Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
ĐỀ 3 BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA | ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 Thời gian: 120 phút |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn
Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai
Thương áo cũ như là thương ký ức
Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.
Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn
Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim
Áo con có đường khâu tay mẹ vá
Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.
Áo đã ở với con qua mùa qua tháng
Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương
Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới
Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.
Hãy biết thương lấy những manh áo cũ
Để càng thương lấy mẹ của ta
Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống
Những gì trong năm tháng trôi qua...
(Áo cũ, Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Trong văn bản, hình ảnh chiếc áo cũ được tác giả miêu tả như thế nào?
Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp so sánh được sử dụng trong hai câu sau:
Thương áo cũ như là thương ký ức
Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.
Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị sau khi đọc văn bản là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về giá trị của những điều bình thường giản dị trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trong tuyên bố với thế giới rằng:
Nước việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữa vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.41)
Anh/ Chị hãy phân tích đoạn văn trên. Từ đó nhận xét về giá trị lịch sử của Tuyên ngôn độc lập.
----------------Hết------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật | 0,75 | |
2 | Trong văn bản, hình ảnh chiếc áo cũ được tác giả miêu tả Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai | 0,75 | |
3 | - Biện pháp tu từ so sánh: thương áo cũ – thương kỉ niệm - Tác dụng: + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ + Khẳng định giá trị của tấm áo, là vật chứa đựng biết bao kí ức, bao kỉ niệm gắn mà tác giả rất yêu thương, trân trọng. + Thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho mẹ, cho những gì từng gắn bó. | 1,0 | |
4 | Học sinh nêu thông điệp ý nghĩa với bản thân và lí giải hợp lí Sau đây là một gợi ý - Thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân tôi sau khi đọc văn bản: Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống Những gì trong năm tháng trôi qua... - Thông điệp trên đã cho tôi nhận thức được giá trị của những gì đang hiện hữu trong cuộc sống chúng ta. Mọi thứ dù nhỏ bé đều có vai trò, ý nghĩa riêng góp phần làm cho cuộc sống của mỗi người được hoàn thiện. Từ đó, tôi ý thức được bản thân cần trân trọng tất cả những gì xung quanh để sau này khi thời gian trôi qua không phải nuối tiếc bất cứ điều gì. Thiết nghĩ thông điệp này không chỉ có ý nghĩa với riêng tôi mà còn giá trị với tất cả mọi người. | 0,5 | |
II | LÀM VĂN | 7,0 | |
1 | Viết một đoạn văn về sức mạnh của việc lan tỏa yêu thương | 2,0 | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống Có thể theo hướng: - Những điều bình thường, giản dị là những điều nhỏ bé, bình dị, không cầu kì, không xa hoa… tồn tại ngay trong cuộc sống của mỗi con người. - Những điều bình thường, giản dị là những gì không thể thiếu trong cuộc sống khi nó góp phần làm cho cuộc sống được hoàn thiện, giúp con người cảm nhận một cách trọn vẹn nhất ý nghĩa của cuộc sống. - Những điều bình thường giản dị mỗi người cảm nhận được hạnh phúc đích thực, ý nghĩa của cuộc sống để từ đó trân trọng hơn những gì đang có. - Những điều bình thường, giản dị góp phần làm nên những điều lớn lao, làm cho cuộc sống ý nghĩa, xã hội phát triển. - Bên cạnh đó, cần phê phán những người không biết trân trọng những điều bình dị, mải mê chạy theo danh vọng và những thứ hão huyền. | 1,0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 | ||
2 | Phân tích đoạn văn trong “Tuyên ngôn độc lập”. Từ đó nhận xét về giá trị lịch sử của tác phẩm. | 5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích đoạn trích; nhận xét về giá trị lịch sử của văn bản. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: | |||
*Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm và đoạn trích. | 0,5 | ||
*Cảm nhận về đoạn trích - Trước hết, Hồ Chủ Tịch khẳng định rõ vị thế “chúng tôi, đại diện cho Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” cho thấy những lời tuyên bố là ý chí, nguyện vọng, quyết tâm của mọi người dân Việt Nam. Đồng thời, Người cũng xác định rõ đối tượng hướng đến của những lời tuyên bố này chính là nhân dân thế giới. - Nội dung tuyên ngôn: + Khẳng định quyền hưởng tự do, độc lập của Việt Nam "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập" vì đó là điều phù hợp với đạo lý và pháp lý. Đất nước và con người Việt Nam cũng như tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc và mọi người "đều sinh ra có quyền bình đẳng (...), có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" ("Tuyên ngôn Độc lập" năm 1776 của Mỹ) và "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi" ("Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" của Cách mạng Pháp năm 1791). Từ nhân quyền, Hồ Chủ Tịch đã "suy rộng ra", nói đến quyền tự quyết của mọi dân tộc: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Lẽ phải ấy không ai chối cãi được và vô cùng thiêng liêng. + Khẳng định thực tế lịch sử "và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập". Đó là một thực tế lịch sử không ai chối cãi được khi Cách mạng tháng Tám thành công "dân ta đã lấy nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp". Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời khi ba kẻ thù bị lật đổ, thất bại: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị". Độc lập và tự do là thành quả đấu tranh và cách mạng bền bỉ, gan góc, lâu dài của dân tộc ta. => Lời tuyên bố cho thấy độc lập, tự do của ngày hôm nay chính là thành quả đấu tranh đoàn kết, kiên trì, lâu dài của toàn đảng, toàn dân ta. - Tuyên bố khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". + Cụm từ "Toàn thể dân tộc Việt Nam" nói lên sức mạnh đại đoàn kết, triệu triệu con người Việt Nam kết thành một khối mà không thể một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục được! "Tự do hay là chết!", "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lại nên độc lập!". Quyết tâm ấy được Hồ Chủ tịch tuyên bố đanh thép hùng hồn. + Lời tuyên bố hùng hồn, đanh thép đã khẳng định sức mạnh và quyết tâm mạnh mẽ của toàn dân tộc trong công cuộc bảo vệ và giữ vững nền độc lập thiêng liêng mà gian khổ, hy sinh lắm chúng ta mới giành lại được. + Lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh còn là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với thực dân Pháp, với những thế lực bạo tàn phản cách mạng đang âm mưu xâm chiếm, thôn tính Việt nam một lần nữa. + Lời tuyên bố của Bác đã khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức đoàn kết sức mạnh của toàn dân, toàn quân trong việc bảo vệ nền độc lập và chính quyền non trẻ vừa được thành lập.Ý nghĩa của tuyên bố => Bằng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ đanh thép, chủ tịch Hồ Chí Minh đã mạnh mẽ tuyên bố nền độc lập, tự chủ trong niềm tự hào, đồng thời khẳng định sức mạnh và quyết tâm của cả dân tộc trong việc bảo vệ, duy trì nền độc lập ấy. | 2,5 | ||
* Giá trị lịch sử của Tuyên ngôn độc lập - Tuyên ngôn Độc lập đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên của độc lập, tự do, đánh đổ chế độ phong kiến hàng mấy mươi thế kỉ, đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp hơn tám mươi năm, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Bản Tuyên ngôn đã thể hiện một cách hùng hồn khát vọng, ý chí và sức mạnh Việt Nam. - Tuyên ngôn Độc lập còn là lời khẳng định, tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không ai có quyền xâm phạm được. | 0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10 |
----------------Hết------------------
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới