+ Một phần phụ thuộc vào kinh tế: pháp luật do các quan hệ kinh tế quy định.
+ Tác động ngược trở lại đối với kinh tế, có thể tích cực hoặc tiêu cực. Pháp luật phù hợp sẽ kích thích phát triển kinh tế. Ngược lại, pháp luật không phản ánh đúng các quan hệ kinh tế sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế - xã hội.
b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị
- Là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền.
- Là hình thức biểu hiện chính trị, ghi nhận, yêu cầu, quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền.
c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
- Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Giúp pháp luật được tuân thủ không chỉ bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước mà còn bằng niềm tin, lương tâm, sự tự giác, tự nguyện của mỗi người.
- Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
- Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh để hướng tới các giá trị giống nhau: công lý, công bằng, lẽ phải, tự do, bình đẳng.
Câu 1: Những giá trị cơ bản của pháp luật như : công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải đồng thời là
A
B
C
D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Giáo dục công dân 12, Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của con người trong mọi hoàn cảnh, điều kiện như nhau, là thể hiện của công lí, công bằng và giới hạn tự do của mỗi người trong việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính những giá trị cơ bản của pháp luật như : công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải đồng thời là giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.
Câu 2: Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào thể hiện sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật?
A
B
C
D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Đạo đức là những quy tắc xử sự của con người, của tập thể và của cộng đồng được hình thành trên cơ sở quan niệm về cái thiện, cái ác, về nghĩa vụ, lương tâm. Cả pháp luật và đạo đức đều là hệ thống quy tắc xử sự.
Câu 3: Pháp luật và đạo đức là hai hiện tượng
A
B
C
D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Ở mỗi nước, ngoài quy phạm pháp luật, còn tồn tại các loại quy phạm xã hội khác, trong đó có quy phạm đạo đức. Như vậy, pháp luật và đạo đức là hai hiện tượng đều mang tính quy phạm.
Câu 4: Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. Đây là nội dung mối quan hệ giữa pháp luật với
A
B
C
D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biển, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật. Khi đã trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. Đây là nội dung mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
Câu 5: Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?
A
B
C
D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Còn đạo đức là những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, không bắt buộc với mọi đối tượng hoặc có thực hiện hay không tùy vào thái độ của mỗi người.
Câu 6: Khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ là “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với
A
B
C
D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biển, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật. “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức” vừa là luật nhưng cũng thể hiện mối quan hệ với đạo đức.