Giun đất

Giun đất

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giun đất

Lý thuyết về Giun đất

I. HÌNH DẠNG NGOÀI

- Cơ thể dài, thuôn 2 đầu

- Cơ thể phân thành nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ, cơ đối xứng 2 bên

- Đầu có miệng, đuôi có lỗ hậu môn, đai sinh dục có 3 đốt, lỗ sinh dục cái ở mặt bụng đai sinh dục, lỗ sinh dục đực dưới lỗ sinh dục cái

II. DI CHUYỂN

Giun đất di chuyển bằng cách bò trên mặt đất:

- Giun thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi → Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước → Thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi.

→ Nhờ sự chun dãn của cơ thể kết hợp các vòng tơ và toàn thân mà giun đất di chuyển được.

III. CẤU TẠO TRONG

* Hệ tiêu hóa: Các cơ quan tiêu hóa có sự phân hóa rõ ràng

Hệ tiêu hoá của giun đất

* Hệ tuần hoàn: Ở giun đất xuất hiện thêm 3 loại mạch mới: mạch vòng, mạch lưng, mạch bụng → Xuất hiện hệ tuần hoàn kín.

* Hệ thần kinh: Xuất hiện các hạch và chuỗi hạch thần kinh → Hệ thần kinh chuỗi hạch.

Cấu tạo hệ tuần hoàn và hệ thần kinh của giun đất

IV. DINH DƯỠNG

- Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất

- Sự tiêu hóa diễn ra trong hệ tiêu hóa, thức ăn hấp thụ qua thành ruột vào máu

Thức ăn → miệng → hầu → diều (chứa thức ăn) → dạ dày (nghiền nhỏ thức ăn) → ruột → hậu môn

Có thêm ruột tịt tiết enzim để tiêu hóa thức ăn trong ruột.

- Sự trao đổi khí (hô hấp) được thực hiện qua da → mưa nhiều giun thường chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể sẽ làm chúng ngạt thở

V. SINH SẢN

- Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi bằng cách chập đầu vào nhau trao đổi tinh dịch.

- Sau 2 – 3 ngày ghép đôi, đai sinh dục bong ra tuột về phía trước, nhận trứng va tinh dịch trên đường đi.

Giun đất ghép đôi và kén

- Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắ hai đầu lại thành kén.

- Trứng được thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non sau vài tuần.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Giun đất có cấu tạo cơ quan sinh sản như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giun đất lưỡng tính, cơ quan sinh dục đực và cái nằm ở mặt bụng trên một cơ thể. (Kiến thức cơ bản SGK)

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây sai về đặc điểm của giun đốt?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giun đất đối xứng hai bên.

Câu 3:
Điền số thích hợp vào ô trống
Giun đốt có đai sinh dục. Đai sinh dục chiếm đốt.

  • A
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giun đốt có đai sinh dục. Đai sinh dục chiếm 3 đốt.

VD: Giun đất.

Kiến thức cơ bản SGK Sinh học 7.

 

Câu 4: Vị trí của lỗ sinh dục trên giun đốt như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giun đất lưỡng tính, lỗ sinh dục cái nằm ở mặt bụng, lỗ sinh dục đực dưới lỗ sinh dục cái.

Câu 5:
Nối các đặc điểm di chuyển với thứ tự các bước di chuyển tương ứng
Ban đầu giun thu mình
Giun chuẩn bị bò
Giun tiếp tục thu mình 
Giun vươn đầu tiến về phía trước
1
2
3
4

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thứ tự các bước khi nói về quá trình di chuyển của giun đất:

Bước 1: Giun chuẩn bị bò.

Bước 2: Ban đầu thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.

Bước 3: Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

Bước 4: Giun tiếp tục thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.

Kiến thức cơ bản SGK Sinh học 7.