MỤC LỤC
CÁI AO LÀNG
Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.
Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt toả bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ ; cho trâu bò đên nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim...
Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắc bằng tấm ván có duỗi xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện nhà chuyện làng xóm. Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà.
Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. Có trưa nắng, tôi vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lửng trên trời cao xanh ngắt.
Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều toả vờn mái rạ, khóm khoai nước bên hàng rào râm bụt, tiếng lợn ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi những lời ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc :
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...
(Vũ Duy Huân)
Vì sao tác giả lại cho rằng : "Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao…" ?
Lời giải chi tiết:
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới