Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 7 cánh diều học kỳ 1

Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 7 cánh diều học kỳ 1

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 7 cánh diều học kỳ 1

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Trường:

Tổ: Khoa học tự nhiên

Họ và tên giáo viên:.......................

TUẦN 1

Ngày soạn:…/…/…...

Ngày dạy:…/…/….....

CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG HỌC CỦA EM

Thời gian thực hiện: (03 tiết)

– TIẾT 1: TỰ HÀO TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nắm được những nét truyền thống và nổi bật của nhà trường.

- Biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường và ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung

- Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tranh ảnh, tư liệu về truyền thống nhà trường

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ

2. Đối với học sinh

- Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật của nhà trường trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục - thể thao trên website của nhà trường, ở phòng truyền thống, qua trao đổi với thầy cô.

- Tìm hiểu về các tấm gương thầy cô, học sinh có kết quả nổi bật trong hoạt động dạy học, văn nghệ, thể dục – thể thao....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

2. Kiểm tra bài cũ. - KT sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.

3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo(môn dạy) trong trường và các bạn trong lớp học.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo trong trường(môn giảng dạy) hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, vậy là một năm học ở ngôi trường học mới đã trôi qua. Một năm học mới với biết bao cảm xúc đọng lại trong mỗi người. Những cảm xúc khi các em trở thành HS THCS thật đáng trân trọng. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức xen lẫn những hồi hộp, băn khoăn…khi trở thành học sinh lớp 6, chắc hẳn trong mỗi chúng ta cũng đã có những suy nghĩ, cảm nhận, tự hào về nhà trường cũng như nắm được những nét nổi bật và truyền thống của nhà trường. Để nắm rõ hơn về những nét truyền thống, nổi bật của nhà trường, cũng như biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường, ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Tự hào trường em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống nhà trường (13 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điều em tự hào về truyền thống nhà trường; chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường; giới thiệu được những nét truyền thống, nét nổi bật, tự hào về nhà trường thông qua sản phẩm; chia sẻ được cảm xúc khi tìm hiểu về nhà trường và các sản phẩm.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Trong suốt một năm học lớp 6, các em cũng đã có những hiểu biết nhất định về ngôi trường THCS của mình như lịch sử của ngôi trường, tên các thầy cô giáo và bộ môn các thầy cô đảm nhiệm,….

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

? Hãy nêu những điều em tự hào về nhà trường.

? Chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về ngôi trường THCS của em thông qua các gợi ý. (Mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu, kết quả thảo luận đã chuẩn bị ở nhà)

- Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường:

+ Tên trường.

+ Các dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của nhà trường:

+ Năm ra đời.

+ Các năm phát triển: thay đổi về đội ngũ sư phạm, số lượng học sinh; các bằng khen, danh hiệu, giải thưởng của nhà trường, của giáo viên

+ Cơ sở vật chất của nhà trường: đầy đủ trang thiết bị, hiện đại, sạch sẽ,…với sự ủng hộ lớn mạnh của phụ huynh,…

+ Sự kiện nổi bật liên quan đến trường:

- Về giáo dục:

+ Đối với các thầy cô giáo: sự kiện liên quan đến các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, các sáng kiến kinh nghiệm được ứng dụng vào giảng dạy,…

+ Đối với HS: sự kiện liên quan đến các cuộc thi HSG các cấp của HS,…

- Về hoạt động xã hội:

+ Hoạt động tình nguyện, trồng cây xanh, dọn vệ sinh trường lớp,….

+ Hoạt động ngoại khóa, tham quan, du lịch,…

+ Hoạt động văn nghệ chào mừng các sự kiện lớn, hội thi văn nghệ, thể dục – thể thao,…

- Tấm gương thầy cô, học sinh:

+ Trong hoạt động dạy và học: tấm gương về cô giỏi trò giỏi, chăm ngoan.

+ Trong hoạt động văn nghệ, thể dục – thể thao: tấm gương HS có năng khiếu nổi bật, tích cực luyện tập về các hoạt động hát, múa, vẽ, đá bóng, cầu lông,…

+ Tấm gương thầy cô, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt thành tích cao trong học tập.

+ Tấm gương thầy cô, học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học tích cực, nghiêm túc, đồng thời tham gia nhiệt tình các hoạt động xã hội.

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc về việc tìm hiểu truyền thống nhà trường và các sản phẩm của em cùng các bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS

GV chiếu các thông tin về truyền thống nhà trường

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường:

+ Tên trường: THCS Nam Phong

+ Các dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của nhà trường:

+ Năm thành lập: 1990

+ Các Hiệu trưởng của từng thời kì:

Năm 1990-2006: Thầy Đinh Văn Nhiệm

Năm 2007-2015: Cô Ngô Thị Thanh Thúy

Năm 2015-2019: Cô Nguyễn Thị Hạnh Quyên

Năm 2019 - nay: Thầy Đinh Quang Tùng

- Các danh hiệu thi đua qua các thời kì

Năm học 2017-2018: Tập thể lao động tiên tiến

Năm học 2018-2019: Tập thể lao động tiên tiến

Năm 2019-2020: Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

Năm học 2020-2021: Tập thể lao động tiên tiến

Năm 2021: Nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2

- Trường đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn

- Trường được công nhận kiểm định chất lượng cấp độ 3

- Thư viện trường đạt thư viện tiên tiến

- Về giáo dục:

+ Hàng năm trường có HSG cấp TP, cấp tỉnh, có HS đỗ chuyên LHP

+ Đội ngũ các thầy cô đạt chuẩn và trên chuẩn

+ Nhiều năm nhà trường có GV dạy giỏi cấp Thành phố và cấp tỉnh tiêu biểu:

Cô Phạm Ngọc Linh – GVG cấp tỉnh môn GDCD

Cô Nguyễn Thị Thu - GVG cấp TP môn Toán

Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy - GVG cấp TP môn Toán

- Em cảm thấy tự hào vì:

+ Được học tập và rèn luyện trong ngôi trường có bề dày thành tích, truyền thống học tập và tham gia các hoạt động xã hội.

+ Thầy cô giáo nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và đưa ra lời khuyên để HS đạt được kết quả học tập tốt nhất.

+ Có nhiều tấm gương bạn bè để cố gắng noi theo và học tập.

+ Cơ sở vật chất của nhà trường hiện đại, tốt, đáp ứng được yêu cầu học tập.......

- Để lan tỏa niềm tự hào đó cần:

+ Tuyên truyền giới thiệu với bạn bè, người thân về lịch sử, sự kiện và các thành tích nổi bật của ngôi trường.

+ Thường xuyên rèn luyện, phấn đấu và trau dồi về kiến thức, kĩ năng,…để xứng đáng là một trong những học sinh của ngôi trường.

- Giới thiệu những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về ngôi trường THCS em thông qua các sản phẩm:

+ Trưng bày sản phẩm: Mô hình trường học bằng các vật liệu, pano, áp phích về hình ảnh trường,…

+ Thuyết trình: bài thuyết trình về lịch sử nhà trường,…

+ Biểu diễn nghệ thuật:

+ Hát bài về ngôi trường: Mái trường mến yêu, Bụi phấn, Nhớ ơn thầy cô,…

+ Vẽ về mái trường, thầy cô, bạn bè mà em yêu mến.......

1.Tìm hiểu truyền thống nhà trường

- Những điều tự hào về nhà trường:

Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường:

Về cơ sở vật chất

Về các hoạt động giáo dục:

Về các hoạt động xã hôi:

Về các tấm gương dạy tốt-học tốt

- Cảm xúc: yêu quý, tự hào, phát huy truyền thống nhà trường

Hoạt động 2: Phát huy truyền thống nhà trường (10 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường và ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Phát huy truyền thống nhà trường.

- GV gợi ý cho HS:

+ Mục tiêu của buổi tọa đàm:

- Nâng cao hiểu biết về truyền thống nhà trường.

- Tăng thêm niềm tự hào về truyền thống nhà trường.

- Tích cực đưa ra những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường.

+ Những nội dung chính của buổi tọa đàm:

- Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường.

- Chia sẻ ý kiến cá nhân theo các vai trò khác nhau về cách thức phát huy truyền thống nhà trường.

 - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi tham gia buổi tọa đàm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Phát huy truyền thống nhà trường:

+ Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường:là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện toàn diện, nhân cách, phẩm chất của học sinh, khơi dậy tình trường lớp, yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ.

+ Cách thức phát huy truyền thống nhà trường:

- Với Ban giám hiệu nhà trường:

+ Xây dựng, bổ sung kho dữ liệu về giáo dục truyền thống của trường.

+ Tổ chức nhiều hình thức sinh động, dễ tiếp thu, cảm nhận với học sinh như: sân khấu hóa, hội thi, hội diễn theo chủ đề để thu hút đông đảo học sinh.

+ Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện.

+ Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, góp phần hình thành các kỹ năng thói quen tốt trong môi trường học đường, ngoài xã hội như: Ứng xử văn hóa, thân thiện, lành mạnh, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học, thường xuyên đọc sách, trau dồi kiến thức.

+ Tích cực vận động học sinh sống đẹp, chia sẻ, học tập những câu chuyện đẹp về lối sống trong xã hội trong học sinh, sinh viên.

- Với Ban đại diện cha mẹ học sinh:

+ Nhiệt tình ủng hộ các kế hoạch, phong trao của nhà trường.

+ Động viên HS tham gia nhiệt tình vào các phong trào của nhà trường.

- Với Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:

+ Tổ chức chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh kỷ niệm, gặp mặt truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu, tổ chức các cuộc du khảo “Về nguồn”, hội diễn văn nghệ...

+ Thi viết báo bảng với chủ đề “Người thầy”, tổ chức cuộc thi ảnh và video “Trường học trong trái tim tôi”, phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” và các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7),…

+ Duy trì và đẩy mạnh thông qua các hoạt động như: nhận chăm sóc khu di tích lịch sử, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

+ Tổ chức thăm hỏi, tặng quà và giúp đỡ các gia đình chính sách, các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng; tham gia tu sửa, làm sạch nghĩa trang liệt sĩ; Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ...

- Với học sinh:

+ Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, giáo viên và Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức.

+ Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về truyền thống nhà trường, kiến thức,….

- Với chính quyền địa phương:

+ Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cấp bộ Đoàn, gia đình và xã hội đặc biệt là phát huy tối đa vai trò công tác Đoàn, Đội.

+ Đưa công nghệ thông tin và internet vào phục vụ các hoạt động giáo dục truyền thống.

GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.

2.Phát huy truyền thống nhà trường

+ Mỗi trường đều có những truyền thống, thành tích nổi

bật trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục,thể thao, mà học sinh cảm thấy tự hào.

+ Kết quả học tập và rèn luyện mà các em đạt được góp phần phát huy truyền thống nhà trường – nơi mà các em đang theo học.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Trình bày kế hoạch tham gia một số hoạt động về học tập, văn nghệ, thể dục - thể thao của em trong năm học này.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày kế hoạch tham gia một số hoạt động về học tập, văn nghệ, thể dục - thể thao của em trong năm học này.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Về học tập:

  • Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, giáo viên và Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức.
  • Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về truyền thống nhà trường, kiến thức,….

+ Về văn nghệ, thể dục - thể thao: tích cực tham gia vào các hội diễn văn nghệ, hội thao,….

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có kết quả nổi bật trong trường về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có kết quả nổi bật trong trường về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Tên bạn học sinh.

+ Kết quả nổi bật của bạn về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.

+ Em học được điều gì từ bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)

Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:

- Giữ gìn trường lớp gọn gàng sạch đẹp

+ Ghi lại các hành vi thể hiện và không thể hiện sự ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ ở lớp, ở trường của các bạn.

+ Ghi lại kết quả thực hiện hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của nhóm trong tuần vừa qua.

- Hoà đồng hợp tác với các bạn

- Sưu tầm một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn\

Rút kinh nghiệm

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

- Các tình huống thực tế trong cuộc sống

 

Tuần ..........

Ngày soạn:...../....../......

Ngày dạy:....../......./......

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

TIẾT 2: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP, GỌN GÀNG, SẠCH ĐẸP

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nắm được những hành vi thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ

- Biết được những việc làm cụ thể để khắc phục những hành vi còn chưa ngăn nắp gọn gàng sạch sẽ ở trường

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi thảo luận nhóm một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của suy nghĩ về những hành vi đó , mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung

- Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ

2. Đối với học sinh

Tìm hiểu về những hành vi và những thói quen giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch sẽ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- KT sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe hát và hỏi 1 số câu hỏi .

3. Sản phẩm học tập: HS có được tâm thế thải mái khi vào bài học

4. Tổ chức thực hiện:

- GV cho học sinh nghe bài hát “em yêu trường em” qua đây gv đặt 1 câu hỏi hs trả lời

- Em đã có những hành động nào để giữ gìn bảo vệ trường lớp của em sạch sẽ

Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em nhận biết đâu là những hành vi thói quen ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ để các em khắc phục những hành vi đó có hành động đẹp thói quen tốt để trường lớp của chúng mình xanh – sạch – đẹp

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống nhà trường (13 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, học sinh hiểu được những hành vi và hành động cần thiết để giữu gìn trường lớp gọn gàng sạch đẹp

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: ngăn nắp, gọn gàng là cách sống khoa học và cũng là 1 trong những cách để tiết kiệm thời gian.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

?em hãy chia sẻ những hành vi thể hiên sự ngăn nắp gọn gàng và hành vi không thể hiện sự ngăn nắp , gọn gàng của học sinh trong các hoạt động nhà trường?

.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:  (Mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu, kết quả thảo luận đã chuẩn bị ở nhà)

- hành vi ngăn nắp , gọn gang, sạch sẽ

- hành vi chưa ngăn nắp gọn gàng sạch sẽ

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc suy nghĩ của em về những hành vi đó ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS

GV chiếu các thông tin về truyền thống nhà trường

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Ngăn nắp gọn gàng sạch sẽ góp phần xây dung nhà trường xanh- sạch- đẹp

1.Ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ ở trường

  • Hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:

- Bọc sách vở cẩn thận.

- Dán nhãn vở đầy đủ.

- Sắp xếp ghế sau giờ chào cờ.

- Chủ động dọn rác xung quanh nơi mình ngồi.

- Đến sớm trực nhật lớp.

- Tích cực tham gia các hoạt động tổng vệ sinh của lớp, trường.

..

  • Hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:

- Để sách vở bừa bộn.

- Viết, vẽ bừa lênsách vở, bàn ghế, tường lớp học,...

- Vứt rác không đúng nơi quy định.

- Để giấy rác, vỏ chai, hộp đồ ăn,... trong ngăn bàn.

- Chỉ dọn dẹp qua loa khi được phân công trực nhật.

...

Cảm xúc, suy nghĩ của em về những hành vi:

  • Ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: vui vẻ, hài lòng.
  • Chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: khó chịu, bực tức.

Hoạt động 2 : Đánh giá việc rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường (10 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể để đánh giá việc rèn luyện thói quen ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ ở nhà trường

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV em hãy nêu những hành vi thể hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường học?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.

2. Đánh giá việc rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở nhà trường

-Thường xuyên

- Thỉnh thoảng

- Chưa bao giờ

Hành vi thể hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường học

+ sắp xếp bàn ghế ngay ngắn gọn gàng

+ để đồ dùng cá nhân( cặp sách, sách vở, xe đạp..) đúng nơi qui định

+ không viết , vẽ lên bàn học

+ Làm trực nhật

+ Bỏ rác đúng nơi qui định

Hoạt động 3: Cách khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể để khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp. gọn gàng, sạch sẽ

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ

- GV gợi ý cho HS:

Nhóm 1: Thảo luận cách khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường

Nhóm 2: Trao đổi cách rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.

Ngăn nắp gọn gàng sach sẽ là những thói quen cần thiết của mỗi cá nhân, giúp các em duy trì được sức khỏe tốt và đạt hiệu quả cao trong quá trình học tậo

3. Cách khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

  • Hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: không bọc, dán nhãn sách vở cẩn thận.
  • Nguyên nhân: do sự lười biếng của bản thân.
  • Cách khắc phục:
    • Cùng anh/chị/em trong nhà bóc, dán nhãn sách vở chuẩn bị cho năm học mới.
    • Chọn những loại bọc, nhãn vở phù hợp với sở thích của bản thân.

b. Một số cách rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:

  • Đặt mục tiêu rèn luyện rõ ràng.
  • Lên kế hoạch để thực hiện những hoạt động phù hợp để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
  • Tạo thói quen ngắn nắp, gọn gàng, sạch sẽ từ những việc nhỏ nhất: sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi hết tiết học, bỏ giấy rác vào thùng đựng của lớp,..

Hoạt động 4: Hành động đẹp- thói quen tốt

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể để có hành động đẹp thói quen tốt

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hỏi để có Hành động đẹp- thói quen tốt chúng ta cần thường xuyên thực hiện những việc làm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.

4. Hành động đẹp- thói quen tốt

Thực hiện thường xuyên các vệc làm

+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của nhà trường

+vệ sinh lớp học

+tham gia làm sạch đẹp sân trường

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Trình bày kế hoạch tham gia một số hoạt động về  thực hiện giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch sẽ

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Trình bày kế hoạch tham gia một số hoạt động về  thực hiện giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch sẽ

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có xây dựng phong trào giữ gìn trường lớp gọn gàng sạch sẽ

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS:  - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có xây dựng phong trào giữ gìn trường lớp gọn gàng sạch sẽ

+ Tên bạn học sinh.

+ Em học được điều gì từ bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)

Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:

- Hoà đồng hợp tác với các bạn

- Sưu tầm một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn

Rút kinh nghiệm

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

- Các tình huống thực tế trong cuộc sống

 

 

Tuần ..........

Ngày soạn:...../....../......

Ngày dạy:....../......./......

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

Tiết 3: HÒA ĐỒNG VÀ HỢP TÁC VỚI CÁC BẠN

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này.
  • Hợp tác với các các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, Giáo án.
  • Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
  • Giấy nhớ các màu khác nhau.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
  • Nghiên cứu trước các nội dung của chủ đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 Phút)

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên các bạn trong lớp học.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Để nắm rõ hơn làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này, để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh, chúng ta cùng thực hiện những hoạt động trong tiết học ngày hôm nay – Nội dung 1: Hòa đồng với các bạn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hòa đồng với các bạn.( 5 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được tình huống mà em thể hiện được sự hòa đồng với các bạn và HS nêu được biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ một tình huống mà em đã thể hiện sự hòa đồng với các bạn.

- GV hướng dẫn HS và gợi ý 1 tình huống mà em đã thể hiện sự hoà đồng với các bạn: bạn quên mang sách giáo khoa, em đã cho bạn xem chung để cùng nhau học bài :

-GV yêu cầu: Từng nhóm cử đại diện trình bày các tình huống.

- GV yêu cầu HS: Nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận về những biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn trong các tình huống đã chia sẻ.

- Biểu hiện của sự hoà đồng trong tình huống GV đã gợi ý: sẵn sàng cho bạn xem chung sách.

- GV yêu cầu học sinh nêu biểu hiện của các tình huống còn lại. GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Hòa đồng với các bạn

- Sự hòa đồng với các bạn thể hiện:

+ Trong giao tiếp.

+ Trong học tập.

+ Trong các hoạt động tập thể.

-Biểu hiện của sự hòa đồng thể hiện ở:

+ Luôn cởi mở, thân thiện với bạn bè.

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Hoạt động 2: Thể hiện mối quan hệ hòa đồng với các bạn.( 7 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong học tập, giao tiếp và các hoạt động chung.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu các tình huống như SGK

GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS: Thảo luận về cách thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong từng tình huống

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ Tình huống 1: Thể hiện thái độ cởi mở, thân thiện, chủ động bắt chuyện và làm quen với bạn.

+ Tình huống 2: Hỏi lí do sau đó tích cực vận động, thuyết phục các bạn tham gia cùng lớp.

+ Tình huống 3: Khuyên các bạn nên có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc chung thay vì tự tách ra làm riêng lẻ.

- Thực hành thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong học tập, giao tiếp và các hoạt động chung

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Thể hiện mối quan hệ hòa đồng với các bạn.

Mối quan hệ hòa đồng với các bạn được thể hiện ở.

+ Thái độ cởi mở, thân thiện, chủ động bắt chuyện và làm quen với bạn.

+ Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

+ Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

Hoạt động 3: Hợp tác với các bạn ( 7 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách xác định biểu hiện hợp tác trong một số tình huống và nêu được các việc làm thể hiện sự hợp tác với các bạn.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tình huống như SGK

GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS: Tìm biểu hiện hợp tác của các bạn lớp 7C trong tình huống nêu trên.

- GV yêu cầu HS: Chia sẻ tình huống, việc làm của bản thân thể hiện sự hợp tác với các bạn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

a. Biểu hiện hợp tác của các bạn lớp 7C trong tình huống:

  • Cả lớp thống nhất thi đua học tốt, giành nhiều hoa điểm 10.
  • Mỗi tổ đều chủ động nhận nhiệm vụ.
  • Tổ 1: cả tổ họp và lên ý tưởng làm báo tường, sau đó thông báo cả lớp để cùng sưu tầm, viết,...
  • Tổ 2: trao đổi về cách trang trí lớp học và cùng nhau thực hiện.
  • Tổ 3: phân công cụ thể công việc cho từng bạn và hỗ trợ nhau cùng thực hiện.

-Tình huống, việc làm của em thể hiện sự hợp tác với các bạn: 

Cô giáo giao cho nhóm em tìm hiểu kiến thức, sưu tầm tranh ảnh về các loài động - thực vật để chuẩn bị cho tiết học sau và chỉ định em làm nhóm trưởng. Em đã cùng các bạn chia nhiệm vụ ra thành nhiều phần nhỏ và phân công cụ thể cho từng người để có thể hoàn thành nhanh, hiệu quả và chất lượng hơn.

- Những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn:

  • Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến.
  • Phân công nhiệm vụ hợp lí.
  • Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Sẵn sàng làm giúp công việc của bạn khi bạn có lí do chính đáng: ốm, có việc đột xuất,...
  • ...

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Hợp tác với các bạn.

- Những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn:

  • Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến.
  • Phân công nhiệm vụ hợp lí.
  • Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Sẵn sàng làm giúp công việc của bạn khi bạn có lí do chính đáng: ốm, có việc đột xuất,...

Hoạt động 4: Cách thức hợp tác với bạn trong thực hiện nhiệm vụ chung.( 5 phút)

1.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách hợp tác với bạn để thực hiện nhiệm vụ chung

2.Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

4.Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: Lựa chọn một nhiệm vụ chung và đề xuất cách thức hợp tác để thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-Nhiệm vụ: Bài tập nhóm.

- Cách thức hợp tác:

+Trao đổi về yêu cầu học tập và thống nhất cách thức làm việc.

+Phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên.

+Chia sẻ thông tin, tài liệu với các bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Cách thức hợp tác với bạn trong thực hiện nhiệm vụ chung

- Cách thức để hợp tác với bạn:

  • Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến.
  • Phân công nhiệm vụ hợp lí.
  • Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau...

Hoạt động 5: Hợp tác để giải quyết vấn đề. (5 Phút)

1.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách hợp tác với bạn để giải quyết vấn đề.

2.Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3.Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

4.Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Thảo luận, đóng vai xử lí tình huống SGK

-GV yêu cầu HS: Lựa chọn một vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác với các bạn và thảo luận cách giải quyết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-Xử lý tình huống: Nếu là thành viên trong nhóm, em sẽ bình tĩnh nói chuyện với Hải và giải thích cho bạn hiểu sự cần thiết phải hợp tác với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó thuyết phục các bạn còn lại nghe Hải chia sẻ quan điểm và có những phản hồi tích cực nếu ý kiến của bạn có giá trị.

-Vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác với các bạn: Một bạn trong nhóm không hoàn thành nhiệm vụ được giao khiến tiến độ của nhóm bị chậm, làm các bạn khác cảm thấy khó chịu.

-Cách giải quyết:

+Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+Cùng nhau lên kế hoạch và phân chia lại công việc để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.

+Thường xuyên nhắc nhở, hỗ trợ lần nhau để không xảy ra trường hợp tương tự.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

5.Hợp tác để giải quyết vấn đề.

Các bước hợp tác để giải quyết vấn đề:

Bước 1: Phân tích tình huống, xác định mâu thuẫn.

Bước 2: Cùng nhau đưa ra phương án giải quyết.

Bước 3: Lựa chọn phương án, cùng nhau thực hiện.

Bước 4: Đánh giá kết quả hợp tác để giải quyết vấn đề.

Hoạt động 6. Sổ tay niềm vui tình bạn. ( 5 phút)

1.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách làm cho bản thân một cuốn sổ tay niềm vui tình bạn.

2.Nội dung: GV hướng dẫn. HS thực hành.

3.Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và sản phẩm là cuốn sổ tay niềm vui tình bạn.

4.Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Thiết kế sổ tay niềm vui tình bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-Ghi lại những niềm vui, cảm xúc tích cực của em khi giao tiếp, hợp tác với các bạn trong học tập, trong các hoạt động tập thể.

- Bổ sung những câu chuyện tình bạn của HS vào cuốn sổ và giữ gìn kỉ vật về tình bạn của cả lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện chia sẻ sản phẩm cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét

6.Sổ tay niềm vui tình bạn.

Thông điệp:

-Tình bạn là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người

-Hợp tác với bạn sẽ giúp các em phát triển mối quan hệ bạn bè hòa đồng và thực hiện những nhệm vụ chung hiệu quả.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Nêu một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Nêu một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn

- GV nhận xét, đánh giá.

D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1.Mục tiêu: HS cùng nhau xây dựng được tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” và cam kết thực hiện các tiêu chí đã xây dựng.

2.Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS thực hiện hoạt động tại nhà

3.Sản phẩm học tập: HS thực hành hoạt động tại nhà.

4.Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện những hoạt động sau:

+ Suy nghĩ về những điều em và các bạn trong lớp cần thực hiện để lớp học của mình trở thành “Lớp học hạnh phúc”.

+ Thảo luận và thống nhất với các bạn trong nhóm về nội quy nhằm xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.

- GV yêu cầu HS: Hãy chia sẻ những điều đã học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.

- GV tổng kết: Lớp học là nơi hằng ngày mỗi chúng ta gặp nhau, cùng nhau học tập và rèn luyện. Xây dựng được lớp học thân thiện, luôn có sự hòa đồng giữa các bạn HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo là điều ai cũng mong muốn. Vì vậy,  mỗi chúng ta hãy luôn thực hiện những điều đã tiếp thu được về các hợp tác, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh để cùng nhau xây dựng “Lớp học hạnh phúc” theo các tiêu chí sau:

+ Yêu thương: HS yêu thương, động viên, quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là giúp đỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật về trí tuệ, thể lực,...; thành lập và duy trì các nhóm đôi bạn cùng tiến, giúp nhau tiến bộ trong học tập.

+ Tôn trọng: mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, đảm bảo an toàn, không phân biệt, đối xử, kì thị; mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đưa ra đều được bàn bạc, thảo luận, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực; thầy cô phân công nhiệm vụ cho HS một cách công bằng, hợp lí, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.

+ Chia sẻ: Thầy cô và HS cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn; chia sẻ khó khăn, tâm tư, tình cảm với thầy cô, các bạn; lớp có hộp thư “Điều em muốn nói”; tích cực tham gia các hoạt động để thấu hiểu được, yêu thương và chia sẻ cùng nhau.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút)

Đọc soạn chủ đề tiếp theo:

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

 

Tuần ..........

Ngày soạn:...../....../......

Ngày dạy:....../......./......

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

Tiết 4: HÒA ĐỒNG VÀ HỢP TÁC VỚI CÁC BẠN

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này.
  • Hợp tác với các các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, Giáo án.
  • Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
  • Giấy nhớ các màu khác nhau.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
  • Nghiên cứu trước các nội dung của chủ đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 Phút)

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên các bạn trong lớp học.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Để nắm rõ hơn làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này, để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh, chúng ta cùng thực hiện những hoạt động trong tiết học ngày hôm nay – Nội dung 1: Hòa đồng với các bạn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hòa đồng với các bạn.( 5 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được tình huống mà em thể hiện được sự hòa đồng với các bạn và HS nêu được biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ một tình huống mà em đã thể hiện sự hòa đồng với các bạn.

- GV hướng dẫn HS và gợi ý 1 tình huống mà em đã thể hiện sự hoà đồng với các bạn: bạn quên mang sách giáo khoa, em đã cho bạn xem chung để cùng nhau học bài :

-GV yêu cầu: Từng nhóm cử đại diện trình bày các tình huống.

- GV yêu cầu HS: Nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận về những biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn trong các tình huống đã chia sẻ.

- Biểu hiện của sự hoà đồng trong tình huống GV đã gợi ý: sẵn sàng cho bạn xem chung sách.

- GV yêu cầu học sinh nêu biểu hiện của các tình huống còn lại. GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Hòa đồng với các bạn

- Sự hòa đồng với các bạn thể hiện:

+ Trong giao tiếp.

+ Trong học tập.

+ Trong các hoạt động tập thể.

-Biểu hiện của sự hòa đồng thể hiện ở:

+ Luôn cởi mở, thân thiện với bạn bè.

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Hoạt động 2: Thể hiện mối quan hệ hòa đồng với các bạn.( 7 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong học tập, giao tiếp và các hoạt động chung.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu các tình huống như SGK

GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS: Thảo luận về cách thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong từng tình huống

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ Tình huống 1: Thể hiện thái độ cởi mở, thân thiện, chủ động bắt chuyện và làm quen với bạn.

+ Tình huống 2: Hỏi lí do sau đó tích cực vận động, thuyết phục các bạn tham gia cùng lớp.

+ Tình huống 3: Khuyên các bạn nên có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc chung thay vì tự tách ra làm riêng lẻ.

- Thực hành thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong học tập, giao tiếp và các hoạt động chung

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Thể hiện mối quan hệ hòa đồng với các bạn.

Mối quan hệ hòa đồng với các bạn được thể hiện ở.

+ Thái độ cởi mở, thân thiện, chủ động bắt chuyện và làm quen với bạn.

+ Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

+ Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

Hoạt động 3: Hợp tác với các bạn ( 7 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách xác định biểu hiện hợp tác trong một số tình huống và nêu được các việc làm thể hiện sự hợp tác với các bạn.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tình huống như SGK

GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS: Tìm biểu hiện hợp tác của các bạn lớp 7C trong tình huống nêu trên.

- GV yêu cầu HS: Chia sẻ tình huống, việc làm của bản thân thể hiện sự hợp tác với các bạn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

a. Biểu hiện hợp tác của các bạn lớp 7C trong tình huống:

  • Cả lớp thống nhất thi đua học tốt, giành nhiều hoa điểm 10.
  • Mỗi tổ đều chủ động nhận nhiệm vụ.
  • Tổ 1: cả tổ họp và lên ý tưởng làm báo tường, sau đó thông báo cả lớp để cùng sưu tầm, viết,...
  • Tổ 2: trao đổi về cách trang trí lớp học và cùng nhau thực hiện.
  • Tổ 3: phân công cụ thể công việc cho từng bạn và hỗ trợ nhau cùng thực hiện.

-Tình huống, việc làm của em thể hiện sự hợp tác với các bạn: 

Cô giáo giao cho nhóm em tìm hiểu kiến thức, sưu tầm tranh ảnh về các loài động - thực vật để chuẩn bị cho tiết học sau và chỉ định em làm nhóm trưởng. Em đã cùng các bạn chia nhiệm vụ ra thành nhiều phần nhỏ và phân công cụ thể cho từng người để có thể hoàn thành nhanh, hiệu quả và chất lượng hơn.

- Những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn:

  • Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến.
  • Phân công nhiệm vụ hợp lí.
  • Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Sẵn sàng làm giúp công việc của bạn khi bạn có lí do chính đáng: ốm, có việc đột xuất,...
  • ...

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Hợp tác với các bạn.

- Những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn:

  • Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến.
  • Phân công nhiệm vụ hợp lí.
  • Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Sẵn sàng làm giúp công việc của bạn khi bạn có lí do chính đáng: ốm, có việc đột xuất,...

Hoạt động 4: Cách thức hợp tác với bạn trong thực hiện nhiệm vụ chung.( 5 phút)

1.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách hợp tác với bạn để thực hiện nhiệm vụ chung

2.Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

4.Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: Lựa chọn một nhiệm vụ chung và đề xuất cách thức hợp tác để thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-Nhiệm vụ: Bài tập nhóm.

- Cách thức hợp tác:

+Trao đổi về yêu cầu học tập và thống nhất cách thức làm việc.

+Phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên.

+Chia sẻ thông tin, tài liệu với các bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Cách thức hợp tác với bạn trong thực hiện nhiệm vụ chung

- Cách thức để hợp tác với bạn:

  • Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến.
  • Phân công nhiệm vụ hợp lí.
  • Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau...

Hoạt động 5: Hợp tác để giải quyết vấn đề. (5 Phút)

1.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách hợp tác với bạn để giải quyết vấn đề.

2.Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3.Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

4.Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Thảo luận, đóng vai xử lí tình huống SGK

-GV yêu cầu HS: Lựa chọn một vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác với các bạn và thảo luận cách giải quyết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-Xử lý tình huống: Nếu là thành viên trong nhóm, em sẽ bình tĩnh nói chuyện với Hải và giải thích cho bạn hiểu sự cần thiết phải hợp tác với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó thuyết phục các bạn còn lại nghe Hải chia sẻ quan điểm và có những phản hồi tích cực nếu ý kiến của bạn có giá trị.

-Vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác với các bạn: Một bạn trong nhóm không hoàn thành nhiệm vụ được giao khiến tiến độ của nhóm bị chậm, làm các bạn khác cảm thấy khó chịu.

-Cách giải quyết:

+Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+Cùng nhau lên kế hoạch và phân chia lại công việc để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.

+Thường xuyên nhắc nhở, hỗ trợ lần nhau để không xảy ra trường hợp tương tự.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

5.Hợp tác để giải quyết vấn đề.

Các bước hợp tác để giải quyết vấn đề:

Bước 1: Phân tích tình huống, xác định mâu thuẫn.

Bước 2: Cùng nhau đưa ra phương án giải quyết.

Bước 3: Lựa chọn phương án, cùng nhau thực hiện.

Bước 4: Đánh giá kết quả hợp tác để giải quyết vấn đề.

Hoạt động 6. Sổ tay niềm vui tình bạn. ( 5 phút)

1.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách làm cho bản thân một cuốn sổ tay niềm vui tình bạn.

2.Nội dung: GV hướng dẫn. HS thực hành.

3.Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và sản phẩm là cuốn sổ tay niềm vui tình bạn.

4.Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Thiết kế sổ tay niềm vui tình bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-Ghi lại những niềm vui, cảm xúc tích cực của em khi giao tiếp, hợp tác với các bạn trong học tập, trong các hoạt động tập thể.

- Bổ sung những câu chuyện tình bạn của HS vào cuốn sổ và giữ gìn kỉ vật về tình bạn của cả lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện chia sẻ sản phẩm cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét

6.Sổ tay niềm vui tình bạn.

Thông điệp:

-Tình bạn là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người

-Hợp tác với bạn sẽ giúp các em phát triển mối quan hệ bạn bè hòa đồng và thực hiện những nhệm vụ chung hiệu quả.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Nêu một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Nêu một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn

- GV nhận xét, đánh giá.

D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1.Mục tiêu: HS cùng nhau xây dựng được tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” và cam kết thực hiện các tiêu chí đã xây dựng.

2.Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS thực hiện hoạt động tại nhà

3.Sản phẩm học tập: HS thực hành hoạt động tại nhà.

4.Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện những hoạt động sau:

+ Suy nghĩ về những điều em và các bạn trong lớp cần thực hiện để lớp học của mình trở thành “Lớp học hạnh phúc”.

+ Thảo luận và thống nhất với các bạn trong nhóm về nội quy nhằm xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.

- GV yêu cầu HS: Hãy chia sẻ những điều đã học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.

- GV tổng kết: Lớp học là nơi hằng ngày mỗi chúng ta gặp nhau, cùng nhau học tập và rèn luyện. Xây dựng được lớp học thân thiện, luôn có sự hòa đồng giữa các bạn HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo là điều ai cũng mong muốn. Vì vậy,  mỗi chúng ta hãy luôn thực hiện những điều đã tiếp thu được về các hợp tác, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh để cùng nhau xây dựng “Lớp học hạnh phúc” theo các tiêu chí sau:

+ Yêu thương: HS yêu thương, động viên, quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là giúp đỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật về trí tuệ, thể lực,...; thành lập và duy trì các nhóm đôi bạn cùng tiến, giúp nhau tiến bộ trong học tập.

+ Tôn trọng: mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, đảm bảo an toàn, không phân biệt, đối xử, kì thị; mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đưa ra đều được bàn bạc, thảo luận, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực; thầy cô phân công nhiệm vụ cho HS một cách công bằng, hợp lí, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.

+ Chia sẻ: Thầy cô và HS cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn; chia sẻ khó khăn, tâm tư, tình cảm với thầy cô, các bạn; lớp có hộp thư “Điều em muốn nói”; tích cực tham gia các hoạt động để thấu hiểu được, yêu thương và chia sẻ cùng nhau.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút)

Đọc soạn chủ đề tiếp theo:

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

 

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

Tuần 5

Ngày soạn:…/…/…...

Ngày dạy:…/…/….....

CHỦ ĐỀ 1: EM ĐANG TRƯỞNG THÀNH

Thời gian thực hiện: (04 tiết)

Tháng 10: Loại hình HĐTN, HN: Sinh hoạt GD theo chủ đề

TUẦN 5 – TIẾT 5 : KHÁM PHÁ BẢN THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nắm được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.

- Biết được cách để rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống.

- Biết cách rèn luyện đức tính chăm chỉ, kiên trì trong công việc.

- Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bản thân và mọi người

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi nhìn nhận ưu-khuyết của mình, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung

- Trách nhiệm: HS có ý thức rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, hòa đồng, lành mạnh…

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để rèn luyện bản thân trở nên tốt hơn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tư liệu về tuổi dạy thì và tâm lí học sinh tuổi thiếu niên.

- Tài liệu về phương pháp học tập, phong cách học tập.

- Thông tin về tôn trọng sự khác biệt.

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ

2. Đối với học sinh

- Tìm đọc, ghi lại thông tin về tuổi dạy thì và tâm lí học sinh tuổi thiếu niên, về phương pháp học tập, phong cách học tập, về tôn trọng sự khác biệt.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- KT sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.

3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên những tấm gương vượt khó thành công trong học tập và cuộc sống mà em biết trong sách hoặc ngoài đời.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân; chia sẻ một cách trung thực; lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để học tập tốt hơn.

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS trình bày, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Trong suốt những năm học tiểu học, các em cũng đã có những hiểu biết nhất định về điểm mạnh, điểm hạn chế của mình trong học tập,….

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

? Hãy xác định các môn học mà em có điểm mạnh và những môn học em còn gặp khó khăn.

? Trao đổi với bạn về cách học những môn mà em học có hiệu quả..

? Em lựa chọn được lời khuyên phù hợp nào của các bạn để thực hiện tốt những môn học mà em gặp khó khăn.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ.

a. Hãy xác định các môn học mà em có điểm mạnh và những môn học em còn gặp khó khăn.

Gợi ý:

  • Những môn học em có điểm mạnh:

+ Em cảm thấy hứng thú khi học

+ Em có thể tập trung học

  • Những môn học em còn gặp khó khăn:

+ Em thấy khó khăn trong tiếp nhận kiến thức môn học

+ Em khó tập trung, mệt mỏi khi học

b. Trao đổi với bạn về cách học những môn mà em học có hiệu quả.

c. Lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để học tốt những môn học mà em gặp khó khăn.

Trả lời:

a. Những môn học mà em có điểm mạnh: toán, lý, sinh.

Những môn học em còn gặp khó khăn: văn, sử.

b. Cách học những môn mà em học có hiệu quả:

- Môn toán: nắm vững lý thuyết, giải nhiều bài tập, học nhóm.

- Môn lý: vẽ sơ đồ tư duy, làm nhiều bài tập vận dụng và nâng cao.

- Môn sinh: tóm tắt ý chính của bài học, ôn lại bài ngay trong ngày, không học thuộc lòng mà đi sâu vào tìm và hiểu bản chất của vấn đề.

c. Một số lời khuyên để học tốt những môn học mà em gặp khó khăn:

- Học ở nơi thoải mái, yên tĩnh.

- Sắp xếp thời gian học tập phù hợp: phân bổ thời gian hợp lí, không học quá sớm hoặc quá muộn,...

- Nắm vững lý thuyết môn học.

- Học nhóm để giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề của bài học…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1.Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập.

-Những môn học tốt, những môn học yếu hơn.

- Kinh nghiệm trong học tập

- Chỉ ra được nguyên nhân

- Cách khắc phục

Hoạt động 2: Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong cuộc sống (6 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong cuộc sống; chia sẻ một cách trung thực; lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để thành công hơn trong cuộc sống.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Hã liệt kê những điểm mạnh, điểm hạn chế của em theo gợi ý SGK/19.

a. Hãy liệt kê những điểm mạnh, điểm hạn chế của em theo gợi ý dưới đây:

- Điểm mạnh:

+ Những việc nào em thường làm tốt nhất?

+ Những kết quả đạt được mà em cảm thấy hài lòng nhất.

+ Người khác nhận xét em có điểm mạnh gì?

  • Điểm hạn chế:

+ Em thường thấy khó khăn khi làm những việc gì?

+ Những kiến thức, kĩ năng nào em còn hạn chế?

+ Người khác đánh giá điểm hạn chế của em là gì?

b. Chia sẻ với bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

- HS thực hiện cá nhân.

- GV cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV gợi ý cho HS:

  • Điểm mạnh:

+Những việc em thường làm tốt nhất: khả năng thuyết trình, nói trước đám đông.

+ Những kết quả đạt được mà em cảm thấy hài lòng nhất: nhận được sự khen ngợi, tán dương, công nhận từ thầy cô giáo và bạn bè.

+ Người khác nhận xét em có điểm mạnh: hoà đồng, hoạt bát.

  • Điểm hạn chế:

+ Em thường thấy khó khăn khi: học các môn tự nhiên như toán, lý, hoá,...

+ Những kiến thức, kĩ năng em còn hạn chế: khả năng tư duy, hệ thống kiến thức của bài học, kĩ năng tính toán nhanh,...

+ Người khác đánh giá điểm hạn chế của em: chưa mạnh dạn giơ tay phát biểu trong giờ học, thiếu cẩn thận.

  • Chia sẻ với bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân:

+ Điểm mạnh của mình là có năng khiếu nghệ thuật. Mình vừa biết đánh đàn piano, vừa biết thổi sáo. Ngoài ra còn có thể nhảy và vẽ tranh khá đẹp.

+ Tuy nhiên mình rất nhút nhát, rụt rè. Mình không dám đứng trước đám đông để thể hiện những khả năng của bản thân và chính điều này đã khiến mình mất đi một vài cơ hội để phát triển năng khiếu.

2.Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong cuộc sống.

  • Điểm mạnh
  • Điểm hạn chế

Hoạt động 3: Rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm ra được cách khắc phục những điểm hạn chế trong học tập và cuộc sống, dự kiến những việc làm để rèn luyện bản thân và thực hiện để thành công hơn trong học tập và cuộc sống.

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS thực hiện cá nhân, nhóm, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

3. Rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Lập kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống theo gợi ý SGK/20.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện cá nhân

- HS thảo luận nhóm, trao đổi với bạn.

- Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của các cá nhân trong tổ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời nhóm trưởng tổng hợp kết quả thảo luận của nhóm và trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Trả lời:

a. Gợi ý kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và trong cuộc sống:

Các điểm hạn chế

Cách khắc phục

Dự kiến việc sẽ làm

Kết quả mong đợi

 

Tiếng anh nói lắp bắp, không trôi chảy

 

Tích cực luyện tập nhiều hơn

- Học thuộc 5 từ mới mỗi ngày.

- Nghe các bài hát tiếng Anh yêu thích.

- Đọc truyện tranh song ngữ Anh – Việt.

 

Nói lưu loát tiếng Anh

 

Thường xuyên có cảm xúc tiêu cực

 

Thả lỏng và suy nghĩ tích cực hơn

- Chủ động bắt chuyện với mọi người.

- Mỉm cười vào buổi sáng với chính mình.

- Tích cực đọc những câu chuyện vui.

 

Trở thành một con người lạc quan, vui vẻ

  • HS về nhà tiếp tục trao đổi với người thân và hoàn thiện bản kế hoạch trên.

Hoạt động 4: Rèn luyện tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được những câu chuyện về những tấm gương kiên trì và chăm chỉ. Nêu được những biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ. Tìm ra cách phù hợp để rè luyện tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc hàng ngày.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thực hiện, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

+ Chia sẻ những câu chuyện về tấm gương kiên trì, chăm chỉ mà em biết.

+ Nêu những biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ

- HS thực hiện cá nhân.

- GV nhận xét, đưa ra ví dụ tham khảo

a. Gợi ý:

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Khi lên bốn, một cơn bạo bệnh bất ngờ đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, khiến chúng bị liệt và mãi mãi không cầm được bút nữa. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ký quyết không đầu hàng số phận và đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình. Đây là một chuyện rất khó khăn, vất vả vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi. Dần dần bình tâm lại, ông đã viết được chữ O, chữ A, sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi. Sau này, Nguyễn Ngọc Ký xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi trở về quê nhà làm thầy giáo.

b. Một số biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ:

- Luôn cần cù, chăm chỉ, nỗ lực, chịu khó, quyết tâm hoàn thành công việc đã đặt ra.

- Trong học tập: chăm chỉ học bài, làm bài tập về nhà và chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.

- Tự giác, chủ động thực hiện công việc.

- Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, trở ngại.

- Không trông chờ, ỷ lại vào người khác

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Nội dung cần rèn luyện

Cách rèn luyện

 

Kiềm chế sự nóng giận, vội vàng

- Học cách hít sâu, thở đều.

- Điều chỉnh suy nghĩ và tự kiểm tra lại ý kiến của bản thân về sự việc khiến mình tức giận.

- Nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách.

- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

 

Tự giác

- Xác định rõ điều mình muốn và cần đạt được.

- Lập kế hoạch chi tiết về những việc cần làm.

- Đặt báo thức hoặc nhờ mọi người xung quanh nhắc nhở.

  • HS : Chia sẻ và thực hiện việc rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ hằng ngày.

4. Rèn luyện tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc

-Những tấm gương.

-Biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ.

-Cách rèn luyện

Hoạt động 5: Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thực hiện, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

5. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

- HS thảo luận nhóm:

a. Nêu biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người.

b. Trao đổi về cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

a. Biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người:

- Đối xử tử tế, lễ độ với mọi người.

- Luôn lịch sự với tất cả những người từng gặp và tiếp xúc.

- Tập trung và lắng nghe người khác khi giao tiếp một cách tích cực.

- Hiểu và tôn trọng thói quen, sở thích của mỗi người.

- Tiếp thu ý kiến người khác dành cho mình.

- Luôn giữ thái độ bình tĩnh, kiềm chế sự tức giận...

b. Cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt:

- Không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.

- Luôn quan tâm và lắng nghe để biết họ đang gặp vấn đề gì.

- Đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu tại sao họ lại chọn hướng đi và hành động như vậy.

- Biết cách chia sẻ và đồng cảm với người khác.

Hoạt động 6 : Hành động vì sự khác biệt ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được các sản phẩm thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS thực hiện, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

5. Hành động vì sự khác biệt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: HS thực hiện được các sản phẩm thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

+ HS thực hiện cá nhân : Vẽ tranh, áp phích

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu một số sản phẩm sưu tầm được.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Trình bày những vấn đề , những kinh nghiệm mà em học hỏi được từ các bạn từ bài học này.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày những vấn đề , những kinh nghiệm mà em học hỏi được từ các bạn từ bài học này.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Về học tập:

+ Về cuộc sống…

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có kết quả nổi bật trong trường về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS thực hiện theo nhóm: Xây dựng kịch bản tiểu phẩm : thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Tên tiểu phẩm.

+ Nội dung trọng tâm cần trình bày.

+ Thông điệp muốn gưi gắm qua tiểu phẩm.

- GV nhận xét, bổ sung, hướng dẫn.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)

- Hoàn thành các nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.

+ Hoàn thiện bức thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

+ Xây dựng và thực hiện kịch bản cùng đội nhóm.

+ Ghi lại kết quả thực hiện hành vi đã thực hiện được sau mỗi tuần học.

- Chuẩn bị bài sau: Nhận biết cảm xúc của bản thân, khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, rèn cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong một số tình huống cụ thể.

Rút kinh nghiệm

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

Tuần 5

Ngày soạn:…/…/…...

Ngày dạy:…/…/….....

CHỦ ĐỀ 1: EM ĐANG TRƯỞNG THÀNH

Thời gian thực hiện: (04 tiết)

Tháng 10: Loại hình HĐTN, HN: Sinh hoạt GD theo chủ đề

TUẦN 5 – TIẾT 5 : KHÁM PHÁ BẢN THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nắm được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.

- Biết được cách để rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống.

- Biết cách rèn luyện đức tính chăm chỉ, kiên trì trong công việc.

- Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bản thân và mọi người

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi nhìn nhận ưu-khuyết của mình, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung

- Trách nhiệm: HS có ý thức rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, hòa đồng, lành mạnh…

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để rèn luyện bản thân trở nên tốt hơn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tư liệu về tuổi dạy thì và tâm lí học sinh tuổi thiếu niên.

- Tài liệu về phương pháp học tập, phong cách học tập.

- Thông tin về tôn trọng sự khác biệt.

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ

2. Đối với học sinh

- Tìm đọc, ghi lại thông tin về tuổi dạy thì và tâm lí học sinh tuổi thiếu niên, về phương pháp học tập, phong cách học tập, về tôn trọng sự khác biệt.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- KT sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.

3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên những tấm gương vượt khó thành công trong học tập và cuộc sống mà em biết trong sách hoặc ngoài đời.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân; chia sẻ một cách trung thực; lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để học tập tốt hơn.

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS trình bày, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Trong suốt những năm học tiểu học, các em cũng đã có những hiểu biết nhất định về điểm mạnh, điểm hạn chế của mình trong học tập,….

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

? Hãy xác định các môn học mà em có điểm mạnh và những môn học em còn gặp khó khăn.

? Trao đổi với bạn về cách học những môn mà em học có hiệu quả..

? Em lựa chọn được lời khuyên phù hợp nào của các bạn để thực hiện tốt những môn học mà em gặp khó khăn.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ.

a. Hãy xác định các môn học mà em có điểm mạnh và những môn học em còn gặp khó khăn.

Gợi ý:

  • Những môn học em có điểm mạnh:

+ Em cảm thấy hứng thú khi học

+ Em có thể tập trung học

  • Những môn học em còn gặp khó khăn:

+ Em thấy khó khăn trong tiếp nhận kiến thức môn học

+ Em khó tập trung, mệt mỏi khi học

b. Trao đổi với bạn về cách học những môn mà em học có hiệu quả.

c. Lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để học tốt những môn học mà em gặp khó khăn.

Trả lời:

a. Những môn học mà em có điểm mạnh: toán, lý, sinh.

Những môn học em còn gặp khó khăn: văn, sử.

b. Cách học những môn mà em học có hiệu quả:

- Môn toán: nắm vững lý thuyết, giải nhiều bài tập, học nhóm.

- Môn lý: vẽ sơ đồ tư duy, làm nhiều bài tập vận dụng và nâng cao.

- Môn sinh: tóm tắt ý chính của bài học, ôn lại bài ngay trong ngày, không học thuộc lòng mà đi sâu vào tìm và hiểu bản chất của vấn đề.

c. Một số lời khuyên để học tốt những môn học mà em gặp khó khăn:

- Học ở nơi thoải mái, yên tĩnh.

- Sắp xếp thời gian học tập phù hợp: phân bổ thời gian hợp lí, không học quá sớm hoặc quá muộn,...

- Nắm vững lý thuyết môn học.

- Học nhóm để giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề của bài học…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1.Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập.

-Những môn học tốt, những môn học yếu hơn.

- Kinh nghiệm trong học tập

- Chỉ ra được nguyên nhân

- Cách khắc phục

Hoạt động 2: Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong cuộc sống (6 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong cuộc sống; chia sẻ một cách trung thực; lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để thành công hơn trong cuộc sống.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Hã liệt kê những điểm mạnh, điểm hạn chế của em theo gợi ý SGK/19.

a. Hãy liệt kê những điểm mạnh, điểm hạn chế của em theo gợi ý dưới đây:

- Điểm mạnh:

+ Những việc nào em thường làm tốt nhất?

+ Những kết quả đạt được mà em cảm thấy hài lòng nhất.

+ Người khác nhận xét em có điểm mạnh gì?

  • Điểm hạn chế:

+ Em thường thấy khó khăn khi làm những việc gì?

+ Những kiến thức, kĩ năng nào em còn hạn chế?

+ Người khác đánh giá điểm hạn chế của em là gì?

b. Chia sẻ với bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

- HS thực hiện cá nhân.

- GV cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV gợi ý cho HS:

  • Điểm mạnh:

+Những việc em thường làm tốt nhất: khả năng thuyết trình, nói trước đám đông.

+ Những kết quả đạt được mà em cảm thấy hài lòng nhất: nhận được sự khen ngợi, tán dương, công nhận từ thầy cô giáo và bạn bè.

+ Người khác nhận xét em có điểm mạnh: hoà đồng, hoạt bát.

  • Điểm hạn chế:

+ Em thường thấy khó khăn khi: học các môn tự nhiên như toán, lý, hoá,...

+ Những kiến thức, kĩ năng em còn hạn chế: khả năng tư duy, hệ thống kiến thức của bài học, kĩ năng tính toán nhanh,...

+ Người khác đánh giá điểm hạn chế của em: chưa mạnh dạn giơ tay phát biểu trong giờ học, thiếu cẩn thận.

  • Chia sẻ với bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân:

+ Điểm mạnh của mình là có năng khiếu nghệ thuật. Mình vừa biết đánh đàn piano, vừa biết thổi sáo. Ngoài ra còn có thể nhảy và vẽ tranh khá đẹp.

+ Tuy nhiên mình rất nhút nhát, rụt rè. Mình không dám đứng trước đám đông để thể hiện những khả năng của bản thân và chính điều này đã khiến mình mất đi một vài cơ hội để phát triển năng khiếu.

2.Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong cuộc sống.

  • Điểm mạnh
  • Điểm hạn chế

Hoạt động 3: Rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm ra được cách khắc phục những điểm hạn chế trong học tập và cuộc sống, dự kiến những việc làm để rèn luyện bản thân và thực hiện để thành công hơn trong học tập và cuộc sống.

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS thực hiện cá nhân, nhóm, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

3. Rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Lập kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống theo gợi ý SGK/20.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện cá nhân

- HS thảo luận nhóm, trao đổi với bạn.

- Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của các cá nhân trong tổ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời nhóm trưởng tổng hợp kết quả thảo luận của nhóm và trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Trả lời:

a. Gợi ý kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và trong cuộc sống:

Các điểm hạn chế

Cách khắc phục

Dự kiến việc sẽ làm

Kết quả mong đợi

 

Tiếng anh nói lắp bắp, không trôi chảy

 

Tích cực luyện tập nhiều hơn

- Học thuộc 5 từ mới mỗi ngày.

- Nghe các bài hát tiếng Anh yêu thích.

- Đọc truyện tranh song ngữ Anh – Việt.

 

Nói lưu loát tiếng Anh

 

Thường xuyên có cảm xúc tiêu cực

 

Thả lỏng và suy nghĩ tích cực hơn

- Chủ động bắt chuyện với mọi người.

- Mỉm cười vào buổi sáng với chính mình.

- Tích cực đọc những câu chuyện vui.

 

Trở thành một con người lạc quan, vui vẻ

  • HS về nhà tiếp tục trao đổi với người thân và hoàn thiện bản kế hoạch trên.

Hoạt động 4: Rèn luyện tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được những câu chuyện về những tấm gương kiên trì và chăm chỉ. Nêu được những biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ. Tìm ra cách phù hợp để rè luyện tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc hàng ngày.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thực hiện, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

+ Chia sẻ những câu chuyện về tấm gương kiên trì, chăm chỉ mà em biết.

+ Nêu những biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ

- HS thực hiện cá nhân.

- GV nhận xét, đưa ra ví dụ tham khảo

a. Gợi ý:

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Khi lên bốn, một cơn bạo bệnh bất ngờ đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, khiến chúng bị liệt và mãi mãi không cầm được bút nữa. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ký quyết không đầu hàng số phận và đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình. Đây là một chuyện rất khó khăn, vất vả vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi. Dần dần bình tâm lại, ông đã viết được chữ O, chữ A, sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi. Sau này, Nguyễn Ngọc Ký xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi trở về quê nhà làm thầy giáo.

b. Một số biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ:

- Luôn cần cù, chăm chỉ, nỗ lực, chịu khó, quyết tâm hoàn thành công việc đã đặt ra.

- Trong học tập: chăm chỉ học bài, làm bài tập về nhà và chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.

- Tự giác, chủ động thực hiện công việc.

- Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, trở ngại.

- Không trông chờ, ỷ lại vào người khác

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Nội dung cần rèn luyện

Cách rèn luyện

 

Kiềm chế sự nóng giận, vội vàng

- Học cách hít sâu, thở đều.

- Điều chỉnh suy nghĩ và tự kiểm tra lại ý kiến của bản thân về sự việc khiến mình tức giận.

- Nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách.

- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

 

Tự giác

- Xác định rõ điều mình muốn và cần đạt được.

- Lập kế hoạch chi tiết về những việc cần làm.

- Đặt báo thức hoặc nhờ mọi người xung quanh nhắc nhở.

  • HS : Chia sẻ và thực hiện việc rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ hằng ngày.

4. Rèn luyện tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc

-Những tấm gương.

-Biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ.

-Cách rèn luyện

Hoạt động 5: Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thực hiện, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

5. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

- HS thảo luận nhóm:

a. Nêu biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người.

b. Trao đổi về cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

a. Biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người:

- Đối xử tử tế, lễ độ với mọi người.

- Luôn lịch sự với tất cả những người từng gặp và tiếp xúc.

- Tập trung và lắng nghe người khác khi giao tiếp một cách tích cực.

- Hiểu và tôn trọng thói quen, sở thích của mỗi người.

- Tiếp thu ý kiến người khác dành cho mình.

- Luôn giữ thái độ bình tĩnh, kiềm chế sự tức giận...

b. Cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt:

- Không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.

- Luôn quan tâm và lắng nghe để biết họ đang gặp vấn đề gì.

- Đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu tại sao họ lại chọn hướng đi và hành động như vậy.

- Biết cách chia sẻ và đồng cảm với người khác.

Hoạt động 6 : Hành động vì sự khác biệt ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được các sản phẩm thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS thực hiện, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

5. Hành động vì sự khác biệt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: HS thực hiện được các sản phẩm thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

+ HS thực hiện cá nhân : Vẽ tranh, áp phích

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu một số sản phẩm sưu tầm được.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Trình bày những vấn đề , những kinh nghiệm mà em học hỏi được từ các bạn từ bài học này.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày những vấn đề , những kinh nghiệm mà em học hỏi được từ các bạn từ bài học này.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Về học tập:

+ Về cuộc sống…

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có kết quả nổi bật trong trường về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS thực hiện theo nhóm: Xây dựng kịch bản tiểu phẩm : thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Tên tiểu phẩm.

+ Nội dung trọng tâm cần trình bày.

+ Thông điệp muốn gưi gắm qua tiểu phẩm.

- GV nhận xét, bổ sung, hướng dẫn.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)

- Hoàn thành các nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.

+ Hoàn thiện bức thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

+ Xây dựng và thực hiện kịch bản cùng đội nhóm.

+ Ghi lại kết quả thực hiện hành vi đã thực hiện được sau mỗi tuần học.

- Chuẩn bị bài sau: Nhận biết cảm xúc của bản thân, khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, rèn cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong một số tình huống cụ thể.

Rút kinh nghiệm

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

Tuần 5

Ngày soạn:…/…/…...

Ngày dạy:…/…/….....

CHỦ ĐỀ 1: EM ĐANG TRƯỞNG THÀNH

Thời gian thực hiện: (04 tiết)

Tháng 10: Loại hình HĐTN, HN: Sinh hoạt GD theo chủ đề

TUẦN 5 – TIẾT 5 : KHÁM PHÁ BẢN THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nắm được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.

- Biết được cách để rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống.

- Biết cách rèn luyện đức tính chăm chỉ, kiên trì trong công việc.

- Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bản thân và mọi người

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi nhìn nhận ưu-khuyết của mình, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung

- Trách nhiệm: HS có ý thức rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, hòa đồng, lành mạnh…

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để rèn luyện bản thân trở nên tốt hơn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tư liệu về tuổi dạy thì và tâm lí học sinh tuổi thiếu niên.

- Tài liệu về phương pháp học tập, phong cách học tập.

- Thông tin về tôn trọng sự khác biệt.

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ

2. Đối với học sinh

- Tìm đọc, ghi lại thông tin về tuổi dạy thì và tâm lí học sinh tuổi thiếu niên, về phương pháp học tập, phong cách học tập, về tôn trọng sự khác biệt.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- KT sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.

3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên những tấm gương vượt khó thành công trong học tập và cuộc sống mà em biết trong sách hoặc ngoài đời.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân; chia sẻ một cách trung thực; lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để học tập tốt hơn.

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS trình bày, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Trong suốt những năm học tiểu học, các em cũng đã có những hiểu biết nhất định về điểm mạnh, điểm hạn chế của mình trong học tập,….

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

? Hãy xác định các môn học mà em có điểm mạnh và những môn học em còn gặp khó khăn.

? Trao đổi với bạn về cách học những môn mà em học có hiệu quả..

? Em lựa chọn được lời khuyên phù hợp nào của các bạn để thực hiện tốt những môn học mà em gặp khó khăn.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ.

a. Hãy xác định các môn học mà em có điểm mạnh và những môn học em còn gặp khó khăn.

Gợi ý:

  • Những môn học em có điểm mạnh:

+ Em cảm thấy hứng thú khi học

+ Em có thể tập trung học

  • Những môn học em còn gặp khó khăn:

+ Em thấy khó khăn trong tiếp nhận kiến thức môn học

+ Em khó tập trung, mệt mỏi khi học

b. Trao đổi với bạn về cách học những môn mà em học có hiệu quả.

c. Lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để học tốt những môn học mà em gặp khó khăn.

Trả lời:

a. Những môn học mà em có điểm mạnh: toán, lý, sinh.

Những môn học em còn gặp khó khăn: văn, sử.

b. Cách học những môn mà em học có hiệu quả:

- Môn toán: nắm vững lý thuyết, giải nhiều bài tập, học nhóm.

- Môn lý: vẽ sơ đồ tư duy, làm nhiều bài tập vận dụng và nâng cao.

- Môn sinh: tóm tắt ý chính của bài học, ôn lại bài ngay trong ngày, không học thuộc lòng mà đi sâu vào tìm và hiểu bản chất của vấn đề.

c. Một số lời khuyên để học tốt những môn học mà em gặp khó khăn:

- Học ở nơi thoải mái, yên tĩnh.

- Sắp xếp thời gian học tập phù hợp: phân bổ thời gian hợp lí, không học quá sớm hoặc quá muộn,...

- Nắm vững lý thuyết môn học.

- Học nhóm để giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề của bài học…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1.Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập.

-Những môn học tốt, những môn học yếu hơn.

- Kinh nghiệm trong học tập

- Chỉ ra được nguyên nhân

- Cách khắc phục

Hoạt động 2: Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong cuộc sống (6 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong cuộc sống; chia sẻ một cách trung thực; lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để thành công hơn trong cuộc sống.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Hã liệt kê những điểm mạnh, điểm hạn chế của em theo gợi ý SGK/19.

a. Hãy liệt kê những điểm mạnh, điểm hạn chế của em theo gợi ý dưới đây:

- Điểm mạnh:

+ Những việc nào em thường làm tốt nhất?

+ Những kết quả đạt được mà em cảm thấy hài lòng nhất.

+ Người khác nhận xét em có điểm mạnh gì?

  • Điểm hạn chế:

+ Em thường thấy khó khăn khi làm những việc gì?

+ Những kiến thức, kĩ năng nào em còn hạn chế?

+ Người khác đánh giá điểm hạn chế của em là gì?

b. Chia sẻ với bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

- HS thực hiện cá nhân.

- GV cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV gợi ý cho HS:

  • Điểm mạnh:

+Những việc em thường làm tốt nhất: khả năng thuyết trình, nói trước đám đông.

+ Những kết quả đạt được mà em cảm thấy hài lòng nhất: nhận được sự khen ngợi, tán dương, công nhận từ thầy cô giáo và bạn bè.

+ Người khác nhận xét em có điểm mạnh: hoà đồng, hoạt bát.

  • Điểm hạn chế:

+ Em thường thấy khó khăn khi: học các môn tự nhiên như toán, lý, hoá,...

+ Những kiến thức, kĩ năng em còn hạn chế: khả năng tư duy, hệ thống kiến thức của bài học, kĩ năng tính toán nhanh,...

+ Người khác đánh giá điểm hạn chế của em: chưa mạnh dạn giơ tay phát biểu trong giờ học, thiếu cẩn thận.

  • Chia sẻ với bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân:

+ Điểm mạnh của mình là có năng khiếu nghệ thuật. Mình vừa biết đánh đàn piano, vừa biết thổi sáo. Ngoài ra còn có thể nhảy và vẽ tranh khá đẹp.

+ Tuy nhiên mình rất nhút nhát, rụt rè. Mình không dám đứng trước đám đông để thể hiện những khả năng của bản thân và chính điều này đã khiến mình mất đi một vài cơ hội để phát triển năng khiếu.

2.Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong cuộc sống.

  • Điểm mạnh
  • Điểm hạn chế

Hoạt động 3: Rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm ra được cách khắc phục những điểm hạn chế trong học tập và cuộc sống, dự kiến những việc làm để rèn luyện bản thân và thực hiện để thành công hơn trong học tập và cuộc sống.

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS thực hiện cá nhân, nhóm, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

3. Rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Lập kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống theo gợi ý SGK/20.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện cá nhân

- HS thảo luận nhóm, trao đổi với bạn.

- Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của các cá nhân trong tổ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời nhóm trưởng tổng hợp kết quả thảo luận của nhóm và trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Trả lời:

a. Gợi ý kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và trong cuộc sống:

Các điểm hạn chế

Cách khắc phục

Dự kiến việc sẽ làm

Kết quả mong đợi

 

Tiếng anh nói lắp bắp, không trôi chảy

 

Tích cực luyện tập nhiều hơn

- Học thuộc 5 từ mới mỗi ngày.

- Nghe các bài hát tiếng Anh yêu thích.

- Đọc truyện tranh song ngữ Anh – Việt.

 

Nói lưu loát tiếng Anh

 

Thường xuyên có cảm xúc tiêu cực

 

Thả lỏng và suy nghĩ tích cực hơn

- Chủ động bắt chuyện với mọi người.

- Mỉm cười vào buổi sáng với chính mình.

- Tích cực đọc những câu chuyện vui.

 

Trở thành một con người lạc quan, vui vẻ

  • HS về nhà tiếp tục trao đổi với người thân và hoàn thiện bản kế hoạch trên.

Hoạt động 4: Rèn luyện tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được những câu chuyện về những tấm gương kiên trì và chăm chỉ. Nêu được những biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ. Tìm ra cách phù hợp để rè luyện tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc hàng ngày.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thực hiện, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

+ Chia sẻ những câu chuyện về tấm gương kiên trì, chăm chỉ mà em biết.

+ Nêu những biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ

- HS thực hiện cá nhân.

- GV nhận xét, đưa ra ví dụ tham khảo

a. Gợi ý:

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Khi lên bốn, một cơn bạo bệnh bất ngờ đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, khiến chúng bị liệt và mãi mãi không cầm được bút nữa. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ký quyết không đầu hàng số phận và đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình. Đây là một chuyện rất khó khăn, vất vả vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi. Dần dần bình tâm lại, ông đã viết được chữ O, chữ A, sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi. Sau này, Nguyễn Ngọc Ký xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi trở về quê nhà làm thầy giáo.

b. Một số biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ:

- Luôn cần cù, chăm chỉ, nỗ lực, chịu khó, quyết tâm hoàn thành công việc đã đặt ra.

- Trong học tập: chăm chỉ học bài, làm bài tập về nhà và chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.

- Tự giác, chủ động thực hiện công việc.

- Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, trở ngại.

- Không trông chờ, ỷ lại vào người khác

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Nội dung cần rèn luyện

Cách rèn luyện

 

Kiềm chế sự nóng giận, vội vàng

- Học cách hít sâu, thở đều.

- Điều chỉnh suy nghĩ và tự kiểm tra lại ý kiến của bản thân về sự việc khiến mình tức giận.

- Nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách.

- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

 

Tự giác

- Xác định rõ điều mình muốn và cần đạt được.

- Lập kế hoạch chi tiết về những việc cần làm.

- Đặt báo thức hoặc nhờ mọi người xung quanh nhắc nhở.

  • HS : Chia sẻ và thực hiện việc rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ hằng ngày.

4. Rèn luyện tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc

-Những tấm gương.

-Biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ.

-Cách rèn luyện

Hoạt động 5: Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thực hiện, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

5. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

- HS thảo luận nhóm:

a. Nêu biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người.

b. Trao đổi về cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

a. Biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người:

- Đối xử tử tế, lễ độ với mọi người.

- Luôn lịch sự với tất cả những người từng gặp và tiếp xúc.

- Tập trung và lắng nghe người khác khi giao tiếp một cách tích cực.

- Hiểu và tôn trọng thói quen, sở thích của mỗi người.

- Tiếp thu ý kiến người khác dành cho mình.

- Luôn giữ thái độ bình tĩnh, kiềm chế sự tức giận...

b. Cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt:

- Không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.

- Luôn quan tâm và lắng nghe để biết họ đang gặp vấn đề gì.

- Đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu tại sao họ lại chọn hướng đi và hành động như vậy.

- Biết cách chia sẻ và đồng cảm với người khác.

Hoạt động 6 : Hành động vì sự khác biệt ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được các sản phẩm thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS thực hiện, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

5. Hành động vì sự khác biệt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: HS thực hiện được các sản phẩm thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

+ HS thực hiện cá nhân : Vẽ tranh, áp phích

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu một số sản phẩm sưu tầm được.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Trình bày những vấn đề , những kinh nghiệm mà em học hỏi được từ các bạn từ bài học này.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày những vấn đề , những kinh nghiệm mà em học hỏi được từ các bạn từ bài học này.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Về học tập:

+ Về cuộc sống…

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có kết quả nổi bật trong trường về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS thực hiện theo nhóm: Xây dựng kịch bản tiểu phẩm : thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Tên tiểu phẩm.

+ Nội dung trọng tâm cần trình bày.

+ Thông điệp muốn gưi gắm qua tiểu phẩm.

- GV nhận xét, bổ sung, hướng dẫn.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)

- Hoàn thành các nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.

+ Hoàn thiện bức thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

+ Xây dựng và thực hiện kịch bản cùng đội nhóm.

+ Ghi lại kết quả thực hiện hành vi đã thực hiện được sau mỗi tuần học.

- Chuẩn bị bài sau: Nhận biết cảm xúc của bản thân, khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, rèn cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong một số tình huống cụ thể.

Rút kinh nghiệm

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

TUẦN 8

Ngày soạn:…/…/…...

Ngày dạy:…/…/….....

CHỦ ĐỀ 2: EM ĐANG TRƯỞNG THÀNH

– TIẾT 8 : NHẬN BIẾT KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nhận biết cảm xúc của bản thân trong các tình huống cụ thể

- Khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân

- Biết cách rèn luyện kiểm soát cảm xúc.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong thảo luận một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bản thân và mọi người

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân trong ccas tình huống cụ thể - Trách nhiệm: HS có ý thức rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, hòa đồng, lành mạnh…

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để rèn luyện bản thân trở nên tốt hơn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện về kiểm soát cảm xúc của con người trong cuộc sống.

- Sưu tầm tranh ảnh về các biểu hiện cảm xúc của con người

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ

2. Đối với học sinh

- Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện về kiểm soát cảm xúc của con người trong cuộc sống;tranh ảnh về các biểu hiện cảm xúc của con người.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- HS trình bày:

+ Bức thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nhau và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

+ Trình bày kịch bản chi tiết cùng đội nhóm xây dựng về sự đề cao sự tôn trọng lẫn nhau và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem hình ảnh và chỉ ra cách biểu lộ cảm xúc qua hình ảnh đó?

3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS xem hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ .

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nhận biết cảm xúc của bản thân ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cảm xúc của bản thân trong các tình huống cụ thể.

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS trình bày, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

1. Nhận biết cảm xúc của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

? Mô tả các tình huống làm nảy sinh các cảm xúc của bản thân mà em nhận biết được.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

* Chia sẻ về các tình huống làm nảy sinh cảm xúc của em.

Phương pháp giải:

+ Tình huống xảy ra ở đâu, khi nào?

+ Nhân vật gồm những ai?

+ Em nảy sinh cảm xúc gì khi xảy ra tình huống đó?

Lời giải chi tiết:

     Kì thi học sinh giỏi môn Toán vừa qua em đạt giải Nhất toàn tỉnh. Cô giáo và các bạn ai cũng chúc mừng và ngưỡng mộ em. Điều này khiến em cảm thấy vô cùng hãnh diện và tự hào vì mình đã xuất sắc đạt được thành tích cao. Đặc biệt, khi về đến nhà em còn được bố mẹ tổ chức một bữa liên hoan lớn và một món quà bất ngờ. Em cảm thấy vô cùng sung sướng, hạnh phúc và tự nhắc mình phải cố gắng hơn nữa trong các kì thi tiếp theo.

STT

Các cảm xúc

Mức độ xuất hiện

Mô tả tình huống mà em có cảm xúc

Trong học tập

Trong mối quan hệ với các bạn

Trong mối quan hệ với bố mẹ, thầy cô

1

Bất ngờ

Thỉnh thoảng

Em tự mình giải được một bài toán khó

Em được Hà tặng món quà làm quen

Được bố mẹ tặng quà sinh nhật

2

Hào hứng

Thỉnh thoảng

Em được kết nạp Đoàn

Em có cơ hội được làm quen với người bạn mới

 

3

Buồn

Thỉnh thoảng

Em bị điểm kém môn Toán

Em và bạn giận nhau

Em bị bố mẹ trách phạt

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, thấy mình cần rèn luyện những gì để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Hãy xác định mức độ kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Phương pháp giải:

+ Em tự thấy mình có mức độ kiểm soát cảm xúc như nào?

+ Em đã nhận biết đúng cảm xúc của bản thân hay chưa?

+ Trong các tình huống thực tế em đã biết kiềm chế cảm xúc của mình?

  • HS thực hiện cá nhân trả lời
  • GV nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

     Em thấy mình là người có khả năng kiểm soát cảm xúc trung bình vì em có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân trong mỗi tình huống khác nhau nhưng đôi khi chưa kiềm chế được cảm xúc của mình, thậm chí nhiều khi còn có những hành động nóng vội, hay chưa quyết đoán.

  • GV nêu yêu cầu
  • HS thực hiện cá nhân

* Đánh giá mức độ kiểm soát cảm xúc của em trong tình huống sau:

Phương pháp giải:

+ Trong tình huống như vật, em có thể kiểm soát cảm xúc tốt không?

+ Nếu trò đùa vui thì em có cảm xúc gì?

+ Nếu là trò đùa nguy hiểm, em có cách ứng xử như nào?

Lời giải chi tiết:

Trong tình huống như vậy, em có thể kiểm soát cảm xúc tốt. Nếu trò đùa của Bình  là đùa vui thì em sẽ vui vẻ, trò chuyện lại với bạn. Nếu trò đùa của Bình có chút nguy hiểm, thay vì tỏ ra khó chịu, tức giận, em sẽ góp ý với bạn để lần sau bạn không trêu đùa như vậy nữa.

- GV nêu yêu cầu

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm tập hợp ý kiến và báo cáo

* Chia sẻ điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Phương pháp giải:

+ Khi gặp khó khăn em cần rèn luyện điều gì để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn?

+ Trước đám đông em có trạng thái như nào?

  • GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Lời giải chi tiết:

Điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn:

+ Lạc quan khi gặp khó khăn, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

+ Tự tin trước đám đông, không rụt rè, e sợ

+ Kiềm chế bản thân khi nóng giận….

2.Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.

-Xác định mức độ kiểm soát cảm xúc của bản thân.

- Đánh giá mức độ kiểm soát cảm xúc trong tình huống cụ thể.

- Những điều cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Hoạt động 3: Luyện tập kiểm soát cảm xúc ( phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được luyện tập xử lí các tình huống cụ thể, sẽ tìm cách để kiểm soát được cảm xúc tiêu cực .

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS thực hiện cá nhân, nhóm, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

3. Luyện tập kiểm soát cảm xúc .

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm

+ Nhóm 1: Tình huống 1

+ Nhóm 2: Tình huống 2

+ Nhóm 3: Tình huống 3

* Luyện tập kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong các tình huống sau:

 

  • GV hướng dẫn phương pháp giải:

+ Phân tích tình huống:

- Câu chuyện xảy ra như nào?

- Tìm hiểu nguyên nhân câu chuyện đó

- Đối với mỗi tình huống em có cách ứng xử và kiểm soát cảm xúc tiêu cực như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện cá nhân

- HS thảo luận nhóm, trao đổi với bạn.

- Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của các cá nhân trong tổ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời nhóm trưởng tổng hợp kết quả thảo luận của nhóm và trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức.

Lời giải chi tiết:

Tình huống 1:

- Bình tĩnh giải thích với bố mẹ nguyên nhân em ngã

- Tuyệt đối không cáu gắt, to tiếng với bố mẹ

Tình huống 2:

- Gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, buồn bã

- Thư giãn đầu óc và tinh thần bằng cách nghe nhạc…

- Rà soát lại kiến thức và tự động viên bản thân phải cố gắng hơn trong lần kiểm tra tiếp theo

Tình huống 3:

- Kiềm chế cơn nóng giận

- Lắng nghe giải thích của bạn và chia sẻ quan điểm của mình để từ đó cùng nhau

thống nhất ý kiến.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi :

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

- Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, caa chuyện về kiểm soát cảm xúc của con người trong cuộc sống.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét, đánh giá, cung cấp kiến thức nếu cần.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc, từ nhưng cảm xúc yêu thương cho đến khó chịu, thậm chí là những cảm xúc đáng sợ. Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương “cảm xúc là những rung cảm của mỗi người trước sự việc, sự vật hay con người” . Khi bạn không quản lý được cảm xúc của mình sẽ tạo nên những thói quen tiêu cực như việc bạn hay than vãn về cuộc sống, bạn thường cảm thấy bất lực về một vấn đề gì đó,..

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc không có nghĩa là bạn phải tìm mọi cách để loại bỏ, khống chế hay kìm hãm cảm xúc của bản thân. Mà đó là việc bạn học cách kiểm soát cảm xúc để làm chủ cảm xúc của bản thân trong mọi tình huống giao tiếp cho dù hoàn cảnh thực tế có tiêu cực như thế nào đi nữa.

Có một điểm chung ở những người thành công đó là họ có khả  năng kiểm soát cảm xúc bản thân rất tốt. Họ hiểu rằng “cảm xúc là kẻ thù lớn nhất của thành công” và do đó họ học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân một cách có chủ đích.

Cho nên ngay từ bây giờ, bạn hãy học cách kiểm soát cảm xúc và học cách giữ cho cảm xúc của mình luôn ở thế tích cực để có thể thành công trong tương lai.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có kết quả nổi bật trong trường về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS thực hiện theo nhóm: Học cách kiểm soát cảm xúc chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là đối với những bạn trẻ. Tuy nhiên nếu cố gắng rèn luyện và điều chỉnh cảm xúc từng ngày, chắc chắn bạn sẽ thành công trong việc làm chủ cảm xúc cá nhân của mình. Hãy nêu 5 bài học về kỹ năng kiểm soát cảm xúc hữu hiệu mà em sưu tầm được?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét, bổ sung, hướng dẫn.

1. Học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân bằng việc điều chỉnh các hành động của cơ thể.

Khi gặp phải các tình huống khiến cảm xúc của bạn trở lên tiêu cực thì bạn phải học cách kiểm soát nó. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc để khiến cảm xúc trở lại trạng thái cân bằng đó chính là thông qua việc điều chỉnh cơ thể bằng cách làm một vài động tác đơn giản như:

  • Thả lỏng người
  • Hít thở sâu: động tác này sẽ làm tâm trạng dịu đi.
  • Thay đổi tư thế ngồi, tư thế đứng sao cho bản thân thoải mái hơn.

Hãy luôn nhớ rằng các hành động, động tác sẽ có tác dụng rất lớn trong việc kiểm soát cảm xúc của bạn.

2. Học cách kiểm soát cảm xúc bằng trí tuệ

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương nhấn mạnh: “Con người cần có trí tuệ cảm xúc”, nghĩa là phải có khả năng điều chỉnh cảm xúc của mình bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc là sự suy nghĩ chín chắn trước một tình huống từ đó điều chỉnh và quản lý cảm xúc một cách có hiệu quả.

Hãy luôn luôn nhìn người khác bằng thái độ tích cực và nhân ái, bạn sẽ tránh được những cảm xúc tiêu cực nảy sinh trong tâm hồn, tránh để cảm xúc ấy điều khiển hành vi của mình. Hãy cố gắng tìm những điểm tốt, những điều đáng để học tập của người đối diện, biết đâu điều đó giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm cho cuộc sống của mình.

Một ví dụ đơn giản như thế này, bạn vừa bị sếp la mắng và bắt làm lại báo cáo mà mình đã rất tốn công để hoàn thành. Chắc chắn cảm xúc chi phối bạn lúc này đó là bực bội, uất ức, khó chịu…Thế nhưng nếu suy nghĩ một cách tích cực hơn, đó có thể là cơ hội để bạn có thêm thời gian rà soát, điều chỉnh lại bản báo cáo của mình. Nhờ đó mà bản báo cáo sẽ trở nên hoàn thiện hơn, cấp trên của bạn cũng từ đó đánh giá bạn cao hơn!

3. Cách điều khiển cảm xúc bằng sử dụng ngôn từ.

Khi bạn suốt ngày than vãn về hoàn cảnh xung quanh tức là bạn đang tạo nên một cảm xúc tiêu cực cho chính bản thân mình. Ngưng than vãn và thay vào đó hãy dùng những từ ngữ mang tính khích lệ, động viên tinh thần. Đó là cách điều khiển cảm xúc giúp bạn nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực hơn, nhờ vậy mà cảm xúc của bạn cũng trở nên tốt hơn.

Sử dụng ngôn từ để điều khiển cảm xúc không chỉ hữu ích với bạn mà còn giúp bạn kiểm soát cảm xúc của cả những người trong cuộc giao tiếp. Ví dụ khi bạn và đồng nghiệp đang có một cuộc tranh luận “nảy lửa” do hai bên bất đồng ý kiến. Bạn cảm thấy ý kiến của đồng nghiệp đó không phù hợp, không khả thi. Thay vì thẳng thừng chê bai ý kiến của đồng nghiệp đó là “quá tồi, quá tệ hại, chẳng có gì sáng tạo…” sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực cho đối phương. Thì tốt hơn cả bạn nên thay thế bằng cách nói dễ nghe hơn như “ý kiến của bạn không tệ chút nào” hoặc “mình thích điểm này ở ý tưởng của bạn nhưng có những điểm này chưa phù hợp lắm thì phải”…

Có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Vì thế thay vì phát ra những câu từ khó nghe, làm tổn thương đến người khác thì tốt nhất bạn nên chọn cách diễn đạt dễ chịu hơn, hòa nhã hơn.

Quản lý cảm xúc trong giao tiếp bằng ngôn từ là kỹ năng giao tiếp không thể thiếu. Việc điều chỉnh ngôn từ cần được áp dụng ngay từ những tình huống giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Bởi mối quan hệ của chúng ta được tạo ra từ những tình huống giao tiếp mà chúng ta trải qua cùng đối phương. 

4. Kiểm soát cảm xúc bằng cách rèn luyện sự tự tin

Thoạt nghe nhiều người sẽ thắc mắc rằng, vì sao tự tin lại ảnh hưởng đến kiểm soát cảm xúc? Sự thực cảm xúc là một bản năng, nhưng kiểm soát cảm xúc lại là một sự lựa chọn. Bạn dùng lý trí để lựa chọn bạn nên tức giận, hay nên buồn bã, hay nên vui vẻ,… Nếu không đủ tự tin bạn sẽ rất hoài nghi về sự lựa chọn của mình.

Bên cạnh đó, nhiều người bị rơi vào cảm xúc tiêu cực cũng bởi vì thiếu tự tin. Bạn thấy mình không bằng người ta, bạn sẽ bi quan và nhiều lúc tức giận vô cớ; kém tự tin làm bạn cảm thấy sợ hãi, mọi chuyện khó khăn…. Do vậy lấy lại tự tin là yếu tố rất quan trọng giúp bạn kiểm soát được cảm xúc của bản thân.

Thầy Lê Thẩm Dương từng khẳng định rằng: “ Một trong những nhân tố giết chết sự tự tin của mỗi người đó là xã hội”. Đúng vậy, xã hội mà chúng ta đang sống rất giỏi vùi dập sự tự tin vốn có của bất cứ ai trong chúng ta. Những lời dè bỉu, chê bai, khinh thường của bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, người lạ thậm chí người thân dễ dàng “tước đoạt” đi sự tự tin quý giá của mỗi người.

Vì thế, việc bạn có được sự tự tin trong mọi tình huống giao tiếp chính là cách kiểm soát cảm xúc bản thân. Để có được tự tin, bạn cần phải rèn luyện những kỹ năng mang tính bắt buộc đối với bản thân sau:

  • Thứ nhất, hãy tập cách không lảng tránh ánh mắt của người đối diện, hãy can đảm nhìn trực diện vào mắt người đối diện khi trò chuyện, đừng ngó lơ cũng đừng lảng tránh.
  • Thứ hai, biến nỗi sợ hãi thành hành động, hãy vượt qua sự sợ hãi và đứng lên hành động, từ lần này qua lần khác chắc chắn rồi bạn sẽ thành công.
  • Thứ ba, dấn thân, hãy can đảm thử sức mình ở mọi lĩnh vực, ở mọi môi trường và mọi tình huống, hãy tự tin khám phá bản thân mình thay vì lo sợ những điều mới lạ.
  • Thứ tư, hãy chọn những mục tiêu có tính khả thi, đừng chọn những mục tiêu có tính viễn vông, điều này sẽ khiến bạn phải thường xuyên đối mặt với sự thất vọng.

Bill Gates có lẽ chính là một trong những ví dụ điển hình nhất cho sự tự tin. Chính sự tự tin vào năng lực của bản thân mà vị tỷ phú này đã dám bỏ ngang việc học hành ở trường Đại học danh tiếng Havard để theo đuổi ước mơ sáng chế phần mềm máy tính đầu tiên trên thế giới của mình. Rõ ràng tự tin chính là chiếc chìa khóa giúp chúng ta đứng dậy sau khi vấp ngã hay gặp thất bại trong cuộc sống.

5. Kiểm soát cảm xúc tiêu cực 

Kiểm soát cảm xúc chính là việc chúng ta lựa chọn được những cảm xúc tích cực và kiểm soát cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tiêu cực chính là kẻ thù số một của việc kiểm soát cảm xúc. Đó là lý do lý giải vì sao để kiểm soát cảm xúc hiệu quả hơn, cần phải loại bỏ cảm xúc tiêu cực.

Để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương bạn cần phải:

  • Loại bỏ văn hóa đổ lỗi.
  • Tuyệt đối không bào chữa, hãy tự tin và can đảm nhận sai lầm.
  • Không so đo thiệt hơn.
  • Và cuối cùng, bạn có thể gia tăng cảm xúc tích cực bằng cách vứt ngay những lời phàn nàn, bỏ ngay những lời chỉ trích và gia tăng lời khen.Bạn càng khen người khác như nào thì chắc chắn cảm xúc của bạn cũng sẽ trở nên tích cực như thế.

Kết luận

Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc là một công việc khó. Hãy rèn luyện bản thân từng ngày một theo 5 bài học ở trên. Bởi bạn chỉ có thể thành công khi bạn học được cách kiểm soát cảm xúc. Hơn thế nữa, bạn sẽ nhận thấy rằng cuộc sống này luôn tồn tại những điều tích cực khi bạn kiểm soát được cảm xúc của chính mình, và chính những điều tích cực đó sẽ giúp bạn có được một cuộc sống hạnh phúc hơn.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)

- Hoàn thành các nhiệm vụ:

+ Sưu tầm tư liệu nói về việc kiểm soát cảm xúc

+ Ghi ra những việc mình đã gặp, đã làm liên quan đến cảm xúc trong nững ngày ở tuần tới.

- Chuẩn bị bài sau: Chủ đề 3: Thầy cô- người bạn đồng hành.

Rút kinh nghiệm

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

  • HS tự đánh giá bản thân sau chủ đề.
  • Kế hoạch đánh giá:

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

- Các tình huống thực tế trong cuộc sống

 

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

Tuần 10

Ngày soạn:…/…/…...

Ngày dạy:…/…/….....

CHỦ ĐỀ 3 : THẦY CÔ - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH

Thời gian thực hiện: (03 tiết)

Tháng 11: Loại hình HĐTN, HN: Sinh hoạt GD theo chủ đề

Tiết 10: phát triển mối quan hệ với thầy cô

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Biết cách cư xử và cách phát triển mối quan hệ với thầy cô.

- Biết hợp tác với các thầy cô để thực hiện các nhiệm vụ chung và cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp cùng thầy cô.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên .

- Xây dựng được các nhóm học tập như đôi bạn cùng tiến. hoa điểm 10. Cùng nhau vượt khó ..

* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm hoạc trong các hội lớp hội nhóm một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung

- Trách nhiệm: HS sưu tầm những tình huống thể hiện các ứng sử của hs với thầy cô mà em thấy đồng tình và chưa đồng tình.

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt, vươn lên trong mọi mặt của đời sống và giao tiếp xã hội, có kỹ năng sống tốt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tranh ảnh, tư liệu về truyền thống nhà trường, ca dao , danh ngôn câu chuyện về mối quan hệ thầy trò

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động cùng thực hiện của thầy cô và học sinh thông tin về hợp tác với thày cô.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi), hệ thống âm thanh.

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ

2. Đối với học sinh

- Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật của nhà trường, của các thầy cô trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục - thể thao trên website của nhà trường, ở phòng truyền thống, qua trao đổi với thầy cô.

- Tìm hiểu về các tấm gương thầy cô, học sinh có kết quả nổi bật trong hoạt động dạy học, văn nghệ, thể dục – thể thao....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- KT sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.

3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo(môn dạy)

trong trường và các bạn trong lớp học.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo trong trường(môn giảng dạy) hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, vậy là tháng 11 lại về tháng 11 luôn đọng lại trong các em biết bao kỷ niệm đẹp về thầy những người lái đò thầm lặng.. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức xen lẫn những hồi hộp, băn khoăn…, chắc hẳn trong mỗi chúng ta cũng đã có những suy nghĩ, cảm nhận, tự hào về nhà trường cũng như nắm được những nét nổi bật và truyền thống của nhà trường về tầy cô , bạn bè . Để nắm rõ hơn về những nét truyền thống, nổi bật của nhà trường, cũng như biết được những thầy cô đã , đang và sẽ dìu dắt chúng ta chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phát triển mối quan hệ với thầy cô

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ chủ động bày tỏ các ý kiến của bản thân với thầy cô. Biết ứng sử lễ phép với thầy cô, tích cực tham gia hoạt động, hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao. Thể hiện sự biết ơn với thầy cô.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập- GV dẫn dắt: GV đưa ra các tình huống và yêu cầu học sinh chỉ ra cách ứng sử đúng mực và chưa đúng mực của học sinh với thầy cô.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

? Hãy nêu những lời nói, hành vi nên và không nên trong ứng xử với thầy cô.

? Chia sẻ về cách ứng xử đúng mực với thầy cô của em và các bạn.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: 

* PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ

GV đưa ra câu hỏi:

Câu hỏi 1: Chỉ ra những việc em thường thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.

+Chủ động bày tỏ các ý kiến của bản thân với thầy cô.

+Ứng xử lễ phép với thầy cô.

+Tích cực tham gia hoạt động.

+Hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao.

+Thể hiện sự biết ơn với thầy cô.

Câu hỏi 2. Giải thích tại sao những việc đó có thể giúp phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.

Những việc đó có thể giúp phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô vì:

+Giúp tạo ấn tượng tốt với thầy cô.

+Cho thầy cô thấy được những khả năng, điểm mạnh của bản thân.

+Chứng minh sự nỗ lực, cố gắng, có trách nhiệm đối với những công việc được giao.

Câu hỏi 3. Thực hiện những việc em có thể làm để tiếp tục phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.

HS tự thực hiện.

* RÈN LUYỆN CÁCH PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ TÍCH CỰC VỚI THẦY CÔ

Gv: Em hãy đề xuất cách ứng sử phù hợp:

+Thầy cô giao nhiệm vụ học tập thấy khó , chưa biết cách làm.

Hs Thưa thầy bài tập này em chưa hiểu thầy có thể hướng dẫn thêm được không?

+ Thầy cô hiểu nhầm và trách phạt em.

HS Chấp nhận để thầy cô trách và tìm điều kiện hợp lý để trao đổi lại cho thầy cô biết.

+ Cô Mai là cô giáo em rất yêu quý và thân thiết, cô còn trẻ em cảm thấy cô như chị gái mình , vì vậy đôi khi em lỡ nói trống không với cô.

Hs Do sự thân thiết quá mức nên em không còn dữ khoảng cách . nhưng lần sau e sẽ chú ý hơn.

* SUY NGHĨ TÍCH CỰC VỀ MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ.

GV: Viết một là thư Điều em muốn nói để gửi vào hộp thư chung của lớp: Điều làm em thấy hài lòng trong mối quan hệ với thầy cô. Điều em mong muốn được cải thiện trong mối quan hệ với thầy cô.

HS thực hiện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS tham gia hoạt động, chuyển sang nội dung mới.

- GV gọi HS chia sẻ các cảm xúc về thầy cô mà em yêu thích và ấn tượng nhất

+ Chỉ ra những việc em thường thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô

+ Thực hiện những việc em có thể làm để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.

-HS

  • Chủ động bày tỏ các ý kiến của mình với thầy cô.
  • ứng sử lễ phép
  • Tích cực tham gia các hoạt động
  • Thể hiện sự biết ơn với thầy cô.

Phát triển mối quan hệ với thầy cô.

-Tìm hiểu cách ứng sử với thầy cô.

Phát triển mối quan hệ với thầy cô

Rèn luyện cách phát triển quan hệ tích cực với thầy cô.

Suy nghĩ tích cực về mối quan hệ với thầy cô

HS cần có thái độ tích cực, đúng mực trong ứng xử với thầy cô.

Về các tấm gương dạy tốt-học tốt

- Cảm xúc: yêu quý, tự hào trân trọng thầy cô.

Tuần 11

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

Ngày soạn: ...../...../.....

Ngày giảng:..../...../....

Tiết 11: Hợp tác với thầy cô

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể để phát huy tính cởi mở tinh thần hợp tác và ý nghĩa của việc hợp tác.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:

- GV gợi ý cho HS:Thảo luận về tình huống trên:

+ Chỉ ra các biểu hiện cho thấy các tổ hợp tác hay không hợp tác với thầy cô.

+ Nêu ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô.

- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời

Các biểu hiện cho thấy các tổ hợp tác với thầy cô:

+ Nhóm 1: tích cực trao đổi với cô giáo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Nhóm 4: chủ động xin ý kiến cô giáo để đổi phương án khác vì không có máy tính.

+Nhóm 3: xin phép thầy dạy Tin học được sử dụng máy tính trong phòng Tin học để làm bài.

Các biểu hiện cho thấy các tổ không hợp tác với thầy cô: Nhóm 2 không có máy tính nên quyết định không thực hiện nhiệm vụ nữa.

Ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô:

+ Giúp hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.

+ Đem lại kết quả tốt cho nhiệm vụ được giao.

+ Rèn luyện khả năng giao tiếp, trao đổi và hoạt động nhóm.

Câu hỏi 2. Chia sẻ về sự hợp tác với thầy cô của bản thân và các bạn.

HS trả lời

-Em luôn cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ thầy cô giáo giao cho đúng hạn. Khi gặp vấn đề khó giải quyết, em sẽ tìm thầy cô giáo để xin ý kiến và thảo luận để tìm ra phương pháp tốt nhất.

* Hiểu và chia sẻ mong đợi của thầy cô đối với học sinh trong học tập.

- GV: Đóng vai giáo viên và học sinh trao đổi với nhau.

- HS: Học sinh lần lượt đóng vai và trao đổi với nhau.

Câu hỏi 2. Chia sẻ điều em rút ra được từ cuộc trao đổi.

HS trả lời

Những điều em rút ra được từ cuộc trao đổi:

+ Dù là giáo viên hay học sinh, chúng ta đều nên thẳng thắn thể hiện mong muốn của mình trong học tập để đạt được hiệu quả dạy và học cao hơn.

+ Có sự giải thích lí do dẫn đến những mong muốn đó để thấu hiểu và hợp tác tốt hơn.

+ Sự trao đổi liên tục giữa giáo viên và học sinh là rất quan trọng.

* Hoàn thành nhiệm vụ được thầy cô giao

Câu hỏi: Tự đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được thầy cô giao trong thời gian vừa qua.

STT

Các nhiệm vụ

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

1

Thực hiện dự án học tập

?

?

2

Sưu tầm tranh ảnh

?

?

3

?

?

?

4

?

?

?

- HS: Chia sẻ kết quả đánh giá của mình

STT

Các nhiệm vụ

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

1

Thực hiện dự án học tập

X

2

Sưu tầm tranh ảnh

X

3

Chuẩn bị bài thuyết trình nhóm

X

4

Làm tập san giới thiệu về một danh lam thắng cảnh

X

Câu hỏi 2. Chia sẻ kết quả đánh giá của mình.

HS tự chia sẻ kết quả đánh giá.

* Cách thức hợp tác với thầy cô

GV đưa ra câu hỏi và gợi ý: Lựa chọn và thực hành những cách phù hợp để hợp tác với thầy cô.

HS trao đổi lắng nghe và trả lời

Trả lời

- Những cách phù hợp để hợp tác với thầy cô:

- Chú ý lắng nghe: tập trung nghe rõ, đầy đủ yêu cầu của thầy cô và ghi chép lại.

- Chủ động trao đổi: 

+ Hỏi lại thầy cô để nắm bắt chính xác nhiệm vụ được giao.

+ Nhờ thầy cô cho ý kiến để giải quyết khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Sẵn sàng chia sẻ mong muốn, nguyện vọng học tập của bản thân với thầy cô.

- Đảm bảo hoàn thành đầy đù, đúng hạn những nhiệm vụ được thầy cô giáo giao cho.

- Xin ý kiến của thầy cô để hoàn thiện phương án đưa ra, nhờ thầy cô hỗ trợ tài liệu, định hướng,... để cùng giải quyết vấn đề.

Câu hỏi 2. Bổ sung các cách khác mà em thường thực hiện để hợp tác với thầy cô.

Trả lời

Gợi ý một số cách khác mà em thường thực hiện để hợp tác với thầy cô:

- Sẵn sàng nhận sai khi mắc lỗi và tích cực tiếp nhận ý kiến góp ý của thầy cô.

- Không ngại nhờ thầy cô chỉ dẫn khi bản thân có chỗ chưa hiểu hoặc không biết phải bắt đầu như thế nào.

* Hợp tác với thầy cô để giải quyết các vấn đề nảy sinh

Gv đưa ra câu hỏi thảo luận và gợi ý

HS trao đổi thảo luận cùng tìm phương án giải quyết

Câu hỏi 1. Thảo luận và đề xuất phương án hợp tác với thầy cô để giải quyết vấn đề nảy sinh trong tình huống sau:

Huy là một bạn học khá trong lớp. Gần đây, Huy hay mất tập trung nên kết quả học tập sa sút. Nhưng Huy không chia sẻ nguyên nhân với ai và dần trở nên khép kín, buồn bã.

Lời giải:

Giải quyết vấn đề:

- Thầy cô sẽ trao đổi với bố mẹ Huy xem gia đình cho chuyện gì ảnh hưởng đến tinh thần của bạn hay không.

- Các bạn trong lớp sẽ chủ động động viên Huy cùng tham gia các hoạt động chung.

- Những bạn được phân công sẽ hỗ trợ Huy học tập: học nhóm để bổ sung kiến thức, giảng lại bài cho bạn,...

Câu hỏi 2. Nhận diện một vấn đề nảy sinh trong lớp và cùng thầy cô giải quyết theo các bước gợi ý trên.

Lời giải:

Gợi ý:

- Vấn đề nảy sinh trong lớp: Hai bạn A và B tranh cãi gay gắt với trong giờ học, không ai chịu nhường ai, khiến tiết học của lớp bị ảnh hưởng.

- Cách giải quyết vấn đề:

+ Giáo viên yêu cầu hai bạn dừng cuộc tranh luận lại để tiếp tục bài học.

+ Sau khi hết giờ, thầy/cô gọi hai bạn đến để lắng nghe ý kiến của từng người, phân tích cho các bạn hiểu điểm đúng, điểm sai trong từng ý kiến.

+ Các bạn trong lớp rủ A và B chơi chung để giải toả căng thẳng giữa hai bạn.

* Luyện tập hợp tác với thầy cô

Câu hỏi. Vận dụng các cách hợp tác với thầy cô và các bước giải quyết vấn đề nảy sinh để xử lí các tình huống sau:

-Tình huống 1: Trong lớp em có một nhóm bạn thường tụ tập, cười cợt, trêu các bạn khác.

- Tình huống 2: Giờ ra chơi, một số bạn lớp em chơi đá cầu ở sân trường và xảy ra xích mích với một nhóm bạn khác.

- Tình huống 3: Nhà trường chuẩn bị tổ chức hội trại.

Lời giải:

Xử lí tình huống:

- Tình huống 1: 

+ Thầy cô sẽ lần lượt nói chuyện với từng người trong nhóm bạn đó để tìm hiểu nguyên nhân các bạn tụ tập, đùa cợt, trêu các bạn khác.

+ Sau đó, cán bộ lớp sẽ cùng các bạn đi xin lỗi những người từng bị trêu đùa.

- Tình huống 2:

+ Thầy cô sẽ lần lượt nói chuyện với các bạn ở cả hai lớp để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra xích mích.

+ Sau khi phân định đúng sai, các bạn mắc lỗi sẽ xin lỗi thầy cô giáo, xin lỗi lẫn nhau và cam kết không tái phạm.

- Tình huống 3:

+ Thầy cô giáo sẽ chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm trong lớp để chuẩn bị tổ chức hội trại.

+ Các bạn trong nhóm sẽ tự phân công nhiệm vụ cho nhau, trao đổi lại với thầy cô nếu có thắc mắc và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Phát huy tính hợp tác

+ Ý nghĩa của việc phát huy tính hợp tác:là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện toàn diện, nhân cách, phẩm chất của học sinh, khơi dậy tình thầy trò, tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ.

+ Cách thức phát huy tính hợp tác:

1 Hợp tác với các thầy cô trong các hoạt động

+ Thi viết báo bảng với chủ đề “Người thầy”, tổ chức cuộc thi ảnh và video “Thầy cô người lái đò thầm lặng”, phong trào “Uống nước nhớ nguồn”.

2.Hiểu và chia sẻ mong đợi của thầy cô đối với học sinh trong học tập.

Đóng vai giáo viên và học sinh để trao đổi với nhau. Chia sẻ điều em rút ra từ cuộc trao đổi. chia sẻ về sự hợp tác với thầy cô của bản thân

- Cách thức hợp tác với thầy cô

+ Lắng nghe

+Trao đổi

+ Cùng giải quyết vấn đề

- Hợp tác với thầy cô để giải quyết vấn đề nảy sinh

Tình huống : Huy là một hs khá gần đây Huy hay mất tập trung nên kết quả xa sút nhưng Huy không chia sẻ nguyên nhân với ai và dần trở nên khép kín, buồn bã.

Gv hướng dẫn hs nhận diện vấn đề nảy sinh trong lớp và cùng thầy cô giải quyết.

Như trong tình huống trên thì mạnh dạn báo cáo với thầy cô người phụ trách lớp. tìm hiểu nguyên nhân. Cùng thầy cô trao đổi với phụ huynh của Huy chủ động tiếp cận động viên và phân công nhóm hỗ trợ huy trong học tập .

Hợp tác với các thầy cô trong các hoạt động.

Hiểu và chia sẻ mong đợi của thầy cô đối với học sinh trong học tập.

Hoàn thành nhiệm vụ được thầy cô giao.

Cách thức hợp tác với thầy cô.

Hợp tác với thầy cô để giải quyết các vấn đề nảy sinh

Luyện tập hợp tác với thầy cô.

+ Kết quả học tập và rèn luyện mà các em đạt được góp phần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo phối hợp nhịp nhàng.

+ Hợp tác với thầy cô giúp bản thân mình được tốt hơn, có thái độ đúng mực trong ứng sử với thầy cô.

+ Hợp tác với thầy cô góp phần tạo ra môi trường tích cực, thân thiện cho sự phát triển mỗi học sinh.

+ Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa học sinh và thầy cô giúp cho việc dạy và học đạt kết quả cao.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

A Chia sẻ một hoạt động mà em ấn tượng nhất về việc hợp tác với thầy cô và các bạn trong lớp học.

B Thảo luận và thống nhất tiêu chí xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương thầy cô có kết quả nổi bật trong trường về sự nhiệt tình xôi nổi luôn phát huy tinh thần đoàn kết trong các hoạt động của nhà trường.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Tên thầy cô giáo.

+ Kết quả nổi bật của thầy cô về giảng dạy, các phong trào văn nghệ, thể dục – thể thao.

+ Em học được điều gì từ thầy cô của mình.

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Chia sẻ về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS:

- GV giao nhiêm vụ cho HS

STT

Tiêu chí đánh giá

Mức độ

Rất đúng

Gần đúng

Chưa đúng

1

Kể được tên ca dao nói về tình thầy trò..............................................................

2

Kể được tên tục ngữ nói về tình thầy trò..............................................................

3

Kể được câu chuyện nói về tình thầy trò................................................................

4

Kể được câu chuyện nói về sự hợp tác trong tình thầy trò.......................................

5

Kể được câu chuyện nói về sự hợp tác của bản thân em với thầy cô mà em tâm đắc nhất.............................................................

- GV nhận xét, đánh giá.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:

- Tiếp nối truyền thống quê hương

+Giới thiệu được các truyền thống tự hào của địa phương mình.

Rút kinh nghiệm

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

- Các tình huống thực tế trong cuộc sống

 

Tuần 12

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

Ngày soạn: ...../...../.....

Ngày giảng:..../...../....

Tiết 11: Hợp tác với thầy cô

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể để phát huy tính cởi mở tinh thần hợp tác và ý nghĩa của việc hợp tác.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:

- GV gợi ý cho HS:Thảo luận về tình huống trên:

+ Chỉ ra các biểu hiện cho thấy các tổ hợp tác hay không hợp tác với thầy cô.

+ Nêu ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô.

- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời

Các biểu hiện cho thấy các tổ hợp tác với thầy cô:

+ Nhóm 1: tích cực trao đổi với cô giáo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Nhóm 4: chủ động xin ý kiến cô giáo để đổi phương án khác vì không có máy tính.

+Nhóm 3: xin phép thầy dạy Tin học được sử dụng máy tính trong phòng Tin học để làm bài.

Các biểu hiện cho thấy các tổ không hợp tác với thầy cô: Nhóm 2 không có máy tính nên quyết định không thực hiện nhiệm vụ nữa.

Ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô:

+ Giúp hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.

+ Đem lại kết quả tốt cho nhiệm vụ được giao.

+ Rèn luyện khả năng giao tiếp, trao đổi và hoạt động nhóm.

Câu hỏi 2. Chia sẻ về sự hợp tác với thầy cô của bản thân và các bạn.

HS trả lời

-Em luôn cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ thầy cô giáo giao cho đúng hạn. Khi gặp vấn đề khó giải quyết, em sẽ tìm thầy cô giáo để xin ý kiến và thảo luận để tìm ra phương pháp tốt nhất.

* Hiểu và chia sẻ mong đợi của thầy cô đối với học sinh trong học tập.

- GV: Đóng vai giáo viên và học sinh trao đổi với nhau.

- HS: Học sinh lần lượt đóng vai và trao đổi với nhau.

Câu hỏi 2. Chia sẻ điều em rút ra được từ cuộc trao đổi.

HS trả lời

Những điều em rút ra được từ cuộc trao đổi:

+ Dù là giáo viên hay học sinh, chúng ta đều nên thẳng thắn thể hiện mong muốn của mình trong học tập để đạt được hiệu quả dạy và học cao hơn.

+ Có sự giải thích lí do dẫn đến những mong muốn đó để thấu hiểu và hợp tác tốt hơn.

+ Sự trao đổi liên tục giữa giáo viên và học sinh là rất quan trọng.

* Hoàn thành nhiệm vụ được thầy cô giao

Câu hỏi: Tự đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được thầy cô giao trong thời gian vừa qua.

STT

Các nhiệm vụ

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

1

Thực hiện dự án học tập

?

?

2

Sưu tầm tranh ảnh

?

?

3

?

?

?

4

?

?

?

- HS: Chia sẻ kết quả đánh giá của mình

STT

Các nhiệm vụ

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

1

Thực hiện dự án học tập

X

2

Sưu tầm tranh ảnh

X

3

Chuẩn bị bài thuyết trình nhóm

X

4

Làm tập san giới thiệu về một danh lam thắng cảnh

X

Câu hỏi 2. Chia sẻ kết quả đánh giá của mình.

HS tự chia sẻ kết quả đánh giá.

* Cách thức hợp tác với thầy cô

GV đưa ra câu hỏi và gợi ý: Lựa chọn và thực hành những cách phù hợp để hợp tác với thầy cô.

HS trao đổi lắng nghe và trả lời

Trả lời

- Những cách phù hợp để hợp tác với thầy cô:

- Chú ý lắng nghe: tập trung nghe rõ, đầy đủ yêu cầu của thầy cô và ghi chép lại.

- Chủ động trao đổi: 

+ Hỏi lại thầy cô để nắm bắt chính xác nhiệm vụ được giao.

+ Nhờ thầy cô cho ý kiến để giải quyết khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Sẵn sàng chia sẻ mong muốn, nguyện vọng học tập của bản thân với thầy cô.

- Đảm bảo hoàn thành đầy đù, đúng hạn những nhiệm vụ được thầy cô giáo giao cho.

- Xin ý kiến của thầy cô để hoàn thiện phương án đưa ra, nhờ thầy cô hỗ trợ tài liệu, định hướng,... để cùng giải quyết vấn đề.

Câu hỏi 2. Bổ sung các cách khác mà em thường thực hiện để hợp tác với thầy cô.

Trả lời

Gợi ý một số cách khác mà em thường thực hiện để hợp tác với thầy cô:

- Sẵn sàng nhận sai khi mắc lỗi và tích cực tiếp nhận ý kiến góp ý của thầy cô.

- Không ngại nhờ thầy cô chỉ dẫn khi bản thân có chỗ chưa hiểu hoặc không biết phải bắt đầu như thế nào.

* Hợp tác với thầy cô để giải quyết các vấn đề nảy sinh

Gv đưa ra câu hỏi thảo luận và gợi ý

HS trao đổi thảo luận cùng tìm phương án giải quyết

Câu hỏi 1. Thảo luận và đề xuất phương án hợp tác với thầy cô để giải quyết vấn đề nảy sinh trong tình huống sau:

Huy là một bạn học khá trong lớp. Gần đây, Huy hay mất tập trung nên kết quả học tập sa sút. Nhưng Huy không chia sẻ nguyên nhân với ai và dần trở nên khép kín, buồn bã.

Lời giải:

Giải quyết vấn đề:

- Thầy cô sẽ trao đổi với bố mẹ Huy xem gia đình cho chuyện gì ảnh hưởng đến tinh thần của bạn hay không.

- Các bạn trong lớp sẽ chủ động động viên Huy cùng tham gia các hoạt động chung.

- Những bạn được phân công sẽ hỗ trợ Huy học tập: học nhóm để bổ sung kiến thức, giảng lại bài cho bạn,...

Câu hỏi 2. Nhận diện một vấn đề nảy sinh trong lớp và cùng thầy cô giải quyết theo các bước gợi ý trên.

Lời giải:

Gợi ý:

- Vấn đề nảy sinh trong lớp: Hai bạn A và B tranh cãi gay gắt với trong giờ học, không ai chịu nhường ai, khiến tiết học của lớp bị ảnh hưởng.

- Cách giải quyết vấn đề:

+ Giáo viên yêu cầu hai bạn dừng cuộc tranh luận lại để tiếp tục bài học.

+ Sau khi hết giờ, thầy/cô gọi hai bạn đến để lắng nghe ý kiến của từng người, phân tích cho các bạn hiểu điểm đúng, điểm sai trong từng ý kiến.

+ Các bạn trong lớp rủ A và B chơi chung để giải toả căng thẳng giữa hai bạn.

* Luyện tập hợp tác với thầy cô

Câu hỏi. Vận dụng các cách hợp tác với thầy cô và các bước giải quyết vấn đề nảy sinh để xử lí các tình huống sau:

-Tình huống 1: Trong lớp em có một nhóm bạn thường tụ tập, cười cợt, trêu các bạn khác.

- Tình huống 2: Giờ ra chơi, một số bạn lớp em chơi đá cầu ở sân trường và xảy ra xích mích với một nhóm bạn khác.

- Tình huống 3: Nhà trường chuẩn bị tổ chức hội trại.

Lời giải:

Xử lí tình huống:

- Tình huống 1: 

+ Thầy cô sẽ lần lượt nói chuyện với từng người trong nhóm bạn đó để tìm hiểu nguyên nhân các bạn tụ tập, đùa cợt, trêu các bạn khác.

+ Sau đó, cán bộ lớp sẽ cùng các bạn đi xin lỗi những người từng bị trêu đùa.

- Tình huống 2:

+ Thầy cô sẽ lần lượt nói chuyện với các bạn ở cả hai lớp để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra xích mích.

+ Sau khi phân định đúng sai, các bạn mắc lỗi sẽ xin lỗi thầy cô giáo, xin lỗi lẫn nhau và cam kết không tái phạm.

- Tình huống 3:

+ Thầy cô giáo sẽ chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm trong lớp để chuẩn bị tổ chức hội trại.

+ Các bạn trong nhóm sẽ tự phân công nhiệm vụ cho nhau, trao đổi lại với thầy cô nếu có thắc mắc và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Phát huy tính hợp tác

+ Ý nghĩa của việc phát huy tính hợp tác:là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện toàn diện, nhân cách, phẩm chất của học sinh, khơi dậy tình thầy trò, tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ.

+ Cách thức phát huy tính hợp tác:

1 Hợp tác với các thầy cô trong các hoạt động

+ Thi viết báo bảng với chủ đề “Người thầy”, tổ chức cuộc thi ảnh và video “Thầy cô người lái đò thầm lặng”, phong trào “Uống nước nhớ nguồn”.

2.Hiểu và chia sẻ mong đợi của thầy cô đối với học sinh trong học tập.

Đóng vai giáo viên và học sinh để trao đổi với nhau. Chia sẻ điều em rút ra từ cuộc trao đổi. chia sẻ về sự hợp tác với thầy cô của bản thân

- Cách thức hợp tác với thầy cô

+ Lắng nghe

+Trao đổi

+ Cùng giải quyết vấn đề

- Hợp tác với thầy cô để giải quyết vấn đề nảy sinh

Tình huống : Huy là một hs khá gần đây Huy hay mất tập trung nên kết quả xa sút nhưng Huy không chia sẻ nguyên nhân với ai và dần trở nên khép kín, buồn bã.

Gv hướng dẫn hs nhận diện vấn đề nảy sinh trong lớp và cùng thầy cô giải quyết.

Như trong tình huống trên thì mạnh dạn báo cáo với thầy cô người phụ trách lớp. tìm hiểu nguyên nhân. Cùng thầy cô trao đổi với phụ huynh của Huy chủ động tiếp cận động viên và phân công nhóm hỗ trợ huy trong học tập .

Hợp tác với các thầy cô trong các hoạt động.

Hiểu và chia sẻ mong đợi của thầy cô đối với học sinh trong học tập.

Hoàn thành nhiệm vụ được thầy cô giao.

Cách thức hợp tác với thầy cô.

Hợp tác với thầy cô để giải quyết các vấn đề nảy sinh

Luyện tập hợp tác với thầy cô.

+ Kết quả học tập và rèn luyện mà các em đạt được góp phần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo phối hợp nhịp nhàng.

+ Hợp tác với thầy cô giúp bản thân mình được tốt hơn, có thái độ đúng mực trong ứng sử với thầy cô.

+ Hợp tác với thầy cô góp phần tạo ra môi trường tích cực, thân thiện cho sự phát triển mỗi học sinh.

+ Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa học sinh và thầy cô giúp cho việc dạy và học đạt kết quả cao.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

A Chia sẻ một hoạt động mà em ấn tượng nhất về việc hợp tác với thầy cô và các bạn trong lớp học.

B Thảo luận và thống nhất tiêu chí xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương thầy cô có kết quả nổi bật trong trường về sự nhiệt tình xôi nổi luôn phát huy tinh thần đoàn kết trong các hoạt động của nhà trường.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Tên thầy cô giáo.

+ Kết quả nổi bật của thầy cô về giảng dạy, các phong trào văn nghệ, thể dục – thể thao.

+ Em học được điều gì từ thầy cô của mình.

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Chia sẻ về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS:

- GV giao nhiêm vụ cho HS

STT

Tiêu chí đánh giá

Mức độ

Rất đúng

Gần đúng

Chưa đúng

1

Kể được tên ca dao nói về tình thầy trò..............................................................

2

Kể được tên tục ngữ nói về tình thầy trò..............................................................

3

Kể được câu chuyện nói về tình thầy trò................................................................

4

Kể được câu chuyện nói về sự hợp tác trong tình thầy trò.......................................

5

Kể được câu chuyện nói về sự hợp tác của bản thân em với thầy cô mà em tâm đắc nhất.............................................................

- GV nhận xét, đánh giá.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:

- Tiếp nối truyền thống quê hương

+Giới thiệu được các truyền thống tự hào của địa phương mình.

Rút kinh nghiệm

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

- Các tình huống thực tế trong cuộc sống

 

Tuần 13

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

Ngày soạn: ...../...../.....

Ngày giảng:..../...../....

Tiết 11: Hợp tác với thầy cô

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể để phát huy tính cởi mở tinh thần hợp tác và ý nghĩa của việc hợp tác.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:

- GV gợi ý cho HS:Thảo luận về tình huống trên:

+ Chỉ ra các biểu hiện cho thấy các tổ hợp tác hay không hợp tác với thầy cô.

+ Nêu ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô.

- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời

Các biểu hiện cho thấy các tổ hợp tác với thầy cô:

+ Nhóm 1: tích cực trao đổi với cô giáo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Nhóm 4: chủ động xin ý kiến cô giáo để đổi phương án khác vì không có máy tính.

+Nhóm 3: xin phép thầy dạy Tin học được sử dụng máy tính trong phòng Tin học để làm bài.

Các biểu hiện cho thấy các tổ không hợp tác với thầy cô: Nhóm 2 không có máy tính nên quyết định không thực hiện nhiệm vụ nữa.

Ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô:

+ Giúp hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.

+ Đem lại kết quả tốt cho nhiệm vụ được giao.

+ Rèn luyện khả năng giao tiếp, trao đổi và hoạt động nhóm.

Câu hỏi 2. Chia sẻ về sự hợp tác với thầy cô của bản thân và các bạn.

HS trả lời

-Em luôn cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ thầy cô giáo giao cho đúng hạn. Khi gặp vấn đề khó giải quyết, em sẽ tìm thầy cô giáo để xin ý kiến và thảo luận để tìm ra phương pháp tốt nhất.

* Hiểu và chia sẻ mong đợi của thầy cô đối với học sinh trong học tập.

- GV: Đóng vai giáo viên và học sinh trao đổi với nhau.

- HS: Học sinh lần lượt đóng vai và trao đổi với nhau.

Câu hỏi 2. Chia sẻ điều em rút ra được từ cuộc trao đổi.

HS trả lời

Những điều em rút ra được từ cuộc trao đổi:

+ Dù là giáo viên hay học sinh, chúng ta đều nên thẳng thắn thể hiện mong muốn của mình trong học tập để đạt được hiệu quả dạy và học cao hơn.

+ Có sự giải thích lí do dẫn đến những mong muốn đó để thấu hiểu và hợp tác tốt hơn.

+ Sự trao đổi liên tục giữa giáo viên và học sinh là rất quan trọng.

* Hoàn thành nhiệm vụ được thầy cô giao

Câu hỏi: Tự đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được thầy cô giao trong thời gian vừa qua.

STT

Các nhiệm vụ

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

1

Thực hiện dự án học tập

?

?

2

Sưu tầm tranh ảnh

?

?

3

?

?

?

4

?

?

?

- HS: Chia sẻ kết quả đánh giá của mình

STT

Các nhiệm vụ

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

1

Thực hiện dự án học tập

X

2

Sưu tầm tranh ảnh

X

3

Chuẩn bị bài thuyết trình nhóm

X

4

Làm tập san giới thiệu về một danh lam thắng cảnh

X

Câu hỏi 2. Chia sẻ kết quả đánh giá của mình.

HS tự chia sẻ kết quả đánh giá.

* Cách thức hợp tác với thầy cô

GV đưa ra câu hỏi và gợi ý: Lựa chọn và thực hành những cách phù hợp để hợp tác với thầy cô.

HS trao đổi lắng nghe và trả lời

Trả lời

- Những cách phù hợp để hợp tác với thầy cô:

- Chú ý lắng nghe: tập trung nghe rõ, đầy đủ yêu cầu của thầy cô và ghi chép lại.

- Chủ động trao đổi: 

+ Hỏi lại thầy cô để nắm bắt chính xác nhiệm vụ được giao.

+ Nhờ thầy cô cho ý kiến để giải quyết khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Sẵn sàng chia sẻ mong muốn, nguyện vọng học tập của bản thân với thầy cô.

- Đảm bảo hoàn thành đầy đù, đúng hạn những nhiệm vụ được thầy cô giáo giao cho.

- Xin ý kiến của thầy cô để hoàn thiện phương án đưa ra, nhờ thầy cô hỗ trợ tài liệu, định hướng,... để cùng giải quyết vấn đề.

Câu hỏi 2. Bổ sung các cách khác mà em thường thực hiện để hợp tác với thầy cô.

Trả lời

Gợi ý một số cách khác mà em thường thực hiện để hợp tác với thầy cô:

- Sẵn sàng nhận sai khi mắc lỗi và tích cực tiếp nhận ý kiến góp ý của thầy cô.

- Không ngại nhờ thầy cô chỉ dẫn khi bản thân có chỗ chưa hiểu hoặc không biết phải bắt đầu như thế nào.

* Hợp tác với thầy cô để giải quyết các vấn đề nảy sinh

Gv đưa ra câu hỏi thảo luận và gợi ý

HS trao đổi thảo luận cùng tìm phương án giải quyết

Câu hỏi 1. Thảo luận và đề xuất phương án hợp tác với thầy cô để giải quyết vấn đề nảy sinh trong tình huống sau:

Huy là một bạn học khá trong lớp. Gần đây, Huy hay mất tập trung nên kết quả học tập sa sút. Nhưng Huy không chia sẻ nguyên nhân với ai và dần trở nên khép kín, buồn bã.

Lời giải:

Giải quyết vấn đề:

- Thầy cô sẽ trao đổi với bố mẹ Huy xem gia đình cho chuyện gì ảnh hưởng đến tinh thần của bạn hay không.

- Các bạn trong lớp sẽ chủ động động viên Huy cùng tham gia các hoạt động chung.

- Những bạn được phân công sẽ hỗ trợ Huy học tập: học nhóm để bổ sung kiến thức, giảng lại bài cho bạn,...

Câu hỏi 2. Nhận diện một vấn đề nảy sinh trong lớp và cùng thầy cô giải quyết theo các bước gợi ý trên.

Lời giải:

Gợi ý:

- Vấn đề nảy sinh trong lớp: Hai bạn A và B tranh cãi gay gắt với trong giờ học, không ai chịu nhường ai, khiến tiết học của lớp bị ảnh hưởng.

- Cách giải quyết vấn đề:

+ Giáo viên yêu cầu hai bạn dừng cuộc tranh luận lại để tiếp tục bài học.

+ Sau khi hết giờ, thầy/cô gọi hai bạn đến để lắng nghe ý kiến của từng người, phân tích cho các bạn hiểu điểm đúng, điểm sai trong từng ý kiến.

+ Các bạn trong lớp rủ A và B chơi chung để giải toả căng thẳng giữa hai bạn.

* Luyện tập hợp tác với thầy cô

Câu hỏi. Vận dụng các cách hợp tác với thầy cô và các bước giải quyết vấn đề nảy sinh để xử lí các tình huống sau:

-Tình huống 1: Trong lớp em có một nhóm bạn thường tụ tập, cười cợt, trêu các bạn khác.

- Tình huống 2: Giờ ra chơi, một số bạn lớp em chơi đá cầu ở sân trường và xảy ra xích mích với một nhóm bạn khác.

- Tình huống 3: Nhà trường chuẩn bị tổ chức hội trại.

Lời giải:

Xử lí tình huống:

- Tình huống 1: 

+ Thầy cô sẽ lần lượt nói chuyện với từng người trong nhóm bạn đó để tìm hiểu nguyên nhân các bạn tụ tập, đùa cợt, trêu các bạn khác.

+ Sau đó, cán bộ lớp sẽ cùng các bạn đi xin lỗi những người từng bị trêu đùa.

- Tình huống 2:

+ Thầy cô sẽ lần lượt nói chuyện với các bạn ở cả hai lớp để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra xích mích.

+ Sau khi phân định đúng sai, các bạn mắc lỗi sẽ xin lỗi thầy cô giáo, xin lỗi lẫn nhau và cam kết không tái phạm.

- Tình huống 3:

+ Thầy cô giáo sẽ chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm trong lớp để chuẩn bị tổ chức hội trại.

+ Các bạn trong nhóm sẽ tự phân công nhiệm vụ cho nhau, trao đổi lại với thầy cô nếu có thắc mắc và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Phát huy tính hợp tác

+ Ý nghĩa của việc phát huy tính hợp tác:là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện toàn diện, nhân cách, phẩm chất của học sinh, khơi dậy tình thầy trò, tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ.

+ Cách thức phát huy tính hợp tác:

1 Hợp tác với các thầy cô trong các hoạt động

+ Thi viết báo bảng với chủ đề “Người thầy”, tổ chức cuộc thi ảnh và video “Thầy cô người lái đò thầm lặng”, phong trào “Uống nước nhớ nguồn”.

2.Hiểu và chia sẻ mong đợi của thầy cô đối với học sinh trong học tập.

Đóng vai giáo viên và học sinh để trao đổi với nhau. Chia sẻ điều em rút ra từ cuộc trao đổi. chia sẻ về sự hợp tác với thầy cô của bản thân

- Cách thức hợp tác với thầy cô

+ Lắng nghe

+Trao đổi

+ Cùng giải quyết vấn đề

- Hợp tác với thầy cô để giải quyết vấn đề nảy sinh

Tình huống : Huy là một hs khá gần đây Huy hay mất tập trung nên kết quả xa sút nhưng Huy không chia sẻ nguyên nhân với ai và dần trở nên khép kín, buồn bã.

Gv hướng dẫn hs nhận diện vấn đề nảy sinh trong lớp và cùng thầy cô giải quyết.

Như trong tình huống trên thì mạnh dạn báo cáo với thầy cô người phụ trách lớp. tìm hiểu nguyên nhân. Cùng thầy cô trao đổi với phụ huynh của Huy chủ động tiếp cận động viên và phân công nhóm hỗ trợ huy trong học tập .

Hợp tác với các thầy cô trong các hoạt động.

Hiểu và chia sẻ mong đợi của thầy cô đối với học sinh trong học tập.

Hoàn thành nhiệm vụ được thầy cô giao.

Cách thức hợp tác với thầy cô.

Hợp tác với thầy cô để giải quyết các vấn đề nảy sinh

Luyện tập hợp tác với thầy cô.

+ Kết quả học tập và rèn luyện mà các em đạt được góp phần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo phối hợp nhịp nhàng.

+ Hợp tác với thầy cô giúp bản thân mình được tốt hơn, có thái độ đúng mực trong ứng sử với thầy cô.

+ Hợp tác với thầy cô góp phần tạo ra môi trường tích cực, thân thiện cho sự phát triển mỗi học sinh.

+ Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa học sinh và thầy cô giúp cho việc dạy và học đạt kết quả cao.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

A Chia sẻ một hoạt động mà em ấn tượng nhất về việc hợp tác với thầy cô và các bạn trong lớp học.

B Thảo luận và thống nhất tiêu chí xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương thầy cô có kết quả nổi bật trong trường về sự nhiệt tình xôi nổi luôn phát huy tinh thần đoàn kết trong các hoạt động của nhà trường.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Tên thầy cô giáo.

+ Kết quả nổi bật của thầy cô về giảng dạy, các phong trào văn nghệ, thể dục – thể thao.

+ Em học được điều gì từ thầy cô của mình.

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Chia sẻ về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS:

- GV giao nhiêm vụ cho HS

STT

Tiêu chí đánh giá

Mức độ

Rất đúng

Gần đúng

Chưa đúng

1

Kể được tên ca dao nói về tình thầy trò..............................................................

2

Kể được tên tục ngữ nói về tình thầy trò..............................................................

3

Kể được câu chuyện nói về tình thầy trò................................................................

4

Kể được câu chuyện nói về sự hợp tác trong tình thầy trò.......................................

5

Kể được câu chuyện nói về sự hợp tác của bản thân em với thầy cô mà em tâm đắc nhất.............................................................

- GV nhận xét, đánh giá.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:

- Tiếp nối truyền thống quê hương

+Giới thiệu được các truyền thống tự hào của địa phương mình.

Rút kinh nghiệm

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

- Các tình huống thực tế trong cuộc sống

 

Trường:

Tổ: Khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên: ..............................

TUẦN 14

Ngày soạn:…/…/…...

Ngày dạy:…/…/….....

CHỦ ĐỀ 4: TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Thời gian thực hiện: (03 tiết)

Tháng 11: Loại hình HĐTN, HN: Sinh hoạt GD theo chủ đề

TIẾT 14: Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và vận động người thân, bạn bè tham gia.

- Chia sẻ với mọi người về kế hoạch tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: HS biết giúp đỡ người khác trong các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương và bày tỏ cảm xúc về những câu chuyện đó

- Trách nhiệm: Ghi lại những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo mà em đã tham gia

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học tập tham gia nhiệt tình các hoạt động nhân đạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tranh ảnh, tư liệu về các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ

2. Đối với học sinh

- Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật về các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo ở lớp, trường mà mình đã tham gia.

- Tìm hiểu về các tấm gương thầy cô, học sinh có tám lòng nhân đạo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- KT sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.

3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết về các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo mà em biết và đã tham gia.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, như vậy đây là các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo mà các con biết và đã từng tham gia. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa và mục đích của các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo hoạt động như thế nào chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là thiện nguyện nhân đạo (13 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. Kế hoạch tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. Cách thức vận động người thân và các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Trong suốt một năm học lớp 6, các em cũng đã tham gia các hoạt hoạt động thiện nguyên nhân đạo nào mà nhà trường đã tổ chức

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Thế nào là thiện nguyện nhân đạo 

? Hãy nêu những hoạt hoạt động thiện nguyên nhân đạo.

? Chia sẻ những hoạt hoạt động thiện nguyên nhân đạo với bạn bè

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: những hoạt hoạt động thiện nguyên nhân đạo. (Mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu, kết quả thảo luận đã chuẩn bị ở nhà)

- Tìm hiểu thiện nguyện, nhân đạo:

Thiện nguyện, nhân đạo là một hành động trợ giúp người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống mà tự họ không thể thay đổi được. Hoạt động thiện nguyện, nhân đạo có thể thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm,... đến các tổ chức từ thiện nhằm mục đích cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe,... Những hành động như trợ giúp tinh thần an ủi người gặp nạn, dành thời gian, công sức làm việc cho các tổ chức từ thiện cũng được xem là hành động thiện nguyện nhân đạo. Thiện nguyện nhân đạo nên được xuất phát từ tấm lòng, theo khả năng của người muốn làm từ thiện và không bị bắt buộc bởi bất kỳ một người hay tổ chức nào

+ Tên hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

+ Em đã làm những việc gì trong hoạt động này:

+ Ý nghĩa và mục đích của các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo

+ Vận động người thân và các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

+ Chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương và bày tỏ cảm xúc về những câu chuyện đó

+ Kể lại một kỉ niệm khi tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

- Về giáo dục:

+ Đối với các thầy cô giáo: Phát động phong trào hoạt động thiện nguyện, nhân đạo gắn với truyền thống uống nuớc nhớ nguồn.

+ Đối với HS: Biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

- Về hoạt động xã hội:

+ Hoạt động tình nguyện: Mua tăm ủng hộ người mù, chương trình “ Xuân chia sẻ, Tết yêu thương” do hội đồng đội huyện Nam Trực phát động nhân dịp Tết Nguyên Đán, ủng hộ người khuyết tật tỉnh Nam Định về biểu diễn văn nghệ tại trường

+ Hoạt động ngoại khóa: Có mời các đoàn tình nguyện, nhân đạo về trường để tuyên truyền và đàm thoại cùng các thầy cô giáo và học sinh

+ Hoạt động văn nghệ xây dựng tiểu phẩm về các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

- Tấm gương thầy cô, học sinh:

+ Trong hoạt động dạy và học: tấm gương về thầy, cô tham gia các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo.

+ Tấm gương thầy cô, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng giúp đỡ người khác trong các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

- GV yêu cầu HS Chia sẻ những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo được tổ chức tại trường hoặc địa phương

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS

GV chiếu các hình ảnh về chương trình thiện nguyện và nhân đạo.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

+ Tên hoạt động; “Cặp sách đến trường”

+ Thời gian tổ chức hoạt động; 1 tháng phát động từ 1 tháng 12 đến 30 tháng 12

+ Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động;

Phát động đến toàn thể các thầy cô giáo và các bạn học sinh trong toàn trường. Giao cho ban cán sự lớp bình chọn những bạn có hoàn cảnh khó khăn và gây quỹ ủng hộ của lớp mình chuyển về ban tổ chức

+ Ý nghĩa của hoạt động.

Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn có những chiếc cặp sách mới giống như các bạn cùng trang lứa đến trường.

- Về giáo dục:

+ Giáo dục học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo gắn với truyền thống uống nuớc nhớ nguồn.

+ Biết chia sẻ, yêu thương nhữ bạn học sinh và mọi người có hoàn cảnh tật nguyền, khó khăn

- Về hoạt động xã hội:

+ Hoạt động tình nguyện, tham gia các phong trào và chương trình ủng hộ trong trường, tham gia vào các phong trào gây quỹ từ thiện ở lớp và trường mình

+ Hoạt động ngoại khóa: Vận động mọi người trong gia đình tham gia ủng hộ vật chất và tinh thần các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

+ Hoạt động văn nghệ, tiểu phẩm có nội dung liên quan đến hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

GV cung cấp file trên máy tính có thể làm thành video để học sinh vừa nghe vừa quan sát

- GV gọi HS chia sẻ các cảm xúc sau khi tìm các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

- Để lan tỏa những tấm lòng nhân đạo:

+ Tuyên truyền giới thiệu với bạn bè, người thân về các hoạt động thiện nguyện nhân đạo.

+ Thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi.

1. Ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

- Những xúc cảm của em khi tham gia các hoạt động thiện nguyện nhân đạo:

+ Đóng góp 1 phần nhỏ bé của mình vào các hoạt động xã hội

+ Giúp đỡ những con người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

+ Mang lại những giá trị
tốt đẹp cho cộng đồng, đồng thời làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn

Hoạt động 2: Lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo phù hợp mà nhóm em dự định tham gia (10 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể về một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo phù hợp mà nhóm em dự định tham gia

Chia sẻ những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo được tổ chức tại trường hoặc địa phương.

Gợi ý:

  • Tên hoạt động
  • Thời gian tổ chức hoạt động
  • Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động
  • Ý nghĩa của hoạt động

Trả lời:

1. Chia sẻ về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo:

  • Tên hoạt động: Ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam.
  • Thời gian tổ chức hoạt động: Buổi sinh hoạt dưới cờ thứ hai (tháng 12/2022)
  • Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động: Ủng hộ hiện vật (tiền mặt), tối thiểu là một bữa ăn sáng.
  • Ý nghĩa của hoạt động: giúp đỡ, động viên các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam để họ vượt lên hoàn cảnh, cải thiện cuộc sống.

2. Lập kế hoạch và thực hiện hoạt động thiện nguyên, nhân đạo

a. Phân tích kế hoạch hoạt động thiện nguyện, nhân đạo "Cuốn sách yêu thương" của lớp 7A:

  • Tên của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và đối tượng hướng tới.
  • Thông điệp của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.
  • Mục đích của hoạt động thiện nguyện nhân đạo.
  • Thành phần tham gia.
  • Phân công công việc.
  • Dự kiến thời gian thực hiện.

b. Lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện nhân đạo phù hợp mà nhóm em dự định tham gia.

c. Thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Trả lời:

a. Phân tích kế hoạch hoạt động thiện nguyện, nhân đạo "Cuốn sách yêu thương" của lớp 7A:

  • Tên của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: Cuốn sách yêu thương.
  • Đối tượng hướng tới: các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
  • Thông điệp của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: Trao sách - Trao yêu thương.
  • Mục đích của hoạt động thiện nguyện nhân đạo: gửi tặng sách cho các em nhỏ trong trại trẻ mồ côi.
  • Thành phần tham gia: học sinh lớp 7A.
  • Phân công công việc: Mỗi bạn cần làm:
    • Lựa chọn một hoặc nhiều quyển sách hay và ý nghĩa.
    • Viết lời nhắn yêu thương, đính vào trang đầu tiên của quyển sách.
    • Tập hợp sách và đóng gói, lên kế hoạch gửi tặng sách đến các em nhỏ trong trại trẻ mồ côi.
  • Dự kiến thời gian thực hiện: 1 tháng.

b. Gợi ý kế hoạch cho hoạt động thiện nguyện: Áo ấm trao tay.

  • Tên của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: Áo ấm trao tay.
  • Đối tượng hướng tới: các em nhỏ vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số.
  • Thông điệp của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: Một manh áo sưởi ấm một trái tim.
  • Mục đích của hoạt động thiện nguyện nhân đạo: gửi tặng áo ấm cho các em nhỏ vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai.
  • Thành phần tham gia: học sinh lớp 7A.
  • Phân công công việc: Mỗi bạn cần làm:
    • Lựa chọn quần áo theo tiêu chí: còn mới, không rách, bẩn, đủ để giữ ấm và được giặt sạch sẽ.
    • Viết lời nhắn yêu thương và giao cho lớp trưởng tổng hợp.
    • Tập hợp quân áo, đóng gói và lên kế hoạch gửi tặng đến các em nhỏ vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số.
  • Dự kiến thời gian thực hiện: 1 tháng.

c. HS tự thực hiện.

3. Vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

a. Thảo luận cách thức vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

b. Chia sẻ kết quả thảo luận.

c. Thực hiện vận động người thân, các bạn cùng tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Trả lời:

a + b. Cách thức vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo:

  • Xác định đối tượng vận động: bố mẹ, anh chị em, người thân, bạn bè,...
  • Xây dựng nội dung vận động: cùng tham gia các hoạt động quyên góp, chia sẻ, động viên các hoàn cảnh khó khăn,...
  • Lựa chọn hình thức vận động: 
    • Vận động trực tiếp: trò chuyện, chia sẻ, toạ đàm.
    • Vận động gián tiếp: tuyên truyền qua thư, tranh cổ động, bài viết, video,...

c. HS tự thực hiện.

4. Chia sẻ hoạt động thiện nguyện, nhân đạo em đã tham gia.

Trả lời:

Gợi ý:

Em đã tham gia hoạt động thiện nguyện "Vì miền Trung ruột thịt" vào đầu tháng này để ủng hộ sách vở, quần áo, đồ dùng học tập,... cho đồng bào miền Trung đang hứng chịu thiên tai. Nghe cô giáo phổ biến, các thành viên trong lớp của em đều hưởng ứng rất nhiệt tình. Hôm sau, em và các bạn đều mang đầy đủ những món đồ mà mình đã chuẩn bị đến nộp. Cô giáo đã giao cho bạn lớp trưởng và lớp phó kiểm tra lại, thống kê các món đồ thu được. Lớp em đã đóng góp được mười bộ sách giáo khoa, hai mươi bộ quần áo vẫn còn rất mới và hơn một triệu đồng tiền mặt. Cuối buổi chiều, các bạn nam phụ trách mang những món quà của lớp đem nộp cho cô tổng phụ trách.

2. Lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

+ Mỗi hoạt động thiện nguyện nhân đạo đều mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam.

+ Kết quả học tập và rèn luyện mà các em đạt được là sau khi hoạt động từ thiện kết thúc, lớp em đã được tuyên dương trước toàn trường. Em cảm thấy đây là một hoạt động rất ý nghĩa, và vui vẻ khi làm được một việc tốt.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Chia sẻ kết quả tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày kế hoạch tham gia một hoạt đông thiện nguyện nhân đạo.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Về học tập:

  • Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện nhân đạo mà lớp, nhà trường và các cấp phát động.
  • Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về thiện nguyện nhân đạo.

+ Về vã tranh, tiểu phẩm về các hoạt động thiện nguyện nhân đạo,….

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Chia sẻ kết quả tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở trường mình.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Tên bạn học sinh.

+ Kết quả nổi bật của bạn trong các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo..

+ Em học được điều gì từ bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)

Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:

- Tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương

+ Hành vi giao tiếp, úng xử có văn hoá trong hoạt động cộng đồng

+ Chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp và chưa phù hợp trong các hoạt động cộng đồng

- Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến hành vi ứng xử có văn hoá trong cộng đồng.

- Chia sẻ một hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá mà em quan sát được khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng

Rút kinh nghiệm

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

- Các tình huống thực tế trong cuộc sống

 

Trường:

Tổ: Khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên: ..............................

TUẦN 15

Ngày soạn:…/…/…...

Ngày dạy:…/…/….....

CHỦ ĐỀ 4: TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Thời gian thực hiện: (03 tiết)

Tháng 11: Loại hình HĐTN, HN: Sinh hoạt GD theo chủ đề

TIẾT 15: Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và vận động người thân, bạn bè tham gia.

- Chia sẻ với mọi người về kế hoạch tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: HS biết giúp đỡ người khác trong các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương và bày tỏ cảm xúc về những câu chuyện đó

- Trách nhiệm: Ghi lại những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo mà em đã tham gia

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học tập tham gia nhiệt tình các hoạt động nhân đạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tranh ảnh, tư liệu về các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ

2. Đối với học sinh

- Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật về các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo ở lớp, trường mà mình đã tham gia.

- Tìm hiểu về các tấm gương thầy cô, học sinh có tám lòng nhân đạo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- KT sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.

3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết về các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo mà em biết và đã tham gia.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, như vậy đây là các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo mà các con biết và đã từng tham gia. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa và mục đích của các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo hoạt động như thế nào chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là thiện nguyện nhân đạo (13 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. Kế hoạch tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. Cách thức vận động người thân và các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Trong suốt một năm học lớp 6, các em cũng đã tham gia các hoạt hoạt động thiện nguyên nhân đạo nào mà nhà trường đã tổ chức

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Thế nào là thiện nguyện nhân đạo 

? Hãy nêu những hoạt hoạt động thiện nguyên nhân đạo.

? Chia sẻ những hoạt hoạt động thiện nguyên nhân đạo với bạn bè

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: những hoạt hoạt động thiện nguyên nhân đạo. (Mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu, kết quả thảo luận đã chuẩn bị ở nhà)

- Tìm hiểu thiện nguyện, nhân đạo:

Thiện nguyện, nhân đạo là một hành động trợ giúp người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống mà tự họ không thể thay đổi được. Hoạt động thiện nguyện, nhân đạo có thể thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm,... đến các tổ chức từ thiện nhằm mục đích cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe,... Những hành động như trợ giúp tinh thần an ủi người gặp nạn, dành thời gian, công sức làm việc cho các tổ chức từ thiện cũng được xem là hành động thiện nguyện nhân đạo. Thiện nguyện nhân đạo nên được xuất phát từ tấm lòng, theo khả năng của người muốn làm từ thiện và không bị bắt buộc bởi bất kỳ một người hay tổ chức nào

+ Tên hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

+ Em đã làm những việc gì trong hoạt động này:

+ Ý nghĩa và mục đích của các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo

+ Vận động người thân và các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

+ Chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương và bày tỏ cảm xúc về những câu chuyện đó

+ Kể lại một kỉ niệm khi tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

- Về giáo dục:

+ Đối với các thầy cô giáo: Phát động phong trào hoạt động thiện nguyện, nhân đạo gắn với truyền thống uống nuớc nhớ nguồn.

+ Đối với HS: Biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

- Về hoạt động xã hội:

+ Hoạt động tình nguyện: Mua tăm ủng hộ người mù, chương trình “ Xuân chia sẻ, Tết yêu thương” do hội đồng đội huyện Nam Trực phát động nhân dịp Tết Nguyên Đán, ủng hộ người khuyết tật tỉnh Nam Định về biểu diễn văn nghệ tại trường

+ Hoạt động ngoại khóa: Có mời các đoàn tình nguyện, nhân đạo về trường để tuyên truyền và đàm thoại cùng các thầy cô giáo và học sinh

+ Hoạt động văn nghệ xây dựng tiểu phẩm về các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

- Tấm gương thầy cô, học sinh:

+ Trong hoạt động dạy và học: tấm gương về thầy, cô tham gia các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo.

+ Tấm gương thầy cô, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng giúp đỡ người khác trong các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

- GV yêu cầu HS Chia sẻ những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo được tổ chức tại trường hoặc địa phương

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS

GV chiếu các hình ảnh về chương trình thiện nguyện và nhân đạo.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

+ Tên hoạt động; “Cặp sách đến trường”

+ Thời gian tổ chức hoạt động; 1 tháng phát động từ 1 tháng 12 đến 30 tháng 12

+ Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động;

Phát động đến toàn thể các thầy cô giáo và các bạn học sinh trong toàn trường. Giao cho ban cán sự lớp bình chọn những bạn có hoàn cảnh khó khăn và gây quỹ ủng hộ của lớp mình chuyển về ban tổ chức

+ Ý nghĩa của hoạt động.

Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn có những chiếc cặp sách mới giống như các bạn cùng trang lứa đến trường.

- Về giáo dục:

+ Giáo dục học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo gắn với truyền thống uống nuớc nhớ nguồn.

+ Biết chia sẻ, yêu thương nhữ bạn học sinh và mọi người có hoàn cảnh tật nguyền, khó khăn

- Về hoạt động xã hội:

+ Hoạt động tình nguyện, tham gia các phong trào và chương trình ủng hộ trong trường, tham gia vào các phong trào gây quỹ từ thiện ở lớp và trường mình

+ Hoạt động ngoại khóa: Vận động mọi người trong gia đình tham gia ủng hộ vật chất và tinh thần các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

+ Hoạt động văn nghệ, tiểu phẩm có nội dung liên quan đến hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

GV cung cấp file trên máy tính có thể làm thành video để học sinh vừa nghe vừa quan sát

- GV gọi HS chia sẻ các cảm xúc sau khi tìm các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

- Để lan tỏa những tấm lòng nhân đạo:

+ Tuyên truyền giới thiệu với bạn bè, người thân về các hoạt động thiện nguyện nhân đạo.

+ Thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi.

1. Ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

- Những xúc cảm của em khi tham gia các hoạt động thiện nguyện nhân đạo:

+ Đóng góp 1 phần nhỏ bé của mình vào các hoạt động xã hội

+ Giúp đỡ những con người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

+ Mang lại những giá trị
tốt đẹp cho cộng đồng, đồng thời làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn

Hoạt động 2: Lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo phù hợp mà nhóm em dự định tham gia (10 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể về một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo phù hợp mà nhóm em dự định tham gia

Chia sẻ những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo được tổ chức tại trường hoặc địa phương.

Gợi ý:

  • Tên hoạt động
  • Thời gian tổ chức hoạt động
  • Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động
  • Ý nghĩa của hoạt động

Trả lời:

1. Chia sẻ về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo:

  • Tên hoạt động: Ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam.
  • Thời gian tổ chức hoạt động: Buổi sinh hoạt dưới cờ thứ hai (tháng 12/2022)
  • Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động: Ủng hộ hiện vật (tiền mặt), tối thiểu là một bữa ăn sáng.
  • Ý nghĩa của hoạt động: giúp đỡ, động viên các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam để họ vượt lên hoàn cảnh, cải thiện cuộc sống.

2. Lập kế hoạch và thực hiện hoạt động thiện nguyên, nhân đạo

a. Phân tích kế hoạch hoạt động thiện nguyện, nhân đạo "Cuốn sách yêu thương" của lớp 7A:

  • Tên của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và đối tượng hướng tới.
  • Thông điệp của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.
  • Mục đích của hoạt động thiện nguyện nhân đạo.
  • Thành phần tham gia.
  • Phân công công việc.
  • Dự kiến thời gian thực hiện.

b. Lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện nhân đạo phù hợp mà nhóm em dự định tham gia.

c. Thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Trả lời:

a. Phân tích kế hoạch hoạt động thiện nguyện, nhân đạo "Cuốn sách yêu thương" của lớp 7A:

  • Tên của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: Cuốn sách yêu thương.
  • Đối tượng hướng tới: các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
  • Thông điệp của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: Trao sách - Trao yêu thương.
  • Mục đích của hoạt động thiện nguyện nhân đạo: gửi tặng sách cho các em nhỏ trong trại trẻ mồ côi.
  • Thành phần tham gia: học sinh lớp 7A.
  • Phân công công việc: Mỗi bạn cần làm:
    • Lựa chọn một hoặc nhiều quyển sách hay và ý nghĩa.
    • Viết lời nhắn yêu thương, đính vào trang đầu tiên của quyển sách.
    • Tập hợp sách và đóng gói, lên kế hoạch gửi tặng sách đến các em nhỏ trong trại trẻ mồ côi.
  • Dự kiến thời gian thực hiện: 1 tháng.

b. Gợi ý kế hoạch cho hoạt động thiện nguyện: Áo ấm trao tay.

  • Tên của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: Áo ấm trao tay.
  • Đối tượng hướng tới: các em nhỏ vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số.
  • Thông điệp của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: Một manh áo sưởi ấm một trái tim.
  • Mục đích của hoạt động thiện nguyện nhân đạo: gửi tặng áo ấm cho các em nhỏ vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai.
  • Thành phần tham gia: học sinh lớp 7A.
  • Phân công công việc: Mỗi bạn cần làm:
    • Lựa chọn quần áo theo tiêu chí: còn mới, không rách, bẩn, đủ để giữ ấm và được giặt sạch sẽ.
    • Viết lời nhắn yêu thương và giao cho lớp trưởng tổng hợp.
    • Tập hợp quân áo, đóng gói và lên kế hoạch gửi tặng đến các em nhỏ vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số.
  • Dự kiến thời gian thực hiện: 1 tháng.

c. HS tự thực hiện.

3. Vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

a. Thảo luận cách thức vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

b. Chia sẻ kết quả thảo luận.

c. Thực hiện vận động người thân, các bạn cùng tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Trả lời:

a + b. Cách thức vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo:

  • Xác định đối tượng vận động: bố mẹ, anh chị em, người thân, bạn bè,...
  • Xây dựng nội dung vận động: cùng tham gia các hoạt động quyên góp, chia sẻ, động viên các hoàn cảnh khó khăn,...
  • Lựa chọn hình thức vận động: 
    • Vận động trực tiếp: trò chuyện, chia sẻ, toạ đàm.
    • Vận động gián tiếp: tuyên truyền qua thư, tranh cổ động, bài viết, video,...

c. HS tự thực hiện.

4. Chia sẻ hoạt động thiện nguyện, nhân đạo em đã tham gia.

Trả lời:

Gợi ý:

Em đã tham gia hoạt động thiện nguyện "Vì miền Trung ruột thịt" vào đầu tháng này để ủng hộ sách vở, quần áo, đồ dùng học tập,... cho đồng bào miền Trung đang hứng chịu thiên tai. Nghe cô giáo phổ biến, các thành viên trong lớp của em đều hưởng ứng rất nhiệt tình. Hôm sau, em và các bạn đều mang đầy đủ những món đồ mà mình đã chuẩn bị đến nộp. Cô giáo đã giao cho bạn lớp trưởng và lớp phó kiểm tra lại, thống kê các món đồ thu được. Lớp em đã đóng góp được mười bộ sách giáo khoa, hai mươi bộ quần áo vẫn còn rất mới và hơn một triệu đồng tiền mặt. Cuối buổi chiều, các bạn nam phụ trách mang những món quà của lớp đem nộp cho cô tổng phụ trách.

2. Lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

+ Mỗi hoạt động thiện nguyện nhân đạo đều mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam.

+ Kết quả học tập và rèn luyện mà các em đạt được là sau khi hoạt động từ thiện kết thúc, lớp em đã được tuyên dương trước toàn trường. Em cảm thấy đây là một hoạt động rất ý nghĩa, và vui vẻ khi làm được một việc tốt.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Chia sẻ kết quả tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày kế hoạch tham gia một hoạt đông thiện nguyện nhân đạo.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Về học tập:

  • Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện nhân đạo mà lớp, nhà trường và các cấp phát động.
  • Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về thiện nguyện nhân đạo.

+ Về vã tranh, tiểu phẩm về các hoạt động thiện nguyện nhân đạo,….

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Chia sẻ kết quả tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở trường mình.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Tên bạn học sinh.

+ Kết quả nổi bật của bạn trong các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo..

+ Em học được điều gì từ bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)

Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:

- Tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương

+ Hành vi giao tiếp, úng xử có văn hoá trong hoạt động cộng đồng

+ Chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp và chưa phù hợp trong các hoạt động cộng đồng

- Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến hành vi ứng xử có văn hoá trong cộng đồng.

- Chia sẻ một hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá mà em quan sát được khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng

Rút kinh nghiệm

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

- Các tình huống thực tế trong cuộc sống

 

Tuần 16

Ngày soạn:...../....../......

Ngày dạy:....../......./......

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

CHỦ ĐỀ 4: TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Thời gian thực hiện: (03 tiết)

Tháng 11: Loại hình HĐTN, HN: Sinh hoạt GD theo chủ đề

TUẦN 16 – TIẾT 16: Văn hóa ứng xử trong hoạt động cộng đồng

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nêu được những hành vi văn hoá cần có ở nơi công cộng;

- Đánh giá được những hành vi của bản thân và mọi người ở nơi công cộng;

- Thực hiện được hành vi có văn hoá ở nơi công cộng;

- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành vi văn hoá nơi công cộng;

- Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ, năng lực tham gia hoạt động và thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng.

2.Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề

- Năng lực riêng:

+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

3.Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

4.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Đối với GV:

- Máy tính, máy chiếu;

- Các hình ảnh/ video/ tình huống về hành vi văn hoá nơi công cộng.

Đối với HS:

- Chuẩn bị một số tình huống tích cực và tiêu cực mà HS gặp khi tham gia sinh hoạt nơi công cộng;

- Suy nghĩ về các cách cần ứng xử trong những tình huống đã chuẩn bị.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức hoạt động
  4. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS xem video hoặc các hình ảnh về các hành vi ứng xử nơi công cộng (có cả hành vi đúng và hành vi sai).

- Sau khi HS xem xong, GV nêu câu hỏi: Em đồng tình với hành vi nào? Không đồng tình với hành vi nào? Vì sao?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động Xác định những hành vi có văn hóa ở nơi công cộng em đã thực hiện

  1. Mục tiêu: Xác định được những hành vi có văn hoá ở nơi công cộng.
  2. Nội dung:
  3. Sản phẩm:
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS suy nghĩ để kể về những việc nhà em đã chủ động, tự giác thực hiện

theo các gợi ý sau:

+ Em đã chủ động, tự giác thực hiện những việc làm nào?

+ Em cảm thấy như thế nào khi chủ động, tự giác làm việc nhà?

- Yêu cầu HS ghi các ý kiến cá nhân vào vở.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ HS ghi bài.

1. Chia sẻ những việc nhà em đã chủ động, tự giác thực hiện

- Mỗi chúng ta đêu cần làm những việc nhà phù hợp với lúa tuổi để giúp đỡ gia đình.

- Chủ động, tự giác làm việc nhà không chỉ giúp chúng ta rèn luyện đức tính chăm chỉ lao động mà còn là trách nhiệm, là cách để chúng ta thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ và yêu thương cha mẹ, 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Chia sẻ kết quả những văn hóa ứng xử cộng đồng mà em biết và đã thực hiện.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày kế hoạch tuyên truyền văn hóa ứng xử cộng đồng mà em sẽ thực hiện

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Chia sẻ kết quả những văn hóa ứng xử cộng đồng mà em biết và đã thực hiện.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có nhiều hoạt động ứng xử văn hóa cộng đồng

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Tên bạn học sinh.

+ Kết quả nổi bật của bạn trong các hoạt độngứng xử có văn hóa..

+ Em học được điều gì từ bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)

Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:

- Tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương

+ Hành vi giao tiếp, úng xử có văn hoá trong hoạt động cộng đồng

+ Chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp và chưa phù hợp trong các hoạt động cộng đồng

- Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến hành vi ứng xử có văn hoá trong cộng đồng.

- Chia sẻ một hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá mà em quan sát được khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng

Rút kinh nghiệm

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

- Các tình huống thực tế trong cuộc sống

 

Tuần 17

Ngày soạn:...../....../......

Ngày dạy:....../......./......

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

CHỦ ĐỀ 4: TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Thời gian thực hiện: (03 tiết)

Tháng 11: Loại hình HĐTN, HN: Sinh hoạt GD theo chủ đề

TUẦN 17 – TIẾT 17: Tự hào truyền thống quê hương

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nêu được những truyền thống tốt đẹp của quê hương

- Giới thiệu được một số truyền thống của địa phương

- Có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống của địa phương

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: HS biết bày tỏ tình yêu, niềm tự hào về truyền thống quê hương.

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân về truyền thống quê hương.

- Trách nhiệm: Ghi lại những truyền thống của quê hương mà em đã biết và tìm hiểu.

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học tập tham gia nhiệt tình và phát huy truyền thống của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tranh ảnh, tư liệu về các truyền thống của quê hương

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7

- Hình ảnh, video clip liên quan đến truyền thống.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ

2. Đối với học sinh

- Tìm đọc, ghi lại thông tin về truyền thống quê hương mình

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- KT sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.

3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết về các truyền thống quê hương mà em biết và đã tham gia.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, như vậy đây là các truyền thống quê hương mà các con biết và đã từng tham gia. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa và của các truyền thống quê hương như thế nào chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Tự hào truyền thống quê hương

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động : Chia sẻ những hiểu biết về truyền thống địa phương

1.Mục tiêu:

- Chia sẻ được những hiểu biết của bản thân về truyền thống của quê hương;

- Biết những truyền thống nổi bật của quê hương.

2. Nội dung: HS thực hiện các hoạt động

3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu từng HS làm việc nhóm để chia sẻ với các bạn trong nhóm theo các câu hỏi:

+ Địa phương em có những truyền thống nào? (gợi ý: lễ hội, phong tục,...)

+ Em đã tham gia hoạt động truyền thống nào? Nêu cảm nhận của em khi tham gia hoạt động truyền thống đó.

+ Em đã góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ HS ghi bài.

1. Chia sẻ những hiểu biết về truyền thống địa phương

- Quê hương chúng ta có nhiều

truyễn thống tốt đẹp (GV nêu tên một số truyền thống của địa phương). Mỗi địa phương thường có nhiễu truyên thống khác nhau như: lễ hội truyền thống, các phong tục tốt đẹp, tạo nên bản sắc văn hoá riêng cho quê hương. Mỗi chúng ta hãy tích cực tìm hiểu để biết được các truyền thống tốt đẹp của quê hương mình và tự hào về những truyền thống đó.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu:

- Trình bày được những hiểu biết của bản thân về nghề truyền thống;

- Nêu được nội dung phiếu phỏng vấn và kết quả tim hiểu một nghề truyền thống qua hoạt động sau giờ học.

2. Nội dung: HS chia sẻ về những điều đã tìm hiểu được ở làng nghề truyền thống địa phương em

3. Sản phẩm: HS thực hiện quy tắc.

4. Tổ chức thực hiện:

GV tổ chức cho HS chia sẻ về:

- Những điều đã học hỏi được về nghề truyền thống ở nước ta và địa phương em;

- Phiếu phỏng vấn đã thiết kế được (nếu chưa thực hiện được trong tiết hoạt động giáo dục theo chú đề);

- Kết quả tìm hiểu một nghề truyền thống.

- Các nhóm sắm vai là phóng viên đế đi phỏng vấn thầy cô và các bạn nhóm khác về lễ hội hoặc phong tục của quê hương. Để tìm hiểu về lễ hội truyền thống, HS có thể phỏng vấn theo gợi ý:

+ Tên lễ hội

+ Lễ hội được tồ chức vào dịp nào trong năm?

+ Những hoạt động diễn ra trong lễ hội?

+ Ý nghĩa cùa lễ hội?

+ Địa phương em đã làm gì để giữ gìn và phát huy lễ hội?

+ Những điều thầy/ cô/ bạn thấy ấn tượng hoặc thích về lễ hội?

+ Ý kiến của thẩy/ cô/ bạn để tổ chức lễ hội tốt hơn?

- GV nhắc HS khi phỏng vấn cần ghi chép lại những nội dung trọng tâm và có thể hỏi them những câu hỏi để hiểu rõ hon các câu trả lời.

- Sau khi kết thúc phỏng vấn, GV yêu cầu các nhóm thảo luận để viết bài giới thiệu về lễ hội hoặc phong tục của quê hương dựa trên những thông tin đã thu thập được khi phỏng vấn. Bài giới thiệu cần đảm bảo thế hiện được những nét chủ yểu, hấp dần của truyền thống, đồng thời nêu được nhũng việc các em sẽ làm để bảo tổn, phát huy truyền thống đó. Ngoài ra, bài giới thiệu cần truyền được cảm xúc tích cực về truyền thống quê hương.

- HS thảo luận nhóm đê lựa chọn nội dung sẽ viêt, phân công thành viên vict bài, giới thiệu về truyền thống mà nhóm đã lựa chọn.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Chia sẻ về niềm tự hào truyền thống quê hương em..

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một truyền thống ở quê hương mà em rất tự hào.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS về nhà:

+ Tiếp tục thu thập, bổ sung thông tin, tư liệu, hình ảnh cho bài giới thiệu.

+ Hoàn chỉnh bài giới thiệu.

+ Tập giới thiệu truyền thống quê hương với bạn bè, người thân.

- GV kết luận chung: Quê hương chúng ta có nhiều truyền thống tốt đẹp. Hiểu được các truyền thống của quê hương, chúng ta càng thêm yêu và tự hào về truyền thống của quê hương mình. Mồi chúng ta hãy là một tuyên truyền viên tích cực để giúp cho mọi người biết đen truyền thống của quê hương, đông thời có những hành động thiết thực để góp phần bảo tồn các truyền thống tốt đẹp của quê hương.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)

Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:

- Tìm hiểu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên đất nước

- Tìm hiểu về các phướng hướng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử

- Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến cảnh quan, di tích đất nước

- Chia sẻ một hành động em đã làm để bảo vệ cảnh quan đất nước.

Tuần 19

Ngày soạn:...../....../......

Ngày dạy:....../......./......

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH