I. MỘT SỐ TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY HẠI CHO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
- Các tác nhân làm cho hoạt động lọc máu tạo nước tiểu đầu kém hiệu quả, bị ngưng trệ hoặc ách tắc:
+ Vi khuẩn gây viêm các cơ quan, bộ phận khác (tai, mũi, họng …) gián tiếp gây viêm cầu thận → cầu thận bị hư hại → các cầu thận còn lại làm việc quả tải → suy thoái dần → suy thận toàn bộ.
- Các tác nhân ảnh hưởng tới hoạt động hấp thu lại và bài tiết tiếp của thận:
+ Tế bào ống thận thiếu oxi, do làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ → làm việc kém hiệu quả hơn.
+ Tế bào ống thận bị đói oxi lâu dài hoặc bọ đầu độc bởi chất độc (thủy ngân, asen, các độc tố vi khuẩn…) → từng màng tế bào ống thận bị sưng phồng → tắc ống thận hoặc bị chết và rụng → nước tiểu hòa thẳng vào máu.
- Tác nhận ảnh hưởng hoạt động bài tiết nước tiểu:
+ Các chất vô cơ, hữu cơ có trong nước tiểu: axit uric, canxi, photphat … có thể kết dính nồng độ cao và pH thích hợp → viên sỏi → tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu.
+ Bể thận, ống đái, ống dẫn nước tiểu có thể bị viêm do vi khuẩn theo đường nước tiểu đi lên gây ra.
II. CẦN CÂY DỰNG CÁC THÓI QUEN SỐNG KHOA HỌC ĐỂ BẢO VỆ HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU TRÁNH TÁC NHÂN GÂY HẠI
Các thói quen sống khoa học |
Cơ sở khoa học |
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. |
- Hạn chế các vi sinh vật gây bệnh |
- Khẩu phần ăn uống hợp lý. + Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua hoặc quá nhiều chất tạo sỏi. + Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm các chất độc hại. + Uống đủ nước |
+ Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi + Hạn chế tác hại của các chất độc + Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu thuận lợi |
Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay không nên nhịn |
Hạn chế khả năng tạo sỏi |
Ăn nhiều prôtêin.
Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 8.
Ăn quá mặn, quá chua.
Giải thích: ăn quá mặn làm tăng nguy cơ gây sỏi thận. Khi lượng hấp thụ sodium (chất trong muối) quá cao, cơ thể loại bỏ sodium qua nước tiểu, đồng thời loại luôn canxi, điều này ảnh hưởng đến việc tích trữ canxi trong cơ thể. Hàm lượng canxi cao trong nước tiểu dẫn tới việc hình thành sỏi thận, trong khi thiếu canxi dẫn tới loãng xương.
Đậu xanh.
Giải thích: trong đậu xanh, hạt điều, bánh mì,… có chứa nhiều ôxalat.
Nhịn tiểu.
Giải thích: nhịn tiểu lâu sẽ làm tăng thời gian tích lũy dẫn tới tăng nồng độ các tác nhân gây sỏi thận.