Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 33,34
ÔN TẬP VĂN BẢN: NHỚ RỪNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Ôn tập lại những kiến thức cơ bản tác giả, tác phẩm.
- Nắm được những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích một đoạn thơ, bài thơ
3. Thái độ: Có ý thức trong việc ôn tập kiến thức và làm bài tập.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn tập lại những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Trình bày đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập củng cố kiến thức. - Hoạt động theo nhóm 2 người trong 15 phút: Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - GV phát PHT HS hoàn thành phiếu sau đó lên bảng trình bày | I. Củng cố kiến thức 1. Tác giả - Thế Lữ (1907 – 1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ quê ở Bắc Ninh. - Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu. Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho thơ mới. - Ngoài sáng tác thơ, Thế Lữ cồn viết truyện, sau đó ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và là một trong những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. 2. Tác phẩm - Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ - Là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới. 3. Nội dung, nghệ thuật a) Nội dung - Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, bài thơ diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Bài thơ còn thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. b)Nghệ thuật - Bút pháp lãng mạn, cảm hứng lãng mạn. - Xây dựng hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng (con hổ và tâm sự của con hổ). - Từ ngữ gợi hình gợi cảm. - Ngôn ngữ nhạc điệu phong phú. - Kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, đối lập, điệp từ, câu hỏi tu từ… II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập 1: Giải thích nghĩa của những từ Hán Việt sau:
- Sa cơ:……………………………………………………………………………….
- Sơn lâm:…………………………………………………………………………….
- Ngự trị:……………………………………………………………………………..
- Ngạo mạn:…………………………………………………………………………..
- Thảo hoa:…………………………………………………………………………...
- Giang sơn:………………………………………………………………………….
- Tự lự:……………………………………………………………………………….
- Hùng vĩ:…………………………………………………………………………….
Bài tập 2: Vì sao “Nhớ rừng” được xem là bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bài tập 3: Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng”, hãy giải thích vì sao tác giả mượn “Lời con hổ ở vườn bách thú”. Việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc bài thơ?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài tập 4: Thủ pháp tương phản trong bài thơ “Nhớ rừng” được thể hiện như thế nào?
Cảnh hiện tại | Cảnh quá khứ |
Hổ bị giam cầm trong: | Hổ bị giam cầm trong: |
Khung cảnh: | Khung cảnh: |
Thái độ của mọi người xung quanh: | Thái độ của muôn loài: |
Thái độ của hổ: | Thái độ của hổ: |
Bài tập 5: Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy vẽ lại bức tranh con hổ trong “Nhớ rừng” và ghi lời đề từ bằng một vài câu thơ trong văn bản mà em yêu thích.
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 35
ÔN TẬP VĂN BẢN: ÔNG ĐỒ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Ôn tập lại những kiến thức cơ bản tác giả, tác phẩm.
- Nắm được những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích một đoạn thơ, bài thơ
3. Thái độ: Có ý thức trong việc ôn tập kiến thức và làm bài tập.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thứ cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức bài cũ - Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Trình bày những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ông đồ? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức 1. Tác giả - Vũ Đình Liên (1913 – 1996) quê gốc ở Hải Dương. - Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. - Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. 2. Tác phẩm - Là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ giàu lòng thương cảm của Vũ Đình Liên. 3. Nội dung, nghệ thuật a) Nội dung - Tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ - Niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa. b) Nghệt thuật - Sử dụng bút pháp lãng mạn. - Thể thơ ngũ ngôn hiện đại - Xây dựng những hình ảnh đối lập - Kết hợp biểu cảm, kể, tả. - Lời thơ gợi cảm xúc. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập 1: Hoàn thiện bảng dưới đây để thấy được những điểm đối lập của hình ảnh ông đồ trong bài thơ.
Nội dung miêu tả | Quá khứ | Hiện tại |
Không gian |
|
|
Thời gian |
|
|
Tình cảnh của ông đồ |
|
|
Tâm trạng của ông đồ |
|
|
Bài tập 2: Bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hãy chỉ ra điều đó và phân tích tác dụng của kết cấu đó trong bài.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài tập 3: Trong bài thơ, tác giả đã gọi ông đồ bằng những từ ngữ nào? Lí giải vì sao lại có sự khác biệt đó?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài tập 4: Trình bày những đặc sắc nghệ thuật được nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện qua bài thơ “Ông đồ”.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài tập 5: Vẽ/sưu tầm bức tranh về ông đồ viết chữ thư pháp và ghi lời đề từ bằng một vài câu thơ trong “Ông đồ” mà em yêu thích.
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 36,37
ÔN TẬP: CÂU NGHỊ VẤN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm câu nghi vấn.
- Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng chính và khác của câu nghi vấn.
2. Kỹ năng
- Nhận biết và hiểu câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt được câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng đúng câu nghi vấn trong mục đích diễn đạt cụ thể
- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức cần nhớ - Nêu khái niệm câu nghi vấn? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Câu nghi vấn có chức năng gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Ngoài chức năng để hỏi, câu nghi vấn còn có các chức năng nào? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập củng cố kiến thức -Vẽ sơ đồ tư duy bài học - Hoàn thành phiếu học tập sau đó lên bảng trình bày | I. Củng cố kiến thức - Câu nghi vấn là câu: + Có những từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại sao, bao giờ,… hoặc có từ hay + Có chức năng chính là dùng để hỏi. - Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi - Chức năng khác: + Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc,… và không yêu cầu người đối thoại trả lời. + Khi không dùng để hỏi, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: Chỉ ra các câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn?
a) Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
(Nam Cao)
b) Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu!
(Nguyên Hồng)
c) Vua hỏi: “Còn nàng út đâu?”. Nàng út bẽn lẽn dâng lên mâm bánh nhỏ.
(Truyền thuyết Hùng Vương)
d) Anh có biết con anh là một thiên tài hội hoạ không? (Tạ Duy Anh)
e) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao)
Bài 2: Tìm câu nghi vấn trong các câu dưới đây, chỉ ra các đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn đó và cho biết chúng được dùng với mục đích gì?
a) Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
(Ngô Tất Tố)
b) Tôi quắc mắt:
- Sợ gì? […] Mày bảo, tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! (Tô Hoài)
c) Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái thói ngôn cuồng, dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? (Tô Hoài)
d)
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Lượm ơi, còn không?
(Tố Hữu)
e)
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi?
(Nguyễn Duy)
g) Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? (Sọ Dừa)
h) Đồ ngốc! Sao lại không bắt con cá đền cái gì? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à? (Ông lão đánh cá và con cá vàng)
Bài 3: Hãy đặt câu nghi vấn, với các từ nghi vấn sau: sao? gì? đâu? hả?nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........
Bài 4: Đặt 4 câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để:
- Yêu cầu một người hãy ngừng nói chuyện
- Khẳng định một người bạn hôm qua học bài quá khuya.
- Bộc lộ cảm xúc về thời tiết hôm nay.
- Đe dọa một con vật.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 5: Viết đoạn văn ngắn hoặc đoạn hội thoại (chủ đề tự chọn) sử dụng câu nghi vấn. Gạch chân dưới câu nghi vấn đó, chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của nó.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 38
ÔN TẬP VĂN BẢN: QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Ôn tập lại những kiến thức cơ bản tác giả, tác phẩm.
- Nắm được những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích một đoạn thơ, bài thơ
3. Thái độ: Có ý thức trong việc ôn tập kiến thức và làm bài tập.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức - Trình bày những nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Trình bày đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành phiếu học tập sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức 1. Tác giả - Tế Hanh (1921 – 2009) sinh ra tại một làng chài ven biển Quảng Ngãi. - Ông có mặt trong phong trào Thơ mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. 2. Tác phẩm - Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài thơ Quê hương là sự mở đầu. - Bài thơ rút trong tập Nghẹn ngào sau được in lại trong tập Hoa niên. 3. Nội dung, nghệ thuật a) Nội dung - Bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển. - Hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. - Nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả. b) Nghệ thuật - Hình ảnh so sánh, nhân hoá, ĐT, TT, từ láy, câu cảm thán. - Giọng thơ mượt mà, sâu lắng. - Bút pháp lãng mạn, thể thơ 8 tiếng. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nòng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Trong niềm vui và thắng lợi của thuyền về bến, ta nghe câu nói của người dân chài "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe" tại sao câu nói cửa miệng của người dân chài lại là như vậy?
Câu 3: Viết một đoạn văn (từ 6 – 8 câu) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
Bài 2: Cho câu thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.”
………
(Ngữ Văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Chép 5 câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn thiện đoạn thơ.
Câu 2: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu cuối của đoạn thơ trên.
Câu 3: Viết đoạn văn (từ 6 – 8 câu) trình bày những cảm xúc, suy nghĩ của em về tình yêu quê hương trong tâm thức mỗi con người Việt Nam?
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 39
ÔN TẬP VĂN BẢN: KHI CON TU HÚ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Ôn tập lại những kiến thức cơ bản tác giả, tác phẩm.
- Nắm được những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích một đoạn thơ, bài thơ
3. Thái độ: Có ý thức trong việc ôn tập kiến thức và làm bài tập.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức -Trình bày những nét chính về tác giả, tác phẩm? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Trình bày những đặc sắc về nôi dung và nghệ thuật của tác phẩm? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập -Vẽ sơ đồ tư duy bài học - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức 1. Tác giả - Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở Thừa Thiên – Huế. - Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. - Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 2. Tác phẩm - Trích trong tập Từ ấy (1937 – 1946) - Được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam ở đây. 3. Nội dung, nghệ thuật a) Nội dung Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. b) Nghệ thuật - Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt. - Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán, khi tươi sáng, khoáng đạt khi dằn vặt, u uất rất phù hợp với cảm xúc thơ. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Khi con tu hú gọi bầy”
Câu 1: Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 3: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề bài thơ?
Câu 4: Giải thích nghĩa của các từ “tu hú”, “nắng đào”.
Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép.
Câu 6: Kể tên 02 tác phẩm trong chương trình Ngữ vãn lớp 8 cũng được sáng tác trong hoàn cảnh tương tự như hoàn cảnh sáng tác bài thơ nói trên, nêu rõ tên tác giả của từng tác phẩm.
Bài tập 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"
(Ngữ Văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Hoàn cảnh ra đời bài thơ có gì đặc biệt? Theo em, hoàn cảnh ấy ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc cúa nhà thơ?
Câu 3: Khái quát nội dung của đoạn thơ bằng một câu văn.
Câu 4: Bài thơ mở đầu và kết thúc bằng tiếng chim tu hú. Điều này có ý nghĩa gì?
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 40
ÔN TẬP: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Hiểu được đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.
- Vận dụng vào tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm).
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: khiviết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp...
3. Thái độ
- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức - Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật hay cách nấu một món ăn,… người ta thường nêu những nội dung gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Cách làm được trình bày theo trình tự nào? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Bài tập 1: Lập dàn ý cho tiết thuyết minh cách làm một món ăn ngày Tết mà em yêu thích. - Bài tập 2: Lập dàn ý chi tiết thuyết minh về một trò chơi mà em yêu thích | I. Củng cố kiến thức - Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào đó, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp đó. - Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự,… làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó. - Lời văn ngắn gọn, rõ ràng. II. Luyện tập HS lập dàn ý sau đó lên bảng trình bày. |
3. Củng cố, dặn dò
- Quay video thuyết minh về cách làm một món ăn ngày Tết mà em yêu thích.
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 41
ÔN TẬP: CÂU CẦU KHIẾN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Hiểu rõ đặc điểm của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
- Vận dụng vào tạo lập văn bản và giao tiếp.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu bản dịch tác phẩm.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng đúng câu cầu khiến trong mục đích diễn đạt cụ thể
- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức - Nêu khái niệm câu cầu khiến. + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Câu cầu khiến được dùng để làm gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành phiếu học tập sau đó lên bảng trình bày | I. Củng cố kiến thức - Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,.. hay ngữ điệu cầu khiến. - Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo. - Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dâu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu châm. II.Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập 1: Chỉ ra những từ ngữ biểu thị ý van xin trong các câu cầu khiến sau:
a. “Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất…”
(“Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)
b. “Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại.”
(“Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)
Bài tập 2: Chỉ ra sự khác nhau về hình thức trong các câu cầu khiến sau để thấy sự thay đổi thái độ của người mẹ (trích từ “Cuộc chia tay của những con búp bê” – Khánh Hoài):
(1) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
(2) - Đem chia đồ chơi ra đi! - Mẹ tôi ra lệnh.
(3) - Lằng nhằng mãi. Chia ra! - Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
Bài tập 3: Cho chủ đề như sau: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” đã thể hiện tư thế ung dung của người chiến sĩ cách mạng”. Bằng đoạn văn khoảng 12 câu em hãy làm sáng tỏ chủ đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến. (Gạch chân và chỉ rõ)
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 42
ÔN TẬP: TỨC CẢNH PÁC BÓ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Ôn tập lại những kiến thức cơ bản tác giả, tác phẩm.
- Nắm được những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích một đoạn thơ, bài thơ
3. Thái độ: Có ý thức trong việc ôn tập kiến thức và làm bài tập.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức - Trình bày những nét chính về tác giả, tác phẩm? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Trình bày những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành phiếu học tập sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức 1. Tác giả 2. Tác phẩm 3. Nội dung, nghệ thuật a) Nghệ thuật - Giọng đùa vui hóm hỉnh. - Tạo được tứ thơ độc đáo bất ngờ sâu sắc. b) Nội dung - Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời Cách mạng thật là sang”
(Ngữ Văn 8, kì II)
Câu 1: Chép 2 câu thơ phía trước để hoàn thành bài thơ.
Câu 2: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Trình bày ngắn gọn đặc điểm của thể thơ đó?
Câu 3: Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ Tức cảnh Pốc Bó?
Câu 4: Câu thơ "Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng" gợi lên điều gì về công việc và điều kiện làm việc của Bác ở chiến khu?
Câu 5: Từ “sang” trong câu thơ cuối cần được hiểu như thế nào?
Câu 6: Qua bài thơ có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoả mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài thơ “Côn Sơn ca”. Thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 7. Qua bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp gì trong tâm hồn Bác?
Bài 2: Niềm tin, niềm tự hào của Bác Hồ tỏa sáng trong cả bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và tụ lại ở một câu thơ:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
Câu 1: Em hãy chép tiếp ba câu thơ liền trước câu thơ này để hoàn thiện bài thơ?
Câu 2: Bài thơ được Bác sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 3: Trong bài thơ này còn có câu thơ: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. Em hiểu câu thơ này như thế nào?
Câu 4: Kể tên một bài thơ có cùng thể loại với bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” mà em được học?
Câu 5:Nêu sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ?
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 43
ÔN TẬP: CÂU CẢM THÁN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Hiểu rõ đặc điểm của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
- Vận dụng vào tạo lập văn bản và giao tiếp.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu bản dịch tác phẩm.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng đúng câu cảm thán trong mục đích diễn đạt cụ thể
- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức bài học - Nêu khái niệm câu cảm thán. + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Câu cảm thán dùng để làm gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành phiếu học tập sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức - Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, biết bao, biết chừng nào,… - Dùng để bộc lộ trục tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương. - Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: Xác định câu cảm thán trong các câu sau. Chỉ ra đặc điểm hình thức của các câu cảm thán đó?
a. Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được!
b. Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân!
c. Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!
d. Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chri thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.
e. Chao ơi! Những ngày mưa rét hồi ấy vui quá nhỉ?
g. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
i. Nhớ không biết chừng nào là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này!
k. Hỡi ôi! Có cái gì là đẹp quá như Hàn vẫn tưởng đâu?
Bài 2: Hãy viết lại các câu cho sẵn dưới đây để tạo thành các câu cảm thán?
a. Trời đẹp.
b. Bài tập khó.
c. Nhiều bài tập quá. Không thể làm hết được.
d. Em nhớ mẹ em quá.
e. Phim này hay cực.
g. Mấy hôm nay, trời nóng như nung.
i. Chị ấy học môn toán dở lắm.
k. Anh tôi câu được một con cá to lắm.
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 44
ÔN TẬP: CÂU TRẦN THUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Hiểu rõ đặc điểm của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.
- Vận dụng vào tạo lập văn bản và giao tiếp.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu bản dịch tác phẩm.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng đúng câu trần thuật trong mục đích diễn đạt cụ thể
- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức bài học - Nêu khái niệm câu trần thuật. + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Câu trần thuật có những chức năng nào? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dâu gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Câu trần thuật có phải là kiểu câu cơ bản và phổ biến được dùng trong giao tiếp không? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức - Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,… - Ngoài những chức năng chính, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc,… - Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu châm than hoặc dấu chấm lửng. - Đây là kiêu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập 1: Xác định mục đích cụ thể của những câu trần thuật trong đoạn văn sau:
“(1) Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... (2) Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. (3) Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái khác đâu? (4) Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ gì đến ai được nữa. (5 )Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. (6 ) Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. (7) Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. (8) Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. (9) Lão từ chối tất cả những gì tôi cho lão. (10) Lão từ chối một cách gần như hách dịch. (11) Và lão cứ xa tôi dần dần...”
Bài 2: Qua văn bản “Chiếu dời đô” và thực tế lịch sử, em có suy nghĩ gì về quyết định dời đô của Lý Công Uẩn? Là người con của đất kinh thành Thăng Long – Hà Nội em sẽ làm gì xứng đáng với vai trò ấy? Bằng một chuỗi câu không quá 2/3 trang giấy em hãy trình bày những suy nghĩ đó. Trong bài viết có sử dụng câu trần thuật dùng để kể, tả và bộc lộ cảm xúc. (Gạch chân và chỉ rõ)
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 45
ÔN TẬP: CHIẾU DỜI ĐÔ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm của thể Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể Chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
3. Thái độ
- Qua bài thơ có thái độ tự hào và tin tưởng vào một vị vua anh minh, có chí lớn và lập nhiều chiến công.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức bài học -Trình bày những nét chính về tác giả, thể chiếu, tác phẩm? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Trình bày nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức 1. Tác giả - Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ, là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, có công sáng lập vương triều nhà Lí. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời :1010 vua Lí Thái Tổ có ý định dời đô Hoa Lư đến Đại La. - Thể loại : + Chiếu là thể văn do vua viết để ban bố mệnh lệnh cho nhân dân, đó thường là những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ mà vua nêu ra và yêu cầu nhân dân thực hiện. + Chiếu dời đô được viết bằng văn xuôi chữ Hán, có xen câu văn biền ngẫu. - Phương thức biểu đạt : nghị luận - Vấn đề nghị luận: sự cần thiết phải dời đô. - Các luận điểm : +Nêu sử sách làm tiền đề. +Soi sử sách vào tình hình thực tế. +Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để định đô. 3. Nội dung, nghệ thuật a) Nội dung Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. b) Nghệ thuật - Là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng. - Cách lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ sắc sảo rõ ràng. - Dẫn chứng tiêu biểu, giàu sức thuyeetts phục. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập 1: Trong văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn có đoạn:
“Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm đất trời; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
(Trích“Chiếu dời đô” – Lý Công Uẩn)
Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời và thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên?
Câu 2: Em hiểu thế nào là “thắng địa”?
Câu 3: Câu kết: “Các khanh nghĩ thế nào?” thuộc kiểu hành động nói nào? Cách kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?
Câu 4: Dời đô không chỉ là học theo gương tốt của người xưa mà còn vì điều gì?
Câu 5: Nêu ý nghĩa lịch sử - xã hội to lớn của “Thiên đô chiếu” (“Chiếu dời đô”)?
