Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
ĐỀ ĐÁNH HỌC KÌ II Môn: Ngữ Văn 6 Năm học: 2021-2022 |
ĐỀ SỐ 02
PHẦN I. ĐỌC–HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Rừng tô điểm cho đất nước, dạy cho ta hiểu được cái đẹp và cho người ta cảm giác về sự vĩ đại. Rừng làm cho khí hậu được ôn hòa… Tại sao lại phá rừng đi? Những cánh rừng nước Nga đang rên xiết dưới lưỡi rìu, hàng triệu cây bị chết, hang thú vật, tổ chim muông trống rỗng chẳng còn gì, sông ngòi bị cát bồi và khô cạn dần, những phong cảnh tuyệt diệu mãi mãi mất hẳn đi...Mỗi khi tôi đi ngang qua khu rừng ở nông thôn mà tôi đã cứu sống lại, hay khi tôi nghe thấy tiếng rì rào của rừng cây non do chính tay tôi trồng lên, tôi bỗng có cảm tưởng như tiết trời nóng lạnh cũng phụ thuộc một phần nào ở quyền tôi, rằng nếu độ một nghìn năm sau, người đời được sống sung sướng hơn thì cũng có một phần nhỏ do tôi đấy…Khi tôi trồng được một cây bạch dương nhỏ, rồi thấy nó phủ đầy lá xanh và đung đưa trước gió, tim tôi tràn ngập niềm kiêu hãnh…”
(Nguồn,internet)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Vấn đề đặt ra trong văn bản trên là gì?
Câu 2 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau:
Những cánh rừng nước Nga đang rên xiết dưới lưỡi rìu, hàng triệu cây bị chết, hang thú vật, tổ chim muông trống rỗng chẳng còn gì; sông ngòi bị cát bồi và khô cạn dần, những phong cảnh tuyệt diệu mãi mãi mất hẳn đi…
Câu 3 (2,0 điểm):
Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy nêu ý kiến: chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm)
Câu 4 (5,0 điểm):
Trường học là ngôi nhà thứ hai với biết bao điều đáng để các em quan tâm: tình thầy trò, quan hệ bạn bè, bạo lực học đường, rác thải, gian lận trong kiểm tra,… Em hãy viết một bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm nhất trong nhà trường hiện nay.
___________Hết ___________
Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm
Họ và tên học sinh: ……………………….
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn 6
Năm học: 2021-2022
Gợi ý nội dung trả lời | Điểm | ||
Câu | PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 5,0 | |
1 | - PTBĐ: nghị luận - Đoạn trích trình bày về vấn đề rừng đang bị tàn phá và kêu gọi hành động bảo vệ rừng. | 0,5 0,5 | |
2 | - BPTT: + Nhân hóa: Những cánh rừng nước Nga đang rên xiết + Liệt kê: hàng triệu cây bị chết, hang thú vật, tổ chim muông trống rỗng chẳng còn gì, sông ngòi bị cát bồi và khô cạn dần, những phong cảnh tuyệt diệu mãi mãi mất hẳn đi… - Tác dụng: + Làm cho việc diễn đạt nỗi đau mất rừng thêm sinh động, ấn tượng. Nhấn mạnh vấn đề rừng bị tàn phá nghiêm trọng đe dọa sự sống của các loài sinh vật và môi trường và đang là vấn đề nóng cần được quan tâm. + Nhấn mạnh lời cảnh tỉnh và thúc giục chúng ta phải nhanh chóng chung tay hành động để bảo vệ rừng. | 0,5 0,5 0,5 0,5 | |
3 | HS nêu một số giải pháp phù hợp, thuyết phục, các ý cơ bản như sau: + Tích cực trồng cây xanh. Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường. Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến rừng + Không sử dụng lãng phí giấy + Tuyên truyền mọi người chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chung về bảo vệ rừng. + Cơ quan nhà nước cần có quy định và xử lí đối với hành vi vi phạm tác hại xấu đến môi trường (khuyến khích thêm) | 0,5 0,5 0,5 0,5 | |
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN | 5,0 | ||
4 | Trường học là ngôi nhà thứ hai với biết bao điều đáng để các em quan tâm: tình thầy trò, quan hệ bạn bè, bạo lực học đường, rác thải, gian lận trong kiểm tra,… Em hãy viết một bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm nhất trong nhà trường hiện nay. | ||
* Yêu cầu chung: - Thể loại: Nghị luận về hiện tượng đời sống - Nội dung: Trình bày ý kiến về một vấn đề hiện tượng đời sống xảy ra trong nhà trường, đúng phạm vi đề yêu cầu. | |||
*Yêu cầu về hình thức: | |||
- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận hoàn chỉnh, trình bày khoa học, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. - Sáng tạo: Thể hiện được những hiểu biết về vấn đề sâu sắc, lí lẽ và dẫn chứng chặt chẽ, xác đáng, thuyết phục cao. biết vận dụng hiểu biết cá nhân để bài viết thêm phong phú, rút ra bài học cho bản thân và mọi người. | 0,25 0,25 | ||
* Yêu cầu về nội dung: Bài viết có đủ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận về vấn đề hiện tượng đời sống, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chặt chẽ theo các bước cơ bản sau: | 4,5 | ||
1. Giới thiệu vấn đề: Nêu được vấn đề của bài viết thuộc phạm vi hiện tượng đời sống, diễn ra ở trường học 2. Nêu thực trạng: - Nếu là hiện tượng xấu nêu được thực trạng đang xảy ra như thế nào, dẫn chứng... - Nêu biểu hiện (nếu là hiện tượng tốt, tích cực, dẫn chứng... 3. Nguyên nhân: - nguyên nhân chủ quan - nguyên nhân khách quan 4. Nêu tác hại, hậu quả, mức độ nguy hiểm (nếu là hiện tượng xấu); nêu ý nghĩa (nếu là hiện tượng tốt) đối với cá nhân, tập thể, gia đình, xã hội.... 5. Giải pháp - Đưa ra giải pháp đề khắc phục, hạn chế đối vời hiện tượng xấu; - Biện pháp đề phát huy, nâng cao, lan tỏa rộng rãi đến nhiều người... nếu là hiện tượng tốt. 6. Kết thúc: khái quát lại vấn đề, đánh giá của bản thân về hiện tượng đó (tốt /xấu, đúng /sai), liên hệ bản thân em sẽ làm gì? | 0,5 0,75 0,5 1,0 1,0 0,75 | ||
Tổng cộng | 10,0 |
Khi chấm GV lưu ý trân trọng những bài làm sáng tạo
________ Hết________
MA TRẬN ĐỀ ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ II Môn: Ngữ Văn 6 Năm học: 2021-2022 |
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng số |
I.Đọc-Hiểu | - Thu thập thông tin trong văn bản (phương thức biểu đạt) - nhận biết vấn đề đặt ra trong văn bản - Xác định được biện pháp tu từ | - Hiểu vấn đề của văn bản, nêu tác dụng của biệp pháp tu từ trong đoạn văn. | Trình bày ý kiến về việc phải làm gì để bảo vệ môi trường | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | Câu 1,(2) 1,5 15% | Câu 2 1,5 15% | Câu 3 2,0 20% | 3 5,0 50% | |
II. Làm văn | Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một vấn đề đặt ra trong đời sống (thuộc phạm vi nhà trường) | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 5,0 50% | 1 5,0 50% | |||
T Số câu T Số điểm Tỉ lệ | 2 1,5 15% | 1 1,5 15% | 1 2,0 20% | 1 5,0 50% | 4 10,0 100% |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới