Hàng hóa- tiền tệ- thị trường

Hàng hóa- tiền tệ- thị trường

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Hàng hóa- tiền tệ- thị trường

Lý thuyết về Hàng hóa- tiền tệ- thị trường

a. Hàng hóa là gì?

Hàng hóa là sản phẩm lao động thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán.

b. Đặc điểm hàng hóa

- Là một phạm trù lịch sử tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa

- Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ ba điều kiện: do lao động tạo ra, có công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và thông qua trao đổi mua – bán trên thị trường.

- Hàng hóa là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.

c. Hai thuộc tính của hàng hóa

- Hàng hóa gồm có hai thuộc tính: giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng.

- Giá trị sử dụng:

   + Gíá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

   + Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật giá trị sử dụng của một vật được phát hiện ra ngày càng phong phú và đa dạng.

 + Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.

- Giá trị hàng hóa:

   + Giá trị của hàng hóa chính là hao phí sức lao động kết tinh trong hàng hóa.

   + Thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng người được gọi là thời gian lao động cá biệt.

   +Thời gian lao động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hóa.

   + Trong nền sản xuất hàng hóa lượng giá trị không tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính bằng thời gian lao động cần thiết.

   + Thời gian lao động cần thiết để sản xuất hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình trong những điều kiện trung bình trong những hoàn cảnh xã hội nhất định.

  + Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa.

⇒ Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm sẽ không trở thành hàng hóa. Hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD trang 15 thì giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi. Vậy đáp án đúng là giá trị trao đổi.

Câu 2: Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD trang 14 thì sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ 3 điều kiện: Do lao động tạo ra; có công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người; trước khi tiêu dùng phải thông mua – bán. Chính vì vậy đáp án không khí trong môi trường là đúng vì không khí không có đủ 3 điều kiện trên.

Câu 3: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD trang 15 thì giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. Trên thị trường, người ta trao đổi các hàng hóa với nhau theo những tỉ lệ nhất định, về thực chất là trao đổi những lượng lao độnghao phí bằng nhau ẩn chứa trong các hàng hóa đó. Vậy đáp án đúng là2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.

Câu 4: Bà A gửi tiền vào ngân hàng. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 21 thì tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại để khi cần thì đem ra mua bán. Vậy đáp án đúng là phương tiện cất trữ.

Câu 5: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt vì tiền tệ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 20 thì tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị; đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa. Vậy đáp án đúng là được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.

Câu 6: Giá trị của hàng hóa là lao động

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD trang 16 thì giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Vậy đáp án đúng là xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.

Câu 7: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD trang 16 thì thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa. Vậy đáp án đúng là thời gian lao động xã hội cần thiết.

Câu 8: Đâu là chức năng của tiền tệ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 20, 21 thì tiền tệ có các chức năng: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới. Vậy đáp án đúng là phương tiện thanh toán.

Câu 9: Ý nào sau đây là chức năng của tiền tệ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 20, 21 thì tiền tệ có các chức năng: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới. Vậy đáp án đúng là thước đo giá trị.

Câu 10: Hàng hóa là một phạm trù lịch sử vì hàng hóa

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD trang 14 thì hàng hóa là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa. Vậy đáp án đúng là chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.

Câu 11: Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo,lúc này tiền thực hiện chức năng gi?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 19 thì với chức năng làm phương tiện lưu thông,tiền làm mô giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H-T-H. Trong đó: H-T là quá trình bán,T-H là quá trình mua; người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần. Vậy đáp án đúng là phương tiện lưu thông.

Câu 12: Anh A dùng tiền để trả hóa đơn tiền điện. Lúc này tiền thực hiện chức năng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 21 thì làm phương tiện thanh toán tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…Vậy đáp án đúng là phương tiện thanh toán.

Câu 13: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 14 ta thấy mỗi hàng hóa đều có một hay một số công dụng nhất định thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, hoặc là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân về vật chất và tinh thần hoặc là nhu cầu cho sản xuất…chính vì vậy công dụng của hàng hóa là mục đích đầu tiên mà người tiêu dùng quan tâm. Vậy đáp án đúng là công dụng của hàng hóa.

Câu 14: Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 20 thì với chức năng làm phương tiện lưu thông,tiền làm mô giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H-T-H. Trong đó: H-T là quá trình bán,T-H là quá trình mua; người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần. Vậy đáp án đúng là H – T – H.

Câu 15: Phương án nào sau đây không phải là chức năng của tiền tệ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vật phẩm mua bán không thuộc chức năng của tiền tệ.

Câu 16: Để hàng hóa của mình có thể bán được trên thị trường thì người sản xuất phải

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 11 trang 15: Người sản xuất hàng hóa luôn tìm mọi cách làm cho hàng hóa của mình có chất lượng cao và có nhiều công dụng để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, do đó có thể bán được trên thị trường.

Câu 17: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính bằng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD trang 16 thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Vậy đáp án đúng là thời gian trung bình của xã hội.

Câu 18: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 14 và trang 15 thì hàng hóa có hai thuộc tính đó là giá trị sử dụng của hàng hóa và giá trị của hàng hóa. Vậy đáp án đúng là giá trị, giá trị sử dụng.

Câu 19: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định trong điều kiện sản xuất nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD trang 16 ta thấy thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa. Mà thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Vậy đáp án đúng là trung bình.

Câu 20: Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua, bán là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 11 trang 14 thì hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua, bán. Vậy đáp án đúng là khái niệm hàng hóa.

Câu 21: Một trong các điều kiện để vật phẩm được trở thành hàng hóa là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD trang 14 thì sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ 3 điều kiện: Do lao động tạo ra; có công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người; trước khi tiêu dùng phải thông qua mua – bán. Vậy đáp án đúng là do lao động tạo ra

Câu 22: Đâu là chức năng của tiền tệ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 20, 21 thì tiền tệ có các chức năng: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới. Vậy đáp án đúng là phương tiện lưu thông.