Đất nước nhiều đồi núi

Đất nước nhiều đồi núi

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đất nước nhiều đồi núi

Lý thuyết về Đất nước nhiều đồi núi

Bài 6, 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

1. Đặc điểm chung của địa hình

a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- Địa hình dưới 1000m chiếm 85%; 1000 – 2000m chiếm 14%; trên 2000m chiếm 1%.

- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.

b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng

- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. 

- Địa hình trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

- Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) và vòng cung (Đông Bắc, Trường Sơn Nam).

c) Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

- Xói mòn, rửa trôi ở miền núi.

- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng.

d) Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người

- Tích cực: Trồng rừng phủ đất trống, đồi trọc,…

- Tiêu cực: Thông qua các hoạt động kinh tế (Các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng kênh mương, đê sông - biển,…) làm biến đổi các dạng địa hình.

2. Các khu vực địa hình

a) Đông Bắc

- Vị trí: Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Hướng: Vòng cung; hướng nghiêng chung: Tây Bắc – Đông Nam.

- Độ cao: Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

- Đặc điểm hình thái:

+ Gồm 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. 

+ Các dãy núi cao trên 2000m ở rìa phía Bắc, núi trung bình ở giữa, đồng bằng ở phía Đông, Đông Nam.

+ Các thung lũng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

b) Tây Bắc

- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Hướng: Tây Bắc – Đông Nam.

- Độ cao: Địa hình cao nhất nước ta.

- Đặc điểm hình thái: địa hình với 3 mạch núi lớn.

+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn.

+ Phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào. 

+ Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi.

c) Trường Sơn Bắc

- Vị trí: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

- Hướng: Tây Bắc – Đông Nam.

- Đặc điểm hình thái

+ Gồm các dãy núi song song và so le.

+ Địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.

d) Trường Sơn Nam

- Vị trí: Phía Nam dãy Bạch Mã.

- Hướng: Vòng cung.

- Đặc điểm hình thái: Có sự bất đối xứng giữa sườn hai sườn đông, tây của Tây Trường Sơn.

+ Địa hình núi ở phía đông với những đỉnh núi trên 2000m và thấp dần ra biển.

+ Phía Tây gồm các cao nguyên tương đối bằng phẳng thành các bề mặt cao 500-800-1000m và địa hình bán bình nguyên xen đồi.

e) Bán bình nguyên và vùng đồi trung du

- Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

- Bán bình nguyên

+ Vị trí: Đông Nam Bộ.

+ Đặc điểm: Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan.

- Đồi trung du

+ Vị trí: Rìa phía Bắc, phía Tây đồng bằng sông Hồng, ven biển ở dải đồng bằng miền Trung.

+ Đặc điểm: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.

b) Khu vực đồng bằng

* Đồng bằng châu thổ sông

Được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

- Đồng bằng sông Hồng

+ Diện tích: Rộng khoảng 15.000 km2.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô. 

+ Đặc điểm: Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.

+ Ít chịu tác động của thủy triều (triều cường).

- Đồng bằng sông Cửu Long

+ Diện tích: Rộng 40.000 km2.

+ Địa hình thấp, phẳng. 

+ Đặc điểm: Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

+ Chịu tác động mạnh của thủy triều (triều cường).

* Đồng bằng ven biển

- Diện tích: Khoảng 15.000 km2.

- Đặc điểm: 

+ Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. 

+ Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng nên đất ở đây có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa. 

+ Thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng. 

- Các đồng bằng lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa,…

3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế – xã hội

a) Khu vực đồi núi

* Thế mạnh

- Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. 

- Rừng: Giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm. 

- Đất: Các bề mặt cao nguyên, bán bình nguyên, đồi trung du và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực. 

- Thủy năng: Các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. 

- Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,...).

* Hạn chế

- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. 

- Thiên tai: Nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất,...).

- Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất. Nơi khô nóng xảy ra cháy rừng, vùng núi đá vôi thiếu nước,…

b) Khu vực đồng bằng

* Thế mạnh

- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản, đặc biệt là gạo.

- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản. 

- Điều kiện thuận lợi tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.

* Hạn chế: Thường xuyên chịu thiên tai như bão, lụt, hạn hán, triều cường, ngập lụt,...

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong các khu vực vùng núi nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong các khu vực vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.

Câu 2: Cây công nghiệp được trồng chủ yếu ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bề mặt cao nguyên bằng phẳng, đất chủ yếu là feralit, khí hậu ôn hòa => thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.

Câu 3: Tổng diện tích của vùng đồng bằng ven biển miền Trung vào khoảng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tổng diện tích của vùng đồng bằng ven biển miền Trung vào khoảng 15 000 km2, hẹp ngang, chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

Câu 4: Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là hướng tây bắc - đông nam với một số dãy núi tiêu biểu như Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,… và hướng vòng cung với một số dãy nũi tiêu biểu như Sông Gâm, Ngân Sơn,…

Câu 5: Cấu trúc địa hình với "bốn cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo" thuộc vùng núi nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cấu trúc địa hình với "bốn cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo" thuộc vùng núi Đông Bắc.

Câu 6: Địa hình nước ta thấp dần từ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Sự phân hóa địa hình của nước ta thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Câu 7: Ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là vùng ngoài đê.

Câu 8: Hai hệ thống sông chính bồi tụ nên Đồng bằng sông Hồng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh.

Câu 9: Địa hình của vùng Trường Sơn Bắc có đặc điểm nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một trong những đặc điểm của địa hình Trường Sơn Bắc là thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở 2 đầu.

Câu 10: Địa hình có độ cao từ 2000 m ở nước ta trở lên chiếm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Địa hình núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

Câu 11: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan. Một số cao nguyên tiêu biểu như Cao Nguyên Lâm Viên, Mơ Nông, Kon Tum,…

Câu 12: Cao nguyên nào sau đây không phải là cao nguyên đá vôi?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Do điều kiện khí hậu và địa hình nên hầu như dạng địa hình đá vôi chỉ hình thành ở phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra).Trong bốn cao nguyên: Sín Chải, Tà Phình, Di Linh, Mộc Châu chỉ có cao nguyên Di Linh là nằm ở phần phía Nam lãnh thổ (thuộc vùng Tây Nguyên), còn lại ba cao nguyên kia đều thuộc phần lãnh thổ phía Bắc (thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ) nên cao nguyên Di Linh không phải là cao nguyên đá vôi.

Câu 13: Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng khí hậu

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Địa lí lơp 12, trang 46: “Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày”. Như vậy, quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng khí hậu nóng ẩm.

Câu 14: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ sông Cả đến

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ sông Cả đến dãy núi Bạch Mã.

Câu 15: Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là cồn cát, đầm phá – vùng thấp trũng – đồng bằng.

Câu 16: Các dãy núi trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Địa lí 12 trang 30, các dãy núi vùng Tây Bắc cùng chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Vùng núi Trường Sơn Bắc (Bắc Trung Bộ) gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.

Câu 17: Ở nước ta, tài nguyên khoáng sản tập trung nhiều ở khu vực nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Địa lí 12, ở khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrít... và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxít, titan,... Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

Câu 18: Những vùng nào tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long chưa được bồi đắp xong?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Đồng bằng sông Cửu Long có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên là những nơi chưa được bồi đắp xong.

Câu 19: Đặc điểm đất đai ở đồng bằng duyên hải miền Trung là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Đất đai ở đồng bằng duyên hải miền Trung là do cả sông và biển bồi đắp phù sa nên thường mang tính chất mặn, nhiều cát và có ít phù sa hơn so với đồng bằng châu thổ.

Câu 20: Vùng đồi núi của nước ta chia ra làm những khu vực địa hình nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Địa hình khu vực đồi núi của nước ta chia ra làm 4 vùng, bao gồm vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Câu 21: Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ, được bồi đắp phù sa của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ, được bồi đắp phù sa của sông Tiền và sông Hậu.

Câu 22: Ở các đồng bằng ven biển, nơi giáp biển là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Ở các đồng bằng ven biển, nơi giáp biển là các cồn cát, đầm phá.

Câu 23: Vùng núi Đông Bắc có vị trí

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vùng núi Đông Bắc có vị trí nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng.

Câu 24: Ở khu vực trung tâm của khu vực Tây Bắc địa hình chủ yếu là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Ở khu vực trung tâm của khu vực Tây Bắc địa hình chủ yếu là sơn nguyên và cao nguyên như cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Sín Chải, cao nguyên Tả Phìn.

Câu 25: Đồng bằng nước ta được chia thành mấy loại?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Đồng bằng nước ta được chia thành 2 loại, bao gồm đồng bằng sông và đồng bằng ven biển.

Câu 26: Bề mặt đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm nổi bật là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bề mặt đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm nổi bật là có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt.

Câu 27: Cấu trúc địa hình "gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam" là của vùng núi nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cấu trúc địa hình "gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam" là của vùng núi Trường Sơn Bắc.

Câu 28: Khối núi Thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000m nằm trong vùng núi nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khối núi Thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000m nằm trong vùng núi Đông Bắc.

Câu 29: Bốn cánh cung của khu vực Đông Bắc đều chụm lại ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bốn cánh cung của khu vực Đông Bắc đều chụm lại ở dãy núi Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và phía Đông.

Câu 30: Địa hình chủ yếu của vùng Nam Trường Sơn là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vùng núi Trường Sơn Nam bao gồm các khối núi và các cao nguyên: khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ; các cao nguyên: Đắk Lắk, Plây Ku, Mơ Nông, Di linh, Lâm Viên.

Câu 31: Khu vực trung tâm của vùng Đông Bắc có độ cao trung bình từ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Khu vực trung tâm của vùng Đông Bắc có độ cao trung bình từ 500 - 600 m.

Câu 32: Vùng núi Trường Sơn Bắc thuộc địa phận nào của nước ta?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vùng núi Trường Sơn Bắc (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.

Câu 33: Các cao nguyên badan phân bố chủ yếu ở vùng nào của nước ta?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quan sát lược đồ Hình 6 trang 31 (SGK Địa lí 12), đọc kí hiệu cao nguyên badan, đối chiếu vào lược đồ sẽ nhận thấy các cao nguyên badan phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.

Câu 34: Địa hình của Đồng bằng sông Hồng thấp dần ra phía

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Địa hình của Đồng bằng sông Hồng cao ở rìa Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển (phía Đông Nam).

Câu 35: Dãy Bạch Mã là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, có hướng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Dãy Bạch Mã là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, có hướng đâm ngang ra biển (Tây - Đông).

Câu 36: Đặc điểm địa hình nổi bật nhất của đồng bằng sông Hồng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đặc điểm địa hình nổi bật nhất của đồng bằng sông Hồng là bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô do hệ thống đê ngăn lũ.

Câu 37: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

Câu 38: Bán bình nguyên điển hình nhất ở vùng nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bán bình nguyên và đồi trung du đều là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng. Vùng Đông Nam Bộ có dạng địa hình bán bình nguyên điển hình với các bậc thềm phù sa cổ,…

Câu 39: Ở nước ta địa hình đồi trung du được thể hiện rõ nét nhất ở vùng nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 32: “Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta là các bề mặt bán bình nguyên hoặc các đồi trung du […] Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác dụng của dòng chảy. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung”. Như vậy, ở nước ta địa hình đồi trung du được thể hiện rõ nét nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Câu 40: Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15 000 km2, địa hình cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc.

Câu 41: Ở nước ta địa hình bán bình nguyên được thể hiện rõ nét nhất ở vùng nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ được đặc trưng bởi địa hình đồi núi thấp và trung bình (ở Đông Bắc) và núi cao hiểm trở xen thung lũng sâu (ở Tây Bắc). Vùng Tây Nguyên có các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng với các bậc độ cao khác nhau. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, địa hình đặc trưng là các dãy núi cao ăn sát ra biển chia cắt dải đồng bằng ven biển thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Chỉ riêng vùng Đông Nam Bộ địa hình đặc trưng là bán bình nguyên mới được thể hiện rõ nét nhất.

Câu 42: Trên phạm vi cả nước, vùng địa hình có độ cao từ 1000 m trở xuống chiếm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích toàn bộ lãnh thổ.

Câu 43: Đồng bằng nước ta được chia thành hai loại là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khu vực đồng bằng nước ta chia làm 2 loại: đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi đắp (ĐBSH và ĐBSCL) và đồng bằng ven biển chủ yếu do phù sa biển bồi đắp (ĐB duyên hải miền Trung).

Câu 44: Ở vùng núi Đông Bắc, từ Tây sang Đông lần lượt là các cánh cung nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở vùng núi Đông Bắc, từ Tây sang Đông lần lượt là các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

Câu 45: Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

Câu 46: Ở nước ta đồng bằng chiếm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Diện tích đồng bằng nước ta chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, được chia thành 2 loại là đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển.