Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
CHỦ ĐỀ 6 : TUỔI THƠ(TIẾT 18)
- ÔN TẬP BÀI HÁT: XÒE HOA
- NHẠC CỤ
- TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: VẬN ĐỘNG THEO TIẾNG ĐÀN,THỂ HIỆN NHỊP ĐIỆU BẰNG NGÔN NGỮ
I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh có khả năng.
1.Kiến thức:
- Bước đầu biết cảm nhận về trường độ,cao độ,cường độ thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá
- Biết vận động hình thể theo tiết tấu của bài hát.
2 Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng gõ đệm theo nhạc cụ ,chuẩn xác về cao độ nhịp độ, nghe thêm đượ bài hát mới.
3. Thái độ:
- Trẻ em là hi vọng của đất nước. Chúng mình cần khỏe mạnh và có kiến thức để làm chủ tương lai.
- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.
II. Chuẩn bị
- GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con….
Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định:
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên trình bày bài hát Mẹ đi vắng bằng vận động phụ họa
- Gọi 2 học sinh đọc lại đọc nhạc bằng kí hiệu bàn tay.
+ GV nhận xét
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
*Nội dung 1: Ôn tập bài hát Xòe hoa GV làm mẫu hát và vận động bằng hình thể: Câu 1 : Bùng boong bính boong, ngân nga Giậm giậm vỗ giậm Tiếng cồng vang vang Giậm vỗ Câu 2 : Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng. Giậm giậm vỗ Câu 3 : Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng Giậm giậm vỗ Câu 4 : Tay nắm tay ta cùng xòe hoa Giậm giậm vỗ đùi đùi - GV cho HS hát cùng nhạc đệm từ 1 đến 2 lần vận động bằng hình thể - Cho một học sinh lên trình bày lại cách vận động bằng hình thể. - Luyện tập theo nhóm bằng các hình thức : Cá nhân và nhóm. - GV cho một vài nhóm lên trình bày theo giai điệu của bài hát. - GV sữa chỗ sai (nếu có) cho HS -> GV nhận xét và tuyên dương các nhóm *Nội dung 2: Nhạc cụ a/ Thể hiện tiết tấu - GV làm mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ kết hợp đếm 1-2-3 thay cho đọc đen –đen –đen và yêu cầu HS luyện tập theo hướng dẫn. - Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện tiết tấu
b/ Ứng dụng đệm cho bài hát: - GV cho HS vừa gõ đệm, vừa hát cả bài “Xòe hoa” - GV cho HS luyện tập hoặc trình bày theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm - GV có thể cho nhóm A hát và nhóm B gõ tem-bơ-rin và ngược lại. - GV nhận xét và động viên học sinh *Nội dung 3: Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn,thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ a/Vận động theo tiếng đàn Âm thanh - GV đàn với tốc độ nhanh dần - GV cho học sinh thực hiện vận động theo tiếng. b/ Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ
Trông kìa táo táo chín vỏ màu đỏ
- GV cho HS luyện tập bài tập số 1 theo hình thức nhóm, tổ kết hợp đọc và thể hiện tiết tấu bằng động tác tay chân. - GV làm mẫu và yêu cầu HS lắng nghe: GV đọc và vỗ tay theo tiết tấu bài tập số 2 Trái táo chín đỏ - GV cho HS luyện tập bài tập số 2 theo hình thức nhóm tổ( tương tự bài tập số 1). - GV cho học sinh thực hiện nối tiếp hoặc đồng thời hai bài tập( bài tập mở,có thể không thực hiện -> GV chốt nội dung và khen ngơi các em có ý thức trong luyện tập,hát hay. |
- HS làm theo từng nhóm Vận động - HS bước đều tại chỗ - HS tiến về phía trước - HS lùi về phía sau - HS vỗ tay nhịp nhàng
- HS luyện tập |
IV.Cũng cố và dặn dò (4 phút)
* Củng cố (2 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của tiết học và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe.
- GV đàn và hs hát lại bài kết hợp gõ đệm theo nhịp bài hát Thật là hay
* Dặn dò (2 phút)
- Hãy hát lại bài hát cho ông bà, cha mẹ nghe và tập một số động tác tao ra âm thanh theo sơ đồ.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài kế tiếp
* Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 7 GIỮ GÌN VỆ SINH
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất
- Yêu nước
- Nhân ái
- Chăm chỉ
- Trung thực
- Trách nhiệm
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến, phản biện trong học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết nhiệm vụ được giao
3. Năng lực âm nhạc
3.1. Năng lực thể hiện âm nhạc
- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Thật đáng yêu. Hát rõ lời và thuộc lời , hát có sự biểu cảm trên gương mặt, tư thế phù hợp. Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, vận động đơn giản tập biểu diễn bài hát hoặc chơi trò chơi.
-Nghe nhạc: Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Chiếc đồng hồ.
- Đọc nhạc: Đọc đúng tên nốt, đọc đúng cao độ và trường độ một số mẫu âm với nốt Đô, Mi, Son , La theo kí hiệu bàn tay.
- Nhạc cụ: chơi được nhạc cụ gõ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Thật đáng yêu.
3.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
* Năng lực cảm thụ:
- Lắng nghe, cảm nhận về giai điệu , nội dung bài hát Thật đáng yêu, bản nhạc Chiếc đồng hồ
-Bước đầu biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.
* Năng lực hiểu biết âm nhạc
- Nêu được tên bài hát, tác giả bài Thật đáng yêu, bản nhạc Chiếc đồng hồ
3.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
- Hát kết hợp gõ đệm bài hát
- Nghe nhạc kết hợp vận động
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV
+ Nhạc cụ quen dùng.
+ Đệm đàn bài Thật đáng yêu
+ Hát thuộc lời, đúng giai điệu bài Thật đáng yêu
+ Tranh ảnh minh họa , đôi nét về nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng
+Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt nhạc Đô, Mi, Son, La
+Tập một số động tác vận động cho bài hát Thật đáng yêu
+ Máy nghe và băng, đĩa nhạc, bài hát Thật đáng yêu, bản nhạc Chiếc đồng hồ
+Tờ giấy trắng, màu sáp...vẽ bài tập tạo âm thanh theo sơ đồ.
+Thực hành các hoạt động trải nghiệm và khám phá.
2. Chuẩn bị của HS
+ Sách Âm nhạc 1, vở ghi bài.
+ Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống con…
+Khăn lụa nhiều màu
III. Các hoạt động dạy học
Tiết | KẾ HOẠCH DẠY HỌC |
1 | 1. Hát: Thật đáng yêu 2. Đọc nhạc 3. Trải nghiệm và khám phá: Nói theo tiết tấu riêng mình |
2 | 1. Ôn tập bài hát: Thật đáng yêu 2. Nghe nahcj: Chiếc đồng hồ 3. Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra âm thanh cao- thấp theo sơ đồ |
3 | 1. Ôn tập bài hát : Thật đáng yêu 2. Nhạc cụ 3.Trải nghiệm và khám phá: Vỗ tay theo cặp |
**********
Tiết 1
ÂM NHẠC: -HÁT: THẬT ĐÁNG YÊU
-ĐỌC NHẠC
-TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ:NÓI THEO TIẾT TẤU RIÊNG MÌNH
1. Ổn định: (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút)
- Gọi nhóm 3-4 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát Xòe hoa.
- Cả lớp cùng đứng lên đọc nhạc kết hợp kí hiệu bàn tay Mi- Son -La
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
A.NỘI DUNG 1: Học hát: Thật đáng yêu( 17 phút)
- Học hát bài: Thật đáng yêu
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
- GV giới thiệu tên bài hát và tác giả, xuất xứ qua tranh ảnh về nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng - Trong bài hát có những hình ảnh gì? - Theo các em đây là bài hát vui tươi trong sáng hay nhẹ nhàng tình cảm? * Hát mẫu : - GV trình bày hoặc cho HS nghe băng mẫu * GV chia câu thành 8 câu hát và cho lớp đọc lời ca : - GV đọc mẫu từng câu gõ thước cho học sinh đọc từ 1 đến 2 lần. * Khởi động giọng : - GV đàn mẫu âm thang âm , yêu cầu cả lớp đứng lên luyện thanh. * Dạy hát : + Câu 1 : Dậy....bạn ơi - GV đàn và hát mẫu câu 1 - GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần + Câu 2 :Chim....mặt trời - GV đàn và hát mẫu câu 2 từ 1 đến 2 lần - GV đàn và yêu cầu lớp , nhóm, cá nhân hát +Câu 3: Dậy...chơi - GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần +Câu 4: Cùng....cười - GV đàn và yêu cầu lớp , nhóm, cá nhân hát + Ghép câu 4 câu lời 1 - GV đàn và hát mẫu 4 câu - GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần - GV nhận xét, sửa sai ( nếu có) + Lời 2 : gồm các câu 5,6,7,8 dạy tương tự + Ghép cả bài : - GV đàn và trình hát toàn bộ bài hát - GV đàn và yêu cầu HS hát với sắc thái tình cảm vui tươi trong sáng. * Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp : - GV làm mẫu câu hát 1 : NC gõ như song loan, thanh phách, mõ, trống con... Dậy đi thôi nào dậy bạn ơi. x x x x x GV cho lớp làm thử câu 1. Sau đó cho lớp làm cả bài - GV yêu cầu : Cho cả lớp gõ NC theo nhịp hát bài hát với các hình thức : cá nhân và cả nhóm - Cho một nhóm lên bảng hát kết hợp gõ một số nhạc cụ theo nhịp: trống con,trống reo,thanh phách và song loan - GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích . *Tập hát nối tiếp- đồng ca + Nhóm 1: câu 1,5 +Nhóm 2: câu 2,6 +Cả lớp hát đoạn còn lại(Câu 3,4,7,8) -GV chia nhóm thảo luận hát bằng các hình thức trình bày: GV gọi một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, động viên khích lệ - GV cho cả lớp, nhóm... hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng - GV nhắc HS đúng sắc thái của bài hát, nét mặt tươi vui rộn ràng. | - HS lắng nghe - HS trả lời: bạn nhỏ, ông mặt trời, chim hót, bàn chải. -HS trả lời: vui tươi trong sáng - HS lắng nghe - HS đọc đồng thanh lời ca - HS Khởi động giọng - HS lắng nghe - HS tập hát câu 1 - HS lắng nghe - HS tập hát câu 2 - HS lắng nghe - HS tập hát câu 3 - HS lắng nghe và hát câu 4 -HS ghép 4 câu đầu HS hát tốt câu 5,6,7,8 và ghép cả bài - HS hát toàn bài - HS hát hòa giọng theo giai điệu bài hát với sắc thái tình cảm. - HS quan sát và theo dõi HS thực hiện câu 1 - HS thực hiện toàn bài - Các nhóm thực hiện - Hs lắng nghe - HS biết hát bài hát theo hình thức đối đáp- đồng ca - HS trình bày bài hát và thể hiện sắc thái - HS biểu diễn - HS nhận xét - HS lắng nghe |
2. Hoạt động 2: (7 phút):
- GV đàn lấy cao độ chuẩn, sau đó hướng dẫn HS đọc cao độ của 4 nốt nhạc Đô- Mi- Son- La kết hợp kí hiệu bàn tay. Đồ Mi Son La La Son Mi Đồ - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập đọc nhạc các mẫu âm kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay. -GV tham khảo thêm các mẫu âm tiếp theo để giúp cho HS luyện tập đọc nhạc và thực hiện tốt kí hiệu bàn tay.( Bài tập mở, có thể không thực hiện ) | - HS thực hiện đọc 4 nốt nhạc Đồ- mi – son – la bằng kí hiệu bàn tay - HS quan sát -Cả lớp đọc TĐN kết hợp kí hiệu bàn tay tốt HS thực hiện |
3. Hoạt động 3: (7phút):
Trải nghiệm và khám phá: Nói theo tiết tấu riêng của mình
GV đưa bảng phụ tiết tấu và lời ca: Rửa tay sạch sẽ Giữ gìn vệ sinh GV làm mẫu vừa gõ tiết tấu vừa đọc lời ca theo tiết tấu , yêu cầu HS quan sát nhẩm thầm theo cả 2 câu. Sau đó GV đọc và gõ câu “Rửa tay sạch sẽ” HS vỗ tay theo tiết tấu và nói “Giữ gìn vệ sinh” Rửa tay sạch sẽ Giữ gìn vệ sinh GV hướng dẫn tương tự tiết tấu trên Rửa tay sạch sẽ Giữ gìn vệ sinh GV dạy tương tự yêu cầu HS thực hiện tốt. GV cho HS chơi trò chơi: Oản tù tì GV chia lớp thành từng cặp đôi, tự oản tù tì , ai thắng sẽ làm trước, bạn thua phải làm lại cho đúng tiết tấu bạn thắng vừa làm. Nếu làm sai bị thua cuộc. GV khen ngợi HS làm tốt thắng cuộc, bạn thua cuộc phải lò cò 1 vòng trong lớp. | HS quan sát HS quan sát và nhẩm theo HS thực hiện tốt tiết tấu 1 - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV với tiết tấu 2 HS thực hiện tương tự
HS chú ý nghe HS chơi trò chơi vui vẻ HS thực hiện |
4. Củng cố dặn dò (2 phút)
+ GV chốt lại mục tiêu của bài học
- Khen ngợi các em có ý thức luyện tập,hay hát
+ Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học trong tiết 1 và chuẩn bị bài mới.
* Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2
ÂM NHẠC
ÔN TẬP BÀI HÁT : THẬT ĐÁNG YÊU
NGHE NHẠC: CHIẾC ĐỒNG HỒ
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: TẠO RA ÂM THANH CAO- THẤP THEO SƠ ĐỒ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
- GV cho học sinh hát nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay gõ đệm NC gõ nhịp nhàng theo nhịp -GV cho HS hát cùng nhạc đệm bài hát 1-2 lần , tập lấy hơi và thể hiện sắc thái tươi vui tươi trong sáng của bài hát. -GV cho HS hát kết hợp với động tác vận động phụ họa nhẹ nhàng. - GV làm mẫu động tác cho HS quan sát sau đó cho lớp đứng lên làm từng động tác phụ họa theo sự hướng dẫn của GV. Câu 1:Dậy đi…bạn ơi : chụm 2 bàn tay để lên vai, nghiêng người sang phải, trái. Câu 2:Chim ….trời: 2 bàn tay khum trước miệng, nghiêng đầu sang bên trái, phải như chim hót. Câu 3:Dậy...chơi: chống 2 tay vào hông , giậm chân theo nhịp Câu 4: Cùng….cười: 2 tay giơ cao qua đầu vẫy nhẹ. Câu 5: Mẹ....xinh: 1 tay chống hông, 1 tay chỉ ngón, chân nhún theo nhịp. Câu 6: Như...một mình :2 tay để dưới cằm nghiêng đầu sang phải ,trái. Câu 7: Mẹ...vệ sinh: 1 tay chống hông, 1 tay chỉ ngón, chân nhún theo nhịp. Câu 8:Thật...tinh : 2 tay khoanh trước ngực, chân nhún theo nhịp - GV cho cả lớp làm vài lần. - GV cho luyện tập theo nhóm bằng các hình thức: tốp ca, nhóm, tam ca, song ca. -GV mời một vài nhóm lên trình bày - GV cho một học sinh có năng khiếu trình bày lại . GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét tuyên dương | - HS thực hiện gõ đệm theo phách - HS hát cả bài hát đúng sắc thái
- HS luyện tập một số động tác theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện theo -Cả lớp thực hiện tốt động tác GV dạy HS thực hiện tốt câu 7 HS thực hiện tốt câu 8 - Các nhóm trình bày -HS nhận xét bạn |
B.NỘI DUNG 2: NGHE NHẠC (15 phút)
BẢN NHẠC: CHIẾC ĐỒNG HỒ
- GV giới thiệu tên bản nhạc và tác giả Chiếc đồng hồ- trích đoạn bản nhạc của Lơ-roi An-đơ –sơn - GV mở băng nhạc cho HS nghe lần 1 ?Các em thấy bản nhạc có vui nhộn không? ?Chúng ta thấy trong bản nhạc giúp chúng ta liên tưởng tới đồ vật nào? GV nhận xét và kết luận: Chiếc đồng hồ luôn rất cần thiết đối với mỗi chúng ta. Đồng hồ giúp chúng ta biết giờ giấc để làm việc đi học cho đúng. Và bản nhạc trên những tiếng kêu của rất nhiều chiếc đồng hồ vang lên đó các em ạ. GV cho HS nghe tiếp bản nhạc ?Chúng ta nghe xem đó là tiếng kêu của chiếc đồng hồ nào? ? Chúng ta còn nghe thấy âm thanh của nhạc cụ nào? GV cho HS đứng lên cầm khăn , nghe nhạc và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản nhạc. Động tác 1: Chuẩn bị 2 tay chắp hông, chân nhún nhịp nhàng. ĐT 2:Bước chân nhịp nhàng, tay vẫy khăn sang 2 bên ĐT 3:Đứng tại chỗ ,2 tay cầm 2 đầu khăn, đung đưa người sang phải, trái, tạo vòng tròn xoay ĐT 4: tung khăn lên cao rồi đỡ khăn, xoay khăn (3-4 lần) GV cho HS thực hiện tư thế thoải mái, HS chú ý nghe nhạc và làm theo đúng nội dung bản nhạc. GV nhận xét tuyên dương | - HS lắng nghe - HS quan sát và lắng nghe HS trả lời: Vui nhộn Chiếc đồng hồ HS nghe Cả lớp chú ý nghe Kim giây. Đồng hồ quả lắc... Kèn HS đứng lên vận động theo nhạc HS quan sát GV làm và làm theo HS thự hiện Cả lớp cùng làm với khăn |
C.NỘI DUNG 3: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: TẠO RA ÂM THANH CAO- THẤP THEO SƠ ĐỒ (10 phút)
- GV giới thiệu hoạt động trải nghiệm và khám phá :Tạo ra âm thanh cao thấp theo sơ đồ GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ trong SGK Trang 48 GV làm mẫu:GV dùng âm U kết hợp thế tay lên cao xuống thấp chuyển động của âm thanh GV cho HS thực hiện tạo âm thanh cao- thấp bằng âm U GV cho HS thực hành từng nhóm làm tại chỗ tạo âm thanh cao thấp như sơ đồ SGK GV viết 1 sơ đồ khác lên bảng hoặc viết vào tờ giấy A4 giơ lên cho HS quan sát. GV dùng âm O, E, A... để làm với tốc độ nhanh, chậm.. GV gọi các nhóm làm . GV nhận xét. GV cho HS chơi trò chơi: Hãy làm cùng tôi 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ và làm sau đó mời cá nhân hoặc bàn, nhóm, dãy làm. Nếu ai làm tốt đúng sẽ chiến thắng được ngồi xuống, ai thua cuộc sẽ lò cò quanh lớp. GV nhận xét –tuyên dương | - HS quan sát sơ đồ Cả lớp nghe và cùng thực hiện âm thanh cao- thấp Các nhóm trình bày HS quan sát HS thực hiện Cá nhân lên làm Cả lớp chơi trò chơi HS chơi trò chơi vui vẻ |
D CŨNG CỐ VÀ DẶN DÒ (2 phút)
+ GV chốt lại mục tiêu của bài học
- Khen ngợi các em có ý thức luyện tập,hay hát và vận động tốt.
+ Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học trong tiết 2 và chuẩn bị bài cho tiết học sau.
* Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3:
ÂM NHẠC : - ÔN TẬP BÀI HÁT: THẬT ĐÁNG YÊU
-NHẠC CỤ
-TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: VỖ TAY THEO CẶP
A.NỘI DUNG 1: ÔN TẬP BÀI HÁT: THẬT ĐÁNG YÊU( 10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
- GV cho nghe lại bài hát Thật đáng yêu kết hợp với vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp. -GV cho HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi đúng và thể hiện sắc thái vui tươi trong sáng. GV sửa sai cho HS các câu hát sai. Gv đàn các câu hát HS hát sai để sửa cho HS -GV cho HS hát và vận động phụ họa lại bài hát đã được học tiết học trước -GV cho lớp tập biểu diễn bài hát theo hình thức nhóm, tốp ca, tam ca, song ca, đơn ca. GV cho các nhóm thi đua nhau biểu diễn trước lớp. - GV nhận xét và tuyên dương | - HS hát lại bài hát vỗ tay nhịp nhàng - HS thực hiện - HS vận động phụ họa lại bài hát - HS thực hiện biểu diễn bài hát - HS luyện tập sắm vai HS chú ý nghe |
B. NỘI DUNG 2: NHẠC CỤ(13 phút)
* Thể hiện tiết tấu: Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ: Yêu cầu HS quan sát tiết tấu trong SGK. GV gõ trống tạo ra âm thanh:Cách- tùng-cách- cách- tùng(Kết hợp 1-2-3-4-5) GV treo bảng phụ tiết tấu 1 2 3 4 5 GV làm mẫu yêu cầu HS quan sát lắng nghe. Sau đó GV cho các nhóm luyện tập và thể hiện tiết tấu đó. -Thể hiện tiết tấu bằng động tác tay, chân, GV làm mẫu yêu cầu HS quan sát: vố tay 2 cái, chắp hông 2 cái, mở 2 tay 1 cái- miệng đếm 1-2-3-4-5 Cho lớp làm nhiều lần. Gọi dãy, nhóm làm. *Ứng dụng đệm cho bài hát:Thật đáng yêu -GV cho HS vùa hát vừa gõ đệm bài hát Thật đáng yêu 1-2 lần -GV cho HS luyện tập theo nhóm, tổ, cặp, cá nhân bài hát kết hợp gõ đệm. -Chia dãy, nhóm hát nhóm, dãy gõ đệm , đổi ngược lại. GV nhận xét tuyên dương. | - HS quan sát tiết tấu SGK - HS quan sát - HS luyện tập theo tiết tấu - HS trình bày HS gõ đệm bài hát - HS luyện tập - Các nhóm luyện tập -HS chú ý nghe |
C. TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ (10 phút)
VỖ TAY THEO CẶP
-GV làm mẫu yêu cầu HS quan sát: GV gọi 1 HS lên làm cặp quay mặt vào nhau và đếm 1-2 nhịp nhàng nhiều lần. Khi đếm 1 thì vỗ tay 1 cái , khi đếm 2 thì cùng vỗ cả 2 tay vào 2 tay của người đối diện. (Hình SGK Trang 49). GV cho cả lớp làm thử vài lần. Sau đó cho các cặp đôi cùng bàn làm từ chậm đến nhanh dần. GV gọi 1 vài cặp đôi xung phong lên trình bày trước lớp. Dưới lớp quan sát nhận xét. -GV nhận xét và tuyên dương | - HS quan sát HS lên bảng Cả lớp thực hiện HS thực hiện HS chú ý nghe |
D. Củng cố (2 phút)
- GV chốt lại yêu cầu của chủ đề bài học và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, chú ý lắng nghe và thực hiện tốt các hoạt động.
