Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Lý thuyết về Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Hệ toạ độ địa lí:

   + Vĩ độ: Điểm cực bắc 23023'B (Lũng Cú-Đồng Văn-Hà Giang).

  + Điểm cực nam 8034'B (Đất Mũi-Ngọc Hiển-Cà Mau).

   + Kinh độ: Điểm cực Tây 102009’Đ (Xín Thầu-Mường Nhé-Điện Biên).

  + Điểm cực Đông l09024'Đ (Vạn Thạch-Vạn Ninh-Khánh Hòa).

- Việt Nam vừa gắn với lục địa Á - Âu vừa tiếp giáp biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.

- Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Việt Nam nằm trong múi giờ số 7.

2. Phạm vi lãnh thổ

a) Vùng đất

- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.

- Biên giới dài 4600km:

   + Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km.

   + Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.

   + Phía Đông và Nam giáp biển, bờ biển dài 3260km.

- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo ngoài xa là Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà).

b) Vùng biển

- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước, gồm: Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

- Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:

   + Nội thủy: Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.

   + Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển: Rộng 12 hải lí, ranh giới ngoài tính bằng đường song song và cách đều với đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

   + Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.

   + Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí (*1852m) tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.

   + Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu - 200m hoặc hơn nữa, Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.

c) Vùng trời

Là khoảng không gian không giới hạn về độ cao bao trùm lên phần lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bởi các đường biên giới, trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải (tức xác định bởi phía trên của đường biên giới quốc gia trên biển) và không gian trên các đảo.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lí

a) Ý nghĩa về tự nhiên

- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.

- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.

- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc - Nam, Đông - Tây, thấp - cao.

- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán

b) Ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội và quốc phòng

- Về kinh tế

   + Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

   + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch,…).

- Về văn hoá - xã hội: Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Về chính trị và quốc phòng: Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Vùng lãnh hải là vùng biển

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở.

Câu 2: Trên đất liền, chiều dài đường biên giới của nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

Câu 3: Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, là nơi tiếp giáp của vành đai sinh khoáng nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

Câu 4: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Địa lí 12, khi nói về ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí Việt Nam, các tác giả SGK đã nêu rõ vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 5: Vùng trời Việt Nam được xác định

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Vùng trời Việt Nam là vùng thuộc khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

Câu 6: Điểm cực Nam phần đất liền nước ta thuộc tỉnh/thành nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Điểm cực Nam phần đất liền nước ta ở vĩ độ 8o30'N tại xã Đất Mũi, huyện, Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Câu 7: Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

Câu 8:
Điểm địa đầu cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
003

Câu 9: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Nước ta gắn liền với lục địa Á - Âu và với đại dương Thái Bình Dương nằm ở phía Đông và Nam.

Câu 10: Trung du miền núi Bắc Bộ có tỉnh nào giáp biển ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5 có thể thấy Trung du miền núi Bắc Bộ có tỉnh Quảng Ninh giáp biển.

Câu 11: Theo công ước của Liên hợp quốc năm 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế trên biển nước ta rộng 200 hải lí được tính từ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng liền kề với vùng tiếp giáp lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở (theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982).

Câu 12: Việt Nam có chung biên giới cả trên đất liền và trên biển với 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Việt Nam có chung biên giới cả trên đất liền và cả trên biển với nước: Trung Quốc và Campuchia.

Câu 13: Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, giáp với các nước

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc dài hơn 1400 km, đường biên giới Việt Nam-Lào dài gần 2100 km và đường biên giới Việt Nam-Campuchia dài hơn 1100 km.

Câu 14: Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển, thuộc phần lục địa kéo dài, có độ sâu khoảng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển, thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa.Thềm lục địa Việt Nam tồn tại ba dạng địa hình:

- Lòng chảo vịnh Bắc Bộ nghiêng về phía Đông Nam và thoải phía Việt Nam, thu hẹp ở phía Nam vịnh (Khoảng 16oN)

- Thềm lục địa Trung Bộ hẹp, dốc, phần phía Nam thoải hơn và mở rộng ra phía biển khơi ở khoảng 10o30’N.

- Thềm lục địa Nam Bộ- vịnh Thái Lan thoải và trải dài ra ngoài khơi đảo Phú Quý- Côn Sơn-Phú Quốc hàng trăm hải lý.

Câu 15: Quốc gia nào nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bán đảo Đông Dương gồm có 3 nước, đó là Việt Nam, Lào và Campuchia. Việt Nam là nước nằm phía Đông của bán đảo này.

Câu 16: Vùng đất của nước ta gồm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK địa lí 12 trang 13: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ "Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, …"

Câu 17: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản nào của thiên nhiên nước ta?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là: Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 18: Đường bờ biển của nước ta kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên khoảng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Chiều dài đường bờ biển của nước ta là 3260 km.

Câu 19: Mọi hoạt động kinh tế trong vùng nội thủy giống như

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Vùng nội thủy cũng được xem như là bộ phận lãnh thổ trên đất liền. Vì vậy hoạt động kinh tế ở đây cũng giống như trên đất liền của nước ta.

Câu 20: Điểm cực Tây của nước ta thuộc tỉnh

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Điểm cực Tây của nước ta nằm ở kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên.
002

Câu 21: Từ điểm cực Bắc xuống điểm cực Nam trên đất liền của nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Điểm cực Bắc với vĩ độ là 23023'B và điểm cực Nam là 8034'B. Như vậy kéo dài khoảng 15 vĩ độ.

Câu 22: Phần lớn đường biên giới trên đất liền của nước ta nằm ở khu vực nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phần lớn đường biên giới trên đất liền của nước ta nằm ở khu vực miền núi thuộc phía Bắc, Tây, Tây Bắc, Đông Nam của lãnh thổ Việt Nam (thuộc các vùng núi, đỉnh núi, đường phân chia nước, thung lũng).

Câu 23: Nước Việt nam nằm ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

Câu 24: Giới hạn trên biển Đông của nước ta về phía Đông ở kinh độ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Giới hạn trên biển Đông của nước ta về phía Đông là 117020’Đ tại biển Đông.

Câu 25: Điểm cực Đông của nước ta có tọa độ là 109024'Đ nằm ở tỉnh nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Điểm cực Đông của nước ta có tọa độ là 109024'Đ nằm ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
033

Câu 26: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.

Câu 27: Theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam ở biển Đông có diện tích khoảng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông.

Câu 28: Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh/thành nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc Thành phố Đà Nẵng.

Câu 29: Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt – Trung dài hơn 1400 km, Việt – Lào dài gần 2120 km và Việt – Cam dài hơn 1120 km.