Tự chủ

Tự chủ

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tự chủ

Lý thuyết về Tự chủ

a. Khái niệm

Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình.

b. Ý nghĩa

Tự chủ giúp con người biết sống một cách đúng đắn, biết cư xử có đạo đức, có văn hoá giúp ta đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ.

c. Cách rèn luyện

Suy nghĩ kỹ trước khi hành động, sau mỗi việc làm cần kiểm tra lại thái độ, lời nói, hành động đó đúng hay sai để kịp thời sửa chữa.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống : Người biết tự chủ là người ........... được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và tự biết điều chỉnh hành vi của mình.

(SGK GDCD 9 tr 7)

Câu 2: Người tự chủ là người biết làm chủ 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và tự biết điều chỉnh hành vi của mình.

(SGK GDCD 9 tr 7)

Câu 3: Đồng nghĩa với tự chủ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đồng nghĩa với tự chủ là tự lập, là tự làm mọi thứ, tự sống cuộc sống mà mìnhchọn chứ không dựa dẫm hay nhờ đến sự giúp đỡ của ai khác.

Câu 4: Để rèn luyện tính tự chủ, chúng ta không nên có biểu hiện nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Để rèn luyện tính tự chủ, chúng ta không nên tỏ ra tự tin bản thân là giỏi nhất trước mặt mọi người, thay vào đó cần phải khiêm tốn trước mọi người.

Câu 5: Phương án nào sau đây là ý nghĩa của tự chủ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giúp chúng ta đứng vững trước những thử thách là một trong những ý nghĩa của tự chủ, ngoài ra sống tự chủ giúp chúng ta biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa.

Câu 6: Người tự chủ là người biết làm chủ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người tự chủ là người biết làm chủ suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình.

Câu 7: Phương án nào sau đây là một trong những biểu hiện của tự chủ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

Câu 8: Phương án nào sau đây không thuộc ý nghĩa của tự chủ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nâng cao tinh thần đoàn kết, làm việc tập thể không phải là ý nghĩa của tự chủ mà đó là ý nghĩa của lối sống đoàn kết.

Câu 9:  Là người học sinh tự chủ sẽ làm gì khi gặp một bài toán khó? 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

 Là người học sinh tự chủ sẽ làm gì khi gặp một bài toán khó sẽ đọc lại kiến thức và nghiên cứu tự làm.

Câu 10: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự chủ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tự mình giải quyết công việc mà không cần phụ thuộc vào ai là biểu hiện của tính tự chủ.

Câu 11: Người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh tình huống là người có lối sống

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và tự biết điều chỉnh hành vi của mình.

(SGK GDCD 9 tr 7)

Câu 12: Phương án nào sau đây biểu hiện trái với tự chủ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Luôn bị ảnh hưởng tâm lý từ các tác nhân bên ngoài không phải là biểu hiện của tự chủ. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

Câu 13: Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

" Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình." (SGK GDCD 9 tr7)

Câu 14: 1. Lan rất muốn đi xem ca nhạc cùng bạn nhưng vì chưa làm xong bài tập nên đã ở nhà học bài.

2. Dù bị các bạn nói xấu nhưng Hòa cố bình tĩnh bỏ đi chờ khi có cơ hội sẽ nói rõ với các bạn.

3. Cường không hút thuốc lá dù các bạn rủ rê, lôi kéo nhiều lần

4. Để có tiền chơi game, Mạnh đã tham gia vào một nhóm trộm cắp.

5. Linh đang học bài ở nhà thì Tuấn đến rủ Linh đi chơi điện tử ăn tiền, Linh liền đi theo.

Trong các trường hợp trên, hành vi của ai không làm chủ được bản thân?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hành vi của các bạn Manh, Linh đã bị bạn bè rủ rê, lôi kéo làm những việc vi phạm pháp luật, việc làm sai trái không điều chỉnh được suy nghĩ, làm chủ được hoàn cảnh, bản thân .

Câu 15: Khi đối diện với những lời đồn thổi không hay về mình, em sẽ làm gì để thể hiện sự tự chủ của bản thân ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi bị hiểu nhầm, nghe những lời đồn thổi không hay về mình mà chưa có chứng cứ, chưa xác định được nguyên nhân em nên bình tĩnh, suy xét, , xem xét câu chuyện ở mọi góc độ khía cạnh từ đó em sẽ có cách xử lí thông minh, khéo léo để vừa chứng minh được bản thân vừa thể hiện bản lĩnh làm chủ được cảm xúc, suy nghĩ, hoàn cảnh.Việc tỏ ra hốt hoảng, vội tìm cách thanh minh với mọi người sẽ không giải quyết được vấn đề một cách triệt để. Cố gắng truy tìm cho ra nguồn gốc và làm sáng tỏ mọi chuyện sẽ dẫn đến sự mất kiểm soát, mất bình tĩnh dẫn đến cách xử lý tình huống không được trọn vẹn.

Câu 16: Nhóm của K tổ chức đi chơi vào tối thứ sáu, tuy nhiên vào sáng thứ bảy lớp K có buổi kiểm tra môn tiếng Anh một tiết. Nếu là K em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây để thể hiện bản thân là người tự chủ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong trường hợp này, nếu là K có tính tự chủ, em nên hẹn các bạn đi chơi vào một buổi khác để thời gian ôn bài vì việc học là quan trọng và đi chơi có thể có nhiều dịp.

Câu 17: Thầy giáo giao bài tập về nhà cho cả lớp, vì không làm được bài nên T quyết định lên mạng tìm lời giải rồi chép, còn với P mặc dù lúc đầu không làm được nhưng sau đó bạn đã chịu khó mày mò, suy nghĩ vì vậy đã giải được bài, R thấy P làm được nên mượn vở bạn để chép. Theo em, ai là người có tính tự chủ trong trường hợp này?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong trường hợp trên T và R đều không tự làm bài mà đi chép bài từ người khác làm, chỉ có P là tự chủ suy nghĩ, tìm tòi ra cách giải bài toán, vậy chỉ có P là người tự chủ.

Câu 18: Câu nói nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Cả giận mất khôn" là câu nói thể hiện thiếu tự chủ, muốn nhắc đến người mất kiểm soát về cảm xúc, nóng giận dẫn đến đưa ra nhiều quyết định sai lầm.

Câu 19: Hành vi nào dưới đây không thể hiện đức tính tự chủ ?

I. Khi làm bài kiểm tra, thấy bài khó là Tâm lại cuống lên, không tập trung để làm bài được.

II. Bị bạn trêu chọc, Lâm phản ứng lại ngay như văng tục hoặc đánh bạn.

III. Hòa luôn giữ bình tĩnh khi gặp những tình huống khó khăn bất ngờ.

IV. Dù đang học bài nhưng khi bạn đến rủ đi chơi là Yên đi ngay.

V. Thấy các bạn tuổi mình làm Vlog, Hà cũng lao vào làm, do đó mất nhiều thời gian, học hành bị sút kém.

VI. Mặc dù trời mưa và một số bạn xung quanh bỏ buổi lao động ở trường, nhưng Hải vẫn đi lao động.

VII. Lan có tính nóng nảy, hay bốp chát với bạn bè, sau đó Lan thấy như vậy là dở nên cố gắng sửa chữa, bỏ được tính nóng nảy.

VIII. Bị các bạn trêu trọc, khích bác nhưng Nam vẫn đi xe đạp cũ đi học vì bạn biết bố mẹ nghèo, không có tiền mua cho bạn xe mới.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các hành vi I, II, IV, V không thể hiện sự tự làm chủ bản thân, dễ bị các yếu tố ngoại cảnh tác động, không giữ được bình tĩnh và không tự điều chỉnh hành vi của mình.

Câu 20: Trong một buổi đi chơi, khi qua đoạn đường gần nhà, bạn H có nhặt được một chiếc ví trong đó có rất nhiều tiền. Nếu là H có tính tự chủ, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong trường hợp này, nếu là H có tính tự chủ, em nên mang chiếc ví đó đến cơ quan công an gần nhất để tìm ra chủ nhân của nó và trả lại chiếc ví.

Câu 21: Trong giờ học, P vô tình làm rơi sách của T khiến quyển sách bị bẩn. Thấy vậy, P cuống quýt xin lỗi T nhưng T vẫn tỏ ra tức giận, mắng chửi và còn ném sách của P xuống đất. Trong trường hợp này cho ta thấy T là người như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hành vi của T thể hiện T là người thiếu tự chủ, không kiểm soát được lời nói và hành vi của bản thân, mặc dù đó chỉ là sự vô tình của P nhưng T vẫn tỏ thái độ tiêu cực với bạn.