* Dặn dò
- Về nhà học và xem lại bài chúng ta vừa học và chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo chủ đề 8 : Em yêu âm nhạc
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 8 EM YÊU ÂM NHẠC
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất
- Yêu nước
- Nhân ái
- Chăm chỉ
- Trung thực
- Trách nhiệm
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến, phản biện trong học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết nhiệm vụ được giao
3. Năng lực âm nhạc
3.1. Năng lực thể hiện âm nhạc
- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Đội kèn tí hon.Hát kết hợp gõ theo phách .Hát với sắc thái rõ ràng. rõ lời và thuộc lời , hát có sự biểu cảm trên gương mặt, tư thế phù hợp.
-Nghe nhạc: Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Cộc cách tùng cheng.
- Đọc nhạc: Đọc đúng tên nốt, đọc đúng cao độ và trường độ một số mẫu âm với nốt Đô, Mi, Son , La theo kí hiệu bàn tay.
- Nhạc cụ: chơi được nhạc cụ gõ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Đội kèn tí hon.
- Thường thức âm nhạc: Nêu được tên nhân vật và kể được câu chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh theo hình ảnh minh họa.
3.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
* Năng lực cảm thụ:
- Lắng nghe, cảm nhận về giai điệu , nội dung bài hát “Đội kèn tí hon”, “Cộc cách tùng cheng”
-Bước đầu biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.
* Năng lực hiểu biết âm nhạc
- Nêu được tên bài hát, tác giả bài Đội kèn tí hon”, “Cộc cách tùng cheng”
- Nêu được tên các nhân vật trong câu truyện “ Tiếng đàn Thạch Sanh”.
3.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách bài hát
- Nghe nhạc kết hợp vận động
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV
+ Nhạc cụ quen dùng.
+ Đệm đàn bài Đội kèn tí hon.
+ Hát thuộc lời, đúng giai điệu bài Đội kèn tí hon
+ Tranh ảnh minh họa về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, tranh các Nhạc cụ trong 2 bài hát.
+Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt nhạc Đô, Mi, Son, La
+Tập một số động tác vận động cho bài hát “Đội kèn tí hon”
+ Máy nghe và băng, đĩa nhạc, bài hát “Đội kèn tí hon ”, “Cộc cách tùng cheng”
2. Chuẩn bị của HS
+ Sách Âm nhạc 1, vở ghi bài.
+ Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống con…
III. Các hoạt động dạy học
Tiết | KẾ HOẠCH DẠY HỌC |
1 | 1. Hát: Đội kèn tí hon 2. Đọc nhạc 3. Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng trống |
2 | 1. Ôn tập bài hát: Đội kèn tí hon 2. Thường thức âm nhạc: Tiếng đàn Thạch Sanh 3. Nghe nhạc: Cộc cách tùng cheng |
3 | 1. Ôn tập bài hát : Đội kèn tí hon 2. Nhạc cụ 3.Trải nghiệm và khám phá: Tìm những từ ẩn nấp trong ô chữ. Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ. |
**********
Tiết 1
ÂM NHẠC: -HÁT: ĐỘI KÈN TÍ HON
-ĐỌC NHẠC
-TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ:VẬN ĐỘNG THEO TIẾNG TRỐNG
1. Ổn định: (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút)
- Gọi nhóm 3-4 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát Thật đáng yêu.
- Cả lớp cùng đứng lên đọc nhạc kết hợp kí hiệu bàn tay Đô- Mi- Son -La
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
A.NỘI DUNG 1: Học hát: Đội kèn tí hon ( 17 phút)
- Học hát bài: Đội kèn tí hon
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
- GV giới thiệu tên bài hát và tác giả, xuất xứ qua tranh ảnh về nhạc sĩ - Trong bài hát kể về những nhạc cụ nào? - Theo các em đây là bài hát vui nhộn hay nhẹ nhàng tình cảm? * Hát mẫu : - GV trình bày hoặc cho HS nghe băng mẫu * GV chia câu thành 8 câu hát và cho lớp đọc lời ca : - GV đọc mẫu từng câu gõ thước cho học sinh đọc từ 1 đến 2 lần. * Khởi động giọng : - GV đàn mẫu âm thang âm , yêu cầu cả lớp đứng lên luyện thanh. * Dạy hát : + Câu 1 : Te tò.... hơi. - GV đàn và hát mẫu câu 1 - GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần + Câu 2 :Tò tò... chơi - GV đàn và hát mẫu câu 2 từ 1 đến 2 lần - GV đàn và yêu cầu lớp , nhóm, cá nhân hát +Câu 3: Mau vào.. te tí - GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần +Câu 4: Tò tò...cùng đi - GV đàn và yêu cầu lớp , nhóm, cá nhân hát + Ghép câu 4 câu lời 1 - GV đàn và hát mẫu 4 câu - GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần - GV nhận xét, sửa sai ( nếu có) + Lời 2 : gồm các câu 5,6,7,8 dạy tương tự + Ghép cả bài : - GV đàn và trình hát toàn bộ bài hát - GV đàn và yêu cầu HS hát với sắc thái tình cảm rộn ràng vui tươi. * Hát kết hợp vỗ tay theo phách : - GV làm mẫu câu hát 1 : NC gõ như song loan, thanh phách, mõ, trống con... Te tò te đây là ban kèn hơi. x x x x x x x GV cho lớp làm thử câu 1. Sau đó cho lớp làm cả bài - GV yêu cầu : Cho cả lớp gõ NC theo phách hát bài hát với các hình thức : cá nhân và cả nhóm - Cho một nhóm lên bảng hát kết hợp gõ một số nhạc cụ theo nhịp: trống con,trống reo,thanh phách và song loan - GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích . *Tập hát nối tiếp- đồng ca + Nhóm 1: câu 1 + Nhóm2 : Hát câu 2 +Nhóm 3: Hát câu 3 +Nhóm 4: câu 4 Cả lớp hất đoạn còn lại(Câu 5,6,7,8) -GV chia nhóm thảo luận hát bằng các hình thức trình bày: GV gọi một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, động viên khích lệ - Gv cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng - Gv nhắc Hs đúng sắc thái của bài hát | - HS lắng nghe - HS trả lời: Kèn, trống -HS trả lời: vui nhộn - HS lắng nghe - HS đọc đồng thanh lời ca - HS Khởi động giọng - HS lắng nghe - HS tập hát câu 1 - HS lắng nghe - HS tập hát câu 2 - HS lắng nghe - HS tập hát câu 3 - HS lắng nghe và hát câu 4 -HS ghép 4 câu đầu HS hát tốt câu 5,6,7,8 và ghép cả bài - HS hát toàn bài - HS hát hòa giọng theo giai điệu bài hát với sắc thái tình cảm. - HS quan sát và theo dõi HS thực hiện câu 1 - HS thực hiện toàn bài - Các nhóm thực hiện - Hs lắng nghe - HS biết hát bài hát theo hình thức đối đáp- đồng ca - HS trình bày bài hát và thể hiện sắc thái - HS biểu diễn - HS nhận xét - HS lắng nghe |
2. Hoạt động 2: (7 phút):
- GV đàn lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS ôn tập lại cao độ và kí hiệu bàn tay của 4 nốt nhạc Đô- Mi- Son- La Đồ Mi Son La La Son Mi Đồ GV đưa bảng phụ (trình chiếu) bài Tập đọc nhạc - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập đọc nhạc các mẫu âm kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay. -GV tham khảo thêm các mẫu âm tiếp theo để giúp cho HS luyện tập đọc nhạc và thực hiện tốt kí hiệu bàn tay.( Bài tập mở, có thể không thực hiện ) | - HS thực hiện đọc 4 nốt nhạc Đồ- mi – son – la bằng kí hiệu bàn tay - HS quan sát -Cả lớp đọc TĐN kết hợp kí hiệu bàn tay tốt HS thực hiện |
3. Hoạt động 3: (6phút):
Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng trống
Âm thanh | Vận động |
Cách cách tùng | - Tùng: giậm chân -Cách: vỗ tay |
Cách cách tùng tùng | - Tùng: giậm chân -Cách: vỗ tay |
Cách cách tùng tùng tùng (Tùng cách tùng cách cách..) - GV dùng trống con gõ theo âm thanh và vận động mẫu. Yêu cầu HS quan sát 1-2 lần ?Chúng ta thấy cô gõ trống có vui nhộn không? Vậy cả lớp cùng đứng lên vận động theo tiếng trống của cô nhé. Gv thực hành gõ trên trống nhỏ - GV làm mẫu 1-2 lần cho lớp làm 1 lần. Gv hướng dẫn HS gõ trống và vận động theo trống - GV cho Hs thực hiện vận động theo dãy với trống nhỏ - GV gọi 1 Hs lên bảng gõ trống để các cả lớp vận động theo âm thanh của trống Gọi 1 nhóm lên vận động . GV nhận xét. | - Tùng: giậm chân -Cách: vỗ tay - HS thực hiện theo. -HS trả lời: vui nhộn HS quan sát HS thực hiện Cá nhân lên bảng làm – cả lớp thực hiện |
4. Củng cố dặn dò (2 phút)
+ GV chốt lại mục tiêu của bài học
- Khen ngợi các em có ý thức luyện tập,hay hát và vận động tốt
+ Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học trong tiết 1 và chuẩn bị bài mới.
* Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2
ÂM NHẠC
ÔN TẬP BÀI HÁT : ĐỘI KÈN TÍ HON
TRƯỜNG THỨC ÂM NHẠC : TIẾNG DAND THẠCH SANH
NGHE NHẠC: CỘC CÁCH TÙNG CHENG
A. NỘI DUNG 1: Ôn tập bài( 10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
- GV cho học sinh hát nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay gõ đệm NC gõ nhịp nhàng theo phách -GV cho HS hát cùng nhạc đệm bài hát 1-2 lần , tập lấy hơi và thể hiện sắc thái tươi vui rộn ràng của bài hát. -GV cho HS hát kết hợp với động tác vận động phụ họa nhẹ nhàng. - GV làm mẫu động tác cho HS quan sát sau đó cho lớp đứng lên làm từng động tác phụ họa theo sự hướng dẫn của GV. Câu 1:Te tò…hơi: 2 bàn tay khum trước miệng, nghiêng người sang phải. Câu 2: Tò tò…chơi: 2 bàn tay khum trước miệng, nghiêng người sang bên trái. Câu 3:Mau...te tí: 2 bàn tay xòe ra phía trước, cùng đưa sang bên phải rồi bên trái theo nhịp Câu 4: Tò tò…cùng đi: 2 tay chống hông, giậm chân nhẹ nhàng, đến nhịp cuối xòe tay đưa sang 2 bên Câu 5:Te ..thật to: động tác tương tự câu 1 Câu 6: Tò tò...cho:2tay khum trước miệng bên trái rồi 2 tay đưa ra phía trước, giậm chân theo nhịp Câu 7:Anh...te tí: 2 tay chỉ ngón để ở miệng nghiêng đầu sang phải trái, chân giậm nhẹ theo nhịp. Câu 8:Tò.. cùng đi: 2tay để miệng , sau đó 2 tay đưa vòng từ từ lên cao. - GV cho cả lớp làm vài lần. - GV cho luyện tập theo nhóm bằng các hình thức: Cá nhân và cả nhóm -GV mời một vài nhóm lên trình bày - GV cho một học sinh có năng khiếu trình bày lại . GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét tuyên dương | - HS thực hiện gõ đệm theo phách - HS hát cả bài hát đúng sắc thái
- HS luyện tập một số động tác theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện theo -Cả lớp thực hiện tốt động tác GV dạy HS thực hiện tốt câu 7 HS thực hiện tốt câu 8 - Các nhóm trình bày -HS nhận xét bạn |
B.NỘI DUNG 2: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC (15 phút)
CÂU CHUYỆN: TIẾNG ĐÀN THẠCH SANH
- GV giới thiệu tên câu chuyện, nói qua về xuất xứ câu chuyện. - GV đưa đoạn nhạcvà hát đoạn nhạc đó lên(SGV Trang 63). Yêu cầu HS nhẩm theo . Sau đó GV hướng dẫn và cho HS tập hát đoạn nhạc đó với các cường độ : rất to, to, hơi to, trung bình, hơi nhỏ, rất nhỏ. GV kể chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh 1 lần. Sau đó GV yêu cầu HS tạo ra âm thanh to nhỏ như vừa làm ở trên để minh họa cho câu chuyện mà GV đang kể. GV kể đoạn đầu có tranh ảnh minh họa trên bảng: Thạch Sanh là một chàng trai nghèo tốt bụng. Chàng sống bên túp lều nhỏ dưới gốc đa, làm nghề đốn củi. Gần nơi chàng ở có Lý Thông là người bán rượu độc ác. GV kể tiếp: Thạch Sanh kể cho Lý Thông biết chàng đã thấy đại bàng bắt công chúa Quỳnh Nga. Lý Thông bàn với Thạch Sanh, tìm cách cứu công chúa để nhận thưởng. GV: Thạch Sanh cứu được công chúa......hóa câm GV: Trong hang....quay trở về GV: Thạch Sanh...người đánh đàn đến GV: Sau khi biết...phò mã GV: Ghen tức...về nước GV: Từ đó...hạnh phúc. GV đặt câu hỏi khai thác nội dung bài học: ? Câu chuyện có những nhân vật nào? ?Thạch Sanh là người như thế nào? ? Chàng đã làm những việc tốt gì? ?Chàng đã làm gì khiến công chúa nói lại được? ?Ai là người độc ác? ?Khi giặc kéo đến Thạch Sanh làm thế nào để đuổi giặc? ?Cuối cùng Thạch Sanh đã được gì? Qua câu chuyện trên chúng ta thấy tiếng đàn của Thạch Sanh đã cứu giúp công chúa khỏi câm, đánh đuổi giặc giữ yên đất nước. Từ đó càng giúp các em thêm yêu âm nhạc, luôn tin yêu giá trị đạo đức con người . người tốt sẽ gặp những điều lành. GV cho HS sắm vai kể lại câu chuyện qua tranh minh họa GV nhận xét tuyên dương | - HS lắng nghe - HS quan sát nhẩm theo - HS hát đoạn nhạc với cường độ khác nhau -HS hát câu hát minh họa với tiếng hát nhỏ -HS hát câu hát minh họa với tiếng hát rất nhỏ -HS hát câu hát minh họa với tiếng hát nhỏ -HS hát câu hát minh họa với tiếng hát trung bình -HS hát câu hát minh họa với tiếng hát hơi to -HS hát câu hát minh họa với tiếng hát to -HS hát câu hát minh họa với tiếng hát rất to -HS hát câu hát minh họa với tiếng hát to HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS nghe HS sắm vai kể chuyện |
C.NỘI DUNG 3: NGHE NHẠC(10 phút)
- GV giới thiệu: tên bài hát, tác giả bài hát Cộc cách tùng cheng Cho lớp nghe bài hát lần 1 và cảm nhận ban đầu về giai điệu , tính chất của bài hát ?Em thấy bài hát vui tươi hay nhẹ nhàng tình cảm? ?Trong bài hát có những nhạc cụ nào? GV cho HS nghe nhạc kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể. GV hướng dẫn cả lớp làm động tác vận động nhẹ nhàng. Trò chơi:Nghe thấu –hát tài GV nêu luật chơi: Cô sẽ đàn bất kì một câu hát nào trong bài hát các nhóm nghe. Nhóm nào giơ tay trước nhóm đó sẽ được hát. Hát đúng sẽ chiến thắng, hát sai mất lượt chuyển cho nhóm bạn. Cô chia lớp thành 4 nhóm, dùng trống nhỏ để báo hiệu. Cô đàn 2 lần câu hát, khi cô dứt tiếng đàn lần 2 các đội sẽ báo hiệu. Đội nào báo trước đội đó mất lượt. -GV đàn và hát một câu hát 2-3 lần Cho HS thực hiện trò chơi GV nhận xét thắng thua. - GV hỏi xem học sinh tiếp thu: + Bài hát vừa nghe có tên gì? + Trong bài hát có những nhạc cụ nào ? Đó là những NC của dân tộc VN do vậy các em luôn phải biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa âm nhạc của dân tộc nhé. | - HS lắng nghe Cả lớp nghe HS trả lời HS trả lời HS thực hiện HS chú ý nghe HS chơi trò chơi vui vẻ - HS trả lời - HS trả lời HS chú ý nghe |
D CŨNG CỐ VÀ DẶN DÒ (5 phút)
+ GV chốt lại mục tiêu của bài học
- Khen ngợi các em có ý thức luyện tập,hay hát và vận động tốt.
+ Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học trong tiết 2 và chuẩn bị bài cho tiết học sau.
* Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3:
ÂM NHẠC : - ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐỘI KÈN TÍ HON
-NHẠC CỤ
-TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: TÌM NHỮNG TỪ ẨN NẤP TRONG Ô CHỮ, THỂ HIỆN NHỊP ĐIỆU BẰNG NGÔN NGỮ
A.NỘI DUNG 1: ÔN TẬP BÀI HÁT ĐỘI KÈN TÍ HON( 12 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
- GV cho nghe lại bài hát Đội kèn tí hon kết hợp với vỗ tay nhịp nhàng. -GV cho HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi đúng và thể hiện sắc thái vui tươi nhộn nhịp. GV sửa sai cho HS các câu hát sai. -GV cho HS hát và vận động phụ họa lại bài hát -GV cho lớp tập biểu diễn bài hát theo hình thức nhóm, tốp ca, tam ca, song ca, đơn ca. Cho HS sắm vai Đội kèn tí hon lên bảng biểu diễn bài hát. - GV nhận xét và tuyên dương | - HS hát lại bài hát vỗ tay nhịp nhàng - HS thực hiện - HS vận động phụ họa lại bài hát - HS thực hiện biểu diễn bài hát - HS luyện tập sắm vai |
B. NỘI DUNG 2: NHẠC CỤ(13 phút)
* Thể hiện tiết tấu: Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ: Yêu cầu HS quan sát tiết tấu trong SGK. GV treo bảng phụ tiết tấu 1 2 3 - 1 2 3 - GV làm mẫu yêu cầu HS quan sát lắng nghe. Sau đó GV cho các nhóm luyện tập và thể hiện tiết tấu đó. -Thể hiện tiết tấu bằng động tác tay, chân, GV làm mẫu yêu cầu HS quan sát: ngồi vỗ 2 tay vào 2 đùi 2 cái, vỗ tay 1 cái. Nghỉ 1 cái (Miệng đếm 1-2-3 nghỉ) Cho lớp làm nhiều lần. Gọi dãy, nhóm làm. *Ứng dụng đệm cho bài hát:Đội kèn tí hon -GV cho HS vùa hát vừa gõ đệm bài hát Đội kèn tí hon 1-2 lần -GV cho HS luyện tập theo nhóm, tổ, cặp, cá nhân bài hát kết hợp gõ đệm. -Chia dãy, nhóm hát nhóm, dãy gõ đệm , đổi ngược lại. GV nhận xét tuyên dương. | - HS quan sát tiết tấu SGK - HS quan sát - HS luyện tập theo tiết tấu - HS trình bày HS gõ đệm bài hát - HS luyện tập - Các nhóm luyện tập |
C. TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ (8 phút)
TÌM NHỮNG TỪ ẨN NẤP TRONG Ô CHỮ, THỂ HIỆN NHỊP ĐIỆU BẰNG NGÔN NGỮ.
*Tìm những từ ẩn nấp trong ô chữ: Từ khóa đã có sẵn gồm: Thanh phách, trống cơm, trống nhỏ, xòe hoa. GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi; tự tìm những từ ẩn nấp trong ô chữ Đinh Quốc Nguyễn Trường TH Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai, ĐT: 0792999177(SGK trang 56) (lấy chì đánh dấu vào từ tìm được, không khoanh bằng bút mực). GV hỏi HS tìm từ ẩn nấp , yêu cầu HS chỉ ra từ đó nằm ở cột nào, hàng nào? GV gọi 1 số cặp lên trình bày kết quả. GV nhận xét nhóm trình bày và đưa ra kết quả đúng. GV nhận xét tuyên dương. *Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ. -GV làm mẫu yêu cầu HS chú ý quan sát và lắng nghe: GV đọc và vỗ tay theo tiết tấu bài tập số 1(SGK Trang 57) Đội kèn tí hon GV cho HS đọc 1-2 lần sau đó yêu cầu HS luyện tập theo nhóm, tổ. Kết hợp đọc nhạc và thể hiện tiết tấu bằng động tác tay, chân (chân giậm 1-2, tay đan chéo trước ngực 3-4)... -Gv làm mẫu yêu cầu HS quan sát lắng nghe: GV đọc và vỗ tay theo tiết tấu bài tập số 2(SGK Trang 57) Tò te tò te tò te GV cho HS đọc 1-2 lần sau đó yêu cầu HS luyện tập theo nhóm, tổ. Kết hợp đọc nhạc và thể hiện tiết tấu bằng động tác tay, chân (vỗ tay 1-2, 1-2, giâm chân 3-4)... GV nhận xét tuyên dương-GV cho HS thực hiện nối tiếp (hoặc đồng thời ) 2 bài tập trên. Sau đó hát kết hợp bài hát Đội kèn tí hon (Bài tập mở có thể không cần thực hiện) -GV nhận xét và tuyên dương | - HS quan sát Hàng ngang số 2 , ô thứ 2 đén ô thứ 8: Trống nhỏ Hàng dọc thứ 2 bên trái , ô thứ 3 đến ô thứ 8: Xòe hoa Hàng ngang thứ 6, ô thứ 3 đến ô thứ 10 : Trống cơm Hàng ngang thứ 9: thanh phách. -HS chú ý nghe HS thực hiện bài tập số 1 HS thực hiện tốt bài tập số 1 HS lắng nghe HS thực hiện bài tập số 2 HS thực hiện - HS thực hiện nếu còn thời gian |
D. Củng cố (2 phút)
- GV chốt lại yêu cầu của chủ đề bài học và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe và thực hiện tốt các hoạt động.
* Dặn dò
- Về nhà học và xem lại bài chúng ta vừa học và chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo chủ đề 9 : Chúc mừng sinh nhật
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 9 Chủ đề 9 : MỪNG SINH NHẬT
Tiết | KẾ HOẠCH DẠY HỌC |
1 | 1. Nghe nhạc : Mừng sinh nhật 2. Hát : Chúc mừng sinh nhật 3.Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn |
2 | 1. Ôn tập bài hát: Chúc mừng sinh nhật 2. Nhạc cụ 3. Trải nghiệm và khám phá: Hát theo cách riêng của mình |
3 | 1. Ôn tập bài hát: Chúc mừng sinh nhật 2. Đọc nhạc 3. Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ |
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất
- Nhân ái
- Chăm chỉ
- Trung thực
- Trách nhiệm
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến, phản biện trong học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết nhiệm vụ được giao
3. Năng lực âm nhạc
3.1. Năng lực thể hiện âm nhạc
- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, hát rõ lời, thuộc lời , hát có sắc thái, hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp, biết hát kết hợp với gõ đệm, vận động dơn giản hoặc chơi trò chơi.
- Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Mừng sinh nhật
- Trải nghiệm và khám phá: Biết cảm nhận về nhịp độ.
- Nhạc cụ: Chơi được nhạc cụ gõ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng đệm cho bài hát Chúc mừng sinh nhật
- Nghe nhạc: Lắng nghe và cảm nhận nội dung
- Đọc nhạc: hướng dẫn học sinh đọc kí hiệu bằng tay bốn nốt: Đô- Mi- Son- La.
3.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
* Năng lực cảm thụ:
- Lắng nghe, cảm nhận về giai điệu,nội dung bài hát “Mừng sinh nhật”, “Chúc mừng sinh nhật”
* Năng lực hiểu biết âm nhạc
- Nêu được tên bài hát, tác giả bài “Chúc mừng sinh nhật”.
- Biết được nhạc cụ phục vụ trong tiết học và cách sử dụng.
3.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
- Hát kết hợp gõ đệm, gõ đệm bằng hình thể
- Nghe nhạc kết hợp vận động
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV
+ Nhạc cụ quen dùng.
+ Đệm đàn bài: Chúc mừng sinh nhật
+ Hát thuộc lời, đúng giai điệu bài : Chúc mừng sinh nhật
+ Máy nghe và băng, đĩa nhạc, bài hát Mừng sinh nhật, Chúc mừng sinh nhật
2. Chuẩn bị của HS
+ Sách Âm nhạc 1, vở ghi bài.
+ Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống con…
*****************
CHỦ ĐỀ 9 : MỪNG SINH NHẬT (TIẾT 28)
- NGHE NHẠC: MỪNG SINH NHẬT
- HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT
- TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: VẬN ĐỘNG THEO TIẾNG ĐÀN
I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh có khả năng.
1.Kiến thức:
- Biết đây là bài hát nhạc từ nước Anh, Lời Việt
- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.
- Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Mừng sinh nhật
- HS biết cảm nhận về nhịp độ.
2 Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng gõ nhạc một cách chính xác.
- Biết phụ họa một vài động tác phù hợp với bài hát
3. Thái độ:
- Các em hãy cùng nhau học tập tốt để trở thành người công dân tốt.
- Hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.
II. Chuẩn bị
- GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con….
Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách Âm nhạc 1,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định:
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát “Đội kèn tí hon”
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||
Hoạt động 1: Nghe nhạc - GV cho HS nghe bài hát Mừng sinh nhật – Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn. - GV cho HS nghe nhạc kết hợp với vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu - GV GV cho HS chơi trò chơi: HS vừa nghe nhạc vừa chuyển một bông hoa cho bạn ngồi kế bên, lần lượt cho đến hết. Hoạt động 2: Hát: Chúc mừng sinh nhật - GV giới thiệu tên bài hát, tác giả và xuất xứ. - GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc. - GV cho HS đồng thanh đọc lời ca theo sự hướng dẫn. - GV cho HS khởi động giọng hát * Dạy hát : - GV cho HS tập hát từng câu: HS nghe GV đàn và hát mẫu từng câu, tập hát mỗi câu một vài lần, hát nối tiếp câu hát thứ nhất với câu hát thứ hai, hát nối tiếp câu hát thứ ba với câu hát thứ tư, hát tương tự với những câu hát khác. - GV cho HS hát cả bài, kết hợp vận động nhẹ nhàng, thể hiện được tình cảm tha thiết vui tươi. - GV cho HS trình bày bài hát theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. - GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích . - Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét, động viên khích lệ - Gv cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng - GV nhắc HS hát đúng sắc thái của bài hát Hoạt động 3: Trải nghiệm và khám phá: vận động theo tiếng đàn - GV cho HS nghe tiếng đàn và vận động theo hướng dẫn sau:
- GV đàn với nhịp độ nhanh dần để HS vận động phù hợp với nhịp độ | - HS lắng nghe - HS nghe nhạc kết hợp với vận động cơ thể - HS tham gia chơi - HS lắng nghe - HS nghe và thực hiện yêu cầu của GV - HS đọc lời ca - HS khởi động giọng - HS tập hát theo hướng dẫn của GV - HS hát cả bài - HS trình bày - Khi nhóm này trình bày thì các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe và vận động - HS chú ý luyện tập |
IV.Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học,
- Khen ngợi các em có ý thức hát và vận động theo tiếng đàn chính xác, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong
* Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 9 : MỪNG SINH NHẬT (TIẾT 29)
- ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT
- NHẠC CỤ
- TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: HÁT THEO CÁCH RIÊNG CỦA MÌNH
I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh có khả năng.
1.Kiến thức:
- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.
- HS biết hát kết hợp vận động múa phụ họa đơn giản cho bài hát
- HS biết gõ tiết tấu bằng nhạc cụ trống, thể hiện tiết tấu bằng động tác tay, chân
- Biết hát theo cách riêng của mình qua các nốt nhạc
2 Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng sử dụng nhạc cụ vào tiết nhạc
3. Thái độ:
- Các em hãy cùng nhau học tập tốt để trở thành người công dân tốt.
- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dung nhạc cụ vào tiết học.
II. Chuẩn bị
- GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con….
Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định:
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát
- GV đánh một vài đoạn nhạc cho học sinh hát lời đoạn nhạc đó xem chính xác ko.
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Nội dung 1: Ôn tập bài hát “Chúc mừng sinh nhật” - GV cho học sinh hát nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng. - GV làm mẫu cho HS quan sát - GV cho HS hát cùng nhạc đệm từ một đến hai lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. - GV đàn và yêu cầu HS lắng nghe để nhận biết giai điệu và trình bày lại câu hát. Ví dụ: Cuộc đời sẽ thêm tươi đẹp vì những khác ca và đóa hoa. - Thực hiện tương tự với câu hát khác. - GV sửa chỗ sai (nếu có) cho HS. - GV cho HS hát kết hợp vận động: HS luyện tập một số động tác theo hướng dẫn của GV : +Mừng ngày sinh một đóa hoa: Nghiêng người sang bên phải, vỗ tay theo nhịp +Mừng ngày sinh một khúc ca: Nghiêng người sang bên trái, vỗ tay theo nhịp +Mừng ngày đã sinh cho cuộc đời một bông hoa xinh rực rỡ: Hai bàn tay xòe ra phía trước, cùng đưa sang bên phải rồi bên trái nhịp nhàng +Cuộc đời em là đóa hoa: Áp bàn tay phải lên ngực trái. +Cuộc đời em là khúc ca: Áp bàn tay trái lên ngực phải +Cuộc đời sẽ thêm tươi đẹp vì những khúc ca và đóa hoa: Hai bàn tay đưa vòng lên cao theo vòng tròn, ngược chiều nhau, đến cuối câu thì đưa hai tay ra trước, ngửa lòng bàn tay, nhún chân vào cuối câu hát. - GV cho HS tập trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca - GV cho một vài HS có năng khiếu trình bày lại - GV cho luyện tập theo nhóm bằng các hình thức: Cá nhân và cả nhóm -> GV mời một vài nhóm lên trình bày và nhận xét tuyên dương Nội dung 2: Nhạc cụ a,Thể hiện tiết tấu +Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ: - GV gõ trống tạo nên âm thanh : tùng – cách – cách, tùng – cách – cách (kết hợp đếm 1 - 2 - 3, 1 - 2 - 3). - GV cho các nhóm luyện tập theo mẫu dưới đây :
1 2 3 1 2 3 +Thể hiện tiết tấu bằng động tác tay, chân : - GV chơi tiết tấu làm mẫu. - GV cho các nhóm luyện tập và thể hiện tiết tấu. b,Ứng dụng đệm cho bài hát : Chúc mừng sinh nhật - GV cho HS vừa gõ đệm vừa hát cả bài Chúc mừng sinh nhật - GV cho HS luyện tập hoặc trình bày (gõ đệm, hát) theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm. GV có thể phân công nhóm A gõ đệm, nhóm B hát và đổi lại. -> GV chốt và tuyên dương những học sinh Nội dung 3: Trải nghiệm và khám phá : Hát theo cách riêng của mình - GV làm mẫu: GV vừa đàn, vừa hát Ngày sinh nhật rất vui tương ứng với cao độ Mi Son Mi La Son. - GV vừa đàn vừa hát ứng với cao độ Pha La Pha Si La. - GV cho HS luyện tập : GV đàn cao độ Son Si Son Đô Si và yêu cầu HS hát Ngày sinh nhật rất vui tương ứng với cao độ này. - GV cho HS thực hiện tương tự với cao độ La Đô La Rê Đô hoặc với cao độ khác. - GV cho HS xung phong hát Ngày sinh nhật rất vui với cao độ bất kì. - GV cho HS chơi trò chơi đóng vai là các con vật. Ví dụ : Nếu đóng vai chú chó, phải thực hiện yêu cầu hát Ngày sinh nhật rất vui thì âm thanh sẽ như thế nào. HS xung phong thực hiện. Tương tự như thế khi đóng vai với chú gà. | - HS lắng nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng. - HS chú ý quan sát - HS thực hiện - HS lắng nghe và hát câu hát đó - HS lắng nghe để sửa sai - HS quan sát, lắng nghe để thực hiện theo hướng dẫn của GV - HS trình bày - HS có năng khiếu trình bày - HS trình bày theo: Cá nhân và cả nhóm - HS quan sát và lắng nghe - HS quan sát và lắng nghe - HS luyện tập - HS vừa gõ đệm vừa hát cả bài Chúc mừng sinh nhật - HS luyện tập - HS lắng nghe - HS quan sát, lắng nghe - HS luyện tập - HS thực hiện - HS xung phong thực hiện - HS lắng nghe thể lệ trò chơi để tham gia chơi |
IV. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học,
- Khen ngợi các em có ý thức hát và gõ đệm tốt cho bài hát, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong
* Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 9 : MỪNG SINH NHẬT (TIẾT 30)
- ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT
- ĐỌC NHẠC
- TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: THỂ HIỆN NHỊP ĐIỆU BẰNG NGÔN NGỮ
I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh có khả năng.
1.Kiến thức:
- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca, biết thực hiện cách hát nối tiếp
- HS đọc được nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ một số mẫu âm với nốt Đô, Mi, Son, La theo ký hiệu bàn tay
- Biết thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ
2 Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng vận động các động tác cơ bản và biết trải nghiệm khám phá.
3. Thái độ:
- Các em hãy cùng nhau học tập tốt để trở thành người công dân tốt.
- Hứng thú và yêu thích khi thể hiện kí hiệu bàn tay
II. Chuẩn bị
- GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con….
Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định:
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát “Chúc mừng sinh nhật”
- Gọi 1 HS gõ đệm+ 1 HS hát lại bài hát “Chúc mừng sinh nhật”
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát : Chúc mừng sinh nhật - GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát - GV cho HS hát cùng nhạc đệm từ một đến hai lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. - GV cho HS tập hát nối tiếp theo tổ
- GV cho HS hát kết hợp vận động: HS luyện tập một số động tác theo hướng dẫn của GV. - GV cho HS tập biểu diễn bài hát theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm. - GV cho một vài nhóm lên trình bày theo giai điệu của bài hát. - GV sữa chỗ sai (nếu có) cho HS -> GV nhận xét và tuyên dương các nhóm Hoạt động 2: Đọc nhạc - GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS ôn lại và kí hiệu bàn tay của 4 nốt Đô, Mi, Son, La - GV hướng dẫn HS luyện tập đọc nhạc mẫu âm kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay. - GV hướng dẫn HS luyện tập đọc nhạc các mẫu âm, kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay - GV làm mẫu kí hiệu bàn tay để HS quan sát, sau đó đọc nối tiếp các mẫu âm như một bài đọc nhạc - GV cho HS chơi trò chơi cũng cố: Từng cặp oẳn tù tì, bạn thắng thì làm kí hiệu bàn tay, bạn thua thì đọc nhạc. - GV nhận xét và động viên học sinh Hoạt động 3: Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ - GV làm mẫu và yêu cầu HS lắng nghe: GV đọc và vỗ tay theo tiết tấu bài tập số 1 - GV cho HS luyện bài tập số 1 theo hình thức nhóm, tổ, kết hợp đọc và thể hiện tiết tấu bằng động tác tay, chân. - GV làm mẫu và yêu cầu HS lắng nghe: GV đọc và vỗ tay theo tiết tấu bài tập số 2 - GV cho HS luyện tập bài tập số 2 theo hình thức nhóm, tổ ( tương tự bài tập số 1). - GV cho HS thực hiện nối tiếp hoặc đồng thời làm hai bài tập -> GV nhận xét và tuyên dương | - HS lắng nghe - HS lắng nghe và thực hiện - HS luyện tập hát nối tiếp theo tổ dưới sự hướng dẫn của GV - HS thực hiện vận động như ở tiết trước đã học - HS luyện tập - HS trình bày - HS chú ý sửa sai - HS chú ý quan sát, lắng nghe - HS quan sát thực hiện - HS luyện tập - HS quan sát, luyện tập - HS lắng nghe - HS chú ý quan sát, lắng nghe - HS luyện bài tập số 1 - HS chú ý quan sát, lắng nghe - HS luyện bài tập số 2 - HS chú ý thực hiện |
IVCủng cố dặn dò (3 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học,
- Khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong
ÂM NHẠC:
CHỦ ĐỀ 10 : LOÀI VẬT EM YÊU
I. Mục tiêu.
1. Phẩm chất
- Nhân ái
- Chăm chỉ
- Trung thực
- Trách nhiệm
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến, phản biện trong học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết nhiệm vụ được giao
3. Năng lực âm nhạc
3.1. Năng lực thể hiện âm nhạc
- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, hát rõ lời, thuộc lời , hát có sắc thái, hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp, biết hát kết hợp với gõ đệm, vận động dơn giản hoặc chơi trò chơi.
- Trải nghiệm và khám phá: Tạo âm thanh cao- thấp theo sơ đồ, Vỗ tay theo cặp, Tạo ra âm thanh giống tiếng mưa;Tạo ra âm thanh của loài vật mà em yêu thích.
- Hướng dẫn cách vỗ tay theo phách của bài hát
- Nhạc cụ: Cách chơi thanh phách,ứng dụng đệm cho bài hát
- Nghe nhạc: Lắng nghe và cảm nhận nội dung
- Đọc nhạc: hướng dẫn học sinh đọc kí hiệu bằng tay bốn nốt: Đồ-Mi- Son-La
3.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
* Năng lực cảm thụ:
- Lắng nghe, cảm nhận về giai điệu,nội dung bài hát “ Thật là hay”, “ Chú voi con đi bộ”
* Năng lực hiểu biết âm nhạc
- Nêu được tên bài hát, tác giả bài “Thật là hay”
- Biết được nhạc cụ phục vụ trong tiết học và cách sử dụng.
3.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
- Hát kết hợp gõ đệm, gõ đệm bằng hình thể
- Nghe nhạc kết hợp vận động
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV
+ Nhạc cụ quen dùng.
+ Đệm đàn bài: Thật là hay
+ Hát thuộc lời, đúng giai điệu bài : Thật là hay
+ Tranh ảnh minh họa nhạc sĩ Hoàng Lân
+ Máy nghe và băng, đĩa nhạc, bài hát “Chú voi con đi bộ”
2. Chuẩn bị của HS
+ Sách Âm nhạc 1, vở ghi bài.
+ Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống con…
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Tiết | KẾ HOẠCH DẠY HỌC |
1 | 1. Hát: Thật là hay 2. Nghe nhạc : Chú voi con đi bộ 3.Trải nghiệm và khám phá: Tạo âm thanh cao- thấp theo sơ đồ |
2 | 1. Ôn tập bài hát: Thật là hay 2. Nhạc cụ 3. Trải nghiệm và khám phá: Vỗ tay theo cặp |
3 | 1. Ôn tập bài hát|: Thật là hay 2. Đọc nhạc 3.Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra âm thanh giống tiếng mưa;Tạo ra âm thanh của loài vật mà em yêu thích. |
*****************
CHỦ ĐỀ 10: LOÀI VẬT EM YÊU (TIẾT 1)
- HÁT: THẬT LÀ HAY
- NGHE NHẠC: CHÚ VOI CON ĐI B
- TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ:
“TẠO ÂM THANH CAO-THẤP THEO SƠ ĐỒ”
I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh có khả năng.
1.Kiến thức:
- Biết đây là bài hát của Hoàng Lân
- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.
- Biết hát nghe và vận động theo nhạc
2 Kỹ năng:
- Rèn cho kỹ năng nghe âm thanh cao thấp
- Biết Phụ họa một vài động tác trong
3. Thái độ:
- Các em hãy thân thiện yêu thiên nhiên, yêu quê hương đấtt nước
- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.
II. Chuẩn bị.
- GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con….
Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định:
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát” Mừng sinh nhật”
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. Nội dung 1: (18 phút) - Học hát “Thật là hay” * GV giới thiệu tên bài hát(có thể giới thiệu hoặc không giới thiệu) Trong bài hát có những hình ảnh nào? ? Theo các em đây là bài hát vui tươi hay tha thiết? - Tốc độ của bài hát nhanh hay chậm? * Hát mẫu : Nghe đĩa hoặc GV trình bày * Đọc lời ca : - GV đọc mẫu bài hát lời bài hát - GV hướng dẫn cho học sinh đọc từ 1 đến 2 lần. * Khởi động giọng : - GV đàn mẫu âm thang âm * Dạy hát : + Câu 1 : Nghe véo von trong vòm cây,họa mi với chim oanh. - GV đàn và hát mẫu câu 1 - GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần + Câu 2:Hai chú chim cao giọng hót, hót líu lo vang lừng . - GV đàn và hát mẫu câu 2 từ 1 đến 2 lần - GV đàn và yêu cầu + Ghép câu 1,2 - GV đàn và hát mẫu câu 1 và câu 2 - GV đàn và yêu cầu từ 1 đến 2 lần - GV nhận xét, sửa sai ( nếu có) + Câu 3 :Vui rất vui bay từ xa,chim khuyên tới hót theo. - GV đàn và hát mẫu câu 3 từ 1 đến 2 lần + Câu 4 : Li lí li lí lì li, : thật là hay hay hay - GV đàn và hát mẫu câu 4 từ 1 đến 2 lần + Nối lại tất cả các câu. + Ghép cả bài : - GV đàn và trình hát toàn bài - GV đàn và yêu cầu * Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp : - GV làm mẫu : Câu 1 : Nghe véo von trong vòm x x cây,họa mi với chim oanh. x x Câu 2 : Hai chú chim cao giọng hót, x x hót líu lo vang lừng . x x Câu 3 : Vui rất vui bay từ xa,chim x x x khuyên tới hót theo. x Câu 4 : Li lí li lí lì li x x x Thật là hay hay hay x x x - GV yêu cầu : Cho cả lớp vỗ tay theo nhịp giai điệu của bài hát theo các hình thức : cá nhân và cả nhóm - Cho một nhóm lên bảng gõ một số nhạc cụ : trống con,trống reo,thanh phách và song loan - GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích . *Tập hát đối đáp: Bài hát: “ Thật là hay”. + Nữ: Câu 1 câu 3 + Nam: Câu 2 và 4 Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. -> GV nhận xét, động viên khích lệ * Hát thể hiện tình cảm - GV yêu cầu học sinh trình bài bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân thê hiện tình cảm vui tươi, nhí nhảnh hòa mình vào thiên nhiên. -> GV nhận xét, động viên khích lệ | - HS lắng nghe -- HS trả lời: Vui tươi - HS trả lời: Hơi nhanh - HS lắng nghe - HS đọc đồng thanh lời ca - HS Khởi động giọng - HS lắng nghe - HS tập hát câu 1 - HS lắng nghe - HS tập hát câu 2 - HS lắng nghe - HS tập hát câu 1,2 - HS lắng nghe và thực hiện câu 3 và câu 4 - HS hát toàn bài - HS hát hòa giọng theo giai điệu bài hát
. - Các nhóm thực hiện - HS biết hát bài hát theo hình thức đối Đáp - HS trình bày bài hát và thể hiện sắc thái - HS trả lời |
B. Nội dung 2:(10 phút)
- Nghe nhạc: Chú voi đi bộ
GV yêu cầu HS: hãy lắng nghe bản nhạc và tưởng tượng xem loài vật nào được miêu tả trong bản nhạc. - GV yêu cầu HS nghe: Chú voi con đi bộ ? Chú voi to hay nhỏ ? Chú voi con đang làm gì ? Bảng nhạc vui hay buồn ? Theo các em, bản nhạc tên là gì? - GV đây là một bản nhạc cổ điển của nhạc sĩ Hen-ry Man-xi-ni tên bản nhạc tiếng anh Baby Elephant Waik dịch ra tiếng việt là Chú voi con đi bộ. - GV hướng dẫn cho HS đóng vai những chú voi con, vận động phù hợp với nhịp điệu của bản nhạc. - Sử dụng động tác: Tay,chân,bụng theo nhịp điệu. - GV cho học sinh cùng vận động theo giai điệu. - GV cho hai học sinh trình bày lại vận động theo bản nhạc. - GV cho luyện tập theo nhóm bằng hình thức : Cá nhân và tập thể. - GV gọi một vài nhóm lên bảng trình bày -> GV nhận xét và tuyên dương | - HS lắng nghe - HS trả lời: Chú voi con - Bảng nhạc vui - HS lắng nghe - HS cùng thực hiện - HS các nhóm luyện tập - HS thực hiện |
C. Nội dung 3:( 8 phút)
- Trải nghiệm và khám phá “ Tạo ra âm thanh cao- thấp theo sơ đồ”
- GV giới thiệu hình ảnh sơ đồ tạo ra âm thanh cao trong sgk. - GV làm mẫu và yêu cầu HS quan sát: GV giơ cao trang giấy vẽ sơ đồ;dùng ngón chỏ chỉ hướng chuyển động của âm thanh, kết hợp thể hiện âm thanh bằng các âm: I,U,O….. - GV cho HS luyện tập: Từng nhóm lần lượt tạo ra âm thanh theo sơ đồ 1 và 2 - GV cho học sinh chơi trò chơi: HS sẽ làm theo hướng ngón tay của giáo viên và làm theo - Cho các nhóm luyện tập theo cảm nhận của học sinh -> GV chốt qua sơ đồ này thì các em thấy âm thanh là một chuỗi lươn sóng,cao,thấp đi ngang vì vậy trong khi hát,đọc nhạc mình cũng thực hiện theo sơ đồ sao khi hát hay đúng giai điệu, nốt nhạc đọc đúng cao độ. -> GV nhận xét và tuyên dương các nhóm. | - HS quan sát - HS theo dõi - HS luyện tập - HS tham gia chơi - HS luyện tập - HS lắng nghe và tiếp thu |
4.Cũng cố và dặn dò (4 phút)
* Củng cố (2 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của tiết học và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe.
- GV đàn và hs hát lại bài kết hợp gõ đệm theo nhịp bài hát Thật là hay
* Dặn dò (2 phút)
- Hãy hát lại bài hát cho ông bà, cha mẹ nghe và tập một số động tác tao ra âm thanh theo sơ đồ.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài kế tiếp
* Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 10: LOÀI VẬT EM YÊU (TIẾT 2)
- ÔN TẬP BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY
- NHẠC CỤ
- TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: VỖ TAY THEO CẶP
I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh có khả năng.
1.Kiến thức:
- Biết đây là bài hát của Hoàng Lân
- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.
- Biết hát nghe và chơi nhạc cụ chính xác
2 Kỹ năng:
- Rèn cho kỹ năng nghe âm thanh cao thấp
- Biết Phụ họa một vài động tác trong , biết vỗ tay theo cặp
3. Thái độ:
- Các em hãy thân thiện yêu thiên nhiên, yêu quê hương đấtt nước
- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.
II. Chuẩn bị.
- GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con….
Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định:
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát” Mừng sinh nhật
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Thật là hay ( 18 phút) - GV cho học sinh hát nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng. - GV hướng dẫn HS hát cùng nhạc đệm từ 1 đến 2 lần, tập lấy hợi và thể hiện sắc thái của bài hát. Câu hát Câu 1: Nghe véo von trong vòm cây, họa mi với chim oanh. Câu 2: Hai chú chim cao giọng hót, hót líu lo vang lừng. Câu 3: Vui rất vui bay từ xa,chim khuyên tới hót theo. Câu 4: Li lí li lí lì li. Câu 5: Thật là hay hay hay - GV hướng dẫn các động tác phụ họa theo của giai điệu của bài hát. - GV cùng cả lớp thực hiện theo giai điệu. - GV cho một học sinh có năng khiếu trình bày lại - GV cho luyện tập theo nhóm bằng các hình thức: Cá nhân và cả nhóm. -> GV mời một vài nhóm lên trình bày và nhận xét tuyên dương. | - HS thực hiện theo. - HS quan sát - HS luyện tập một số động tác theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện theo - Các nhóm trình bày |
B. Hoạt động 2: Nhạc cụ(10 phút)
a. Thể hiện tiết tấu - GV làm mẫu : &=2===U====:===!===U===:=!=====U===U====!==U====:===. - GV thể hiện tiết tấu bằng động tác tay, chân - GV làm mẫu cho học sinh quan sát và lắng nghe - GV cho cả lớp thực hiện theo tiết tấu. - Cho một học sinh gõ lại tiết tấu. - GV cho cả nhóm luyện tập và thể hiện tiết tấu theo hình thức: Cá nhân và tập thể. -> GV nhận xét và tuyên dương. b. Ứng dụng đệm cho bài hát: Thật là hay - GV cho HS vừa gõ đệm vừa hát bài : Thật là hay. - Cho HS luyện tập hoặc trình bày(gõ đệm,hát) theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm. - GV có thể phân công nhóm gõ đệm theo cá nhân và nhóm ….. - GV cho các nhóm luyện tập và thực hiện theo. -> GV nhận xét và tuyên dương. |
- HS quan sát
- HS thực hiện - HS trình bày - Các nhóm thực hiện - HS quan sát - HS luyện tập - Các nhóm thực hiện |
C. Nội dung 3:( 9 phút)
- Trải nghiệm và khám phá: Vỗ tay theo cặp
- GV làm mẫu cho HS quan sát kết hợp với giai điệu của bài hát. - GV mời một HS Đinh Quốc Nguyễn Trường TH Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai, ĐT: 0792999177dứng đối diện,đếm từ 1 đến 2 nhịp nhàng, khi đếm một thì vỗ hai tay,khi đếm hai thì cùng vỗ hai tay vào hai tay người đối diện. - GV cho HS luyện tập theo cặp: Từ chậm đến nhanh dần. - GV cho HSvừa hát vừa vỗ tay theo cặp bài hát Thật là hay. - GV mời một vài cặp xung phong lên trình bày, các bạn nhận xét -> GV nhận xét và tuyên dương | - HS quan sát - HS thực hiện - HS luyện tập theo cặp - HS thi đua |
4. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học,
- Khen ngợi các em có ý thức hát và chơi nhạc cụ tốt, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong
* Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
………………
………………
CHỦ ĐỀ 10 : LOÀI VẬT EM YÊU (TIẾT 3)
- ÔN TẬP BÀI HÁT : THẬT LÀ HAY
- ĐỌC NHẠC
- TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: TẠO RA ÂM THANH GIỐNG TIẾNG MƯA RƠI VÀ TẠO RA ÂM THANH CỦA LOÀI VẬT MÀ EM YÊU THÍCH
I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh có khả năng.
1.Kiến thức:
- Biết đây là bài hát của Hoàng Lân
- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.
- Biết hát nghe và đọc nhạc chính xác
2 Kỹ năng:
- Rèn cho kỹ năng nghe âm thanh cao thấp
- Biết Phụ họa một vài động tác trong , biết vỗ tay theo cặp
3. Thái độ:
- Các em hãy thân thiện yêu thiên nhiên, yêu quê hương đấtt nước
- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.
II. Chuẩn bị.
- GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con….
Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định:
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát” Mừng sinh nhật
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. Hoạt động 1: ( 10 phút) - Ôn tập bài hát: Thật là hay - Gv giới thiệu bài - GV đàn giai điệu 1 câu hát. Sau đó hỏi HS đó là câu hát nằm trong bài hát nào đã học ? Hát lại câu hát đó. - Hôm nay cô trò chúng ta sẽ ôn tập lại bài hát Thật là hay - GV hát mẫu hoặc cho HS - HS khởi động giọng - GV chỉ huy nhịp 2/4 và mở nhạc cho lớp hát. - Cả lớp hát và nhún nhịp nhàng - GV nhận xét ( sửa sai nếu có) - Nhóm và cá nhân HS xung phong lên bảng trình bày - HS nhận xét, đánh giá * Hát nối tiếp : - Gv hướng dẫn HS hát nối tiếp theo dãy : - Dãy 1 : Nghe véo von trong… - Dãy 2 : Hai chú chim cao …. - Dãy 3: Vui rất vui bay từ xa… - Dãy 4: Li lí li……. * Hát kết hợp vận động: - Gv gọi 1 Hs lên bảng biểu diễn hát kết hợp vận động phụ họa. - Gọi HS nhận xét - Gv cho cả lớp vận động phụ họa - Gv gọi 1 nhóm lên bảng hát và vận động. - Gọi HS lên bảng biểu diễn - Giáo dục tư tưởng : - Nhiều loài chim có giọng hót rất hay. Chúng thường thi nhau hót ríu rít. Tiếng hót hoà quyện với nhau nghe thật vui tai. Bài hát Thật là hay giúp chúng ta thêm yêu các loài chim. Bảo vệ các loài động vật | - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS khởi động giọng - Hs lắng nghe - HS lắng nghe và thực hiện - Hs quan sát và hát - HS lắng nghe và trả lời - HS thực hành - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS lắng nghe và thực hiện - Hs lắng nghe - HS vận động phụ họa - HS thực hiện theo dãy - HS trình bày vận động theo bài hát và thể hiện sắc thái - HS lắng nghe |
B. Hoạt động 2:(10 phút)
- Đọc nhạc
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
- Gv cho Hs quan sát thang âm 4 nốt : Đồ Mi ,Son ,Lá) - Gv lấy cao độ chuẩn trên đàn - Gv đọc cao độ kết hợp làm ký hiệu bàn tay làm mẫu 4 nốt : Đồ , Mi , Son , La - Gv cho Hs đọc cao độ và ký hiệu bàn tay 4 nốt * Bài đọc nhạc: - Cho Hs quan sát bài đọc nhạc - Gv đàn cho HS đọc nhạc theo mẫu âm kết hợp ký hiệu bàn tay. - Gv đàn và từng dãy đọc nhạc kết hợp ký hiệu bàn tay. - Gv đọc nhạc – Hs làm ký hiệu bàn tay - Gv làm ký hiệu bàn tay- Hs đọc nhạc - Gọi Hs vừa đọc nhạc vừa làm ký hiệu bàn tay - HS luyện tập hoặc trình bày (gõ đệm, hát) theo hình thức cá nhân, theo nhóm | - HS quan sát - HS lắng nghe - HS quan sát - Hs quan sát và đọc - HS thực hiện cầm thanh phách - Hs lắng nghe - HS lắng nghe và thwucj hiện - HS lắng nghe và thực hiện đọc nhạc - HS lắng nghe - HS thực hiện |
C. Hoạt động 3: (15 phút)
- Trải nghiệm và khám phá : Tạo ra âm thanh giống tiếng mưa rơi, tạo ra âm thanh loài vật mà em yêu thích
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
* Tạo ra âm thanh tiếng mưa rơi: - Gv đặt câu hỏi: - Các em nghe thấy tiếng mưa rơi khi nào? - Tiếng mưa nghe như thế nào? - Làm như thế nào để tạo ra giống tiếng mưa rơi? - Gv hướng dẫn Hs sinh tạo ra tiếng mưa rơi nhỏ và to : Tí tách, tí tách. * Tạo ra âm thanh của loài vật mà em yêu thích: - Em thích loài vật nào/ - Em biết những loài vật nào? - Gv hướng dẫn Hs làm tiếng kêu của : Mèo, chó, lợn, chim, gà… - Cuối tiết học, GV cần chốt lại mục tiêu của chủ đề này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập, hát hay, vận động tốt... | - HS lắng nghe - HS lắng nghe - Hs trả lời - Hs trả lời - HS quan sát và lắng nghe trả lời - Hs nghe và thực hiện - HS trả lời - Hs trả lời - Hs lắng nghe và thực hiện - HS lắng nghe |
D. Củng cố dặn dò (4 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học,
- Khen ngợi các em có ý thức hát và chơi nhạc cụ tốt, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong
* Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
NỘI DUNG ÔN TẬP TỰ CHỌN
I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh có khả năng.
1.Kiến thức:
- Hát đúng ca cao độ bài hát múa đàn .Đinh Quốc Nguyễn Trường TH Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai, ĐT: 0792999177Biết hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ,Biết đọc nốt nhạc và làm kí hiệu bàn tay .
đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi.
2 Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng biết hát, chuẩn xác về cao độ nhịp độ và tư thế khi hát,tiếp thu, hiểu và làm được kí hiệu bàn tay.
3. Thái độ:
- Biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, mang niềm vui đến mọi người là niềm hạnh phúc cho mọi người mong ước cuôc sống vui tươi và thanh bình
- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.
II. Chuẩn bị
- GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con….
Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định:
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động bằng hình thể bài hát Mẹ đi vắng hát và vận động bằng hình thể.
- Gọi một học sinh thực hiện cách chơi nhạc cụ Tem-bơ-lin
+ GV nhận xét
3. Bài mới (Tùy thời gian mà cách bạn lựa chọ cho phù hợp nha)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Nội dung 1: Học hát “ CÔ GIÁO EM ” trong - GV giới thiệu tên tác bài hát,tên tác giả và xuất xứ. - GV hát hoặc cho học sinh nghe bản nhạc bái hát: “ Múa đàn” GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. ? Trong bài hát có những hình ảnh nào? ? Theo các em đây là bài hát mang tính chất như thế nào * Hát mẫu : - GV trình bày * Đọc lời ca : - GV đọc mẫu bài hát lời bài hát - GV hướng dẫn cho học sinh đọc từ 1 đến 2 lần. * Khởi động giọng : - GV đàn mẫu âm thang âm * Dạy hát : + Câu 1 : Tình tịch đây mấy cây đàn - GV đàn và hát mẫu câu 1 - GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần + Câu 2 : Cùng hòa lên vang lừng vang - GV đàn và hát mẫu câu 2 từ 1 đến 2 lần - GV đàn và yêu cầu + Ghép câu 1và câu 2 - GV đàn và hát mẫu câu 1 và câu 2 - GV đàn và yêu cầu từ 1 đến 2 lần - GV nhận xét, sửa sai ( nếu có) + Câu 3 :Tình tình tình tang tình tang - GV đàn và hát mẫu câu 3 - GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần + Câu 4 : Mang lên câu ca nhịp nhàng - GV đàn và hát mẫu câu 4 - GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần + Ghép câu 3 và câu 4 + Câu 5 : Cầm đàn em múa nhịp nhàng GV đàn và hát mẫu câu 1 và câu 2 - GV đàn và yêu cầu từ 1 đến 2 lần + Câu 6 : Đánh lên câu tịch tình tang - GV đàn và hát mẫu câu 4 - GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần + Ghép câu 5 và câu 6 + Ghép nối tòan bài - GV đàn và trình hát toàn bộ bài hát - GV đàn và yêu cầu Nội dung 2 : Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp : - GV làm mẫu : Câu 1 : Tình tịch đây mấy cây đàn X X Câu 2 : Cùng hòa lên vang lừng vang X X Câu 3 : Tình tình tình tang tình tang X X Câu 4 : Mang lên câu ca nhịp nhàng X X Câu 5 : Cầm đàn em múa nhịp nhàng X X Câu 6 : Đánh lên câu tịch tình tang X X - GV yêu cầu : Cho cả lớp vỗ tay theo nhịp giai điệu của bài hát theo các hình thức : Cá nhân và cả nhóm - Cho một nhóm lên bảng hát kết hợp gõ một số nhạc cụ theo nhịp: trống con,trống reo,thanh phách và song loan - GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích . - Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, động viên khích lệ - Gv cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng - Gv nhắc HS đúng sắc thái của bài hát | HS lắng nghe - HS trả lời - HS lắng nghe - HS đọc đồng thanh lời ca - HS Khởi động giọng - HS lắng nghe - HS tập hát câu 1 - HS lắng nghe - HS tập hát câu 2 - HS lắng nghe - HS tập hát câu 1,2 - HS lắng nghe và thực hiện câu 3,4,5,6 - HS hát toàn bài - HS hát hòa giọng theo giai điệu bài hát - HS quan sát và theo dõi HS thực hiện theo - HS thực hiện - Các nhóm thực hiện - Hs lắng nghe - HS trình bày bài hát và thể hiện sắc thái - HS biểu diễn |
IV. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học,
- Khen ngợi các em có ý thức hát và chơi gõ chính xác, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong
* Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu: Sau khi ôn tập học kì 1 các em cần phải đạt
1.Kiến thức:
- Hát đúng ca cao độ bài hát múa đàn .Biết hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi.
- Biết đọc nốt nhạc và làm kí hiệu bàn tay .
- Nghe nhạc và cảm nhận được bài hát và hiểu ý nghĩa. Biết sử dụng nhạc cụ cho phù hợp với tiết học
- Biết một vài đặc điểm của Ma-ca-cát và xy-ly-phôn và nêu tên câu chuyện âm nhạc đã học kì 2
2 Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng biết hát, chuẩn xác về cao độ nhịp độ và tư thế khi hát,tiếp thu, hiểu và làm được kí hiệu bàn tay, sử dụng nhạc cụ Đinh Quốc Nguyễn Trường TH Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai, ĐT: 0792999177thành thạo đúng nhịp phách,biết được đặt diểm trống và nêu tên các mẫu chuyện trong HKII.
3. Thái độ:
- Biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, mang niềm vui đến mọi người là niềm hạnh phúc cho mọi người mong ước cuộc sống vui tươi và thanh bình,đoàn kết các bạn bè Năm châu trên thế giới.
- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.
II. Chuẩn bị
- GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con….
Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định:
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động bằng hình thể bài hát Mẹ đi vắng hát và vận động bằng hình thể.
- Gọi một học sinh thực hiện cách chơi nhạc cụ Tem-bơ-lin
+ GV nhận xét
3. Bài mới (Tùy thời gian mà cách bạn lựa chọ cho phù hợp nha)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CÓ 5 NỘI DUNG -Tùy từng điều kiệm và địa phương mà chúng ta có cách ôn tập cho phù hợp với học sinh giúp chúng ta cũng cố kiến thức chắc cho học sinh qua các chủ đề đã học. Nội dung 1: 5 bài hát( Xòe hoa, Thật đáng yêu,Đội kèn tí hon, Chúc mừng sinh nhật,thật là hay) *Chúng ta áp dụng các tiến trình dạy trong tiết học hát như: gõ đệm bằng nhạc cụ, vận động phụ họa, vận động bằng hình thể) Nội dung 2: Nghe nhạc - GV cho HS nghe lại 1-2 bài hát hoặc bản nhạc đã học ở HKII - GV cho học sinh nêu tên được các bản nhạc và bài hát - GV cho học sinh luyện tập theo nhóm và cá nhân Nội dung 3: Đọc nhạc - GV thực hiện kí hiệu nàn tay của các bài 1-2 lần của chủ đề 4 và chủ đề 5 đã học trong học kì 1,HS vừa đọc nhạc vừa thực hiện kí hiệu bằng tay - Cho một bạn xung phong lên chỉ huy kí hiệu bằng tay cho các bạn đọc theo. - Cho một nhóm trưởng của nhóm lên chỉ huy cho nhóm mình đọc - GV nhận xét và tuyên dương Nội dung 4: Nhạc cụ: - GV yêu cầu học sinh sử dụng nhạc cụ gõ hoặc động tác tay,chân để thể hiện từ 1-2 lần - GV cho cả lớp sử dung nhạc cụ gõ cho hai bài hát của chủ đề 4 và chủ đề 5. - Cho luyện tập theo hình thức : Cả nhóm và cá nhân - Đại diện nhóm lên trình bày cả lớp quan sát và nhận xét. Nội dung 5: Thường thức âm nhạc - GV cho học sinh xem lại tranh ảnh và một số tiết mục biễu diễn của học sinh. - GV yêu cầu HS nêu một vài đặc điểm của nhạc cụ trống cơm. - Co HS xem lại mẫu truyện kể trong SGK và hỏi để cũng cố kiến thức tiếp thu và trả lời được các câu hỏi - GV cho một vài bạn lên đóng vai bằng cách kể chuyện qua lời thoại. - GV nhận xét tuyên dương GV tổng kết nội dung ôn tập và kiểm tra học kì 1 giáo viên nhận xét điểm nào tốt tích cực phấn đấu để học tốt hơn,những điểm nào chưa đạt cố gắng phấn đấu để trong học kì 2 sẽ tốt hơn. |
- HS luyện tập theo nhóm
- HS lắng nghe và thực hiện tốt những yêu cầu của gv |
IV. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học,
- Khen ngợi các em có ý thức hát và chơi gõ chính xác, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong
* Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................