– Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất của nó đối với chân không.
– Vì chiết suất của không khí xấp xỉ bằng 1, nên khi không cần độ chính xác cao, ta có thể coi chiết suất của một chất đối với không khí bằng chiết suất tuyệt đối của nó.
– Giữa chiết suất tỉ đối n21 của môi trường 2 đối với môi trường 1 và các chiết suất tuyệt đối n2 và n1 của chúng có hệ thức: n21=n2n1
– Ngoài ra, người ta đã chứng minh được rằng:
Chiết suất tuyệt đối của các môi trường trong suốt tỉ lệ nghịch với vận tốc truyền ánh sáng trong các môi trường đó:
n2n1=v1v2
Nếu môi trường 1 là chân không thì ta có:n1=1 và v1=c=3.108m/s
Kết quả là: n2=cv2 hay v2=cn2.
– Vì vận tốc truyền ánh sáng trong các môi trường đều nhỏ hơn vận tốc truyền ánh sáng trong chân không, nên chiết suất tuyệt đối của các môi trường luôn luôn lớn hơn 1.
Ý nghĩa của chiết suất tuyệt đối
Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt cho biết vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường đó nhỏ hơn vận tốc truyền ánh sáng trong chân không bao nhiêu lần.
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
Tốc độ ánh sáng trong kim cương: v=cn=3.1082,42=124.106(m/s)=124000(km/s)
Chiết suất tỉ đối giữa môi trường chứa tia khúc xạ đối với môi trường chứa tia tới:
n21=n2n1
Trong đó: n2,n1 lần lượt là môi trường chứa tia khúc xạ và môi trường chứa tia tới.
⇒n21 có thể lớn hơn 1 hoặc nhỏ hơn 1.
Chiết suất của chân không là 1.
Chiết suất của không khí là 1,000293.
Chiết suất của thủy tình và nước đều lớn hơn 1.
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó với chân không.
Vận tốc của ánh sáng trong môi trường chiết suất n: v=cn(m/s)
Trong đó c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Vậy vận tốc ánh sáng truyền trong chân không là lướn nhất.
Môi trường nào có chiết suất lớn hơn thì chiết quang hơn.
Vận tốc của ánh sáng trong môi trường chiết suất n: v=cn(m/s)
Trong đó c là vận tốc ánh sáng trong chân không.