Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

Lý thuyết về Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

1. Biển và đảo Việt Nam

a) Vùng biển nước ta

- Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.

- Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

- Cả nước có 28 (trong số 63) tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.

b) Các đảo và quần đảo

- Vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ.

+ Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

+ Các đảo lớn có dân cư khá đông: Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Lí Sơn.

+ Các đảo xa bờ: đảo Bạch Long Vĩ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Các đảo có nhiều tiềm năng du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

a) Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

* Điều kiện phát triển:

- Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư,… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.

- Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,… thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

* Tình hình phát triển:

- Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

- Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.

* Phương hướng phát triển:

- Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.

- Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.

- Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

b) Du lịch biển - đảo

* Điều kiện phát triển:

- Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú: 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp từ Bắc vào Nam.

- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch.

* Tình hình phát triển:

- Du lịch biển được phát triển nhanh trong những năm gần đây.

- Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.

c) Khai thác và chế biến khoáng sản biển

* Ngành khai thác muối:

- Điều kiện phát triển: 

+ Biển nước ta là nguồn muối vô tận.

+ Số giờ nắng cao.

- Tình hình phát triển:

+ Nghề làm muối phát triển nhất ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ.

+ Các cánh đồng muối nổi tiếng là Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cá Ná (Ninh Thuận),…

* Khai thác oxit titan, cát trắng:

- Điều kiện phát triển: Nhiều bãi cát có chứa oxit titan giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê.

- Tình hình phát triển: Tập trung nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hòa).

* Khai thác dầu khí:

- Điều kiện phát triển: Dầu khí là khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa.

- Tình hình phát triển:

+ Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ.

+ Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để sản xuất chất dẻo sợi tổng hợp,... chế biến khí công nghệ cao, xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng. Nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta được xây dựng ở tỉnh Quảng Ngãi.

d) Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển

* Điều kiện phát triển:

- Gần các tuyến đường biển quốc tế.

- Ven biển có nhiều vùng vịnh, cửa sông có thể xây dựng cảng nước sâu.

* Tình hình phát triển:

- Cả nước có 120 cảng biển lớn nhỏ (cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn).

- Giao thông vận tải biển phát triển ngày càng mạnh mẽ cùng với sự mở rộng quan hệ quốc tế và sự hoà nhập kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới.

* Phương hướng phát triển:

- Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống cảng biển.

- Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ.

- Cả nước sẽ hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ.

- Dịch vụ hàng hải cũng sẽ được phát triển toàn diện.

3. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo

a) Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo

- Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.

- Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, nhiều loài hải sản giảm về mức độ tập trung, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Ô nhiễm môi trường nước biển với nồng độ cao ở các cảng và nơi khai thác dầu.

b) Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm nước biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Nước ta có bao nhiêu hòn đảo?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong vùng biển nước ta có khoảng 4 000 hòn đảo lớn nhỏ. Được chia thành các đảo ven bở và các đảo xa bờ. Hệ thống đảo ven bờ có khoảng 3 000 hòn đảo.

Câu 2: Vùng biển nước ta được cấu thành từ các bộ phận:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vùng biển nước ta được cấu thành từ 5 bộ phận. Đó là nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Câu 3: Sau dầu khí, loại khoáng sản nào dưới đây được khai thác nhiều nhất hiện nay?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau dầu khí, loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là cát thủy tinh. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hòa).

Câu 4: Bể trầm tích nào sau đây có trữ lượng dầu, khí lớn nhất nước ta?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bể trầm tích Cửu Long – Nam Côn Sơn có trữ lượng dầu, khí lớn nhất nước ta.

Câu 5: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chiều dài đường bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), dài 3 260km.

Câu 6: Dọc bờ biển nước ta có

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.

Câu 7: Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo. Có thể dựa vào Atlat địa lý Việt Nam để ìm vị trí và sắp xếp các đảo.

Câu 8: Vùng trũng Cửu Long có các mỏ dầu nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vùng trũng Cửu Long có các mỏ dầu là Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Rồng.

Câu 9: Tài nguyên dầu khí phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía nam của khu vực nào ở nước ta ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tài nguyên dầu khí phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía nam của khu vực Đông Nam Bộ.

Câu 10: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 11: Tính từ đất liền ra, các bộ phận thuộc vùng biển nước ta lần lượt là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tính từ đất liền ra, các bộ phận thuộc vùng biển nước ta lần lượt là nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 12: Cát trắng, nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh, pha lê có nhiều ở 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cát trắng, nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh, pha lê có nhiều ở đảo Vân Hải và Cam Ranh.

Câu 13: Vùng thềm lục địa nước ta có

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vùng thềm lực địa nước ta có các tích tụ dầu khí, nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác.

Câu 14: Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang.

Câu 15:  Các đảo nào dưới đây ở nước ta đông dân nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đảo đông dân như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.

Câu 16: Một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường biển là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường biển là bảo vệ và trồng rừng ngập mặn.

Câu 17: Nước ta có bao nhiêu huyện đảo?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nước ta có 12 huyện đảo (Tính đến năm 2006).

- Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).

- Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vỹ (thành phố Hải Phòng).

- Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị).

- Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng).

- Huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).

- Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

- Huyện đảo Phú quý (tỉnh Bình Thuận).

- Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu).

- Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).

Câu 18: Tính đến năm 2006, nước ta có bao nhiêu tỉnh có 2 huyện đảo?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các tỉnh nước ta có 2 huyện đảo là:

- Quảng Ninh: đảo Vân Đồn, đảo Cô tô.

- Hải Phòng: đảo Cát Hải, đảo Bạch Long Vĩ.

- Kiên Giang: đảo Kiên Hải, đảo Phú Quốc.

Câu 19: Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng nước ta thuộc tỉnh nào sau đây ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng nước ta thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Câu 20: Quần đảo Côn Sơn là tên gọi khác của quần đảo nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quần đảo Côn Đảo là tên gọi khác của quần đảo Côn Sơn.

Câu 21: Hai quần đảo xa bờ của nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hai quần đảo xa bờ của nước ta là Hoàng Sa, Trường Sa.

Câu 22: Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là phát triển khai thác hải sản xa bờ.

Câu 23: Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển nước ta không bao gồm ngành nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khai thác và chế biến lâm sản không phải là hoạt động kinh tế biển của nước ta.

Câu 24: Nghề làm muối ở nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nghề làm muối ở nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển là Duyên hải Nam Trung Bộ.