Lý thuyết chung về ankan

Lý thuyết chung về ankan

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Lý thuyết chung về ankan

Lý thuyết về Lý thuyết chung về ankan

ANKAN (PARAFIN)

I. ĐỒNG ĐẲNG

- CH4 và các đồng đẳng của nó tạo thành dãy đồng đẳng của metan, gọi chung là ankan.

- Công thức chung là \[{{C}_{n}}{{H}_{2n+2}}\] (n $\ge $1). Trong phân tử ankan chỉ có các liên kết đơn

II. ĐỒNG PHÂN

1. Đồng phân

      - Các ankan từ \[{{C}_{1}}\to {{C}_{3}}\] không có đồng phân

      - Từ \[{{C}_{4}}\]  trở đi có đồng phân mạch C

 2. Cách viết đồng phân của ankan:

      - Bước 1 : Viết đồng phân mạch cacbon không nhánh

      - Bước 2 : Viết đồng phân mạch cacbon phân nhánh

+ Cắt 1 cacbon trên mạch chính làm mạch nhánh. Đặt nhánh vào các vị trí khác nhau trên mạch chính. Lưu ý không đặt nhánh vào vị trí C đầu mạch.

            + Khi cắt 1 cacbon không còn đồng phân thì cắt 2 cacbon, 2 cacbon có thể cùng liên kết với 1C hoặc 2C khác nhau trên mạch chính.

  3. Bậc của cacbon trong ankan

      - Bậc của 1 nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó.

      - Cacbon có bậc cao nhất là IV và thấp nhất là bậc 0.

III. DANH PHÁP

1. Tên các nhóm ankyl

a. Tên gốc ankyl mạch thẳng

      - Khi phân tử ankan bị mất đi 1 nguyên tử H thì tạo thành gốc ankyl.

      - Tên của gốc ankyl được đọc tương tự như tên ankan nhưng thay đuôi “an” bằng đuôi “yl”.

Ví dụ :            $C{{H}_{4}}\,\,(me\tan )$ $\xrightarrow[{{\text{ -  1}}\,{\text{H}}}]{}$ \[-C{H_3}\,\,(metyl)\]                    

                        \[{{C}_{2}}{{H}_{6}}\,\,(e\tan )\]    $\xrightarrow[\text{- H}]{}$ \[{{C}_{2}}{{H}_{5}}\,\,(etyl)\]                                                                       

b. Tên gốc akyl mạch nhánh

\[\underset{\,\,\,\,\,\,\underset{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,C{{H}_{3}}}{\mathop{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,|\,\,\,\,\,\,}}\,}{\overset{{}}{\mathop{\,\,C{{H}_{3}}-CH-\,}}}\,\,\,\,\,:\,\,\,\text{is}o-propyl\]      \[\underset{\,\,\,\,\,\,\underset{\,\,\,C{{H}_{3}}}{\mathop{\,\,\,|\,\,\,\,\,\,}}\,}{\overset{{}}{\mathop{\,\,\,C{{H}_{3}}-CH-\,C{{H}_{2}}}}}\,-\,\,\,\,:\,\,\,\text{iso-butyl}\]                   \[\underset{\,\,\,\,\underset{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,C{{H}_{3}}}{\mathop{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,|\,\,\,\,\,\,}}\,}{\overset{\overset{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,C{{H}_{3}}\,\,\,}{\mathop{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,|\,\,}}\,}{\mathop{C{{H}_{3}}-C-\,}}}\,\,\,\,\,\,:\,\,\,tert-butyl\]       \[\underset{\,\,\,\,\underset{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,C{{H}_{3}}}{\mathop{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,|\,\,\,\,\,\,}}\,}{\overset{\overset{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,C{{H}_{3}}\,\,\,}{\mathop{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,|\,\,}}\,}{\mathop{C{{H}_{3}}-C-\,}}}\,C{{H}_{2}}-\,\,\,\,\,:\,\,\,neo-pentyl\]                \[\underset{\underset{{}}{\mathop{\,\,|\,\,\,\,\,\,}}\,}{\overset{{}}{\mathop{C{{H}_{3}}-CH-\,C{{H}_{2}}}}}\,-C{{H}_{3}}\,\,\,\,:\,\,\,\sec -butyl\]              

3. Tên thay thế của ankan

            Tên ankan = Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh (gốc ankyl) + tên mạch chính + an

- Mạch chính là mạch dài nhất và có nhiều nhánh nhất.

            1C: met; 2C: et; 3C: prop; 4C: but; 5C: pent; 6C: hex; 7C: hept; 8C: oct

- Để xác định vị trí nhánh phải đánh số cacbon trên mạch chính.

            + Đánh số thứ tự của các nguyên tử cacbon trên mạch chính sao cho tổng số vị trí của các nhánh là nhỏ nhất.

+ Nếu có nhiều nhánh giống nhau thì phải nêu đầy đủ vị trí của các nhánh và phải thêm các tiền tố đi (2), tri (3), tetra (4) trước tên nhánh.

+ Nếu có nhiều nhánh khác nhau thì tên nhánh được đọc theo thứ tự trong bảng chữ cái (etyl, metyl, propyl…).

IV. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

      - Trạng thái:  Ankan từ \[{{C}_{1}}\] $\to $ \[{{C}_{4}}\] ở trạng thái khí.  Ankan từ \[{{C}_{5}}\] $\to $ khoảng \[{{C}_{18}}\]  ở trạng thái lỏng. Từ \[{{C}_{19}}\]  trở đi thì ở trạng thái rắn.

      - Độ tan : Các ankan không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

      - Nhiệt độ nóng chảy, sôi :

+ Các ankan có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần theo khối lượng phân tử.

+ Khi cấu trúc phân tử càng gọn thì $t_{\text{nc}}^{\text{o}}$ càng cao còn $t_{\text{s}}^{\text{o}}$ càng thấp và ngược lại.

V. TÍNH CHẤT  HÓA HỌC

1. Phản ứng thế halogen (phản ứng halogen hóa)

      - Thường xét phản ứng với \[C{{l}_{2}},B{{r}_{2}}\]

      - Dưới tác dụng của ánh sáng, các ankan tham gia phản ứng thế halogen. Các nguyên tử H có thể lần lượt bị thế hết bằng các nguyên tử halogen.

                        \[{{C}_{2}}{{H}_{6}}+C{{l}_{2}}\]    $\xrightarrow{\text{as}}$ \[{{C}_{2}}{{H}_{5}}Cl+HCl\]

Quy tắc thế : Khi tham gia phản ứng thế, nguyên tử halogen sẽ ưu tiên tham gia thế vào nguyên tử H của C bậc cao hơn (có ít H hơn).

            Ví dụ : \[C{{H}_{3}}C{{H}_{2}}C{{H}_{3}}+B{{r}_{2}}\] $\xrightarrow{\text{as}}$  \[C{{H}_{3}}CHBrC{{H}_{3}}+HBr\]

2. Phản ứng tách H2

      - Dưới tác dụng của nhiệt và chất xúc tác thích hợp, các ankan bị tách ra 2 nguyên tử H.

                        \[{{C}_{n}}{{H}_{2n+2}}\] $\xrightarrow{{{t}^{o}},\,\,xt}$ \[{{C}_{n}}{{H}_{2n}}+{{H}_{2}}\]

Quy tắc tách:

      - Hai nguyên tử C cạnh nhau bị tách H. Mỗi nguyên tử C bị mất 1 nguyên tử H và nối đơn chuyển thành nối đôi.

      - H của C bậc cao hơn bị ưu tiên tách để tạo sản phẩm chính.

            Ví dụ :\[\underset{{}}{\overset{{}}{\mathop{\,\,\,C{{H}_{3}}-CH(C{{H}_{3}})-\,C{{H}_{2}}}}}\,-C{{H}_{3}}\,\,\,\,\xrightarrow{{{t}^{o}},\,\,xt}\underset{{}}{\overset{{}}{\mathop{\,\,\,C{{H}_{3}}-C(C{{H}_{3}})=\,CH}}}\,-C{{H}_{3}}\,\,\,+\,\,\,{{H}_{2}}\]

3. Phản ứng cracking (bẻ gãy mạch)

      - Khi có xúc tác thích hợp và dưới tác dụng của nhiệt độ, các ankan bị bẻ gãy mạch C tạo ra các phân tử nhỏ hơn:     

\[{{C}_{n}}{{H}_{2n+2}}\] $\xrightarrow{crackinh}$ \[{{C}_{a}}{{H}_{2a+2}}+{{C}_{b}}{{H}_{2b}}\]          

  (với a ≥ 1, b ≥ 2 và a  + b = n)

  \[{{C}_{4}}{{H}_{10}}\]                   $\xrightarrow{crackinh}$  \[C{{H}_{4}}+{{C}_{3}}{{H}_{6}}\]

  \[{{C}_{4}}{{H}_{10}}\]     $\xrightarrow{crackinh}$  \[{{C}_{2}}{{H}_{6}}+{{C}_{2}}{{H}_{4}}\]

Chú ý : - Khi ankan sinh ra có mạch cacbon dài thì cũng có thể bị bẻ mạch tiếp.

            - Phản ứng crackinh thường kèm cả phản ứng tách hiđro.

4. Phản ứng cháy (Oxi hóa hoàn toàn)

            \[{{C}_{n}}{{H}_{2n+2}}+\] $\frac{\text{3n + 1}}{\text{2}}$\[{{O}_{2}}\]   $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$  \[nC{{O}_{2}}+\left( n+1 \right){{H}_{2}}O\]

      - Khi đốt ankan luôn có ${{\text{n}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}}}$> ${{\text{n}}_{\text{CO}_{\text{2}}^{{}}}}$và nankan = ${{\text{n}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}}}$ – ${{\text{n}}_{\text{CO}_{\text{2}}^{{}}}}$

VI. ĐIỀU CHẾ

            \[A{{l}_{4}}{{C}_{3}}+12{{H}_{2}}O\] $\to $   \[4Al{{\left( OH \right)}_{3}}+3C{{H}_{4}}\]

\[C{{H}_{3}}COONa+NaOH\] $\xrightarrow{CaO,\,\,{{t}^{o}}}$ \[C{{H}_{4}}+N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}\]                                            

           

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Phản ứng đặc trưng của ankan là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế

Câu 2: Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể khí ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

+ Hidrocacbon từ C1 $ \to $ C4 ở trạng thái khí.

+ hiđrocacbon từ C5 $ \to $ khoảng C18 ở trạng thái lỏng. Từ C18 trở đi thì ở trạng thái rắn.

$\Rightarrow$ $ C{{H}_{4}} $ ở thể khí

Câu 3: Metan tham gia phản ứng thế $ C{ l _ 2 } $ trong điều kiện:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Metan tham gia phản ứng thế dưới ánh sáng khuếch tán.

Câu 4: Tên thay thế (theo IUPAC) của \({\left( {C{H_3}} \right)_3}C-C{H_2}-CH{\left( {C{H_3}} \right)_2}\) là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tên thay thế (theo IUPAC) của ${\left( {C{H_3}} \right)_3}C-C{H_2}-CH{\left( {C{H_3}} \right)_2}$ là 2,2,4-trimetylpentan.

Câu 5: Công thức đơn giản nhất của hiđrocacbon M là $ { C _ n }{ H _{2n+1}} $ . M thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

CTPT của M: ${({C_n}{H_{2n + 1}})_a} = {C_{an}}{H_{2an + a}}\,(a \in N*,a \geqslant 1)$

Đặt an=m $ \to $ công thức phân tử của M là ${C_m}{H_{2m + a}}$

Theo điều kiện của a \[(a \in N*,\,a \geqslant 1)\] và số nguyên tử H luôn là số chẵn $ \to a = 2$

$ \Rightarrow $ M có công thức phân tử ${C_m}{H_{2m + 2}}$ thuộc dãy đồng đẳng của ankan

Câu 6: Dãy gồm các hiđrocacbon đều ở thể khí trong điều kiện thường là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các hiđrocacbon có C < 5 là thể khí ở điều kiện thường $\Rightarrow$ Dãy gồm các hiđrocacbon đều ở thể khí trong điều kiện thường là $ C{ H _ 4 }, { C _ 2 }{ H _ 6 },{ C _ 3 }{ H _ 8 }, { C _ 4 }{ H _ 8 }, { C _ 4 }{ H _{10}} $

Câu 7: Ankan là hiđrocacbon

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ankan là hiđrocacbon mạch hở, no

Câu 8: Nhóm chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm chất cùng dãy đồng đẳng là : $ C{ H _ 4 }, { C _ 2 }{ H _ 6 }, { C _ 3 }{ H _ 8 }, { C _ 4 }{ H _{10}} $ đều có công thức chung là $ { C _ n }{ H _{2n+2}} $ là ankan.

Câu 9: Công thức tổng quát của ankan là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công thức tổng quát của ankan là $ { C _ n }{ H _{2n+2}}(n\ge 1) $

Câu 10: Phản ứng không tạo ra khí metan là phản ứng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phản ứng không tạo ra khí metan là :

$ HCOOK+KOH $ $ \xrightarrow{\operatorname{CaO}, {{\operatorname t }^ o }} $ $ { H _ 2 }+{ K _ 2 }C{ O _ 3 } $

Câu 11: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế $ C{ H _ 4 } $ theo phản ứng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương pháp điều chế $ C{ H _ 4 } $ trong phòng thí nghiệm là:

$ C{ H _ 3 }COONa + NaOH $ $ \xrightarrow{\operatorname{CaO}, {{\operatorname t }^ o }} $ $ C{ H _ 4 }+ N{ a _ 2 }C{ O _ 3 } $

Câu 12: Thành phần chính của "khí thiên nhiên" là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thành phần của khí thiên nhiên là metan $ C{ H _ 4 } $

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ankan?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu không đúng về ankan là : "Tan vô hạn trong nước" vì ankan hầu như không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

Câu 14: Phản ứng nào sau đây không biểu diễn tính chất hóa học của metan?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Metan là hợp chất hiđrocacbon no nên không tham gia phản ứng cộng

Câu 15: Định nghĩa nào sau đây không đúng: " Ankan (parafin) là hiđrocacbon"

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Định nghĩa không đúng là : Ankan (parafin) là hiđrocacbon no vì chưa nêu được đặc điểm mạch hở.

Câu 16: Hiđrocacbon nào sau đây thuộc loại hiđrocacbon no?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Propan thuộc loại hiđrocacbon no.

Câu 17: Không thể điều chế $ C{ H _ 4 } $ bằng phản ứng nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ C{ H _ 4 } $ không được điều chế bằng phản ứng : Canxi cacbua tác dụng với nước.

$ Ca{ C _ 2 }+2{ H _ 2 }O\to Ca(OH){_ 2 }+{ C _ 2 }{ H _ 2 } $

Câu 18: Nghiền nhỏ 1 gam $ C{{H}_{3}}COONa $ cùng với 2 gam vôi tôi xút (CaO và NaOH) rồi cho vào đáy ống nghiệm. Đun nóng đều ống nghiệm, sau đó đun tập trung phần có chứa hỗn hợp phản ứng. Hiđrocacbon sinh ra trong thí nghiệm trên là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiđrocacbon sinh ra trong thí nghiệm trên là metan.

Câu 19: Ứng dụng nào sau đây không phải của ankan?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ankan không được sử dụng làm thuốc nổ

Câu 20: Số nguyên tử cacbon bậc IV, bậc III, bậc II và bậc I tương ứng trong phân tử 3-etyl-2,2,4-trimetyl pentan là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

3-etyl-2,2,4-trimetyl pentan : $ {{(C{ H _ 3 })}_ 3 }C-CH({ C _ 2 }{ H _ 5 })CH{{(C{ H _ 3 })}_ 2 } $

Số C bậc IV, III, II, I lần lượt là : 1, 2, 1, 6

Câu 21: Hợp chất nào sau đây không ở thể khí trong điều kiện thường?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ankan có số $ C\le 4 $ thì ở thể khí trong điều kiện thường

$\Rightarrow$ $ { C _ 5 }{ H _{12}} $ không ở thể khí trong điều kiện thường

Câu 22: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử $ { C _ 4 }{ H _ 9 }Cl $ ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các đồng phân của $ { C _ 4 }{ H _ 9 }Cl $ là:

$ C{ H _ 3 }-C{ H _ 2 }-C{ H _ 2 }-C{ H _ 2 }-Cl $

$ C{ H _ 3 }-C{ H _ 2 }-CHCl-C{ H _ 3 } $

$ C{ H _ 3 }-CH(C{ H _ 3 })-C{ H _ 2 }Cl $

$ C{ H _ 3 }-CCl(C{ H _ 3 })-C{ H _ 3 } $