Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 4: những trải nghiệm trong đời

Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 4: những trải nghiệm trong đời

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo bài 4: những trải nghiệm trong đời

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI 4:

NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI

(13 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiếnthức

Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại; người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra.

Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

2. Năng lực:

Giúp học sinh phát triển:

* Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: tự nghiên cứu bài ở nhà; tìm kiếm nguồn học liệu qua các kênh sách hoặc trên internet; hoàn thành các phiếu học tập được giao; tự đánh giá và đánh giá, tranh luận, phản biện qua các hoạt động nhóm.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lựa chọn nội dung, ngôn từ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp, biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp; biết sống hòa hợp và hóa giải các mâu thuẫn, thiết lập mối quan hệ với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề: phối hợp, vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống trong học tập.

* Năng lực chuyên biệt:

Năng lực ngôn ngữ: Có khả năng diễn đạt các vấn đề trôi chảy, sử dụng từ ngữ, đặt câu chuẩn xác.

Năng lực thẩm mĩ: HS khám phá, thưởng thức, rung cảm về những cái đẹp qua 4 văn bản trong bài học, vận dụng trong cách đặt câu và hình thành đoạn văn, bài văn.

3. Phẩmchất

Nhân ái: biết yêu thương, đùm bọc mọi người; biết cảm thông, độ lượng, sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Trung thực: Thật thà, ngay thẳng; biết đứng ra bảo vệ lẽ phải, biết nhận lỗi, sữa lỗi.

Trách nhiệm: Có trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • SGK, SGV
  • Tranh, ảnh liên quan đến bài học
  • Máy tính, ti vi chiếu tranh ảnh, trích đoạn phim.
  • Bảng phụ để trình bày kết quả hoạt động nhóm.
  • Phiếu học tập
  • Bảng kiểm, rubric chấm đoạn văn, bài trình bày của học sinh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

  1. Mục tiêu

Kết nối tri thức, dẫn dắt học sinh nhận biết chủ điểm bài học.

Tạo hứng khởi cho cho sinh trước khi vào bài mới.

  1. Nội dung

Hs tìm các chữ cái qua việc đoán tên tác phẩm hoặctừ các hình ảnh.

HS sắp xếp các chữ cái thành một từ khóa thể hiện chủ điểm bài học.

  1. Sản phẩm

HS đoán được tên của 4 văn bản có trong chủ điểm bài mới và 4 văn bản đã học trước đó.

HS sắp xếp các chữ cái thành từ khóa “TRẢI NGHIỆM” từ đó nêu được chủ điểm bài học.

  1. Tổ chức thực hiện

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

  • Giáo viên cho hs đoán tên văn bản hoặc nhân vật qua các hình ảnh để tìm ra các chữ cái

+ Có tổng cộng 10 chữ cái cần tìm

+ Giáo viên chiếu 8 hình ảnh trên máy chiếu, yêu cầu học sinh tìm ra mối liên quan giữa các hình ảnh với các văn bản trong sgk từ bài 1 đến bài 4. Mỗi hình ảnh đoán đúng thì nhóm sẽ có từ 1 hoặc 2 chữ cái tương ứng.

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: mỗi nhóm có 2 bức tranh để tìm tên tác phẩm và tên nhân vật, mỗi kết quả đúng sẽ có 1 đến 2 chữ cái hiện ra.

+ Thời gian thực hiện: 5 phút

Nhóm 1

Nhóm 2

Ghi tên văn bản

Ghi tên nhân vật

Ghi tên văn bản

Ghi tên văn bản

Nhóm 3

Nhóm 4

Ghi tên văn bản

Ghi tên văn bản

Ghi tên văn bản

Ghi tên văn bản

Giáo viên cho sắp xếp các chữ cái tìm được thành một từ khóa liên quan đến chủ đề bài học.

+ Các nhóm ghép các chữ cái tạo thành 1 từ khóa, yêu cầu ghép đúng và đọc chính xác, nêu được sự liên quan của từ khóa đến chủ đề bài học.

+ Thời gian thực hiện: 3 phút

TỪ KHÓA

Sắp xếp các chữ cái thành 1 từ có liên quan có liên quan đến chủ đề bài học

N, M, G, A, I, R, E, T, I , H

B2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn: nhóm có thể có từ 4 bạn đến 8 bạn

  • Các nhóm quan sát tranh, tìm văn bản và nhân vật có liên quan

+ Các thành viên nhóm suy nghĩ cá nhân và ghi kết quả vào vị trí của mình trong vòng 2 phút

+ Kết thúc làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận trong vòng 3 phút và thống nhất câu trả lời

+ Viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (bảng phụ)

  • Các nhóm sắp xếp các chữ cái đã có thành 1 từ có liên quan đến chủ đề bài học

+ Các thành viên nhóm suy nghĩ các nhân và cùng chia sẻ, thảo luận và thống nhất ghép các chữ cái vào bảng từ khóa gv thiết kế sẵn trên giấy A3

B3. Báo cáo thảo luận

  • Giáo viên chụp các sản phẩm của các nhóm chiếu lên ti vi/ máy chiếu hoặc các nhóm lên dán sản phẩm trên bảng
  • Các nhóm cử đại diện đứng lên trình bày sản phẩm của nhóm mình về các văn bản hoặc nhân vật được gợi ý từ các hình ảnh.
  • Các nhóm cử đại diện đứng lên trình bày về kết quả sắp xếp từ khóa và nói lên sự liên quan của từ khóa với chủ đề bài học.
  • Các thành viên còn lại chú ý theo dõi và nhận xét, bổ sung (nếu cần)

B4. Kết luận, nhận định

  • Giáo viên chiếu kết quả trên máy chiếu, so sánh, đối chiếu với sản phẩm của các nhóm
  • Giáo viên kết luận, nhận định và dẫn dắt vào chủ đề bài học

N

(Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)

M

(Cô gió mất tên)

G

(Giọt sương đêm)

A, I

(Bài học đường đời đầu tiên)

R

(Rùa vàng)

E
(Em bé thông minh)

T

(Thánh Gióng)

I, H

(Sự tích Hồ Gươm)

TỪ KHÓA

Sắp xếp các chữ cái thành 1 từ có liên quan có liên quan đến chủ đề bài học

N, M, G, A, I, R, E, T, I , H

T

R

I

N

G

H

I

M

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Văn bản 1: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

(Trích: Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tô Hoài

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra

1.2. Năng lực

Giúp học sinh phát triển:

* Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: tự nghiên cứu bài ở nhà; tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí; hoàn thành các phiếu học tập; chia sẻ, thảo luận, đánh giá qua các hoạt động nhóm.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: có thái độ chừng mực trong giao tiếp; biết sống hòa hợp với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề: phối hợp, vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống trong học tập.

* Năng lực chuyên biệt:

Năng lực ngôn ngữ: Có khả năng diễn đạt các vấn đề trôi chảy.

Năng lực thẩm mĩ: HS khám phá, thưởng thức, rung cảm về những cái đẹp qua văn bản.

1.3. Phẩmchất

Nhân ái: yêu thương, đùm bọc mọi người; cảm thông, độ lượng, sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Trung thực: Thật thà, ngay thẳng; biết đứng ra bảo vệ lẽ phải, biết nhận lỗi, sữa lỗi.

Trách nhiệm: Có trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • SGK, SGV
  • Tranh, ảnh liên quan đến bài học
  • Máy tính, ti vi chiếu tranh ảnh, video bài hát Chuyện Dế Mèncủa NXB Kim Đồng
  • Link video https://www.youtube.com/watch?v=hCp3RxXpKYc
  • Phiếu học tập.

(lưu ý: tùy theo tình hình, gv có thể cung cấp phiếu học tập từ tiết trước cho hs phô tô hoặc cho hs kẻ sẵn vào trong vở )

Phiếu học tập số 1

Em đã biết điều gì về bài học qua câu chuyện

Những điều em muốn biết thêm

Kết luận của giáo viên

Câu hỏi

Cách hiểu của em

Phiếu học tập số 2: Hướng dẫn đọc trải nghiệm

Câu hỏi suy luận

Cách hiểu của em

Trao đổi với bạn

Kết luận của giáo viên

1. Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?

2. Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn này, em biết thêm điều gì về đặc điểm của nhân vật?

3. Những từ ngữ “hung hăng”, “hống hách”, “ngu dại”, “ân hận” cho thấy nhân vật “tôi” có thái độ và đánh giá như thế nào về trải nghiệm sắp kể ra dưới đây?

4. Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thất Dế Choắt suy nghĩ, đánh giá như thế nào về nhân vật tôi?

Phiếu học tập số 3.1: Từ hay

Trang

Từ hay, từ mới

Ý nghĩa

Cách hiểu của em

Kết luận của giáo viên

Phiếu học tập số 3.2: Từ khó

Từ khó hiểu

Trang

Cách hiểu của em

Trao đổi với bạn

Phiếu học tập số 4: Thể loại

Cách hiểu của em

Trao đổi với bạn

Kết luận của giáo viên

Thể loại

Ngôi kể

Bố cục

Phiếu học tập số 5: Dế Choắt

Dế Choắt

Trong con mắt của Dế Mèn

Theo cách hiểu của em

Ngoại hình

Tính cách

Ngoại hình

Tính cách

Phiếu học tập số 6: Bài học đường đời đầu tiên của Dế mèn

Phiếu học tập số 7: Lời kể và lời thoại của Dế mèn

Tải tài liệu này file docx word pdf