Cơ chế xác định giới tính

Cơ chế xác định giới tính

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Cơ chế xác định giới tính

Lý thuyết về Cơ chế xác định giới tính

1. Khái niệm:

NST giới tính là cặp NST đặc biệt, mang gen quy định tính đực-cái, các tính trạng liên quan tới giới tính và các tính trạng thường liên kết kèm theo.

2.  Đặc điểm:

- Chỉ có một cặp duy nhất trong tế bào lưỡng bội.

- Có thể tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY)

- Khác nhau giữa hai giới trong cùng loài.

-  Mang gen quy định giới tính.

- Mang gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính.

- Giới tính ở nhiều loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào . Ví dụ: Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me... cặp NST giới tính của giống cái là XX, giống đực là XY. Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm, dâu tây... cặp NST giới tính của giống đực là XX, của giống cái là XY.

3. Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính

 Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh, ví dụ như ở người.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính

- Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài.

+ Nhân tố bên trong: hoocmôn sinh dục nếu tác động sớm có thể biến đổi giới tính, ...

+ Nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều có thể làm thay đổi tỉ lệ giới tính.

- Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực : cái trong lĩnh vực chăn nuôi.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Như vậy, Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY (con trai)

Câu 2: Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con gái?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Như vậy, sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX (con gái)

Câu 3: Ở người, giới tính được xác định từ lúc nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong khi thụ tinh.

Trong quá trình thụ tinh, ở giới đồng giao chỉ cho 1 loại giao tử mang NST X sẽ kết hợp với giao tử mang NST X hoặc Y của giới dị giao để tạo hợp tử mang cặp XX hoặc XY. Ví dụ ở người thì XX là con gái, XY là con đực. Như vậy, đa số các loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh.

(Các em xem kĩ lại SGK Sinh học lớp 9)

Câu 4: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính trong đời cá thể (không tính đến yếu tố di truyền)?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các nhân tố của môi trường trong ( hooc mon sinh dục) và ngoài (nhiệt độ, ánh sáng) tác động vào những giai đoạn sớm trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển của cá thể.(Đây là kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học lớp 9, các em xem kỹ lại nhé).

Câu 5: Ở nhóm sinh vật nào dưới đây con đực mang cặp NST giới tính XX, còn con cái mang cặp NST giới tính XY?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chim, bướm, ếch, nhái, thằn lằn bóng.

Giới tính ở nhiểu loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào, khác biệt ở một số loài:

VD: + Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây me chua… thì cặp XX là con cái, XY là con đực

+ Ở chim, gà, bướm, lưỡng cư, bò sát, bướm, dâu tây… thì cặp XX là con đực, XY là con cái

(Đây là kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học lớp 9 các em xem kỹ lại nhé).

Câu 6: Cơ chế xác định giới tính ở cá thể sinh vật là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh.

+ Nhờ quá trình giảm phân, ở giới dị giao cho 2 loại giao tử mang NST X và Y, giới đồng giao cho ra 1 loại giao tử mang NST X

+ Sự tổ hợp tự do của giao tử trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử XX hoặc XY, từ đó giới tính được xác định

Câu 7: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi, điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do hiểu được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính, có ý nghĩa phù hợp với mục đích sản xuất.

VD: Dựa vào người ta có thể tạo ra toàn tằm đực( tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái), tạo ra bê đực nếu muốn nuôi để lấy thịt, tạo ra nhiều bê cái để lấy sữa)

Câu 8: Ở nhóm sinh vật nào dưới đây con đực mang cặp NST giới tính XY, còn con cái mang cặp NST giới tính XX ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ruồi giấm, trâu, thỏ, người, cây gai.

Giới tính ở nhiểu loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào, khác biệt ở một số loài:

VD: + Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây me chua… thì cặp XX là con cái, XY là con đực.

+ Ở chim, gà, bướm, lưỡng cư, bò sát, bướm, dâu tây… thì cặp XX là con đực, XY là con cái.

(Đây là kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học lớp 9 các em xem kỹ lại nhé)

Câu 9: Đặc điểm và chức năng chủ yếu của NST giới tính là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Là một cặp tương đồng hay không tương đồng, chức năng xác định giới tính.

Cặp NST tương đồng: XX

Cặp NST không tương đồng: XY

Chức năng: Xác định giới tính, do sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh

(Các em xem lại kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học lớp 9)