Môi trường vùng núi

Môi trường vùng núi

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Môi trường vùng núi

Lý thuyết về Môi trường vùng núi

1. Đặc điểm của môi trường

- Thực vật thay đổi theo độ cao và hướng sườn:

+ Có sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi.

+ Hướng và độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng tới môi trường sườn núi.

- Tác động của con người: Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh từ các hoạt động của con người gây suy giảm đa dạng sinh học.

2. Cư trú của con người

- Đặc điểm:

+ Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người.

+ Vùng núi là nơi thưa dân.

- Những đặc điểm cư trú khác nhau trên Trái Đất:

+ Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m.

+ Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. 

- Nơi cư trú:

+ Nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.

+ Thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Ở đới nóng lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở đới nóng lên đến độ cao 5500m của núi sẽ có băng tuyết.

Câu 2: Ở đới ôn hòa lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở đới đới ôn hòa đến độ cao 3000m của núi sẽ có băng tuyết, còn ở đới nóng phải lên đến độ cao 5500m mới có băng tuyết.

Câu 3: Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.

- Càng lên cao không khí càng loãng nhiệt độ càng giảm, ở độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hòa và 5500m ở đới nóng có băng tuyết vĩnh cửu.

- Hướng sườn núi đón gió ẩm và đón nắng có mưa nhiều, thực vật phát triển hơn và ngược lại.

Câu 4: Trên dãy núi An-pơ thuộc châu Âu, độ cao 1000 – 2000m ở sườn Bắc có thảm thực vật nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trên dãy núi An-pơ thuộc châu Âu, độ cao 1000 – 2000m ở sườn Bắc có thảm thực vật rừng cây lá kim và đồng cỏ phát triển. Còn ở sườn Nam có rừng cây lá kim, rừng lá rộng phát triển.

Câu 5: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C.

Câu 6: Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường sống ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường sống ở vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.

Câu 7: Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ thường sống ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ thường sống ở độ cao trên 3000m, nơi có đất bằng phẳng.

Câu 8: Nguyên nhân của sự thay đổi khí hậu theo độ cao ở vùng núi là do

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm. Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.

Câu 9: Vùng núi có nhiều tầng thực vật hơn

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vùng núi có nhiều tầng thực vật hơn là vùng hoang mạc.

Câu 10: Các dân tộc ở miền núi ở Châu Phi thường sống ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các dân tộc ở miền núi ở Châu Phi thường sống ở các sườn núi cao chắn gió và có nhiều mưa.

Câu 11: Các vùng núi thường là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các vùng núi thường là nơi cư trú của các dân tộc ít người.