Bài tập 2: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ ... Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm của trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
(Trích“Chiếu dời đô” – Lý Công Uẩn)
Câu 1. Hãy xác định câu chủ đề nêu luận điểm trong đoạn văn trên?
Câu 2. Em hiểu thế nào là “thế rồng cuộn hổ ngồi”?
Câu 3. Khi tiên đoán Đại La sẽ là “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” tác giảđã bộc lộ khát vọng nào của nhà vua cũng như của dân tộc ta lúc bấy giờ?
Câu 4. Câu văn “Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi” thuộc kiểu câu nào?
Câu 5. Có ý kiến cho rằng: “Chiếu dời đô” là văn bản thể hiện ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt”. Em có đồng ý không? Vì sao?
Câu 6. Từ bài “Chiếu dời đô” em trân trọng những phẩm chất nào của Lý Công Uẩn?
Câu 7. “Chiếu dời đô” có sự kết hợp giữa hai yếu tố lí và tình. Hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi để chứng minh điều đó. Trong đoạn văn có sử dụng câu trần thuật dùng để bộc lộ cảm xúc. (Gạch chân và chỉ rõ).
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 46
ÔN TẬP: CÂU PHỦ ĐỊNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được chức năng của câu phủ định. Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Hiểu rõ đặc điểm của câu phủ định.
- Vận dụng vào tạo lập văn bản và giao tiếp.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được câu phủ định với các kiểu câu khác.
- Nhận biết được câu phủ định trong các ví dụ.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng đúng câu phủ định trong mục đích diễn đạt cụ thể
- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức bài học. - Nêu khái niệm câu phủ định. + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Câu phủ định có những chức năng nào? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Khi viết, câu phủ định thường kết thúc bằng dâu gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Câu phủ định có phải là kiểu câu cơ bản và phổ biến được dùng trong giao tiếp không? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức - Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải,… - Câu phủ định dùng để: + Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. + Phản bác một ý kiến, một nhận định. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập 1: Cho câu sau: “Qua tập “Nhật ký trong tù”, có thể thấy hầu như không lúc nào con người ấy không đau đáu nỗi niềm đất nước.”
a. Cách đặt câu phủ định trên có gì đặc biệt? Nhằm diễn tả điều gì?
b. Biến đổi câu phủ định trên thành câu khẳng định mà vẫn giữ nguyên ý của người viết.
Bài tập 2: Tìm câu phủ định miêu tả và câu phủ định phản bác trong các câu sau:
a. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng cho ông đốc.
b. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này.
c. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu.
d. Đâu có chuyện ngược đời đó xảy ra.
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 47,48
ÔN TẬP: HỊCH TƯỚNG SĨ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Sơ giản về hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.
- Tinh thần yêu nước ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân nhà Trần.
- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể Hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai.
- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.
3. Thái độ.
- Qua bài hịch giáo dục học sinh lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức bài học -Trình bày những nét chính về tác giả, thể hịch, tác phẩm? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Trình bày nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức 1. Tác giả - Trần Quốc Tuấn (1231- 1300) là người có phẩm chất cao đẹp, là người có tài năng, văn võ song toàn, là người có công lao lớn trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên. - Là danh tướng kiệt xuất của dân tộc ta thế kỉ XIII. 2. Tác phẩm - Được viết khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần II, nhằm mục đích khích lệ tinh thần của tướng sĩ - Hịch: là thể văn nghị luận do vua, hoặc tướng lính viết dùng để cổ động, thuyết phục hay kêu gọi đấu tranh. Hịch được viết theo thể văn biền ngẫu, có kết cấu chặt chẽ, có lí lẽ sắc bén. 3. Nội dung, nghệ thuật a) Nội dung Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn, quyết tâm đánh thắng giặc cứu nước của Trần Quốc Tuấn và của dân tộc ta. b) Nghệ thuật - Lập luận sắc bén, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Giọng văn hùng tráng. - Câu văn biền ngẫu II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dấu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dạ ngựa, ta cũng vui lòng."
(Ngữ Văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Hoàn cảnh sáng tác văn bản đó có gì đặc biệt?
Câu 3. Từ hoàn cảnh ra đời của Hịch tướng sĩ, cho biết mục đích của Trần Hưng Đạo khi soạn thảo bài hịch này?
Câu 4: Em cảm nhận như thế nào về thái độ, tình cảm của nhân vật “ta” được thể hiện qua đoạn văn trên?
Câu 5: Chỉ rõ và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 6: Qua văn bản, em có cảm nhận gì về hình tượng người chủ tướng hiện lên trong bài?
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc lài tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quyên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm khăn thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân trăm cơ sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết; tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!”
(Ngữ Văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Cho biết thể loại của văn bản chứa đoạn trích. Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về thể loại đó?
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. Giải thích nghĩa của từ:
Câu 4. Trong Hịch tướng sĩ tác giả Trần Quốc Tuấn đã phê phán hành động của tướng sĩ như thế nào? Dụng ý của ông đằng sau thái độ phê phán đó là gì?
Câu 5. Là một bài văn nghị luận nhưng Hịch tướng sĩ không chỉ có lí lẽ, dẫn chứng và lập luận sắc bén mà còn chứa chan cảm xúc và rất giàu hình ảnh. Chính điều đó đã tác động sâu xa đến đông đảo binh sĩ, lay động cả lí trí và tình cảm của họ. Hãy chỉ ra mạch lập luận của tác giả trong bài văn cũng như những cảm xúc và hình ảnh tác giả đã sử dụng để làm tăng tính thuyết phục cho bài văn.
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 49
ÔN TẬP: HÀNH ĐỘNG NÓI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Khái niệm hành động nói.
- Các kiểu hành động nói thường gặp
2. Kĩ năng
- Xác định đượchành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp.
- Tạo lập đựơc hành động nói phù hợp mục đích giao tiếp.
3. Thái độ
- Có ý thức vận dụng các hành động để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn tập kiến thức - Hành động nói là gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Liệt kê các kiểu hành động nói? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học - Hoàn thành phiếu học tập sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. - Những kiểu hành động nói thường gặp: hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: Những câu sau dùng để thực hiện hành động nói nào và thực hiện bằng cách nào?
a. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
b. Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này!
c. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
d. Kính chào nữ hoàng.
e. Cô muốn em chăm chỉ học hành hơn.
f. Bác có thể chỉ giúp tôi đường về Bưởi không?
Bài 2: Hãy đặt câu theo yêu cầu sau:
a. Câu trần thuật để thực hiện:
- Hành động nói thuộc nhóm điều khiển.
- Hành động nói thuộc nhóm hứa hẹn.
b. Câu nghi vấn để thực hiện:
- Hành động nói thuộc nhóm điều khiển.
- Hành động nói để bộc lộ cảm xúc.
c. Câu cầu khiến để thực hiện:
- Hành động nói hứa hẹn.
- Hành động nói bộc lộ cảm xúc.
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 50,51
ÔN TẬP: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Sơ giản về thể Cáo.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của Bình Ngô Đại Cáo
- Nội dung tư tưởng của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Đặc điểm văn chính luận của Bình ngô đại cáo ở một đoạn trích.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể cáo.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
3. Thái độ
- Qua bài cáo giáo dục học sinh lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức bài học -Trình bày những nét chính về tác giả, thế cáo, tác phẩm? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Trình bày nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức 1. Tác giả - Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. - Văn chính luận có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp thơ văn NT. 2. Tác phẩm - Thể loại : Cáo là thể văn nghị luận cổ do vua chúa hoặc thủ lĩnh viết để trình bày chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp. - Hoàn cảnh ra đời : Bài cáo này do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, công bố 7-12-1428. - Vị trí đoạn trích: là phần đầu bài Bình Ngô địa cáo. 3. Nội dung, nghệ thuật a) Nội dung: ghi nhớ SGK b) Nghệ thuật - Ngôn ngữ khẳng định, kết hợp lí lẽ và thực tiễn. - Sử dụng câu văn biền ngẫu tạo sự nhịp nhàng, cân đối. - Biện pháp liệt kê, so sánh. - Trình tự lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hào. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
''Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như Nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiển đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Định, Lí, Trần baọ đời xâỵ nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có."
(Trích Ngữ Văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Giải nghĩa các từ: “nhân nghĩa”, “điếu phạt”, “văn hiến”.
Câu 3: Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi thể hiện trong văn bản này là gì? Vì sao có thể nói tư tưởng ấy có ý nghĩa tích cực và là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa truyền thống?
Câu 4: Trong đoạn trích trên, tác giả đã đưa ra những cơ sờ nào để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc. So với bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), em hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc được thể hiện trong đoạn trích trên.
Câu 5: Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới.
Bài 2: Khi liệt kê các triều đại của đất nước ta và Trung Quốc song song tồn tại với nhau, sánh ngang hàng với nhau, tác giả muốn khẳng định điều gì?
Bài 3: Cho luận điểm: “Ý thức dân tộc trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” có sự tiếp nối – kế thừa và phát triển của “Nam quốc sơn hà”. Hãy viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi làm sáng rõ luận điểm trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định, từ ngữ cảm thán, câu nghi vấn. (Gạch chân và chỉ rõ)
Bài 4: Hãy chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản và phân tích tác dụng của chúng.
Bài 5: Tác giả liệt kê những chi tiết về Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã nhằm mục đích gì?
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 52
ÔN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nhận biết phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.
2. Kĩ năng
- Viết đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng luận điểm trong khi viết đoạn văn nghị luận.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức - Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận ta cần chú ý những gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học - Hoàn thành phiếu học tập. | I. Củng cố kiến thức - Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường đặt ở vị trí đầu tiên hoặc cuối cùng. - Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. - Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập: Cho đoạn văn sau:
“Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản?
Câu 2: Tìm câu mang luận điểm của đoạn văn?
Câu 3: Trong câu văn biền ngẫu “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học?
Câu 4: Hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 8 câu phân tích đoạn văn của BT 1 để làm sáng rõ mục đích chân chính của việc học. Trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn. Chú thích và chỉ rõ.
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 53
ÔN TẬP: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về thể tấu.
- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.
- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một văn bản theo thể tấu.
3. Thái độ
- Qua bài tấu giáo dục học sinh lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức bài học -Trình bày những nét chính về tác giả, thể tấu, tác phẩm? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Trình bày nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức 1. Tác giả - Nguyễn Thiếp: (1723- 1804) - Quê: Hà Tĩnh. - Là người thiên tư sáng suốt, học rộng, hiểu sâu. - Nhiều lần được Quang Trung mời cộng tác, nên ông ra giúp triều Tây Sơn. - Khi Quang Trung mất, ông ở ẩn, bất hợp tác với nhà Nguyễn. - Ông là một người hết lòng vì dân vì nước. 2. Tác phẩm - Là phần đầu bài tấu mà Nguyễn Thiếp dâng vua Quang Trung. - Tấu: Là loại văn bản mà bề tôi dâng lên cho vua chúa để trình bày ý kiến hay đề nghị , được viết bằng văn xuôi, văn biền ngẫu, văn vần. 3. Nội dung, nghệ thuật a) Nội dung Văn bản giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành. 2. Nghệ thuật - Lập luận đối lập 2 quan niệm về việc học. - Luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo". Đạo ỉà lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi ỉập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lốỉ học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy".
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 3: Theo tác giả, mục đích chân chính của việc học là gì?
Câu 4: Tác giả phê phán lối học của người đương thời như thế nào? Những lối học ấy đến ngày nay còn tồn tại không?
Câu 5: Câu văn: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo."thuộc kiểu câu nào?
Câu 6: Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong câu: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bí thất truyền."?
Câu 7: Hiện tượng một số người đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi vẫn đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Em hãy chỉ ra 02 biểu hiện của lối học đó hiện nay. Theo em lối học đó có phù hợp trong xã hội đang phát triển như nước ta hay không? Vì sao?
Câu 8: Từ nội dung phần đọc hiểu hãy viết một đoạn văn (từ 8 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc xác định mục tiêu học tập đối với học sinh. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu phủ định (gạch chân và chỉ rõ).
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 54,55,56
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Củng cố lại kiến thức các văn bản đã học, năm rõ được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
- Củng cố lại kiến thức các kiểu câu trần thuật, cầu khiến, nghi vấn, cảm thán, phủ định
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu một văn bản.
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức ôn tập tốt.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Luyện đề
ĐỀ BÀI 1
Phần I: Đọc – hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
''Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như Nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiển đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Định, Lí, Trần baọ đời xâỵ nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có."
(Ngữ Văn 8, tập 2. NXB Giáo dục Việt Nam,2018)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1,0 điểm): Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi thể hiện trong văn bản này là gì? Vì sao có thể nói tư tưởng ấy có ý nghĩa tích cực và là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa truyền thống?
Câu 3 (2,0 điểm): Trong đoạn trích trên, tác giả đã đưa ra những cơ sở nào để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc. So với bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), em hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc được thể hiện trong đoạn trích trên.
Phần II : Làm văn (6,0 điểm)
Từ văn bản ''Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp, hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành.
ĐỀ BÀI 2
Phần I: Đọc – hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
………
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời Cách mạng thật là sang”
(Ngữ Văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,2018)
Câu 1(1,0 điểm): Chép 2 câu thơ còn thiếu ở phía trước để hoàn thành bài thơ.
Câu 2 (1,0 điểm): Qua bài thơ có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoả mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài thơ “Côn Sơn ca”. “Thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi và Chủ tịch Hồ Chí Minh có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 3 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (từ 6 – 8 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp trong tâm hồn Bác?
Phần II : Làm văn (6,0 điểm)
“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”
Hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của em về vấn đề được đặt ra trong ý kiến trên.
ĐỀ BÀI 3
Phần I: Đọc – hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nòng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1,0 điểm): Trong niềm vui và thắng lợi của thuyền về bến, ta nghe câu nói của người dân chài "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe" tại sao câu nói cửa miệng của người dân chài lại là như vậy?
Câu 3 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn (từ 6 – 8 câu) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
Phần II : Làm văn (7,0 điểm)
Thói quen sử dụng các thiết bị điện tử thông minh một cách tràn lan đang gây ra những “tác dụng ngược” cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề sử dụng các thiết bị điện tử thông minh của học sinh hiện nay.
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 57,58
ÔN TẬP: HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Vai xã hội trong hội thoại.
2. Kĩ năng
- Xác định được các vai xã hội trong hội thoại.
3. Thái độ.
- Có ý thức khi hội thoại để nâng cao kĩ năng giao tiếp.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức - Vai xã hội là gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Trong giao tiếp cần chú ý những gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Lượt lời là gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Để giữ lịch sự trong giao tiếp, chúng ta cần chú ý những gì? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: + Quan hệ thân – sơ, + Quan hệ trên dưới hay ngang hàng - Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng rất đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp. - Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. - Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập 1: Cho đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Có người khẽ nói:
-Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
-Mặc kệ!
Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:
-Có ăn không thì bốc chứ!
Thầy đề lại vội vàng:
-Dạ, bẩm, bốc…”
Câu a. Trong đoạn văn trên có mấy người tham gia hội thoại?
Câu b. Hãy chỉ ra vai xã hội của những người tham gia hội thoại của đoạn văn trên.
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Từ ngoài vườn trở vào, mặt chú Tiến Lê rạng rỡ lắm:
- Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?
Câu a. Chú Tiến Lê nói chuyện với bạn mình (là bố mẹ của Kiều Phương) nhưng lại gọi họ là “anh chị”, vì sao vậy?
Câu b. Có thể thay từ “anh chị” trong câu đối thoại trên bằng từ nào?
Bài tập 3: Cách xưng hô của Dế Mèn với Dế choắt thay đổi như thế nào trong hai đoạn hội thoại sau? Cách xưng hô thay đổi như vậy nói lên điều gì?
a. –Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!
b. – Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 59,60
ÔN TẬP: XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Hiểu cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch, qui nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. |
2. Kĩ năng - Nhận biết sâu hơn về luận điểm. - Biết tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn. |
3. Thái độ.
- Có ý thức, tích cực khi tìm hiểu các văn bản nghị luận
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Luyện đề
- Đề 1: Có ý kiến cho rằng “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống” Lập dàn ý chi tiết trình bày hệ thống các luận điểm, luận cứ.
- Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Lập dàn ý chi tiết trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ.
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 61, 62
ÔN TẬP: ĐI BỘ NGAO DU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm được những nét cơ bản về tác giả.
- Nắm được bố cục ba phần của đoạn trích, đó là ba luận điểm của văn bản.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và cảm thụ một văn bản nghị luận
3. Thái độ
- Qua văn bản đem lại tri thức sức khoẻ, cảm giác thoải mái khi đi bộ ngao du.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức - Trình bày những nét chính về tác giả, tác phẩm? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Trình bày nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức 1. Tác giả - Ru- xô:( 1712 – 1778) - Là nhà văn, nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp. - Ông sớm mồ côi mẹ, ít đi học, làm đủ mọi nghề để sinh sống, ông rất thèm tự do. 2.Tác phẩm - Trích trong quyển V của tác phẩm “Êmin hay về giáo dục” - Văn bản viết bằng phương thức nghị luận vì tác giả dùng lí lẽ để thuyết phục về việc: muốn ngao du thì nên đi bộ. - 3 luận điểm: + Đi bộ ngao du thì được tự do, tùy thích, không lệ thuộc vào ai. + Đi bộ ngao du thì có tác dụng để trau dồi tri thức. + Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khỏe và tinh thần. 3. Nội dung, nghệ thuật a) Nội dung - Đi bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do tuyệt đối; bồi dưỡng nhận thức, làm giàu hiểu biết và rèn luyện sức khoẻ, tinh thần của con người. b) Nghệ thuật - Lí lẽ được kiểm chứng bởi những trải nghiệm cuộc sống. - Giọng điệu vui tươi. - Câu văn phóng khoáng, tự do. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
"Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kế sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn. Khi ta chỉ đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ”.
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Cho biết xuất xứ và phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích? Câu 3: Tác giả đoạn văn trên đã chỉ ra những lợi ích gì khi đi bộ ngao du?
Câu 4: Xét về mục đích nói, các câu in đậm trong đoạn vãn trên thuộc kiểu câu gì? Nó thực hiện hành động nói nào? Cách dùng trực tiếp hay gián tiếp?
Câu 5: Qua đoạn trích, con người, tư tưởng, tình cảm của Ru-xô hiện lên như thể nào? Điều gì làm nên sự thú vị hấp dẫn ở một văn bản cách chúng ta khá lớn về không gian và thời gian?
Câu 6: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 – 10 câu triển khai luận điểm: “Đi bộ ngao du mang lại nhiều lợi ích”. Gạch chân dưới một câu phân loại theo mục đích nói (Chỉ rõ)
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 63
ÔN TẬP VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm được những nét cơ bản về các tác giả.
- Nắm được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và cảm thụ một văn bản nghị luận
3. Thái độ
- Qua văn bản đem lại tri thức sức khoẻ, cảm giác thoải mái khi đi bộ ngao du.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Luyện tập
Bài 1: Thống kê lại các tác phẩm văn học đã học ở học kì 2
STT | TÊN VĂN BẢN | TÁC GIẢ | THỂ LOẠI | NỘI DUNG | NGHỆ THUẬT |
1 | Nhớ rừng | ||||
2 | Ông đồ | ||||
3 | Chiếu dời đô | ||||
4 | Hịch tướng sĩ | ||||
5 | Nước Đại Việt ta | ||||
6 | Bàn luận về phép học | ||||
7 | Đi bộ ngao du | ||||
8 | Khi con tu hú | ||||
9 | Tức cảnh Pác Bó | ||||
10 | Quê hương |
Bài 2: Học thuộc tất cả các bài thơ đã học
Bài 3: Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp thành một quyển gọi là “Binh thư yếu lược“. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sỹ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta“.
(“Hịch tướng sỹ“ – Trần Quốc Tuấn)
Câu 1: Điền từ còn trống trong câu sau: Hịch là một /.../ có kết cấu chặt chẽ, có lý lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục.
Câu 2: Đoạn trích trên thuộc phần nào trong bài “Hịch tướng sỹ“? Nêu đặc điểm cơ bản của thể hịch?
Câu 3: Câu “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta“ thuộc kiểu hành động nào? Câu “Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?“ thuộc loại câu nào?
Câu 4: Quan hệ giữa các vế câu in đậm trong câu “Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sỹ“ là quan hệ gì?
Câu 5: Tìm câu mang luận điểm trong đoạn trích trên?
Câu 6: Hãy viết đoạn văn từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em hình tượng vị chủ soái Trần Quốc Tuấn qua bài “Hịch tướng sĩ“. Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định. (Gạch chân và chỉ rõ)
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 64,65
ÔN TẬP: LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trang bị cho HS 1 số hiểu biết sơ giản về trật từ từ trong câu, cụ thể là:
+ Khả năng thay đổi trật tự từ
+ Hiệu quả diễn đạt của những trật tự từ khác nhau
2. Kĩ năng
- Hình thành ở học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trong nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của bản thân.
3. Thái độ
- Biết cách lựa chọn trật tự từ trong câu cho phù hợp.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức -Trong một câu, ta có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ không? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. - Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ? + HS suy nghĩ trả lời; + GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Hoàn thành PHT sau đó lên bảng trình bày. | I. Củng cố kiến thức - Trong một câu, có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp. - Tác dụng: + Thể hiện thứ tự nhất địng của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm. + Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. + Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. + Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm trong câu nói. II. Luyện tập |
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: Trật tự các từ và cụm từ in đậm dưới có tác dụng gì?
a. Tiếng Việt chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
(Phạm Văn Đồng)
b.
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng.
(Tố Hữu)
c.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đồi De, núi Hồng.
d. Ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán...
e. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên.
f. Ruộng, tôi có năm sào. Tiền, tôi có rất nhiều.
g. Quần áo được tôi giặt rồi.
h. Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. (Nam Cao)
i. Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát.
Bài tập 2: Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Mục đích của việc chọn trật tự từ trong câu là gì?
A. Thể hiện tài năng của người nói.
B. Làm cho câu trở nên sinh động và thu hút hơn.
C. Thể hiện quan niệm của người nói về sự việc được nói đến trong câu.
D. Làm cho sự việc được nói đến trong câu trở nên dễ hiểu hơn.
Câu 2: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu thơ “Xanh xanh bãi mía bờ dâu “ (Hoàng Cầm, Bên kia sông Đuống) là gì?
A. Nhằm miêu tả vẻ đẹp của bãi mía bờ dâu.
B. Nhằm nhấn mạnh màu xanh tràn đầy sức sống của bãi mía bờ dâu.
C. Nhằm giúp người đọc hình dung ra màu sắc của bãi mía bờ dâu.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 3: Nối các câu ở cột A với các hiệu quả diễn đạt của trật tự tư tưởng ứng ở cột B.
A | B |
1. Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son | a. Thể hiện thứ tự trước sua mỗi hoạt động |
2. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. | b. Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói tới trong câu. |
3. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. | c. Thể hiện thức bậc quan trọng của sự vật được nói đến. |
4. Trong tay đủ cả quản bút, lọ mực, giấy trắng và giấy thấm. | d. Tạo nhịp điệu mềm mại, uyển chuyển cho câu nói. |
Câu 4. Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến?
A. Sen tàn cúc lại nở hoa (Nguyễn Du)
B. Những buổi trưa hè nắng to (Tô hoài).
C. Lác đác bên sông chợ mấy nhà (Bà Huyện Thanh Quan).
D. Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi (Kim Lân).
Câu 5: Trật tự của dòng thơ nào góp phần tạo nên tính nhạc?
A. Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong – Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. (Hoàng Cầm).
B. Con lại về quê mẹ nuôi xưa – Một buổi trưa nắng dài bãi cát. (Tố Hữu).
C. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối – Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan. (Thế Lữ).
D. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời (Quang Dũng).
Câu 6: Cho câu văn: “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Cách thay đổi vị trí cụm từ “Nhanh như cắt” nào dưới đây làm biến đổi ý nghĩa của câu văn trên nhiều nhất.
A. Chị Dậu nhanh như cắt nắm ngay được gậy của hắn.
B. Chị Dậu nắm nhanh như cắt gậy của hắn.
C. Chị dậu nắm ngay được gậy của hắn Nhanh như cắt.
D. Nắm ngay được gậy của hắn, chị Dậu nhanh như cắt.
Câu 7: Vì sao tác giả lại đảo cụm từ “Nhanh như cắt”
A. Để ca ngợi sự phản kháng quyết liệt của chị Dậu.
B. Để tô đậm hơn độ nhanh trong hành động nắm được gậy của chị Dậu.
C. Để câu văn có sự hài hoà về mặt ngữ âm.
D. Cả A, B, C đều sai.
Bài 3: Giải thích lí do lựa chọn trật tự ngữ in đậm trong những câu sau:
a. Lúc vào lễ, bài văn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười. Bực mình, ông chủ nhà gọi thầy đô đến trách […] ( Truyện dân gian Việt Nam).
b) Trước cách mạng, ông (Nguyên Hồng) sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương, thắm thiết. Sau cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập.
(Ngữ văn 8, tập một ).
c) Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi tấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
(Tế Hanh)
d) Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng.
(Thế Lữ)
Bài 4: Giải thích lí do cách sắp xếp trật tự các từ in đậm trong các câu sau:
a) Những cái vuốt ở chân, ở khoe cứ cứng dần và nhọn hoắt.
(Tô Hoài)
b) Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.
(Vũ Tú Nam)
c) Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
(Lòng yêu nước )
d) Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được.
(Nam Cao)
Bài 5: So sánh trật tự từ ngữ trong những câu sau với trật tự từ ngữ trong lời nói bình thường hằng ngày và cho biết giá trị diễn đạt của trật tự đó:
a. Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng tám.
(Tố Hữu)
b) Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu,
Đã bật lên tiếng thét căm hờn.
(Nguyễn Đình Thi )
c) Xanh om cổ thụ tròn xe tán.
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ
(Hồ Xuân Hương)
Bài 6: Hãy giải thích tại sao tác giả lại đưa những từ in đậm sau lên đầu câu:
a. Những cuộc vui ấy, chị còn nhớ rành rành
(Ngô Tất Tố)
b. Cái hình ảnh ngu dại của tôi ngày trước, hôm nào tôi cũng thấy trong toàn báo hai buổi.
(Nguyễn Công Hoan)
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 66
ÔN TẬP: ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong 1 bài văn nghị luận, vì chúng có khả năng giúp người nghe (người đọc) nhận thức được nộ dung nghị luận một cách dễ dàng, sáng tỏ hơn.
- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả cao thuyết phục cao.
2. Kĩ năng
- Vận dụng các yểu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài nghị luận.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Luyện tập
Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau
Thần công lí của “nước mẹ” Đại Pháp được tượng trưng bằng một người đàn bà một tay cầm cân, một tay cầm gươm, “cân” để đảm bảo đong đo đúng công lí, còn “gươm” để trừng phạt kẻ có tội. Cũng là vì công lí. Thế nhưng khi snag Việt Nam thì cán cân rơi mất, chỉ còn thanh gươm. Thành ra công lí mà thực dân Pháp đem đến cho dân ta chỉ là sự đàn áp, chém giết.
(Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc)
Chỉ ra yếu tố tự sự trong đoạn trích trên, cho biết yếu tố tự sự có vai trò như thế nào trong việc làm rõ bản chất của sự thực thi công lí của Pháp ở Việt Nam?
Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Cho nên “Mịt mù khói toả ngàn sương” không phải là cảnh tĩnh lặng, phủ kín mà bốc lên, toả ra, cũng chuyển mình thức dậy, tan đi, để phô ra lồng lộng, trong suốt, phẳng lì: Tây Hồ đã vào bình minh, mình soi gương mình, trời đất soi vào gương mình. Tiếng chày cối bột làng Giấy như điểm nhịp, thong thả, chắc nịch cho bình minh sang rạng đông, tới sáng ngày. Nhịp chày nhưng là nhịp lao động, nhịp đập của cuộc sống, của sự sống, nhịp chày dân dã mà là nhịp vũ trụ, nhịp quy luật. Nhẹ mà chắc, vui mà ung dung, ung dung mà bền vững. Nhịp chày là nhạc, mặt gương là ánh sáng. Chày gõ phách, mặt hồ sáng bừng lên. Bình minh muốn qua, rạng đông đã lên.
Cuộc sống thanh bình của Thăng Long sáng hẳn lên. Bài thơ sáng bừng lên.
(Lễ Trí Viễn)
Tìm những yếu tố miêu tả mà người viết sử dụng trong lời bình về bài ca dao. Những yếu tố ấy tạo nên vẻ đẹp gì cho câu ca dao?
Bài tập 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Các bạn hãy trông vào người đi đường kia: Mặt đỏ gay, mắt lờ đờ, quần áo xộc xệch, chân đi xiêu bên nọ, vẹo bên kia, múa chân múa tay lên trời, cười. Người qua lại trông thấy cũng phải tránh xa.
Người ấy vừa ở hàng rượu ra. Các bạn thấy không: Chỉ vì tham mấy chén rượu mà thành ra say sưa mất cả tư cách con người. Kẻ nát rượu kia thật đáng chê cười và đáng giận.
Các bạn đã trông thấy người say rượu như thế, chẳng lẽ còn không lấy đó làm gương để giữ mình.
(Quốc văn giáo khoa thư)
a) Nêu ra luận điểm của đoạn trích.
b) Chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn trích trên và chỉ ra vai trò của việc đan xen những yếu tố đó.
Bài tập 4: Viết đoạn văn quy nạp (từ 10 đến 12 câu) trả lời câu hỏi của Tố Hữu “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”. Trong đoạn văn có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả. Gạch chân dưới các yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong đoạn.
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 67
ÔN TẬP: CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT (LỖI LOGIC)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Giúp học sinh nhận ra lỗi lôgic và biết cách chữa lỗi trong những câu được SGK dẫn ra, qua đó trau dồi khả năng chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói và viết.
2. Kĩ năng
- Phát hiện và sửa chữa lỗi liên quan đến lô-gic.
3. Thái độ
- Biết cách phất hiện lỗi và sửa lỗi trong văn bản.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Luyện tập
Bài tập 1: Phát hiện lỗi lô-gíc trong các câu sau. Chữa lại các lỗi đó.
Bài tập 2: Những câu sau mắc lỗi lô-gíc nào? Hãy chữa lại các lỗi đó.
Bài tập 3: Đọc lại các bài tập làm văn của em và phát hiện các lỗi lô-gíc. Chữa lại các lỗi đó (nếu có).
Ngày soạn:
Lớp 8A, ngày giảng:…………………………. Sĩ số:……………. Vắng:………………
Tiết: 68,69,70
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Củng cố lại kiến thức các văn bản đã học, năm rõ được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
- Củng cố lại kiến thức các kiểu câu trần thuật, cầu khiến, nghi vấn, cảm thán, phủ định
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu một văn bản.
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức ôn tập tốt.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình;
- Phương pháp vấn – đáp;
- Phương pháp nêu – giải quyết vấn đề;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, SGK, tài liệu tham khảo,…
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Luyện đề
ĐỀ BÀI 1
Phần I: Đọc – hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kế sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn. Khi ta chỉ đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.
(Ngữ Văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1(1,0 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1,0 điểm): Xét về mục đích nói, các câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì? Nó thực hiện hành động nói nào?
Câu 3 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (từ 6 – 8 câu) triển khai luận điểm: “Đi bộ ngao du mang lại nhiều lợi ích”.
Phần II : Làm văn (6,0 điểm)
M. Gorki nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
Hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của em về vấn đề được đặt ra trong ý kiến trên.
ĐỀ BÀI 2
Phần I: Đọc – hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
(Ngữ Văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1(1,0 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1,0 điểm): Tác giả phê phán lối học của người đương thời như thế nào? Những lối học ấy đến ngày nay còn tồn tại không?
Câu 3 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (từ 6 – 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc xác định mục tiêu học tập đối với học sinh.
Phần II : Làm văn (6,0 điểm)
Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mải chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
ĐỀ BÀI 3
Phần I: Đọc – hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.
Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên mà học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ với lòng người. Xin chớ bỏ qua.
Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
(Ngữ Văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1,0 điểm): Trong đoạn trích trên, Nguyễn Thiếp đã đề cập đến những cách học nào? Cách học đó mang lại những lợi ích gì?
Câu 3 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (từ 6 – 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành.
Phần II : Làm văn (6,0 điểm)
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”
Hãy viết một văn bản nghị luận trình bày ý kiến của em về nội dung lời căn dặn của Bác.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới