MỤC LỤC
Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Rót vào ống nghiệm 1 và 2, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch $\large{{H}_{2}}S{{O}_{4}}$ loãng cùng nồng độ và cho vào mỗi ống một mẩu kẽm như nhau. Quan sát bọt khí thoát ra.
Bước 2: Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch $\large CuS{{O}_{4}}$ vào ống 2. So sánh tốc độ bọt khí thoát ra ở 2 ống.
Cho các phát biểu sau:
(a) Bọt khí thoát ra ở ống 2 nhanh hơn so với ống 1.
(b) Ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hoá học còn ống 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hoá.
(c) Bọt khí thoát ra ở 2 ống tốc độ là như nhau.
(d) Ở cả hai ống nghiệm, Zn đều bị oxi hoá thành $\large Z{{n}^{2+}}$.
(e) Ở bước 1, nếu thay kim loại kẽm bằng kim loại sắt thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự.
(g) Ở bước 2, nếu thay dung dịch $\large CuS{{O}_{4}}$ bằng dung dịch $\large MgS{{O}_{4}}$ thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự.
Số phát biểu đúng là
Lời giải chi tiết:
(a) Đúng, ở ống 1 $\large{{H}_{2}}$ thoát ra bao quanh viên Zn đã ngăn cản tiếp xúc giữa Zn và axit nên phản ứng chậm. Ở ống 2 bọt $\large{{H}_{2}}$ xuất hiện chủ yếu ở những vụn Cu nên Zn tiếp xúc tốt với axit, phản ứng xảy ra nhanh.
(b) Sai, cả 2 ống đều có ăn mòn hóa học. Riêng ống 2 có thêm ăn mòn điện hóa.
(c) Sai.
(d) Đúng.
(e) Đúng.
(g) Sai, dùng $\large Mg\text{S}{{O}_{4}}$ thì không có ăn mòn điện hóa.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới