Công dân với các quyền tự do cơ bản

Công dân với các quyền tự do cơ bản

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Công dân với các quyền tự do cơ bản

Lý thuyết về Công dân với các quyền tự do cơ bản

* Thế nào là quyền tự do ngôn luận?

Là công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

* Nội dung quyền tự do ngôn luận:

- Sử dụng tại cuộc họp => Trực tiếp phát biểu.

- Viết bài đăng báo: Quan điểm về chủ trương, chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy nhà nước; Ủng hộ cái tốt, phản đối cái xấu trong xã hội.

- Kiến nghị đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân.

* Ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận:

Cơ sở, điều kiện để công dân tham gia tích cực vào các hoạt động Nhà nước.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Công dân có quyền tự do phát biểu, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Đây là nội dung của quyền

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Công dân có quyền tự do ngôn luận nghĩa là: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Câu 2: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 3: Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 12 trang 60: Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền tự do cơ bản, đảm bảo cho công dân có những điều kiện cần thiết để chủ động và tích cực tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội. Mọi công dân, không phân biệt thành phần, địa vị xã hội đều có quyền tự do ngôn luận theo khuôn khổ, quy định của pháp luật.

Câu 4: Công dân có quyền viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng về vấn đề mình quan tâm là nội dung của quyền nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quyền tự do ngôn luận quy định: Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.

Câu 5: Công dân có quyền trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình. Đây là nội dung của quyền nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 12 trang 60. Quyền tự do ngôn luận qui định: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Công dân có quyền trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương của mình.

Câu 6: Công dân góp ý vào dự thảo Luật Biểu tình. Đây là thể hiện quyền:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Công dân có quyền tự do ngôn luận nghĩa là: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Vậy, việc công dân góp ý vào dự thảo Luật Biểu tình là thể hiện quyền tự do ngôn luận.

Câu 7: Công dân trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng, cơ quan, trường học mình. Nội dug này thuộc quyền nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 12 trang 60. Quyền tự do ngôn luận quy định: công dân có thể sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố... bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.

Câu 8: Tự ý bóc mở thư của người khác là vi phạm quyền

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy tự ý bóc mở thư của người khác là vi phạm quyền bảo đảm an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.