Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Lý thuyết về Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

a. Khái niệm

- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

- Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học- kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển. 

b. Ý nghĩa

Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.

c. Trách nhiệm của công dân

Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tiếp thi một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Phương án nào sau đây không phải là biểu hiện của tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bài trừ những phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc không phải là biểu hiện của tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, là hành làm mài mòn những nét văn hóa truyền thống. Chúng ta có thể học hỏi những nét truyền thống văn mình và loại bỏ những hủ tục lạc hậu.

Câu 2: Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học- kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật và những công trình, truyền thống đặc sắc, vì vậy chúng ta cần phải có thái độ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học- kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật và những công trình, truyền thống đặc sắc, vì vậy chúng ta cần phải có thái độ tôn trọng, tiếp thu, phát triển." (SGK GDCD 8 tr21)

Câu 3: Ý nào sau đây là một trong những biểu hiện của tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tiếp thu những điều tốt đẹp về kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc là một trong những biểu hiện của tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, đồng thời tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc, thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

Câu 4: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. " (SGK GDCD 8 tr21)

Câu 5: Chúng ta cần tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc khác theo phương pháp nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chúng ta cần tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc khác theo phương pháp tiếp thu cóchọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.

Câu 6: Chúng ta cần phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình này cần tuân thủ điều kiện gì ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 8 trang 21, chúng ta cần phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.

Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình." (SGK GDCD 8 tr20)

Câu 8: Những giá trị văn hóa mà chúng ta tiếp thu, học hỏi từ các nền văn hóa trên thế giới cần

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 8 trang 21, chúng ta cần phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.

Câu 9: Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình được gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 8 trang 21, tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình

Câu 10: Việt Nam cần thay đổi điều gì sau để vì một nền văn hóa đa dạng, tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc?  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu. Theo cách hiểu thông thường hiện nay thì hủ tục là những thói hư, tật xấu, tồi tàn làm cho xã hội bị trì trệ, chậm phát triển. Những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người, nhất là các dân tộc thiểu số. Những hủ tục ở Việt Nam vẫn còn tồn tại như tảo hôn, bắt vợ, cúng ma… Vì vậy Việt Nam cần thay đổi những hủ tục lạc hậu để góp phần xây dựng nền văn hóa đa dạng, tiên tiến.

Câu 11: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình." (SGK GDCD 8 tr20)