MỤC LỤC
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ lớn lực đàn hồi của lò xo biến đổi theo thời gian như hình vẽ bên. Lấy $\Large g=10m/s^{2},\pi^{2}=10$. Cơ năng dao động của vật bằng
Lời giải chi tiết:
Phương pháp:
Độ lớn lực đàn hồi: $\Large F_{dh}=k\Delta l$
Độ giãn của lò xo ở VTCB: $\Large \Delta l_0=\dfrac{mg}{k}$
Chu kì của con lắc lò xo: $\Large T=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}}$
Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị và vòng tròn lượng giác
Cơ năng của vật: $\Large W=\dfrac{1}{2}kA^{2}$
Cách giải:
Lực đàn hồi bằng 0 khi đi qua vị trí lò xo không biến dạng
Từ đồ thị ta thấy khoảng thời gian giữa 2 lần lực đàn hồi có độ lớn bằng 0 là:
$\Large \Delta t=0,4-0,2=0,2(s)=\dfrac{T}{3}$
Góc quét tương ứng là: $\Large \Delta \varphi=\omega \Delta t=\dfrac{2\pi}{T}.\dfrac{T}{3}=\dfrac{2\pi}{3}$
Ta có vòng tròn lượng giác:
Từ vòng tròn lượng giác, ta có: $\Large \Delta l_0=A\cos\dfrac{\pi}{3}=\dfrac{A}{2}$
Từ đồ thị ta thấy chu kì của con lắc là:
$\Large T=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}=2\sqrt{\dfrac{\Delta l_0}{g}}=0,6(s)$
$\Large \Rightarrow 2\pi\sqrt{\dfrac{A}{2g}}=0,6\Rightarrow 2\sqrt{10}.\sqrt{\dfrac{A}{2.10}}=0,6\Rightarrow A=0,18 (cm)$
Độ lớn lực đàn hồi cực đại là:
$\Large F_{dhmax}=k(A+\Delta l_0)=k\dfrac{3A}{2}\Rightarrow k.\dfrac{3.0,18}{2}=9\Rightarrow k=\dfrac{100}{3}(N/m)$
Cơ năng của vật là:
$\Large W=\dfrac{1}{2}kA^{2}=\dfrac{1}{2}.\dfrac{100}{3}.0,18^{2}=0,54(J)$
Chọn A.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới