Đề thi cuối hk2 văn 8 năm 2021-2022 có đáp án

Đề thi cuối hk2 văn 8 năm 2021-2022 có đáp án

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi cuối hk2 văn 8 năm 2021-2022 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II

Môn: Ngữ Văn 8

Năm học 2021-2022

(Thời gian làm bài 90 phút)

Đề 01

I . ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác đinh phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Theo bài viết: Tại sao con người lại phải khiêm tốn?
Câu 3
(0,5 điểm): Xét về mục đích nói câu văn : Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.” thuộc kiểu câu nào?

Câu 4 (0,5 điểm): Em hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.

Câu 5 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất của văn bản trên?
PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản trên em hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch trình bày suy nghĩ của mình về việc làm thế nào để rèn luyện đức tính khiêm tốn.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ “Tức cảnh Pác-bó” của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

------------------------Hết--------------------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên…………………………………

HƯỚNG DẪN CHẤM

BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II

Môn: Ngữ Văn 8

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Đọc hiểu

3,0

1.

- Phương thức biểu đạt của văn bản trên là nghị luận

0,5

2.

Theo bài viết: Con người lại phải khiêm tốn : Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.

1,0

3.

Xét về mục đích nói câu văn : Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.” thuộc kiểu câu trần thuật.

0,5

4

-Câu “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”. Được hiểu là: Tài nghệ của mỗi người rất quan trọng vì nó tạo nên giá trị của người ấy. Nhưng ngoài xã hội “Núi cao còn có núi cao hơn”, vì thế mà phải luôn khiêm tốn để học hỏi người khác.

5

+ Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất của văn bản trên là :

  • Điệp ngữ: “Người có tính khiêm tốn”
  • Tác dụng: Nhấn mạnh vào những biểu hiện của tính khiêm tốn. Nhắc nhở mọi người rèn luyện bản thân về tính khiêm tốn.

0,5

0,5

Làm văn

1

Từ nội dung văn bản trên em hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch trình bày suy nghĩ của mình về việc làm thế nào để rèn luyện đức tính khiêm tốn.

2,0

+ Về hình thức: HS viết đúng HT đoạn văn, Diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không sai lỗi dùng từ, chính tả. Lập luận logic, chặt chẽ.

+ Về nội dung:

- Nêu vấn đề nghị luận:

- Giải thích: Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh gái bản thân, không tự mãn, cho mình hơn người. biết được điểm mạnh của bản thân nhưng không khoe khoang.

- Ý nghĩa: Khiêm tốn sẽ làm tan biến lòng kiêu ngạo, giúp con người nhìn xa trông rộng, tránh được thói xấu tầm thường, giúp ta nhận được giá trị đích thực của bản thân, được mọi người yêu quý, giúp đỡ, tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

- Mở rộng: Phê phán những người sống kiêu ngạo, khinh người,

- Điều bản thân cần làm để rèn luyện tính khiêm tốn:

+ Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của tính khiêm tốn.

+ Không tự cao cũng không tự ti.

+ Luôn giữ thái độ khiêm tốn trong mọi mối quan hệ với mọi người.

+ Nghiêm khắc học tập người khác, rèn luyện trí đức của bản thân.

0,25

0,25

0,25

0,25

1,0

2

Cảm nhận của em về bài thơ “Tức cảnh Pác-bó” của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

5,0

a. Yêu cầu về hình thức:

(1) Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

(2) Sáng tạo: Cách lập luận chặt chẽ. Luận điểm rõ ràng. Lời văn mạch lạc, sáng tạo. Biết vận dụng các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận. Biết vận dụng hiểu biết về tác phẩm để viết bài một cách thuyết phục.

0,5

b. Yêu cầu về nội dung:

HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý sau

0,5

(1)- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Khái quát nội dung bài thơ

(2) Hoàn cảnh ra đời bài thơ 2/1941

(3) Cảm nhận về bài thơ.

* Luận điểm 1: 3 câu thơ đầu tóm tắt cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó. Ba câu thơ đã tóm tắt ba yếu tố cơ bản của cuộc sống đó là: nơi ở, thức ăn, điều kiện làm việc.

- Nơi ở của Bác là hang núi:

Sáng ra bờ suối/ tối vào hang.

+ Câu thơ dùng phép đối. Diễn tả nếp sống, nếp sinh hoạt đều đặn, nhịp nhàng, khoa học, bí mật như­ng cũng hết sức gian khổ của Bác.

- Thức ăn của Bác là cháo ngô và măng rừng:

"Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"

+ Cuộc sống vật chất thiếu thốn, bữa ăn của Bác sơ sài, đạm bạc song với Bác mọi thứ vẫn "sẵn sàng". Đó chính là nụ cư­ời hóm hỉnh, niềm lạc quan cách mạng của Bác.

- Điều kiện làm việc của Bác hết sức thiếu thốn

+ Bác làm việc trên một chiếc bàn đá “chông chênh” kê bên bờ suối: "Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng"  điều kiện làm việc tạm bợ, thiếu thốn nhưng nội dung công việc lại hết sức quan trọng. Hàng ngày Bác ngồi trên chiếc bàn đá để dịch cuốn "Lịch sử Đảng cộng sản Liên- Xô ra tiếng Việt, làm tài liệu tuyên truyền cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ.

+ Từ láy "chông chênh" rất tạo hình và gợi cảm- không chỉ miêu tả cái bàn đá mà còn gợi ra ý nghĩa tượng trưng cho thế lực cách mạng nước ta đang thời còn khó khăn, trứng nước.

=> Hoàn cảnh sinh hoạt của Bác khi ở Pác Bó hết sức gian khổ và thiếu thốn (ở trong hang đá, ăn chỉ có cháo bẹ, rau măng, bàn làm việc chỉ là tảng đá chông chênh)

* Luận điểm 2: Câu thơ cuối là cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng. Với Bác “Cuộc đời cách mạng thật là sang".

+ “Sang” có nghĩa là sang trọng, giàu có, d­ư thừa, là cảm giác hài lòng, thích thú. Tuy cuộc đời cách mạng hết sức khó khăn, gian khổ; điều kiện ăn, ở, làm việc... rất thiếu thốn và vô cùng nguy hiểm, nhưng Bác luôn cảm thấy hài lòng và vui thích

+ Giọng thơ có phần khoa trương, khẩu khí nói cho vui, thể hiện tâm hồn lạc quan, luôn tin t­ưởng vào sự nghiệp cách mạng,

(4) Đánh giá khái quát.

- Nghệ thuật:

+ Bài thơ ngắn gọn, hàm súc, vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại.

+ Lời thơ bình dị pha giọng đùa vui, hóm hỉnh.

+ Tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc.

- Nội dung:

+ Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác-Bó.

- Phẩm chất của Bác: Yêu nước, thương dân, luôn lạc quan, yêu thiên nhiên...

(5) Khẳng định lại ý nghĩa bài thơ.

Liên hệ bản thân

0,25

0,75

0,75

1,0

1,0

0,5

0,5

Lưu ý: - Thí sinh có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm. Tùy vào bài làm của HS để GV đánh giá cho phù phù hợp.

- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0,25.

Tham khảo cho câu 2 :

I.Mở bài:
- Mùa xuân là mùa của thiên nhiên thắm tươi, của vạn vật sinh sôi nảy nở. Văn học Việt Nam đã từng không có ít những vần thơ thể hiện cảm xúc rạo rực, trẻ trung trước mùa xuân. Đó là “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính, “Chiều xuân” của Anh Thơ,… và Thanh Hải – nhà thơ xứ Huế cũng góp vào đó một "Mùa xuân nho nhỏ”. Ra đời vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện dâng hiến của tác giả.Để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc là cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước.
II.Thân bài:
1. Khái quát (Dẫn dắt vào bài):

- Ở vị trí phần đầu của thi phẩm, đoạn thơ là những dòng cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, đắm say của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân –mùa xuân thiên nhiên xứ Huế và mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng. Nếu mùa xuân của đất trời mang vẻ đẹp tươi trẻ, tràn trề sức sống thì mùa xuân đất nước lại đẹp một cách sôi nổi, hào hùng.
2. Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế:
- Với nét bút khoáng đạt, bức tranh mùa xuân thiên nhiên được nhà thơ phác họa bằng hình ảnh tự nhiên, bình dị và gợi cảm:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”.
Xứ Huế vào xuân với “dòng sông xanh”, với “bông hoa tím”. Sắc xanh hiền hòa của sông điểm xuyết nét chấm phá của bông hoa tím biếc gợi một sắc xuân tươi tắn, rực rỡ mà vẫn rất mực bình dị, dân dã mang đậm chất Huế mộng mơ. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp duyên dáng, và sức sống mạnh mẽ của bông hoa mùa xuân. Đó có thể là bông hoa lục bình, cũng có thể là bông trang, bông súng, với sắc tím biếc như đang vươn lên, đang trỗi dậy. Hoa tím biếc mọc nở trên dòng sông xanh – cái hài hòa của tự nhiên của màu sắc đem đến vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát làm say đắm lòng người.
- Bức tranh mùa xuân xứ Huế không chỉ tươi tắn,sống động sắc màu mà còn rực rỡ âm thanh:

Ơi con chim chiền chiện,
Hót chi mà vang trời”.
Tiếng hót của chim chiền chiện mở ra một không gian cao vời, trong trẻo. Và cũng bởi tiếng chim lảnh lót đó vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Với cảm thán từ“Ơi” và lời hỏi “hót chi?”, Thanh Hải đã đưa vào lời thơ giọng điệu ngọt ngào, dịu nhẹ, thân thương của người dân xứ Huế, diễn tả cảm xúc vui say đến ngỡ ngàng trước một mùa xuân tươi đẹp – một mùa xuân đậm chất quê hương và giàu chất thơ.
- Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của mùa xuân, nhà thơ bỗng bồi hồi, xúc động:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
“Giọt long lanh” là giọt mùa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm?Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng một cách tự nhiên, hợp lí. Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác và cả xúc giác. Cử chỉ“Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân với cảm xúc say sưa, lặng ngắm. Hình ảnh thơ lung linh, đa nghĩa, vừa là thơ, vừa là nhạc, là hoạ. Bức tranh mùa xuân được phác hoạ khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh khiến người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một tâm hồn nghệ sĩ, một tình yêu quê hương, đất nước.
3. Mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng:
- Từ mùa xuân thiên nhiên đất trời, nhà thơ cảm nhận về mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng. Tác giả hướng tình cảm tới những con người cụ thể - những con người làm nên lịch sử:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”.
Các điệp ngữ “mùa xuân”,”lộc”,”người” như trải rộng khung cảnh hiện thực khi gắn với cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân.Nhà thơ đã sáng tạo cặp hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng xuân để nói về hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Đó là người chiến sĩ và người lao động – bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, quê hương. Từ “lộc” được dùng với hai lớp nghĩa : tả thực chồi non, nhành biếc và ẩn dụ cho sức sống, thế vươn lên, sức phát triển mới, thành quả tốt đẹp là mùa xuân. “Lộc” trên cành lá ngụy trang theo bước chân người cầm súng ra trận,“lộc” trải dài trên những nương mạ theo bàn tay người ra đồng. Như thế, người chiến sĩ, người lao động đã đem mùa xuângieo mùa xuân đến mọi miền đất nước.Họ trở thành những con người làm ra mùa xuân, bảo vệ mùa xuân. Và họ đã làm nên cái giai điệu chính của bản hợp xướng mùa xuân, tạo nhịp điệu hối hả, hào hùng:
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Nghệ thuật điệp ngữ “tất cả” cùng các từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm nổi bật không khí khẩn trương, náo nức của đất nước trong những năm tháng gian lao, hào hùng. Cách ngắt nhịp 2/1/2 làm cho câu thơ vang lên một nhịp điệu tươi vui, mạnh mẽ. Đó là hành khúc mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh.
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
- Mùa xuân là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Thanh Hải đã góp vào đó một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc thiết tha ngân vang, ngôn ngữ thơ trong sáng và biểu cảm, hàm súc và hình tượng, các phép tu từ được vận dụng sắc sảo và tài hoa. Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước được nhà thơ diễn tả sâu sắc và cảm động trong đoạn thơ, bài thơ. Mỗi cuộc đời hãy là một mùa xuân, đất nước ta sẽ mãi mãi là những mùa xuân tươi đẹp.
III. Kết bài:
- “Mùa xuân nho nhỏ” là khúc ca say mê về tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống làm rung động trái tim người đọc bao thế hệ.Đến với bài thơ, đặc biệt là đoạn thơ trên, ta không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mùa xuân mà còn xúc động trước thế giới tâm hồn của thi nhân. Nhẹ nhàng mà sâu lắng, những vần thơ của Thanh Hải đã khơi gợi trong ta tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc đời.