Tính chất vật lý - tính chất hóa học của kim loại

Tính chất vật lý - tính chất hóa học của kim loại

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tính chất vật lý - tính chất hóa học của kim loại

Lý thuyết về Tính chất vật lý - tính chất hóa học của kim loại

TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Các kim loại có tính chất vật lí chung: tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim.

1. Tính dẻo

            - Tính dẻo là khả năng kim lại bị rèn, dát mỏng, kéo sợi tạo nên các đồ vật khác nhau. Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau

            - Vàng là kim loại có tính dẻo tốt nhất

2. Tính dẫn điện

            - Các kim loại có tính dẫn điện. Khả năng dẫn điện của các kim loại là khác nhau. Tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,…

            - Do có tính dẫn điện nên một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện như đồng, nhôm,…

Chú ý: Không nên sử dụng dây điện trần hoặc dây điện đã bị hỏng lớp bọc cách điện để tránh bị điện giật hay cháy do chập điện

3. Tính dẫn nhiệt

            - Các kim loại có tính dẫn nhiết. Khả năng dẫn điện của các kim loại là khác nhau; kim loại nào dẫn điện tốt thì thường dẫn nhiệt tốt

            - Do tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác mà nhôm, thép không gỉ (inox) được dùng làm dụng cụ nấu ăn.

4. Tính ánh kim     

            - Quan sát đồ trang sức bằng bạc, vàng,.. ta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp. Các kim loại khác như nhôm, sắt, đồng,.. cũng có vẻ sáng lấp lánh. Đó là do các kim loại có tính ánh kim.

            - Nhờ tính chất này, một số kim loại đừng dùng làm đồ trang sức và vật dụng trang trí

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tác dụng với phi kim

 Nhận xét:

            - Hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt,..) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tạo thành oxit.

            - Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác ($C{{l}_{2}};\,\,S;...$ ) tạo thành muối.

a. Tác dụng với oxi

            Ví dụ: Khi đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ

                        $3Fe+2{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}F{{e}_{3}}{{O}_{4}}$

b. Tác dụng với phi kim khác

            Ví dụ: đưa muỗng đựng natri nóng chảy vào bình khí clo thấy natri cháy trong clo tạo thành khói trắng là tinh thể NaCl.

2. Tác dụng với dung dịch axit   

            Một số kim loại phản ứng với dung dịch HCl, ${{H}_{2}}S{{O}_{4}}$ loãng,.. tạo thành muối và giải phóng khí hiđro

                        $Zn+{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\to ZnS{{O}_{4}}+{{H}_{2}}$

3. Tác dụng với dung dịch muối

            Nhận xét: Các kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ Na, K, Ca, Ba) có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới

            Ví dụ:  Cho dây kẽm vào dung dịch đồng (II) sunfat có màu xanh.

            Hiện tượng quan sát được: có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây kẽm, màu xanh lam của dung dịch đồng (II) sunfat nhạt dần, kẽm tan dần        

                        $Zn+CuS{{O}_{4}}\to ZnS{{O}_{4}}+Cu$

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với oxi?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hầu hết kim loại (trừ Au, Ag, Pt) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tạo thành oxit

$ 2xM+y{{O}_{2}}\to 2{{M}_{x}}{{O}_{y}} $

Câu 2: Phản ứng nào sau đây không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phản ứng không đúng là: $ Fe+2S\xrightarrow{{{t}^{o}}}Fe{{S}_{2}} $

Đúng phải là: $ Fe+S\xrightarrow{{{t}^{o}}}FeS $

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu không đúng là: "Nhôm được dùng làm dụng cụ nhà bếp do dẫn điện tốt"

Đúng phải là "Nhôm được dùng làm dụng cụ nhà bếp do dẫn nhiệt tốt"

Câu 4: Nhờ tính chất nào sau đây mà một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các kim loại có tính ánh kim và nhờ tính chất này, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí

Câu 5: Tính chất vật lý đặc trưng của kim loại là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Những tính chất vật lý đặc trưng của kim loại là:

Tính ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo

Câu 6: Những tính chất hóa học của kim loại là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Những tính chất hóa học của kim loại là: Tác dụng với axit, phi kim, muối

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu không đúng là "Các kim loại dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt kém:

Đúng phải là "Các kim loại dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt"

Câu 8: Kim loại nào sau đây có tính dẻo lớn nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tính dẻo là khả năng dát mỏng, kéo sợi của kim loại. Vàng (Au) là kim loại có tỉnh dẻo lớn nhất

Câu 9: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca, Ba) có thể kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối

Vậy phương trình hóa học không đúng là:

$ 2Ag+Cu{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\to 2AgN{{O}_{3}}+Cu $

Do Ag hoạt động hóa học kém hơn Cu nên không thể đẩy Cu ra khỏi muối.

Câu 10: Trong các kim loại Cu, Na, Mg, Ni, Ag, Zn. Hai kim loại dẫn điện tốt nhất là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khả năng dẫn điện của kim loại giảm dần theo thứ tự: Ag > Cu > Al > Fe…

Hai kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, Cu

Câu 11: Kim loại nào dẫn điện tốt nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khả năng dẫn điện của kim loại giảm dần theo thứ tự: Ag > Cu > Al > Fe…

Vậy bạc (Ag) là kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất.

Câu 12: Kim loại nào hay được dùng làm đồ trang sức?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do bạc (Ag) và vàng (Au) trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp nên được dùng làm đồ trang sức