Công dân với cộng đồng

Công dân với cộng đồng

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Công dân với cộng đồng

Lý thuyết về Công dân với cộng đồng

a. Nhân nghĩa

- Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo điều phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.

- Biểu hiện nhân nghĩa:

   + Nhân ái thương yêu giúp đỡ nhau

   + Nhường nhịn đùm bọc nhau

   + Vị tha bao dung độ lượng

- Ý nghĩa nhân nghĩa:

   + Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp

   + Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.

   + Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Rèn luyện lòng nhân nghĩa:

   + Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ

   + Quan tâm giúp đỡ mọi người

   + Cảm thông, bao dung, độ lượng vị tha

   + Tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa.

b. Hòa nhập

- Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

- Rèn luyện sống hòa nhập:

     + Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô giáo và mọi người xung quanh.

     + Không lánh xa, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác

c. Hợp tác

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Nguyên tắc: Dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.

- Hình thức: Song phương, đa phương, toàn diện từng lĩnh vực.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Nhân nghĩa có thể hiểu là một giá trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của quan hệ giữa

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhân nghĩa có thể hiểu là một giá trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của quan hệ giữa người với người (SGK GDCD Tr88)

Câu 2: Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tạo thành một

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội (SGK GDCD 10 Tr87)

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hợp tác?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hợp tác phải dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác. (SGK GDCD Tr.92)

Câu 4: Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng và nhờ sự phát triển đó cảu từng người mà cộng đồng trở nên

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng và nhờ sự phát triển đó cảu từng người mà cộng đồng trở nên lớn mạnh. (SGK GDCD 10 Tr.88)

Câu 5: Công đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảmbảo cho mỗi người có điều kiện để

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phát triển. (SGK GDCD 10. Tr88)

Câu 6: Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải được gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhân nghĩa là lòng thương người và đởi với người theo lẽ phải. (SGK GDCD Tr88)

Câu 7: Phương án nào dưới đây là nguyên tắc tổ chức và hoạt động trong cộng đồng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu có được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, kỉ luật. (SGK GDCD 10. Tr88)

Câu 8: Sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia hoạt động chung của cộng đồng được gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia hoạt động chung của cộng đồng. (SGK GDCD Tr 91)

Câu 9: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. (SGK GDCD Tr92)