Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 8
- Thể loại: chiếu.
- Nội dung: Phản ánh khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
- Thể loại: hịch.
- Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược, thể hiện qua lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết chiến quyết thắng. Trên cơ sở đó, tác giả phê phán khuyết điểm của tướng sĩ, khuyên bảo họ ra sức học tập “Binh thư yếu lược”.
- Nghệ thuật: Là áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, chứa chan tình cảm, lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
- Thể loại: cáo.
- Nội dung: Có ý nghĩa như bản Tuyên ngôn độc lập: Nước ta là một nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực.
- Thể loại: tấu.
- Nội dung: Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học: học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành.
- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng.
CHIẾU | HỊCH | CÁO | TẤU | ||
GIỐNG NHAU | Đều là thể văn nghị luận trung đại, thường được viết bằng lối văn biền ngẫu, kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén; bàn về những vấn đề trọng đại của quốc gia. | ||||
KHÁC NHAU | Người viết | Vua chúa. | Vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh. | Vua chúa hoặc thủ lĩnh. | Thần dân, bề tôi. |
Mục đích | Ban bố mệnh lệnh. | Cổ động, thuyết phục, kêu gọi đấu tranh. | Trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết. | Trình bày những sự việc, kế sách, ý kiến, đề nghị của thần dân, bề tôi lên vua chúa. |
- Thể loại: tiểu thuyết.
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
- Nội dung: Văn bản đã bàn đến những lợi ích từ việc đi bộ đem lại, đó là sự tự do và tinh thần thoải mái, rèn luyện sức khỏe, có cơ hội được trau dồi kiến thức và hiểu biết. Văn bản thể hiện rõ tác giả là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
- Nghệ thuật: Dẫn chứng cụ thể, tự nhiên, sinh động và gắn với thực tiễn cuộc sống, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
Kiểu câu | Đặc điểm hình thức | Chức năng chính | Chức năng khác | Ví dụ |
| - Có từ nghi vấn (gì, nào, sao, tại sao, bao giờ, bao nhiêu) … hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). - Thường kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (?). | - Dùng để hỏi. | - Dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc… | Tại sao con chưa làm bài tập? |
| - Có từ cầu khiến (hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào...) hay ngữ điệu cầu khiến. - Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!). | - Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.... | - Đi chơi thôi nào! - Im lặng! | |
| - Có từ ngữ cảm thán (ôi, than ôi, hỡi ôi, biết bao, xiết bao, biết chừng nào...) - Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!). | - Dùng để bộc lộ cảm xúc. | Ôi, hôm nay trông bạn thật đẹp! | |
| - Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến.... - Thường kết thúc bằng dấu chấm (.), trong nhiều trường hợp, có thể kết thúc bằng dấu chấm than, hoặc dấu ba chấm. | - Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả.... | - Dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc… | Các bạn học sinh lớp 8 đang làm bài kiểm tra. |
| - Có từ ngữ phủ định: không, chẳng, chả, chưa… | - Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó => Câu phủ định miêu tả. - Phản bác một ý kiến, một nhận định => Câu phủ định bác bỏ. | Cậu ấy không học bài. |
a. Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
b. Các kiểu hành động nói:
- Hỏi
- Trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến…)
- Điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức, …)
- Hứa hẹn
- Bộc lộ cảm xúc
c. Cách thực hiện hành động nói:
- Cách dùng trực tiếp (Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó).
- Cách dùng gián tiếp (Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu khác).
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
- Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
+ Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)
- Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
- Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
- Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời và chêm vào lời người khác.
- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (thứ bậc quan trọng của sự vật, đặc điểm; thứ tự trước - sau; trình tự quan sát của người nói…)
Ví dụ: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh) => Tác dụng: sắp xếp theo thời gian lịch sử trước - sau của các nhân vật lịch sử.
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
Ví dụ: Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! (Ta đi tới - Tố Hữu) => Tác dụng: đảo cụm từ “đẹp vô cùng” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản
Ví dụ: Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường. (Chí Phèo - Nam Cao)=> Tác dụng: Cụm từ “ở tù” được lặp lại và đặt ở đầu câu thứ hai để liên kết với câu trước.
- Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói
Ví dụ: Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát. (Ta đi tới - Tố Hữu) => Tác dụng: từ “Lô” hợp âm với “ô” trong cùng một câu nhằm tạo sự kết nối, âm hưởng ngân vang.
- Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A và B khác” thì A và B phải cùng loại, trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ ngữ có nghĩa hẹp.
Ví dụ: Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác. (Lỗi logic)
Sửa lại: Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.
- Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A nói chung và b nói riêng” thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ B.
Ví dụ: Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. (Lỗi logic)
Sửa lại: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
- Khi viết một kiểu câu kết hợp “A, B và C” (các yếu tố có mối quan hệ đẳng lập với nhau) thì A, B, C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng, biểu thị những khái niệm thuộc cùng một phạm trù.
Ví dụ: “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. (Lỗi Logic)
Sửa lại: “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và “Tắt đèn” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
- Câu hỏi lựa chọn A hay B thì A không bao hàm B và ngược lại.
Ví dụ: Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ? (Lỗi logic)
Sửa lại: Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ?
- Khi viết câu có kiểu kết hợp “không chỉ A mà còn B” thì A và B không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ rộng - hẹp với nhau, nghĩa là A không bao hàm B và b cũng không bao hàm A.
Ví dụ: Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.
Sửa lại: Bài thơ không chỉ hay về nội dung mà còn sắc sảo về ngôn từ.
- A và B không phải là quan hệ nhân quả thì không dùng quan hệ từ nên.
Ví dụ: Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con.
Sửa lại: Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.
(Quan hệ từ “nên” dùng cho quan hệ nhân - quả. Nhưng “rất mực yêu thương chồng con” không phải là kết quả của “cần cù, chịu khó”)
Ví dụ: Nếu không phát huy được những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.
Sửa lại: Nếu như không phát huy cao độ những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. (Cặp quan hệ từ “Nếu - thì” vốn để biểu thị mối quan hệ điều kiện - kết quả. Nhưng ở đây “những đức tính tốt đẹp” không sinh ra “những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề”)
- Khi dùng cặp vừa… vừa thì A, B phải bình đẳng nhau, không cái nào bao hàm cái nào
Ví dụ: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa giảm tuổi thọ của con người.
- Sửa lại: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém về tiền bạc.
DÀN BÀI:
- Dẫn dắt vấn đề.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận (nếu là câu tục ngữ, câu nói thì phải trích dẫn vào).
- Giải thích từ ngữ/ khái niệm: giải thích các từ ngữ, khái quát ý nghĩa cả câu (nếu là tục ngữ, câu nói).
- Phân tích biểu hiện.
- Bàn luận, chứng minh:
+ Đánh giá tư tưởng đó là tốt/xấu, đúng/sai.
+ Ý nghĩa của vấn đề.
+ Đưa dẫn chứng.
- Mở rộng vấn đề: phê phán/ca ngợi, bài học nhận thức.
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ bản thân.
DÀN BÀI
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng xã hội cần nghị luận.
b. Thân bài:
c. Kết bài
ĐỀ 1: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN BÀN VỀ TRUYỀN THỐNG “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
I. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận.
1. Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”?
- “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo
- “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí
⇒ “Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lí, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người.
- “Tôn sự trọng đạo” chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người.
2. Tại sao cần phải “tôn sư trọng đạo”?
- Thầy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời
- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp
- Thầy cô dành cho học trò tình yêu thương như mẹ cha
- Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc
- Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa
3. Biểu hiện của “Tôn sư trọng đạo”
- Phạm Sư Mạnh – học trò của cụ Chu Văn An, tuy đã thành quan lớn, nhưng khi quay trở về thăm thầy vẫn kính cẩn, đứng từ xa vái chào. Khi được thầy mời vào nhà chỉ dám ngồi bậc dưới ⇒ Một thái độ, một con người, một nhân cách lớn
- Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức:
+ Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11
+ Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo…
4. Mở rộng vấn đề
- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...
- Bên cạnh những biểu hiện thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn còn những con người bất kính, vô ơn với thầy cô:
+ Hỗn láo với thầy cô
+ Bày trò chọc phá thầy cô
+ Làm những hành vi sai trái khiến thầy cô phiền lòng
⇒ Hành vi, việc làm như vậy phải bị phê phán
- Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu, thực hành đạo lí ấy và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...
5. Liên hệ bản thân
- Điều tuyệt với nhất để đền đáp công ơn thầy cô là học hành chăm chỉ cần cù, mang những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy xây dựng tương lai bản thân và làm giàu cho đất nước.
- Cố gắng trở thành con người sống đẹp, sống có đạo đức, có tài để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô.
- Bản thân cần ý thức trách nhiệm và việc làm của mình sao cho xứng đáng với những gì thầy cô truyền đạt.
III. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề nghị luận “Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp trong tính cách, phong cách sống của mỗi người.
- Lời nhắn gửi đến mọi người.