MỤC LỤC
Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam $\Large\ Na$, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là
Lời giải chi tiết:
Đặt công thức phân tử chung của hai ancol là $\Large\ \overline{\text{R}}\text{OH}$
Ta có:
$\Large\ \bar{R}OH$ + $\Large\ Na \to$ $\Large\ \bar{R}ONa$ + $\Large\ \dfrac{1}{2}{{H}_{2}}$
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
$\Large\ {{\text{m}}_{\overline{\text{R}}\text{OH}}}+{{\text{m}}_{\text{Na}}}={{\text{m}}_{\overline{\text{R}}\text{ONa}}}+{{\text{m}}_{{{\text{H}}_{2}}}}$
(vì đề bài cho ancol tác dụng hết với $\Large\ Na$ nên $\Large\ Na$ có thể phản ứng vừa hết hoặc còn dư, do đó chất rắn có thể là muối natri ancolat hoặc hỗn hợp gồm natri ancolat và natri dư)
$\Large\ \Rightarrow {{\text{m}}_{{{\text{H}}_{2}}}}=15,6+9,2-24,5=0,3$
$\Large {{\text{n}}_{{{\text{H}}_{2}}}}=0,15 $
Theo phương trình số mol rượu là: $\Large\ {{\text{n}}_{\overline{\text{R}}\text{OH}}}=0,3$
Vậy $\Large\ \bar{M} ancol = \dfrac{15,6}{0,3} = 52 \Rightarrow \overline{\text{R}}+17=52\Rightarrow \overline{\text{R}}=35$
Do hai ancol là đồng đẳng liên tiếp nên hai ancol đó là: $\Large\ C_2H_5OH$ (M = 46) và $\Large\ C_3H_7OH$ (M = 60)
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới