Hàng hóa- tiền tệ- thị trường

Hàng hóa- tiền tệ- thị trường

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Hàng hóa- tiền tệ- thị trường

Lý thuyết về Hàng hóa- tiền tệ- thị trường

a. Nguồn gốc và bản chất tiền tệ

- Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.

   + Hình thái giá trị đơn giản

   + Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng

   + Hình thái chung của giá trị

   + Hình thái tiền tệ

- Bản chất: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa người sản xuất hàng hóa.

b. Các chức năng của tiền tệ

- Thước đo giá trị:

   + Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).

   + Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.

- Phương tiện lưu thông:

   + Theo công thức: Hàng – tiền – hàng ( tiền là môi giới trao đổi).

   + Trong đó, Hàng – Tiền là quá trình bàn, Tiền – Hàng là quá trình mua.

- Phương tiện cất trữ:

   Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng, vì tiền đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị.

- Phương tiện thanh toán:

  Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán ( trả tiền mua chịu hàng hóa, mua nợ, nộp thuế…)

- Tiền tệ thế giới:

  Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác, việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác theo tỉ giá hối đoái.

c. Quy luật lưu thông hàng hóa

- Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.

- Quy luật này được thể hiện: M= (P X Q) / V

   + M : Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông

   + P: mức giá của đơn vị hàng hóa

   + Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông

   + V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD trang 15 thì giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi. Vậy đáp án đúng là giá trị trao đổi.

Câu 2: Việc đổi tiền Việt Nam sang Đô-la tiền Mĩ để thanh toán hàng hóa là thực hiện chức năng gì của tiền tệ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD trang 21: Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Thực hiện chức năng này, tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ nơi này sang nơi khác nên phải là tiền vàng hoặc ngoại tệ mạnh. Việc đổi tiền Việt Nam sang Đô-la tiền Mĩ – đây là ngoại tệ thế giới. Vì vậy, việc làm này đã thể hiện chức năng tiền tệ thế giới.

Câu 3: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 20 thì tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. Vậy đáp án đúng là tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.