Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Lý thuyết về Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ

1. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

1.1. Phương pháp kí hiệu

* Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

- Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

- Các dạng kí hiệu: Kí hiệu hình học; kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.

* Khả năng biểu hiện

- Vị trí phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

- Chất lượng của đối tượng.

1.2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

* Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội.

* Khả năng biểu hiện

- Hướng di chuyển của đối tượng.

- Khối lượng của đối tượng di chuyển.

- Chất lượng của đối tượng di chuyển.

1.3. Phương pháp chấm điểm

* Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau.

* Khả năng biểu hiện

- Sự phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

1.4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ

* Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó.

* Khả năng biểu hiện

- Số lượng của đối tượng.

- Chất lượng của đối tượng.

- Cơ cấu của đối tượng.

2. Một số ví dụ điển hình các phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ

- Hình 2.3a là ví dụ tiêu biểu thể hiện đối tượng địa lí lên bản đồ của phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

- Hình 2.3b là ví dụ tiêu biểu thể hiện đối tượng địa lí lên bản đồ của phương pháp chấm điểm.

- Hình 2.3c là ví dụ tiêu biểu thể hiện đối tượng địa lí lên bản đồ của phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là các kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các dạng kí hiệu thường có 3 dạng chính: Tượng hình, hình học, chữ.

Câu 2: Để thể hiện giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ, thường dùng phương pháp nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong phương pháp bản đồ - biểu đồ, người ta thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó \Rightarrow1 Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ.

Câu 3: Các đối tượng theo điểm cụ thể thường dùng phương pháp nào để thể hiện?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương pháp kí hiệu biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

Câu 4: Phương pháp kí hiệu không có khả năng biểu hiện

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khả năng thể hiện của phương pháp kí hiệu gồm: thể hiện vị trí phân bố của đối tượng, số lượng của đối tượng, chất lượng của đối tượng. Như vậy, phương pháp kí hiệu không có khả năng biểu hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.

Câu 5: Để thể hiện các đối tượng phân bố phân tán lẻ tẻ, thường dùng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương pháp chấm điểm thể hiện các đối tượng phân bố không đồng đều, phân tán lẻ bằng những điểm chấm trên bản đồ.

Câu 6: Để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ, người ta dùng cách đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó. Cách làm trên là của phương pháp thể hiện nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong phương pháp bản đồ - biểu đồ, người ta thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

Câu 7: Trong phương pháp kí hiệu đường chuyển động, để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc cường độ của cùng một đối tượng địa lí người ta thường sử dụng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động không chỉ biểu hiện được hướng di chuyển mà còn thể hiện được cả khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của các đối tượng địa lí bằng những mũi tên dài, ngắn hoặc dày, mảnh khác nhau.

Câu 8: Trong phương pháp chấm điểm, yếu tố cơ bản của phương pháp này là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các điểm chấm là yếu tố cơ bản của phương pháp chấm điểm, mỗi chấm đều có một giá trị (số lượng hoặc khối lượng) nào đó.

Câu 9: Muốn thể hiện các sự vật di chuyển theo các tuyến, thường dùng phương pháp nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đối tượng biểu hiện của phương pháp đường chuyển động là sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.

Câu 10: Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

Câu 11: Các dạng kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các dạng kí hiệu thường có 3 dạng chính: Tượng hình, hình học, chữ.

Câu 12: Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lí mà còn thể hiện:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định được vị trí của đối tượng mà còn thể hiện só lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng địa lí.

Câu 13: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động là phương pháp thể hiện

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động là phương pháp thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên, cũng như các hiện tượng kinh tế - xã hội lên trên bản đồ.

Câu 14: Để thể hiện các mỏ vàng trên lãnh thổ nước ta người ta dùng phương pháp

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp kí hiệu (cụ thể là kí hiệu hình học).

Câu 15: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương pháp kí hiệu thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như: các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các hải cảng,…

Câu 16: Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương pháp chấm điểm thể hiện các đối tượng phân bố không đồng đều, phân tán lẻ bằng những điểm chấm trên bản đồ.

Câu 17: Dạng kí hiệu nào sau đây không chính xác?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các kí hiệu thường có 3 dạng chính: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.