Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Lý thuyết về Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bài 41: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG​

1. Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long 

- Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh/thành phố; diện tích hơn 40 nghìn km2 (chiếm 12%); Dân số 17,4 triệu người (18,1% dân số cả nước - 2019).

- Tiếp giáp: Đông Nam Bộ, biển Đông, vịnh Thái Lan và Campuchia.

- Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó.

2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu

a) Thế mạnh 

- Đất đai (3 nhóm đất chính)

+ Đất phù sa ngọt: diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích), màu mỡ nhất, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.

+ Đất phèn: có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (41%). Đất phèn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau.

+ Đất mặn: 75 vạn ha (19%) phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan.

- Khí hậu: tính chất cận xích đạo, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.

- Các loại khoáng sản chủ yếu: đá vôi và than bùn.

- Sinh vật: rừng ngập mặn và rừng tràm; động vật có giá trị là cá và chim.

- Tài nguyên biển: phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm, mặt nước,…

b) Hạn chế

- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế.

- Thiên tai: lũ lụt, hạn hán,…

3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để tháo chua rửa mặn, cải tạo đất,...

- Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

- Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách.

- Định hướng

+ Tạo ra các giống cây trồng chịu phèn, chịu mặn.

+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

+ Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo kinh tế liên hoàn.

+ Chủ động sống chung với lũ và khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm. 

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhóm đất chiếm tỉ trọng lớn nhất là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Địa lí trang 186, nhóm đất chiếm tỉ trọng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn với 1,6 triệu ha chiếm 41%

Câu 2: Cây mía được trồng nhiều nhất ở vùng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Nông nghiệp chung, trang 18, tìm kí hiệu cây mía và xác định trên bản đồ nơi phân bố cây mía tập trung nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3: Vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Nước ta có hai đồng bằng châu thổ lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long cùng với dải đồng bằng ven biển miền Trung. Trong số ba đồng bằng đó, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích lớn nhất (khoảng 40 nghìn km2), hàng năm được bồi đắp và mở rộng ra biển nhiều. Vì vậy, đây được coi như vùng trọng điểm lương thực, thực phảm lớn nhất nước ta.

Câu 4: Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ nét tính chất của kiểu khí hậu nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 – 270C. Lượng mưa lớn (1300 – 2000mm), tập trung vào tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11).

Câu 5: Tỉnh/thành phố nào không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đồng bằng sông Cửu Long có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Bình Dương là thành phố ở vùng Đông Nam Bộ.

Câu 6: Đồng bằng sông Cửu Long không tiếp giáp với

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vị trí địa lí của Đồng bằng sông Cửu Long: phía Bắc giáp Đông Nam Bộ; phía Tây Bắc giáp Campuchia; phía Tây giáp vịnh Thái Lan; phía Đông giáp biển Đông => Đồng bằng sông Cửu Long không giáp Tây Nguyên.

Câu 7: Tỉnh có diện tích và sản lượng lúa cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tỉnh Kiên Giang là tỉnh có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long với tương ứng là 583 nghìn ha và 2977,4 nghìn tấn (năm 2007).

Câu 8: Đất phèn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đất phèn có diện tích lớn nhất, chiếm khỏang 41% diện tích của đồng bằng, phần lớn đã được cải tạo để trồng lúa, cây ăn quả,... và phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trung tâm bán đảo Cà Mau.

Câu 9: Đất mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đất mặn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.

Câu 10: Để cải tạo đất mặn, đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để thau chua, rửa mặn, cải tạo đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 11: Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn. Đất phù sa ngọt chiếm khoảng 30% diện tích của đồng bằng, phân bố thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu. Đất phèn có diện tích lớn nhất, chiếm khoảng 41% diện tích của đồng bằng, phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trung tâm bán đảo Cà Mau. Đất mặn chỉ chiếm khoảng 19% diện tích của đồng bằng.

Câu 12: Vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 102: “Hiện nay nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, nhưng quan trọng hơn cả là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang”. Như vậy, vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long do vùng lợi thế hơn hẳn các vùng khác về diện tích mặt nước nuôi trồng (thủy sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ) đồng thời người dân cũng có truyền thống kinh nghiệm với nghề sông nước.

Câu 13: Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.

Câu 14: Trung tâm kinh tế - chính trị và du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trung tâm kinh tế - chính trị và du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ.

Câu 15: Ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh trồng nhiều hồ tiêu nhất

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Kiên Giang tập trung chủ yếu ở Phú Quốc với diện tích hiện nay trên 500 ha.

Câu 16: Rừng ngập mặn của Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tài nguyên thực vật chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là rừng tràm, rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn của Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Câu 17: Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tài nguyên thực vật chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là rừng tràm, rừng ngập mặn.

Câu 18:  Tỉnh nào dưới đây ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kiên Giang giáp biển, các tỉnh còn lại là tỉnh nằm trong nội địa.

Câu 19:  Hướng chính trong việc khai thác vùng biển của Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hướng chính trong việc khai thác vùng biển của Đồng bằng sông Cửu Long là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền tạo thành một thế liên hoàn.

Câu 20: Tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

Câu 21: Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp là một khu đất ngập nước, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ, một loài chim cực kỳ quý hiếm, có tên trong sách đỏ.

Câu 22: Vùng thượng châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Phần thượng châu thổ của đồng bằng sông Cửu Long là khu vực tương đối cao (2-4m so với mực nước biển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn ở đây có nhiều vùng trũng ngập nước. Vào mùa mưa các vùng trũng này ngập sâu dưới nước, còn mùa khô thì chỉ là những vũng nước tù đứt đoạn và hiện tượng bốc phèn mặn lớn.

Câu 23: Thành phố Mĩ Tho thuộc tỉnh nào của Đồng bằng sông Cửu Long

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Thành phố Mĩ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang của đồng bằng sông Cửu Long nằm cạnh một nhánh sông của sông Hậu với cửa đổ ra biển là cửa Đại.

Câu 24: Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Gồm vùng thượng (độ cao từ 2 - 4m) và hạ châu thổ (có độ cao 1- 2m) chịu tác động của thủy triều và sông. Phần đất còn lại không chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu đó là các đồng bằng phù sa ở rìa (đồng bằng Cà Mau).

Câu 25: Khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long được phân hoá thành 2 mùa:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Khí hậu có sự phân hóa thành hai mùa mưa và khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng IX, gây ngập úng khắp trong vùng. Vào mùa khô kéo dài từ tháng II đến tháng V năm sau thì hiện tượng bốc phèn và mặn tăng cao khiến cho việc làm nông nghiệp rất khó khăn.

Câu 26: Để tăng diện tích đất canh tác ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Địa lí 12 (trang 188): “Một khó khăn đáng kể cho việc sử dụng hợp lí đất là việc đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Do đó, cần phải có nước để thau chua rủa mặn trong mùa khô kết hợp với tạo ra giống lúa chịu phèn, chịu mặn”. Do vậy, để tăng diện tích đất canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp quan trọng có ý nghĩa hàng đầu là quy hoạch thủy lợi.

Câu 27: Nhóm đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố tập trung chủ yếu ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đất phù sa ngọt có diệc tích khoảng 1,2 triệu ha. Phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu.