành 3 nhóm: nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp.
=> Nấm đa dạng về đặc điểm hình thái và môi trường sống.
h) Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm.
- HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến)
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vai trò của nấm.
d) Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người.
e) Nội dung:
- Hoàn thành phiếu học tập số 2 hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Vai trò của nấm đối với con người | Tên các loại nấm |
….. | ….. |
f) Sản phẩm:
Vai trò của nấm:
- Trong tự nhiên: tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.
+ Dùng làm thực phẩm: nấm kim châm, mộc nhĩ, nấm hương, nấm đùi gà, …
+ Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm: nấm mem, nấm mốc, …
+ Dùng làm thuốc: nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, …
g) Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm.
- HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung về cấu tạo của vi khuẩn.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu một số bệnh do nấm gây ra.
a, Mục tiêu:
- Nhận biết được một số bệnh do nấm gây ra và nêu các cách phòng, chống.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: tại sao khi sử dụng thực phẩm chúng ta cần phải xem hạn sử dụng và quan sát màu sắc của thức phẩm, …
b, Nội dung:
- Hoàn thành phiếu học tập số 3
+ Hoàn thành nhiệm vụ theo mô hình “kĩ thuật khăn trải bàn”, mỗi HS nêu những bệnh do nấm gây cho con người, thực vật, động vật và cách phòng tránh.
+ Vận dụng kiến thức để giải thích: tại sao khi sử dụng thực phẩm chúng ta cần phải xem hạn sử dụng và quan sát màu sắc của thức phẩm
c, Sản phẩm:
- Ở người: nấm gây ra các bệnh như: nấm lưỡi, lang ben, hắc lào, nấm da đầu, …
- Ở thực vật: mốc cam ở thực vật, nấm khiến cây chết non, thối rễ, nấm gây hỏng lá, thân cây…
- Ở động vật: bệnh nấm trên da động vật gây lở loét, rụng lông, …
- Nấm còn làm hỏng thức ăn, đồ uống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tăng nguy cơ gây ung thư và còn gây hư hỏng quần áo, đồ đạc.
- Biện pháp phòng tránh: giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đồ đạc quần áo khô ráo, sử dụng các loại thuốc kháng nấm.
d, Tổ chức thực hiện:
- GV chia thành các nhóm 4 học sinh.
- GV giao tiếp nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 3 (theo kĩ thuật khăn trải bàn), mỗi học sinh viết ý kiến của mình vào ô ý kiến cá nhân, sau đó các thành viên tổng hợp lại ý kiên của cả nhóm vào ô ở giữa.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi liên hệ thực tế.
- Sau khi các nhóm hoạt động xong, GV mời ngẫu nhiên đại diện của 3 nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV chiếu video liên quan đến phòng sự “ăn phải nấm độc, 3 người thương vong” và dấu hiệu nhận biết nấm độc.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung về các bệnh do nấm gây ra.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
e) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về: đa dạng nấm, vai trò và một số bệnh do nấm gây ra.
f) Nội dung:
- Học sinh thực hiện phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu KWL.
- HS hệ thống lại kiến thức bài học bằng “Sơ đồ tư duy”
g) Sản phẩm:
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
- Sơ đồ tư duy các con vẽ trong vở hoặc giấy A4.
h) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
d) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
e) Nội dung:
- Giải quyết vấn đề đặt ra ở đầu bài: “Tại sao coi nấm là một sinh vật lớn nhất thế giới.
- Những mảng bám, hình vảy trên đá trên cây hay trên tường là địa y – một dạng sống đặc biệt.
- Thực hành quan sát sự hình thành nấm. (Các bước thực hiện trong sách giáo khoa mục “Em có thể”)
f) Sản phẩm:
- Mục “Em có biết”
- HS có được mẫu vật là mẩu bánh mì, cơm hoặc khoai, … đã lên nấm mốc của mình.
j) Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đọc mục “em có biết”
- Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp phần thực hành quan sát nấm và nộp sản phẩm vào tiết sau.
BÀI 33: THỰC HÀNH QUAN SÁT CÁC LOẠI NẤM
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được cách thức quan sát một số loại nấm.
- Sử dụng được kính lúp, kính hiển vi để thực hiện quan sát được một số loại nấm.
- Mô tả được đặc điểm của một số loại nấm dựa trên kết quả quan sát (nấm mốc, nấm đảm- nấm quả).
- Quan sát, xác định được các bộ phận của nấm quả trên mẫu vật.
- Vẽ được hình ảnh một số loại nấm đã quan sát.
- Tìm hiểu cách trồng và thực hiện trồng thử một mẫu nấm đảm có ích (tùy theo điều kiện của HS).
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về cách thức quan sát một số loại nấm, tự chuẩn bị được mẫu nấm (nấm mốc, nấm đảm); chủ động thực hiện nhiệm vụ quan sát và thảo luận nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra cách thức quan sát; trao đổi kết quả quan sát, rút ra nhận xét và hoàn thiện báo cáo thu hoạch.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thực hiện quan sát và mô tả được đặc điểm của một số mẫu nấm thường gặp, thực hiện trồng thử 1 mẫu nấm đảm có ích.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: trình bày được cách quan sát, mô tả được đặc điểm và hệ thống được các đặc điểm của các mẫu nấm quan sát.
- Tìm hiểu tự nhiên: thực hiện quan sát bằng mắt thường, sử dụng kính lúp, kính hiển vi để quan sát một số mẫu nấm; hệ thống và trình bày được kết quả quan sát thông qua báo cáo thu hoạch.
- Vận dụng kiến thức: nhận dạng được nấm trong tự nhiên và mô tả được đặc điểm của các đại diện nấm HS bắt gặp trong tự nhiên, thực hiện trồng thử 1 mẫu nấm đảm có ích.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập của cá nhân và phối hợp tích cực với các thành viên trong nhóm.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả dựa theo kết quả quan sát.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Dụng cụ, thiết bị: Kính hiển vi, kính lúp, dao mổ, lam kính, giấy thấm, nước cất, panh, kim mũi mác, lamen, ống nhỏ giọt, khẩu trang (đủ theo số lượng các nhóm).
- Mẫu vật + hình ảnh: một số mẫu nấm mốc trên bánh mì/ cơm, quả cà chua,…; một số loại nấm tươi: nấm sò, nấm đùi gà, nấm kim châm, mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm,…
- Hình ảnh cấu tạo một nấm quả.
- Phiếu Báo cáo thu hoạch.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập: quan sát tìm hiểu một số loại nấm
q) Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ của tiết học: thực hành quan sát một số loại nấm và báo cáo, phân tích, tổng hợp kết quả quan sát.
r) Nội dung: HS trả lời câu hỏi để tái hiện lại kiến thức đã học về nấm, kích hoạt hứng thú và mong muốn được quan sát tìm hiểu đặc điểm của một số loại nấm của HS.
Câu trả lời của HS về đặc điểm của nấm mà em biết, em đã được học (có thể dễ dàng tìm kiếm được nấm ở những nơi ẩm có chất dinh dưỡng; có nhiều loại nấm với hình dạng, kích thước đa dạng; có loại nấm ăn được, có loại gây độc,…).
v) Tổ chức thực hiện:
- GV nêu câu hỏi: Hãy nêu nhanh 3 đặc điểm về nấm mà em biết.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời, những HS trình bày sau không trùng với ý kiến của HS trình bày trước. GV ghi nhanh ý kiến của HS trên bảng.
- GV giới thiệu mẫu vật/hình