Ma trận đề kiểm tra môn văn 10 giữa học kỳ 2 có bảng đặc tả chi tiết

Ma trận đề kiểm tra môn văn 10 giữa học kỳ 2 có bảng đặc tả chi tiết

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Ma trận đề kiểm tra môn văn 10 giữa học kỳ 2 có bảng đặc tả chi tiết

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHUNG GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2020- 2021

MÔN NGỮ VĂN LỚP 10

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA

- Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức – kĩ năng của học sinh theo tiến độ chương trình.

- Đánh giá việc học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức – kĩ năng đã học để làm bài kiểtm tra chung giữa học kì II khối 10.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận

III. THỜI GIAN : 90 phút

IV. THIẾT LẬP MA TRẬN

Mức độ

Nội dung kiến thức/ kĩ năng

Đơn vị kiến thức/ kĩ năng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Vận dụng

Vận dụng cao

I. Đọc hiểu

- Đọc hiểu các văn bản/đoạn trích thuộc thể nghị luận trung đại (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa).

Nhận biết:

- Xác định được phương thức biểu đạt, thể loại của văn bản/đoạn trích.

- Xác định các chi tiết tiêu biểu trong văn bản/đoạn trích.

- Chỉ ra thông tin trong văn bản/ đoạn trích.

Thông hiểu:

- Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản/đoạn trích: chủ đề, tư tưởng, vấn đề nghị luận...

- Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của văn bản/ đoạn trích: lập luận, ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ...

- Hiểu được một số đặc trưng của thể loại thể hiện trong văn bản/đoạn trích.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong văn bản.

- Rút ra được những bài học, thông điệp từ nội dung văn bản.

-- Đọc hiểu văn bản văn xuôi tự sự trung đại (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa).

- Xác định được phương thức biểu đạt, thể loại của văn bản/đoạn trích.

- Xác định được các sự việc chi tiết tiêu biểu, nhân vật trong văn bản/đoạn trích.

- Chỉ ra thông tin trong văn bản/ đoạn trích.

- Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản/đoạn trích: chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, ý nghĩa của sự việc chi tiết tiêu biểu…

- Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật...

- Hiểu được một số đặc trưng của tự sự trung đại thể hiện trong văn bản/đoạn trích.

- Nhận xét giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong văn bản.

- Rút ra được thông điệp, bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

Số câu: 6

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

3

1,5

15%

2

1,5

15 %

1

1,0

10 %

4,0

Điểm

II. Làm văn

Nghị luận văn học.

Nghị luận về văn bản/đoạn trích Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi): “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân….Chứng cớ còn ghi.”

- Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.

- Giới thiệu thông tin về thời đại, tác giả, tác phẩm Đại cáo bình Ngô.

- Xác định được bố cục, nội dung chính… của văn bản/ đoạn trích.

- Nhận diện từ cổ, điển tích, điển cố trong văn bản/đoạn trích.

- Trình bày được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài cáo: là bản tuyên ngôn độc lập hoàn chỉnh nhất thời trung đại; thể hiện tư tưởng nhân nghĩa; tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc; sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và trữ tình; lập luận chặt chẽ sắc bén; giọng điệu hào hùng...

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức về tác phẩm Đại cáo bình Ngô để viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, đánh giá giá trị của tác phẩm, vai trò của tác giả Nguyễn Trãi trong văn học Việt Nam.

- Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận; vận dụng kiến thức lí luận văn học để phát hiện những vấn đề sâu sắc/mới mẻ/độc đáo trong văn bản.

- Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. - Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của thông điệp trong văn bản đối với cuộc sống, xã hội hiện tại.

- Nghị luận về văn bản/đoạn trích trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ): “Ngô Tử Văn tên là Soạn… Nói rồi phất áo đi.”

- Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.

- Giới thiệu thông tin về thời đại, tác giả, tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

- Xác định được cốt truyện, các sự việc tiêu biểu, hệ thống nhân vật, ngôi kể... trong văn bản/đoạn trích.

- Nhận diện từ cổ, điển tích, điển cố trong văn bản/đoạn trích.

- Trình bày được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích:

+ Ngợi ca khí tiết cương trực, dũng cảm của nhân vật Ngô Tử Văn trong cuộc đấu tranh với các thế lực gian tà; đề cao lối sống ngay thẳng, chính trực...

+ Cốt truyện li kì, bất ngờ; chi tiết kì ảo đặc trưng của truyện truyền kì...

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, kiến thức về thể loại truyện truyền kì và tác phẩm để viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh theo yêu cầu của đề.

- Nhận xét, đánh giá giá trị của tác phẩm, vai trò của tác giả Nguyễn Dữ trong văn học Việt Nam.

- Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận; vận dụng kiến thức lí luận văn học để phát hiện những vấn đề sâu sắc, độc đáo trong văn bản.

- Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. - Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của thông điệp trong văn bản đối với cuộc sống, xã hội hiện tại.

Số câu: 1

Số điểm: 6

Tỉ lệ: 60%

Số điểm: 2,5

Tỉ lệ: 25%

Số điểm 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

6,0

Điểm

Tổng sốcâu: 7

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

10,0

Điểm