Giáo án tự nhiên xã hội lớp 3 chân trời sáng tạo học kỳ 1 theo cv 2345

Giáo án tự nhiên xã hội lớp 3 chân trời sáng tạo học kỳ 1 theo cv 2345

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tự nhiên xã hội lớp 3 chân trời sáng tạo học kỳ 1 theo cv 2345

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 19: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

-Cung cấp các kiến thức, kĩ năng trong chủ đề Thực vật và động vật.

-Tuyên truyền mọi người sử dụng hợp lí thực vật và động vật trong cuộc sống hằng ngày.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: hình1 SGK trang 82 (phóng to hoặc trình chiếu), giấy khổ lớn.

- HS: SGK, VBT, giấy màu, giấy trắng, bút màu, kéo, hồ dán,…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các loài thực vật.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức theo hình thức trò chơi. Thi kể tên các loài cây hoặc tên các loài động vật mà em biết.

- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài ôn tập

B. Hoạt động: Ôn tập về tên các bộ phận chính của cây

Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên các bộ phận chính của một cây bất kì.

Cách tiến hành:

-Giáo viên tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu: Vẽ một cây bất kì (hoặc một cây rau, cây hoa) và ghi chú các bộ phận của cây đó theo gợi ý.

-GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, giới thiệu với bạn về đặc điểm và chức năng các bộ phận của cây vừa vẽ, ghi thêm chú thích về chức năng của các bộ phận đó.

-GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, HS treo sản phẩm quanh lớp, tham quan và bình chọn.

-GV mời một số HS chỉ tranh và chia sẻ, giới thiệu trước lớp.

-GV nhận xét chung.

*Kết luận: Các cây thường có: rễ, thân, lá, hoa, quả.

C. Hoạt động tiếp nối sau bài học

-Giáo viên yêu cầu học sinh về sưu tầm tranh, ảnh một số con vật yêu thích.

-HS thi kể tên các loài cây hoặc tên các loài động vật

-HS lắng nghe

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV

-HS thảo luận cặp đôi

-HS trưng bày sản phẩm

-HS chia sẻ trước lớp

-HS nhận xét

-HS lắng nghe

-HS về sưu tầm tranh, ảnh nói về việc sử dụng thực vật và động vật trong cuộc sống hằng ngày.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 19: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

-Cung cấp các kiến thức, kĩ năng trong chủ đề Thực vật và động vật.

-Tuyên truyền mọi người sử dụng hợp lí thực vật và động vật trong cuộc sống hằng ngày.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: hình1 SGK trang 82 (phóng to hoặc trình chiếu), giấy khổ lớn.

- HS: SGK, VBT, giấy màu, giấy trắng, bút màu, kéo, hồ dán,…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Khơi gợi những kiến thức đã học về động vật.

Cách tiến hành:

-Giáo viên tổ chức cho cả lớp hát một bài hát về con vật và nói về các bộ phận của con vật đó.

-Giáo viên dẫn dắt và tiết 2 bài ôn tập.

B. Hoạt động Luyện tập – Thực hành

1.Hoạt động 1: Con vật em yêu thích

Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giới thiệu về cấu tạo và môi trường sống, đặc điểm,… của một con vật mà em yêu thích.

Cách tiến hành:

-Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ giấy bìa A4.

-GV yêu cầu Học sinh quan sát và đọc thông tin, yêu cầu của hoạt động 2 trong SGK trang 81.

-Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo các bước bước:

+Bước 1: Dán tranh động vật mà em yêu thích vào vị trí giữa của tờ giấy bìa.

+Bước 2: Sử dụng bút màu để trang trí và ghi tên các bộ phận chính, chức năng của bộ phận, cơ quan di chuyển, nơi sống và lớp bao phủ bên ngoài vào những vị trí theo gợi ý trong sách giáo khoa.

-Giáo viên tổ chức cho học sinh giới thiệu và trưng bày sản phẩm trước lớp.

-Giáo viên đặt câu hỏi mở rộng: Động vật có các bộ phận chính nào? Lớp bao phủ bên ngoài của động vật là gì? Động vật di chuyển bằng các cơ quan nào?

-Giáo viên nhận xét, rút ra kết luận.
*Kết luận: Các loài động vật thường có cấu tạo gồm ba bộ phận chính là: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Động vật có thể di chuyển bằng cánh, chân, vây,…

2. Hoạt động 2: Sử dụng hợp lí động vật và thực vật

Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học và kiến thức thực tế để chia sẻ về thực trạng sử dụng động vật, thực vật trong cuộc sống.

Cách tiến hành:

-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2 trong SGK trang 81 và nói về nội dung của hình.

-Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc nhóm đôi. Hai bạn ngồi cùng bàn chia sẻ với nhau về tranh, ảnh đã sưu tầm liên quan đến việc sử dụng động vật hoặc thực vật của con người trong cuộc sống hằng ngày.

-Giáo viên tổ chức cho các cặp đôi lên bảng giới thiệu trước lớp về bức tranh của mình.

-Giáo viên quan sát và đưa ra những nhận xét chung

-Giáo viên đưa ra câu hỏi mở rộng: Qua những tranh, ảnh và sự giới thiệu của các bạn, em rút ra được điều gì?

-Giáo viên nhận xét, rút ra kết luận

*Kết luận: Cần phải yêu thương, chăm sóc các loài động vật, thực vật. Cần sử dụng hợp lí các sản phẩm từ động vật, thực vật và bảo vệ các loài động, vật thực vật quý hiếm.

C. Hoạt động tiếp nối sau bài học

- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tuyên truyền tới người thân về việc chăm sóc bảo vệ và sử dụng hợp lý các sản phẩm từ động vật thực vật học sinh ghi lại những việc làm của bản thân nhằm góp phần chăm sóc bảo vệ các loài động vật và chia sẻ với bạn bè.

-Cả lớp hát về con vật và nói về các bộ phận của con vật đó

-HS lắng nghe

-HS nhận giấy

-Học sinh quan sát và đọc thông tin, yêu cầu của hoạt động 2 trong SGK trang 81.

-HS làm việc theo nhóm

-HS giới thiệu và trưng bày sản phẩm trước lớp.

-HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

-HS nhận xét

-HS lắng nghe

-HS quan sát và nói về nội dung của hình

-HS làm việc theo nhóm đôi

-Các cặp chia sẻ trước lớp về tranh của nhóm mình

-Học sinh quan sát lắng nghe và nhận xét

-HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV

-HS nhận xét

-HS lắng nghe

-HS về nhà tuyên truyền tới người thân về việc chăm sóc bảo vệ và sử dụng hợp lý các sản phẩm từ động vật thực vật học sinh ghi lại những việc làm của bản thân nhằm góp phần chăm sóc bảo vệ các loài động vật và chia sẻ với bạn bè.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

BÀI 20: CƠ QUAN TIÊU HOÁ (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

-Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ, tranh ảnh.

-Nêu được chức năng của cơ quan tiêu hoá ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân.

-Trình bày được một số việc làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hoá.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Sơ đồ cơ quan tiêu hoá, bảng phụ.

- HS: SGK, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về cơ quan tiêu hoá để dẫn dắt vào bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”: Thi kể nhanh các món ăn.

-Kết thúc trò chơi, Gv hỏi: Thức ăn khi vào cơ thể của em sẽ đi qua những bộ phận nào?

-GV dẫn dắt vào bài học.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung cuộc trò chuyện giữa Nam và mẹ.

Mục tiêu: HS nói được một số bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá.

Cách tiến hành:

-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát hình 1,2 (sgk, trang 84) cho biết:

+Mẹ và Nam đang nói đến những bộ phận nào của cơ quan tiêu hóa?

+ Kể thêm các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa mà em biết.

-GV mời 2-3 cặp lên kể các bộ phận khác của cơ quan tiêu hoá.

-GV khái quát các câu trả lời của HS, kết luận:

+ Mẹ và Nam đang nói đến miệng và tuyến nước bọt của cơ quan tiêu hóa.

+ Các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa mà em biết: dạ dày, thực quản, gan, túi mật, ruột non, ruột già, hậu môn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động chính của cơ quan tiêu hoá

Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4. Treo sơ đồ hình 2 trong SGK trang 85, yêu cầu HS: Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa trong hình sau.

-GV gọi 2 – 3 nhóm lên chỉ và nêu các bộ phận trong hình.

- GV nhận xét, kết luận: Cơ quan tiêu hoá gồm ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. Ông tiêu hoá gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. Tuyến tiêu hoá gồm tuyến nước bọt tiết ra nước bọt, gan tiết ra dịch mật (chứa trong túi mật) và tuỵ tiết ra dịch tuỵ.

Hoạt động 3: Nói với bạn về đường đi của thức ăn trong cơ thể người

Mục tiêu: HS chỉ và nói trên sơ đồ về đường đi của thức ăn trong cơ thể.

Cách tiến hành:

- GV cho HS làm việc theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi: Khi chúng ta ăn một miếng táo, miếng táo sẽ đi như thế nào trong cơ thể của em? Hãy chỉ trên sơ đồ cơ quan tiêu hoá và nói với bạn về đường đi của miếng táo trong cơ thể.

-GV mời 2 nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét về sản phẩm của các nhóm, nhấn mạnh lại các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá.

-GV gọi HS đọc phần Em cần biết.

Hoạt động tiếp nối sau bài học:

-GV yêu cầu HS về nhà theo dõi lịch sinh hoạt ba ngày của bản thân, ghi lại vào phiếu số bữa ăn của từng ngày, các loại thức ăn, đồ uống đã sử dụng, số lần đi vệ sinh trong một ngày.

-Nhận xét tiết học.

-HS tham gia trò chơi.

-HS trả lời.

-HS thảo luận nhóm đôi.

-2-3 cặp lên kể.

-HS lắng nghe.

-HS thảo luận nhóm theo yêu cầu: Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa trong hình.

-2 – 3 nhóm lên chỉ và nêu các bộ phận trong hình. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

-HS lắng nghe.

-HS thảo luận nhóm 4.

-2 nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét.

-2 – 3 HS đọc phần Em cần biết.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

BÀI 20: CƠ QUAN TIÊU HOÁ (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

-Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ, tranh ảnh.

-Nêu được chức năng của cơ quan tiêu hoá ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân.

-Trình bày được một số việc làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hoá.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Sơ đồ cơ quan tiêu hoá, bảng phụ.

- HS: SGK, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về cơ quan tiêu hoá.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS trò chơi “Ai nhanh? Ai đúng?”

+ Bước 1: Gv treo lên bảng sơ đồ cơ quan tiêu hoá (H2, trang 85) nhưng không có tên các bộ phận.

+ Bước 2: GV chia lớp thành 3 đội chơi và phát cho mỗi đội một bộ bảng tên các bộ phận của cơ quan tiêu hoá. Trong thời gian 2 phút, các đội cử lần lượt từng thành viên lên bảng để gắn tên một bộ phận vào vị trí thích hợp trên sơ đồ cơ quan tiêu hoá của nhóm mình. Đội nào gắn đúng và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.

-GV tuyên dương đội thắng và dẫn dắt vào tiết 2 của bài.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình tiêu hoá thức ăn trong cơ thể

Mục tiêu: HS chỉ sơ đồ và nêu được quá trình thức ăn biến đổi, tiêu hoá trong cơ thể.

Cách tiến hành:

-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát hình 3 (sgk, trang 86) cho biết:

+ Nói về quá trình tiêu hoá ở một số bộ phận của cơ quan tiêu hoá trong hình 3.

+ Cơ quan tiêu hoá có chức năng gì?

-GV mời 2 – 3 cặp đôi lên bảng chỉ sơ đồ, nói về quá trình tiêu hoá và biến đổi thức ăn diễn ra trong cơ thể.

-GV cùng HS nhận xét, bình chọn những nhóm trả lời đúng và hay nhất.

*Kết luận: + Thức ăn từ khoang miệng được nghiền nhỏ, nhào trộn và tẩm ướt thức ăn nhờ nước bọt. Dạ dày nhào trộn và biến một phần thức ăn thành chất dinh dưỡng. Ruột non nhận dịch mật và dịch tụy cùng với dịch ruột giúp biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và hấp thụ vào máu nuôi cơ thể. Ruột già chứa chất cặn bã từ ruột non đưa xuống, cô đặc thành phân. Hậu môn đưa phân ra ngoài cơ thể.

Hoạt động 2: Trò chơi “Đây là bộ phận nào?”

Mục tiêu: HS vận dụng, củng cố kiến thức đã học về các bộ phận của cơ quan tiêu hoá.

Cách tiến hành:

-GV tổ chức cho các lớp hoạt động trong nhóm 4.

-GV nêu cách chơi: Một bạn nêu chức năng của một bộ phận, bạn còn lại đoán tên bộ phận đó.

-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

-GV hỏi: Em hãy nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hoá và mô tả lại quá trình tiêu hoá thức ăn của cơ thể.

-GV cùng HS nhận xét, kết luận: Chức năng của cơ quan tiêu hóa: biến đổi thức ăn, đồ uống thành các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, đồng thời thải các chất cặn bã ra bên ngoài.

Hoạt động 3: Báo cáo hoạt động ăn uống và thải bã của bản thân trong ba ngày gần nhất

Mục tiêu: HS nêu được hoạt động ăn uống và thải bã của bảng thân theo bảng gợi ý. Nhận biết được dấu hiệu khi cơ quan tiêu hoá hoạt động bình thường.

Cách tiến hành:

-GV phát cho mỗi HS một bảng theo dõi hoạt động ăn uống và thải bã của bản thân trong ba ngày gần nhất (mẫu trang 87).

-GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ những thông tin đã ghi trong phiếu học tập và so sánh thông tin của mình với bạn.

-Gọi HS trình bày kết quả.

-GV cùng HS nhận xét, bổ sung.

-GV hỏi: Khi cơ quan tiêu hoá hoạt động bình thường thì số lần đi vệ sinh trong một ngày của em khoảng bao nhiêu ?

-GV để HS rút ra từ khoá.

-Gv kết luận: Khi cơ quan tiêu hoá hoạt động bình thường, số lần đi vệ sinh trong một ngày là từ một đến hai lần tuỳ vào số bữa ăn và lượng thức ăn cung cấpvào cơ thể. Nếu số lần đi vệ sinh trong một ngày ít hơn một lần hoặc nhiều hơn hai lần thì cơ thể của em đang gặp phải những vấn đề về tiêu hoá.

Hoạt động tiếp nối sau bài học:

-GV yêu cầu HS về nhà hỏi những người thân trong gia đình về số lần đi vệ sinh trong một ngày từ đó giúp họ biết được cơ quan tiêu hoá của họ đang hoạt động bình thường hay đang gặp phải các vấn đề về tiêu hoá.

-Nhận xét tiết học.

-HS tham gia trò chơi.

-HS lắng gnhe.

-HS thảo luận nhóm đôi để trả lời 2 câu hỏi.

-2 – 3 cặp lên trình bày trước lớp.

-HS tham gia chơi trò chơi trong nhóm.

-Các nhóm tham gia trò chơi.

-HS lắng nghe.

-HS dựa vào phiếu học tập đã làm ở nhà để hoàn thành bảng theo dõi của bản thân mình.

-HS chia sẻ trong nhóm đôi.

-4 – 5 cặp đôi lên trình bày.

-3 – 4 HS trả lời.

-Chất dinh dưỡng – Chất cặn bã.

-HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 20: CƠ QUAN TIÊU HÓA T3

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ, tranh ảnh.

- Nhận biết được chức năng của cơ quan tiêu hóa ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động sống hằng ngày của bản thân.

- Trình bày được một số việc làm để giữ gì, bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: HS có năng lực nhận thức khoa học và tìm hiểu môi trường tự nhiên.

3. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: SGV, SGK, VBT TNXH lớp 3, sơ đồ cơ quan tiêu hóa, bảng phụ.

- HS: SGK, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có về thói quen ăn uống hằng ngày.

Cách tiến hành:

- GV đưa ra câu hỏi: Sau khi ăn trưa hoặc ăn uống tối xong, các em thường làm gì?

- GV cho HS trả lời theo hình thức nêu tên và nói kế tiếp theo hình thức bạn trả lời xong sẻ chỉ định bạn tiếp theo trả lời nhanh trong ba giây.

- GV nhận xét khái quát và dẫn dắt vào tiết học.

GV lắng nghe câu trả lời của HS, nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện của bạn An

Mục tiêu: HS bước đầu biết được những thói quen ăn uống và sinh hoạt có hại đối với cơ quan tiêu hóa.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS quan sát hình 5a đền 5d trang 88 và yêu cầu HS : Kể lại câu chuyện của bạn An.

- GV đặt câu hỏi:

+ Bộ phận nào của cơ quan tiêu hóa nào có thể bị ảnh hưởng nêu bạn An thường xuyên có thói quen sinh hoạt như trong câu chuyện? Vì sao?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV gọi đại diện mỗi nhóm trình bày câu trả lời. Đề nghị các nhóm còn lại đưa ra nhận xét và bổ sung.

- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Thói quen vừa ăn vừa xem ti vi hoặc vận động mạnh sau khi ăn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cơ quan tiêu hóa.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc nên làm để cơ quan tiêu hóa khỏe mạnh.

Mục tiêu: HS biết lựa chọn những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

Cách tiến hành:

Bước 1:

- GV cho HS quan sát các hình 6, 7, 8, 9 trong SGK trang 88, 89 và chiếu yêu cầu hoạt động lên bảng.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 thực hiện yêu cầu: Việc làm cuả bạn trong mỗi hình sau có ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa nư thế nào? Vì sao?

- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm làm việc.

- GV mời 3-4 nhóm chỉ hình và trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, kết luận: Để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa em cần ăn uống điều độ, thường xuyên chăm sóc, vệ sinh răng; rửa sạch tay khi ăn sau khi đi vệ sinh. Nên ăn đủ ba bữa chính mỗi ngày, ăn những loại đồ ăn, thức uống tốt cho sức khỏe, đồng thời không nên vừa ăn, vừa xem ti vi.

Bước 2:

GV yêu cầu HS liên hệ và chia sẻ thêm một số việc bản thân đã làm gì để chăm sóc, bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

Hoạt động 3: Trò chơi: “ Nếu… thì…”.

Mục tiêu: HS biết được hậu quả của một số thói quen xấu gây ra đối với cơ quan tiêu hóa.

Cách tiến hành:

- GV chiếu nội dung yêu cầu của hoạt động lên bảng và yêu cầu HS quan sát.

- GV chia lớp thành các cặp đội chơi.

- GV nêu luật chơi: Một bạn bất kì của dội A nêu “ nếu …”, sau đó mời một bạn bất kì ở đội B đáp một câu “thì…”.

- GV quan sát và nhận xét câu trả lời của HS.

- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.

- GV đặt câu hỏi HS trả lời:

+ Qua trò chơi trên, em rút ra được bài học gì?

- GV gọi 3-4 nhóm trình bày câu trả lời.

- GV kết luận: Cần ăn uống, sinh hoạt đúng cách để cơ quan tiêu hóa khỏe mạnh.

Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp sau bài học

- GV yêu cầu một số HS đọc nội dung phần ghi nhớ.

- GV hỏi: Em hay kể tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa.

- GV yêu cầu HS về chuẩn bị: sưu tầm tranh, ảnh, thông tin trên sách báo, in-tơ-net, ti vi,… về một số chất và hoạt động có hại đối với cơ quan tiêu hóa.

- Cả lớp nghe câu hỏi

- HS đưa ra câu trả lời

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS quan sát tranh và kể lại câu chuyện của bạn An.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện mỗi nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm còn lại đưa ra nhận xét và bổ sung.

- HS quan sát tranh.

- HS thảo luận nhóm 4 thực hiện yêu cầu.

- HS trình bày kết quả trước lớp. HS lắng nghe nhận xét và bổ sung.

- HS quan sát, tìm câu trả lời..

- HS liên hệ và chia sẻ thêm một số việc bản thân đã làm gì để chăm sóc, bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

- HS đọc yêu cầu của hoạt động.

- HS chia đội.

- HS lắng nghe luật chơi. Và thực hiện.

- HS nghe GV nhận xét.

- 3-4 nhóm trình bày câu trả lời. HS còn lại nhận xét bổ sung.

- HS lắng nghe

- 2-3 em đọc phần ghi nhớ.

- HS thi kể nối tiếp kể tên các bộ phận tiêu hóa theo hình thức chuyền điện.

- HS về nhà sử tầm và tìm hiểu về một số chất và hoạt động có hại đối với cơ quan tiêu hóa.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI- LỚP 3

BÀI: CƠ QUAN TUẦN HOÀN (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau bài học này, HS:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ, hình ảnh.

- Nhận biết được chức năng của cơ quan tuần hoàn ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động sống hàng ngày của bản thân.

1. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực làm các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: chủ động quan sát và trả lời các hình trong sách giáo khoa để hoàn thành các yêu cầu của tiết học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: cùng bạn thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra các ý kiến để giải quyết các câu hỏi trong bài học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, hình vẽ trong SGK ( phóng to hoặc trình chiếu)

- HS: SGK, giấy màu, giấy trắng, bút màu, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về cơ quan tuần hoàn.

Cách tiến hành.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Phóng viên”

- Luật chơi: Một HS đóng vai phóng viên và

phỏng vấn các bạn trong lớp câu hỏi: “ Bạn biết gì về trái tim của mình?

- GV nhận xét câu trả lời của học sinh rồi dẫn dắt vào bài học.

2. Hoạt động khám phá kiến thức.

Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ, hình ảnh.

Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ, hình ảnh.

Cách tiến hành.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 và quan sát hình 1 trong SGK trang 90.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình và hoàn

thành yêu cầu: chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm.

- Gọi các nhóm trình bày.

- GV gọi các nhóm còn lại, quan sát, nhận xét, bổ sung.

- GV hỏi: Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận chính nào?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và

các mạch máu. Tim nằm trong lồng ngực, giữa hai lá phổi. Các mạch máu nằm ở khắp các cơ quan trong cơ thể.

Hoạt động 2: Thực hành xác định vị trí của tim và các mạch máu trên cơ thể.

Mục tiêu: HS vân dụng các kiến thức đã học để

Xác định vị trí của tim và các mạch máu trên cơ

thể.

Cách tiến hành.

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 và

thực hiện các yêu cầu:

+ HS đặt lòng bàn tay lên ngực trái của mình, ấn nhẹ và nêu cảm nhận: Em có cảm nhận thế nào từ lồng ngực ? Em hãy nêu tên bộ phân nằm trong ngực trái của cơ quan tuần hoàn?

+ HS quan sát kĩ tay để tìm các mạch máu dưới da.

Chỉ cho bạn các mạch máu mà em nhìn thấy?

- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm làm việc.

- GV mời 3 đến 4 nhóm lên bảng thực hành.

- GV hỏi: Ngoài cổ tay, em thấy mạch máu còn có

ở những vị trí nào trên cơ thể? Qua hai hoạt động trên em rút ra được điều gì?

- GV nhận xét, kết luận: Tim nằm ở vùng giữa ngực, hơi nghiêng về bên trái. Các mạch máu nằm ở khắp các cơ quan trong cơ thể.

Hoạt động 3: Thực hành vẽ, xé, dán sơ đồ cơ quan tuần hoàn.

Mục tiêu: HS nhớ và tái hiện lại sơ đồ cơ quan tuần hoàn theo ý tưởng sáng tạo của bản thân.

Cách tiến hành.

- GV chia lớp thành các đội chơi theo bàn

- GV yêu cầu HS mỗi đội vẽ hình người lên giấy

và xé trái tim dán lên hình người đã vẽ.

- GV gọi một số cặp chia sẻ trước lớp.

- HS cùng GV nhận xét, GV khen ngợi HS.

Hoạt động tiếp nối sau bài học.

Mục tiêu: Củng cố kiến thức, dặn dò.

- GV yêu cầu HS về nhà vẽ một bức tranh về cơ

thể người trên đó có tim và các mạch máu giới thiệu với người thân trong gia đình, dán vào góc

học tập ở nhà.

- HS tham gia trò chơi.

- Lắng nghe.

- Theo dõi.

- HS hoạt động nhóm 4.

- HS trình bày.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và

các mạch máu.

- Lắng nghe.

- HS hoạt động nhóm 4.

- Em thấy lồng ngực đập. Bộ phận nằm trong ngực trái của mình là tim.

- HS chỉ cho bạn xem các mạch máu em nhìn thấy.

- HS thực hành

- Mạch máu nằm ở khắp các cơ quan trong cơ thể.

- Lắng nghe.

- HS tham gia chơi theo bàn.

- HS tham gia vẽ và dán trái tim lên hình người.

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

BÀI 21: CƠ QUAN TUẦN HOÀN

(TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Nêu được một số bệnh về tim mạch thường gặp thông qua câu chuyện của Nam.

- Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.

* Năng lực riêng:

- Liên hệ thực tế và xử lí các tình huống liên quan đến chăm sóc, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

3. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV:

+ Sách giáo khoa, Sách giáo viên;

+ Bài Powerpoint;

+ Các hình trong bài 21 SGK

- HS: SGK, VBT, vở, bút,…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và kết nối với tiết học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho cả lớp đứng nhúng nhảy và vận động theo bài hát “Tập thể dục buổi sáng” và đưa ra câu hỏi:

+ Sau khi nhảy, em có thấy mệt không?

+ Em cảm thấy nhịp đập của tim mình như thế nào?

- GV dẫn dắt và kết nối vào tiết 3 của bài học.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện của Nam.

Mục tiêu: HS nêu được một số bệnh về tim mạch thường gặp thông qua câu chuyện của Nam.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm đôi.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 6a, 6b, 7a, 7b trong SGK trang 94 và kể lại câu chuyện của Nam theo thứ tự các hình.

- GV các nhóm lên chỉ hình và kể lại câu chuyện của Nam.

- GV nêu câu hỏi:

+ Bạn Nam có thể bị bệnh gì về tim? Vì sao?

+ Nêu những điều em biết về bệnh đó.

- GV gọi HS trình bày.

- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, rút ra kết luận: Bệnh thấp tim, cao huyết áp, viêm cơ tim, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, suy tim,…là các bệnh tim mạch thường gặp gây nguy hiểm cho cơ thể. Ở lứa tuổi tiểu học, bệnh thấp tim là bệnh thường gặp, nguyên nhân gây bệnh cơ thể là do viêm họng, viêm phế quản kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần. Bệnh thấp tim nếu không được chữa trị dứt điểm thì có thể gây suy tim và nguy hiểm đến tính mạng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm để chăm sóc, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

Mục tiêu: HS trình bày được những việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm và tổ chức trò chơi “Đội nào nhanh hơn”.

- Trong thời gian 3 phút, đội nào phân loại và gắn các hình từ 9 đến 16 trong SGK trang 95 vào cột “Việc nên làm” hoặc “Việc không nên làm” nhanh nhất sẽ thắng cuộc.

- GV gọi các nhóm giải thích sự sắp xếp của nhóm mình: Theo em, tại sao chúng ta lại nên làm (hoặc không nên làm) theo các bạn trong mỗi hình trên?

- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, rút ra kết luận: Để chăm sóc, bảo vệ cơ quan tuần hoàn, em nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng; tập thể dục thường xuyên; hoạt động vừa sức; giữ ấm cơ thể khi trời lạnh và sống lạc quan, vui vẻ,…

Hoạt động 3: Đóng vai

Mục tiêu: HS liên hệ thực tế và xử lí các tình huống liên quan đến chăm sóc, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 15, 16 và tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để nêu nội dung của từng tình huống trong hình.

- GV tổ chức cho các nhóm đôi đóng vai thể hiện tình huống và cách giải quyết của nhóm mình trong tình huống đó.

- GV mời hai đến ba nhóm lên bảng đóng vai.

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung.

- GV đưa ra câu hỏi: Qua hoạt động đóng vai, em rút ra được bài học gì?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, rút ra kết luận: Chúng ta nên mặc quần áo, đi giày, tất,…vừa với cơ thể để các mạch máu dễ dàng lưu thông. Cần thả lỏng và đi lại nhẹ nhàng sau các hoạt động mạnh (chạy, chơi thể thao,…) trước khi nghỉ ngơi để tránh gây những ảnh hưởng xấu cho tim mạch.

C. CỦNG CỐ - VẬN DỤNG

- GV cho HS nêu nội dung bài học qua câu hỏi: Để cơ quan tuần hoàn khoẻ mạnh, chúng ta nên làm những gì?

- GV hướng dẫn HS ghi chép lại những thức ăn, đồ uống mà gia đình em đã sử dụng trong tuần qua.

- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm, tìm hiểu thông tin, hình ảnh về một số chất và những hoạt động có hại đến tim mạch của con người (tìm hiểu thông qua sách, báo, mạng internet, ti vi,…).

- GV nhận xét tiết học.

- HS thực hiện đứng nhúng nhảy và vận động theo bài hát “Tập thể dục buổi sáng” và trả lời câu hỏi:

+ Sau khi nhảy, em cảm thấy rất mệt.

+ Em cảm thấy nhịp đập của tim mình đập rất nhanh.

- HS lắng nghe.

- HS chia thành các nhóm đôi.

- HS quan sát tranh và kể lại câu chuyện của Nam theo thứ tự các hình.

- HS chỉ hình và kể lại câu chuyện của Nam.

- HS trả lời:

+ Bạn Nam có thể bị bệnh thấp tim. Vì Nam bị viêm họng lặp lại nhiều lần.

+ Bệnh thấp tim là bệnh thường gặp, nguyên nhân gây bệnh cơ thể là do viêm họng kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần. Bệnh thấp tim nếu không được chữa trị dứt điểm thì có thể gây suy tim và nguy hiểm đến tính mạng.

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS chia nhóm.

- HS tiến hành chơi.

- Các nhóm giải thích sự sắp xếp của nhóm mình:

+ Các tranh nên làm: 9, 12, 13, 14 vì các bạn trong tranh đã biết cách chăm sóc, bảo vệ cơ quan tuần hoàn: tập thể dục; giữ ấm cơ thể khi trời lạnh; sống lạc quan, vui vẻ.

+ Các tranh không nên làm: 10, 11, 15, 16 vì đây là việc làm không tốt cho cơ quan tuần hoàn: làm việc quá sức, ăn uống không đầy đủ chất, mang tất quá chật làm các mạch máu không lưu thông được.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hình 15, 16 và thảo luận nhóm đôi nêu nội dung của từng tình huống trong hình.

+ Hình 15: Bạn nam đang mang tất chật.

+ Hình 16: Bạn nam vừa mới chạy cùng các bạn xong rất mệt bạn liền ngồi xuống.

- Các nhóm đóng vai thể hiện tình huống và cách giải quyết của nhóm mình trong tình huống đó.

- Các lên bảng đóng vai.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời: Qua hoạt động đóng vai, em rút ra được bài học chúng ta không nên mặc quần áo, đi giày, tất,…quá chật; cần thả lỏng và đi lại nhẹ nhàng sau các hoạt động mạnh.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu nội dung bài học: Để chăm sóc, bảo vệ cơ quan tuần hoàn, em nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng; tập thể dục thường xuyên; hoạt động vừa sức; giữ ấm cơ thể khi trời lạnh và sống lạc quan, vui vẻ,…

- HS ghi chép lại những thức ăn, đồ uống mà gia đình đã sử dụng trong tuần qua.

- HS lắng nghe phần dặn dò của GV.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 21: CƠ QUAN TUẦN HOÀN (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ, hình ảnh.

- Nhận biết được chức năng của cơ quan tuần hoàn ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động sống hằng ngày của bản thân.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu. Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn. Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: các hình trong SGK bài 21.

- HS: SGK, VBT, giấy trắng, bút màu,….

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những kiến thức đã học về các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn để dẫn dắt vào bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS giới thiệu về bức tranh hình người, trên đó có tim và các mạch máu.

- GV khuyến khích HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu

Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên của các mạch máu trên sơ đồ. Mô tả được đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm có 4 HS.

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ tuần hoàn máu trong SGK trang 92 hoặc hình phóng to để hoàn thành yêu cầu.

+ Chỉ đường đi của máu trong sơ đồ.

+ Nêu chức năng của tim và các mạch máu.

- GV mời 2 – 3 nhóm HS lên bảng để chỉ và nói tên các mạch máu trong cơ thể, mô tả đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu.

Từ đó GV hướng dẫn HS nêu chức năng của tim và các mạch máu.

- GV hướng dẫn HS đọc thêm thông tin mở rộng trong đám mây.

- GV đưa ra câu hỏi: Cơ quan tuần hoàn có vai trò gì?

- GV nhận xét.

- GV kết luận: Cơ quan tuần hoàn vận chuyển máu từ tim đến tất cả các bộ phận của cơ thể và từ các bộ phận của cơ thể trở về tim. Tim co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể; động mạch đưa máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể; tĩnh mạch đưa máu từ các cơ qaun của cơ thể trở về tim; mao mạch nối động mạch và tĩnh mạch.

Hoạt động 2: Thực hành đếm nhịp mạch đập trong một phút.

Mục tiêu: HS đếm được số mạch đập của bản thân trong một phút. Nêu được mối liên hệ đơn giản giữa nhịp mạch đập và nhịp tim.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 5a, 5b, đọc và làm theo hướng dẫn trong SGK trang 93 để đếm số mạch đập ở cổ tay và ở cổ tay trong một phút. GV hướng dẫn HS viết lại các con số đếm được vào giấy nháp.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả mình đếm được với bạn cùng bàn và so sánh kết quả với nhau.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp và trả lời câu hỏi: Số nhịp mạch đập của mỗi bạn có giống nhau không? Trong một phút, nhịp đập ở mỗi người khoảng bao nhiêu?

- GV cùng HS nhận xét.

- GV kết luận: Số nhịp mạch đập của mỗi người là không giống nhau. Số nhịp mạch đập của trẻ em từ 6 đến 10 tuổi là 70 đến 110 nhịp/phút. Thông thường trong một phút, số nhịp mạch đập bằng số nhịp tim.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của tim đối với cơ thể

Mục tiêu: HS biết được tầm quan trọng của tim đối với sự sống của cơ thể.

Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi trước lớp: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu tim ngừng đập? Vì sao?

- GVsử dụng phương pháp động não giúp HS trả lời nhanh.

- GV cùng HS quan sát, nhận xét.

- GV kết luận: Tim giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu ngừng lưu thông, các cơ quan ngừng hoạt động và con người sẽ chết.

- GV tổ chức để HS nêu bài học.

- GV nhận xét và dẫn dắt để HS rút ra từ khoá: “Cơ quan tuần hoàn – Tim – Mạch máu – Động mạch – Tĩnh mạch – Mao mạch”.

Hoạt động tiếp nối sau bài học:

- GV hướng dẫn HS về nhà vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn và thể hiện đường đi của máu trên sơ đồ.

- Các bộ phận của cơ quan tuần hoàn: tim và các mạch máu. Trong máu máu bao gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

- HS lắng nghe.

- HS nêu chức năng của tim và mạch máu:

+ Tim: co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể.

+ Động mạch: đưa máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể.

+ Tĩnh mạch: đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim.

+ Mao mạch: nối động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể.

- HS đọc thêm thông tin mở rộng trong đám mây.

- HS nêu chức năng của cơ quan tuần hoàn: vận chuyển máu chứa ô-xi và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Đồng thời chúng vận chuyển máu chưa khí các-bô-níc và chất thải từ các cơ quan trong cơ thể ra ngoài.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo hướng dẫn SGK và viết lại các con số đếm được vào giấy nháp.

- HS chia sẻ kết quả mình đếm được với bạn cùng bàn và so sánh kết quả với nhau.

- HS chia sẻ kết quả trước lớp: Số nhịp mạch đập của mỗi bạn không giống nhau. Trong một phút, nhịp đập ở mỗi người khoảng 80, 90,…

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: Nếu tim ngừng đập, cơ thể của chúng ta sẽ chết vì khi tim ngừng đập thì não cũng sẽ ngừng hoạt động dẫn đến mất tri giác, ngừng thở, mạch không đập nữa. Khi tim ngừng đập, hệ tuần hoàn ngưng hoạt động nên ô-xi cung cấp cho cơ thể sẽ không còn, não thiếu ô-xi nên mất ý thức và hô hấp bất thường.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu bài học.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

BÀI 21: CƠ QUAN TUẦN HOÀN

(TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Chỉ và nói được tên của các cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ, hình ảnh.

- Nhận biết được chức năng của cơ quan tuần hoàn ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động sống hằng ngày của bản thân.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.

* Năng lực riêng:

- Chỉ và nói được tên của các mạch máu trên sơ đồ. Mô tả được đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu.

- Đếm được số nhịp mạch đập của bản thân trong một phút. Nêu được mối liên hệ đơn giản giữa nhịp mạch đập và nhịp tim.

- Biết tầm quan trọng của tim đối với sự sống của cơ thể.

3. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV:

+ Sách giáo khoa, Sách giáo viên;

+ Bài Powerpoint;

+ Các hình trong bài 21 SGK

- HS: SGK, VBT, vở, bút,…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những kiến thức đã học về các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS giới thiệu về bức tranh hình người trên đó có tim và các mạch máu.

- GV dẫn dắt và kết nối vào tiết 2 của bài học.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu.

Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên của các mạch máu trên sơ đồ. Mô tả được đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm có 4 HS.

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ tuần hoàn máu trong SGK trang 92 để hoàn thành yêu cầu:

+ Chỉ đường đi của máu trong sơ đồ.

+ Nêu chức năng của tim và các mạch máu.

- GV mời các nhóm lên bảng để chỉ và nói tên các mạch máu trong cơ thể, mô tả đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu, từ đó GV hướng dẫn HS nêu chức năng của tim và các mạch máu.

- GV hướng dẫn HS đọc thêm thông tin mở rộng trong đám mây.

- GV đưa ra câu hỏi: Cơ quan tuần hoàn có vai trò gì?

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, rút ra kết kuận: Cơ quan tuần hoàn vận chuyển máu từ tim đến tất cả các bộ phận của cơ thể và từ các bộ phận của cơ thể trở về tim. Tim co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể; động mạch đưa máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể; tĩnh mạch đưa máu từ các cơ quan của cơ thể trở về tim; mao mạch nối động mạch và tĩnh mạch.

Hoạt động 2: Thực hành đếm nhịp mạch đập trong một phút

Mục tiêu: HS đếm được số nhịp mạch đập của bản thân trong một phút. Nêu được mối liên hệ đơn giản giữa nhịp mạch đập và nhịp tim.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 5a, 5b đọc và làm theo hướng dẫn trong SGK trang 93 để đếm nhịp mạch đập ở cổ và ở cổ tay trong một phút. GV hướng dẫn HS viết lại các con số đếm được vào giấy nháp.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả mình đếm được với bạn cùng bàn và so sánh kết quả với nhau.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp và trả lời câu hỏi:

+ Số nhịp mạch đập của mỗi bạn có giống nhau không?

+ Trong một phút, nhịp mạch đập ở mỗi người khoảng bao nhiêu?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, rút ra kết luận: Số nhịp mạch đập ở mỗi người là không giống nhau. Số nhịp mạch đập của trẻ em từ 6 đến 10 tuổi là 70 đến 110 nhịp/ phút. Thông thường trong một phút, số nhịp mạch đập bằng số nhịp tim.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của tim đối với cơ thể.

Mục tiêu: HS biết được tầm quan trọng của tim đối với sự sống của cơ thể.

Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra với cơ thể nếu tim ngừng đập? Vì sao?

- GV sử dụng phương pháp động não giúp HS trả lời nhanh.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét và kết luận: Tim giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu ngừng lưu thông, các cơ quan ngừng hoạt động và con người sẽ chết.

C. CỦNG CỐ - VẬN DỤNG

- GV tổ chức cho HS nêu bài học.

- GV nhận xét và dẫn dắt để HS rút ra từ khoá “Cơ quan tuần hoàn – Tim – mạch máu – Động mạch - Tĩnh mạch – Mao mạch”.

- GV hướng dẫn HS về nhà vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn và thể hiện đường đi của máu trên sơ đồ.

- GV nhận xét tiết học.

- HS giới thiệu về bức tranh hình người.

- HS lắng nghe.

- HS chia nhóm.

- HS quan sát sơ đồ tuần hoàn máu và trả lời câu hỏi:

+ HS chỉ trên sơ đồ đường đi của máu.

+ Tim co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể.

Động mạch đưa máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể.

Tĩnh mạch đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim.

Mao mạch nối động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể.

- Các nhóm lên bảng để chỉ và nói tên các mạch máu trong cơ thể, mô tả đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu.

- HS đọc thông tin mở rộng trong đám mây.

- HS trả lời: Cơ quan tuần hoàn vận chuyển máu từ tim đến tất cả các bộ phận của cơ thể và từ các bộ phận của cơ thể trở về tim.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hình 5a, 5b đọc và làm theo hướng dẫn trong SGK trang 93. HS viết lại các con số đếm được vào giấy nháp.

- HS chia sẻ kết quả mình đếm được với bạn cùng bàn và so sánh kết quả với nhau.

- HS chia sẻ kết quả trước lớp và trả lời câu hỏi:

+ Số nhịp mạch đập ở mỗi người là không giống nhau.

+ HS trả lời theo kết quả đo được.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: Nếu tim ngừng đập, máu ngừng lưu thông, các cơ quan ngừng hoạt động và con người sẽ chết. Vì tim giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể.

- HS động não để trả lời nhanh câu hỏi.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu bài học.

- HS lắng nghe và rút ra từ khoá “Cơ quan tuần hoàn – Tim – mạch máu – Động mạch - Tĩnh mạch – Mao mạch”.

- HS vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn và thể hiện đường đi của máu trên sơ đồ.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 22: CƠ QUAN THẦN KINH (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan thần kinh trên sơ đồ, tranh ảnh.

- Nhận biết được chức năng đơn giản, ban đầu của cơ quan thần kinh.

- Trình bày được một số việc cần làm hoạc cần tránh để giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, giữ gìn bảo vệ cơ quan thần kinh.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về cơ quan thần kinh.

- HS: SGK, VBT, tranh vẽ….

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về cơ quan thần kinh để dẫn dắt vào bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chi chi chành chành”.

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi này?

+ Cơ quan nào điều khiển suy nghĩ và hoạt động của em trong trò chơi trên?

- GV khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời trước lớp

- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “Cơ quan thần kinh”.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Các bộ phận của cơ quan thần kinh:

Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan thần kinh trên sơ đồ.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm đôi yêu cầu HS quan sát hình 1 trong sgk trang 96 và chỉ hình nói cho nhau nghe.

- GV gọi 4 – 5 nhóm HS đứng dậy trình bày.

- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Cơ quan thần kinh gồm các bộ phận: não, tủy sống và các dây thần kinh.

Hoạt động 2: Vị trí của não và tủy sống trong cơ thể:

Mục tiêu: HS biết được vị trí của não và tủy sống trong cơ thể.

Cách tiến hành:

Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK trang 97

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời:

+ Não và tủy sống nằm ở đâu trong cơ thể?

+ Não và tủy sống được bảo vệ như thế nào?

- GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày.

Bước 2:

- GV yêu cầu HS quay sang bạn ngồi bên cạnh, chỉ vị trí của não và tủy sống trên cơ thể bạn.

- GV nhận xét, kết luận: Não được bảo vệ trong hộp sọ. Tủy sống được bảo vệ trong cột sống.

Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ cơ quan thần kinh.

Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức về các cơ quan thần kinh.

Cách tiến hành:

GV chia lớp thành các nhóm có 6 HS.

GV yêu cầu HS chuẩn bị giấy, kéo, bút,…

Gv chiếu hình 3a, 3b SGK trang 97 lên bảng cho HS quan sát và vẽ cơ quan thần kinh.

Bước 1: Vẽ hình người lên giấy.

Bước 2: Vẽ cơ quan thần kinh lên hình người.

- GV cho HS làm việc theo nhóm.

- GV mời các nhóm lên dán sơ đồ đã vẽ lên bảng. Yêu cầu HS quan sát và so xem sơ đồ của nhóm nào vẽ đẹp và chính xác.

- GV kết luận: Cơ quan thần kinh gồm có: não, tủy sống và các dây thần kinh

- GV hướng dẫn HS ghi nhớ bài theo các từ khóa: “ Cơ quan thần kinh – Não – Tủy sống – Các dây thần kinh – Hộp sọ - Đốt sống”.

- Nhóm 4 HS

- HS chơi 3 đến 4 lần

- HS đọc câu hỏi, đưa ra câu trả lời:

- HS trình bày câu trả lời trước lớp.

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS quan sát hình 1 trang 96 và cùng nhau thảo luận nhóm đôi chỉ ra các bộ phận của cơ quan thần kinh.

- 4- 5 nhóm HS lên bảng chỉ hình và nêu.

  • HS lắng nghe.

-

- HS trình bày kết quả trước lớp

- HS lắng nghe GV nhận xét

-HS quay sang và chỉ vị trí của não và tủy sống trên cơ thể bạn.

- HS lắng nghe.

- HS ngồi thành nhóm 6 người.

- HS quan sát sơ đồ..

-HS vẽ hình theo nhóm

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày theo sơ đồ.

- HS nghe GV nhận xét, kết luận.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Môn: Tự nhiên và xã hội lớp 3

Tuần 26

Tiết: 52

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

BÀI 22: CƠ QUAN THẦN KINH (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Chỉ và nói tên được các bộ phận chính của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và tranh ảnh

- Nhận biết được chức năng đơn giản, ban đầu của cơ quan thần kinh.

- Trình bày được một được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.

2. Năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh, bảo vệ sức khoẻ của mình

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Các tranh trong sách GK của bài 22 (tranh phóng to hoặc trình chiếu); bảng phụ hoặc giấy khổ to để HS trưng bày sản phẩm sơ đồ cơ quan thần kinh, một bức tranh có nhiều đồ vật trong hình.

- HS: SGK, VBT, keo dán, bút, kéo,….

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung đã học ở tiết trước.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS trò chơi “Hãy … Đừng”.

- GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành hai đội, yêu cầu hai đội thi đua nói câu về chủ đề sức khoẻ. Đội thứ nhất nói câu bắt đầu bằng từ “Hãy, VD: Hãy ăn uống điều độ, đủ chất”. Đội thứ hai nói câu bắt đầu bằng từ “Đừng, VD: Đừng thức quá khuya sẽ có hại cho sức khoẻ”. Sau đó đổi ngược lại, đội nào nói được nhiều câu thì đội đó giành chiến thắng.

Kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi:

+ Để chiến thắng trong trò chơi em cần làm gì?

+ Cơ quan nào đã điều khiển suy nghĩ và hoạt động của em trong trò chơi đó?

- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào tiết 2 của bài học “Cơ quan thần kinh”.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống.

Mục tiêu: HS nêu được tuỷ sống điều khiển các phản xạ của cơ thể khi có những tác động bất ngờ xảy ra.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS theo nhóm 4, yêu cầu các em quan sát hình 4,5 trong SGK trang 98 và thực hiện yêu cầu:

+ Nói với bạn về nội dung trong bức tranh

+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển phản ứng của bạn trong mỗi hình.

- Mời các nhóm trình bày.

- Tổ chức cho HS đọc thông tin mở rộng trong bóng mây.

* Kết luận: Khi gặp một số tác động bất ngờ, cơ thể của chúng ta sẽ tự động phản ứng lại. Các phản ứng như vậy gọi là phản xạ. Tuỷ sống điều khiển các phản xạ này của cơ thể.

Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của não bộ.

Mục tiêu: HS nêu được não điều khiển các suy nghĩ và hoạt động của con người.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức HS quan sát các hình 6a, 6b trong SGK trang 98 và thảo luận câu hỏi theo nhóm 4.

+ Nhận xét về suy nghĩ và hoạt động của bạn trong tình huống sau.

+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển các suy nghĩ và hoạt động đó?

- Tổ chức cho HS nói về vai trò điều khiển của não.

- GV nhận xét, kết luận: Não điều khiển suy nghĩ, cảm xúc, cách ứng xử của chúng ta. Nhờ các dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu từ các cơ quan, não tiếp nhận, xử lý các thông tin và đưa ra chỉ dẫn cho các bộ phận cơ thể hoạt động.

Hoạt động 3: Liên hệ.

Mục tiêu: HS kể được một hoạt động của cơ thể và nêu được tên các bộ phận tham gia vào hoạt động.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS theo nhóm đôi, đọc đoạn đối thoại giữa 2 bạn trong hình 7 và trả lời câu hỏi. Bạn trai trong hình đã nói về hoạt động gì? Các bộ phận nào tham gia vào việc thực hiện hoạt động đó?

Sau đó các em chia sẻ với nhau về một hoạt động mà mình đã làm theo gợi ý:

+ Tên hoạt động.

+ Các bộ phận của cơ thể tham gia hoạt động

+ Những bộ phận của cơ quan thần kinh đã điều khiển hoạt động này.

- Mời HS trình bày.

- Nhận xét, khen ngợi.

Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhớ nhanh hơn”.

Mục tiêu: HS rèn luyện được trí nhớ nhanh.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các đội chơi.

- GV tổ chức HS quan sát một bức tranh với nhiều đồ vật hoặc con vật trong một phút, sau đó các đội ghi nhanh tên các đồ vật hoặc con vật vừa quan sát được vào giấy. Đội nào ghi chính xác và nhiều đồ vật hoặc con vật hơn sẽ chiến thắng.

- GV đặt câu hỏi: Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã giúp em chiến thắng trong trò chơi đó?

Nhận xét, kết luận: Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

- GV dẫn dắt để HS nêu bài học và các từ khoá của bài: “Trung ương thần kinh – Phản xạ”

Hoạt động tiếp nối sau bài học:

- GV yêu cầu HS viết ra giấy tên những công việc, hoạt động mà bản thân thường làm trong một ngày..

- Lắng nghe

- Cả lớp theo đội tham gia trò chơi.

- HS trả lời. Có thể là

+ Em cần suy nghĩ, tìm câu nói phù hợp với từ “Hãy” hoặc từ “Đừng” để nêu.

+ Cơ quan đã điều khiển suy nghĩ và hoạt động của em trong trò chơi đó là não và các dây thần kinh.

- Theo nhóm quan sát tranh và thảo luận nội dung trong các tranh.

+ Tranh 4: Một bạn trai ngồi trong phòng khách uống nước, nhưng ly nước quá nóng, bạn phải để ly nước lên bàn và rút tay ra thốt lên: “Nước nóng quá!”.

+ Tranh 5: Trong tranh là cảnh ở một miền quê, các bạn nhỏ đang chạy nhảy trên đường. Bạn áo hồng vấp phải cục đá nên loạng choạng và thốt lên: “Ối!”.

+ Bộ phận điều khiển phản ứng của bạn trong mỗi hình là tuỷ sống và các dây thần kinh.

- HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc thông tin

- HS quan sát, nêu tình huống trong tranh.

+ Tranh 6a: Bạn trai đang đi bộ trên vỉa hè, vô tình chân bạn giẫm phải vỏ hộp sữa, bạn trai cúi xuống và tự hỏi: Sao ai lại vứt vỏ sữa ở đây thế nhỉ?

+ Tranh 6b: Bạn trai cúi xuống nhặt vỏ sữa và bỏ vào thùng rác gần đó.

+ Bộ phận của cơ quan thần kinh điều khiển các suy nghĩ và hoạt động đó là não.

- HS nêu: Não điều khiển suy nghĩ, cảm xúc, cách ứng xử của con người

- HS lắng nghe.

- HS theo nhóm đôi thực hiện.

+ Bạn trai trong hình đã nói về hoạt động đọc bài

+ Các bộ phận tham gia vào hoạt động đó là: mắt, não, các dây thần kinh, miệng.

+ Trả lời câu hỏi khi được giáo viên mời

+ Các bộ phận tham gia: mắt nhìn thấy GV ra hiệu, tai nghe câu hỏi, não suy nghĩ câu trả lời, miệng trả lời câu hỏi.

+ Những bộ phận của cơ quan thần kinh đã điều khiển hoạt động này là: não, các dây thần kinh.

- HS trình bày.

- HS theo đội và tham gia trò chơi.

- Các bộ phận là: Mắt, não, tay.

- HS nêu bài học:

+ Cơ quan thần kinh có chức năng tiếp nhận, trả lời các kích thích từ bên trong và bên ngoài cơ thể; điều khiển và phối hợp các cơ quan để thực hiện mọi hoạt động của cơ thể.

+ Các từ khoá của bài: Trung ương thần kinh – Phản xạ.

- HS thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

BÀI 22: CƠ QUAN THẦN KINH (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1- Năng lực nhận thức khoa học:

Sau bài học, HS: Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.

2- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Quan sát hình ảnh và thực hành, nhận xét.

3- Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Thực hành quan sát, nhận xét;

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết sử dụng lời nói, mô hình để trình bày ý kiến.

4- Hình thành các phẩm chất:

- Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

* GV:

- Các tranh trong SGK của bài 22 trang 100 - 101;

- Phiếu kế hoạch thực hiện Thời gian biểu trong ngày (HĐ4);

* HS:

- SGK, VBT;

- Sưu tầm tranh ảnh về những việc làm có lợi cho cơ quan thần kinh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ và dẫn dắt vào tiết học.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 3 đội và tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đội nào khéo hơn?”.

- Luật chơi: Lần lượt từng đội sẽ tham gia trò chơi. Các thành viên xếp thành một hàng ngang, miệng ngậm một chiếc thìa và chuyền bóng choo nhau, cuối cùng bóng được thả vào. Mỗi đội sẽ có thời gian ba phút. Kết thúc trò chơi đội nào đưa được số bóng vào giỏ nhiều nhất và không vi phạm luật chơi sẽ là đội thắng cuộc.

* Lưu ý: Trong quá trình chơi không được sử dụng tay mà chỉ sử dụng miệng.

- Tổ chức cho HS chơi TC (chơi thử nếu cần).

- HS và GV quan sát, theo dõi và cổ vũ các nhóm.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào tiết học.

B. KHÁM PHÁ

⮱Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của tình cảm và các mối quan hệ gia đình, bạn bè đến trạng thái cảm xúc.

Mục tiêu: HS nêu được cảm xúc của bản thân và tình cảm của mọi người dành cho nhau ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái cảm xúc của cơ thể.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ về hoạt động của mọi người trong các hình 9,10,11 và trả lời câu hỏi.

- GV mời hai đến ba HS đại diện lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV nhận xét.

- GV nêu yêu cầu trước cả lớp: Kể thêm một số việc làm với gia đình hoặc bạn bè có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc của mỗi người.

- GV mời hai đến ba HS trả lời và nhận xét, bổ sung.

⮱Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm chăm sóc, bảo vệ cơ quan thần kinh.

Mục tiêu: HS trình bày được những việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 6 nhóm và tổ chức cho HS phân loại các hình ảnh 12,13,14,15,16,17 theo hai cột “nên làm” và “không nên làm”.

- HS và GV nhận xét phần thi của các nhóm, GV tuyên dương nhóm chiến thắng.

- GV đưa ra câu hỏi:

+ Tại sao nhóm em lại chọn nên làm (hoặc không nên làm) theo bạn trong hình?

+ Em hãy kể tên một số hoạt động nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc, bảo vệ cơ quan thần kinh.

- GV nhận xét và cùng HS rút ra kết luận.

* Kết luận: Học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, sống vui vẻ và tránh những việc gây tổn thương đến cơ quan thần kinh.

⮱Hoạt động 3: Liên hệ bản thân

Mục tiêu: HS kể được những công việc và hoạt động bản thân thường làm.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS viết những việc em thường làm trong một ngày theo các gợi ý sau:

1. Giờ em thức dậy.

2. Việc em thường làm vào buổi sáng.

3. Việc em thường làm vào buổi trưa.

4. Việc em thường làm vào buổi chiều.

5. Việc em thường làm vào buổi tối và trước khi đi ngủ.

6. Giờ đi ngủ.

- GV yêu cầu hai bạn ngồi cùng bàn chia sẻ với nhau.

- GV đưa ra câu hỏi: Theo em những việc bạn thường làm trong một ngày như vậy đã hợp lý chưa? Vì sao?

- GV nhận xét và khen những bạn có thói quen sinh hoạt khoa học, tốt cho sức khoẻ và nhắc nhở, điều chỉnh những thói quen sinh hoạt chưa khoa học.

⮱Hoạt động 4: Xây dựng thời gian biểu cá nhân.

* Mục tiêu: HS xây dựng được thời gian biểu cá nhân khoa học và thực hiện được thời gian biểu đó.

* Cách tiến hành:

- GV phát cho HS một tờ thời gian biểu in sẵn (Phụ lục 1) và đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS hoàn thành thời gian biểu cá nhân của mình.

- GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý:

+ Em ăn sáng lúc mấy giờ?

+ Em đi học và tan học vào thời gian nào?

- HS làm việc cá nhân và hoàn thành bảng thời gian biểu của bản thân.

- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả trước lớp, HS cùng GV nhận xét, bổ sung.

- GV đưa ra câu hỏi: Việc sinh hoạt theo một thời gian biểu khoa học có ý nghĩa gì?

- GV nhận xét và rút ra kết luận.

* Kết luận: Xây dựng và thực hiện một thời gian biểu khoa học sẽ có lợi cho cơ quan thần kinh.

- GV dẫn dắt để HS nêu bài học và từ khoá: “Trạng thái cảm xúc – Thời gian biểu”.

⮱Hoạt động tiếp nối sau bài học:

- GV yêu cầu HS dán thời gian biểu vào góc học tập của mình ở nhà để thực hiện.

- GV yêu cầu HS thu thập thông tin trên sách, báo, in-tơ-nét hoặc hỏi bố mẹ, người thân về một số chất và hoạt động có hại cho cơ quan thần kinh.

- Cả lớp chia thành 3 đội chơi.

- HS nghe phổ biến luật chơi.

- HS kể tên một loài cây mà mình quan sát được, có thể mô tả về đặc điểm lá, thân của cây đó.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- 3 đội tham gia chơi.

- HS lớp quan sát, theo dõi và cổ vũ các nhóm.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Chia nhóm thảo luận.

- HS quan sát hình 9,10,11 và trả lời câu hỏi: Hoạt động đó có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cảm xúc của mỗi người?

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS giới thiệu tranh ảnh đã sưu tầm hoặc kể thêm một số việc làm với gia đình hoặc bạn bè có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc của mỗi người.

- 3 HS trình bày trước lớp.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS lắng nghe, liệt kê những việc em thường làm trong một ngày.

- HS chia nhóm 2, thảo luận.

- HS báo cáo trước lớp.

- HS lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nhận phiếu Thời gian biểu trong ngày và thực hiện cá nhân theo gợi ý.

- 1 số HS chia sẻ, trình bày.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời + Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nhắc lại từ khoá: “Trạng thái cảm xúc – Thời gian biểu”.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS về nhà thực hiện.

- HS lắng nghe, về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc hỏi bố mẹ, người thân về một số chất và hoạt động có hại cho cơ quan thần kinh.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Môn: Tự nhiên và xã hội lớp 3

Tuần 27

Tiết: 54

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

BÀI 23: THỨC ĂN, ĐỒ UỐNG CÓ LỢI CHO

CƠ QUAN TIÊU HOÁ, TUẦN HOÀN, THẦN KINH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Kể được một số thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh

- Có ý thức ăn uống điều độ, đủ chất để giữ gìn sức khoẻ.

2. Năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể, bảo vệ sức khoẻ của mình.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Các tranh trong sách GK của bài 23 (tranh phóng to hoặc trình chiếu); thẻ chữ ghi tên các món ăn (hoặc thẻ hình), phiếu học tập.

- HS: SGK, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về tác hại của một số đồ ăn, thức uống đối với các cơ quan.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS cùng hát và vận động nhún nhảy theo lời bài hát “Thật đáng chê”. Sau đó GV đưa ra câu hỏi:

+ Tại sao chú Cò trong lời bài hát lại bị đau bụng?

+ Em rút ra được bài học gì qua bài hát trên?

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học “Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh”.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Lựa chọn thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh.

Mục tiêu: HS biết được những loại thức ăn, đồ uống có lợi hoặc có hại đối với cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS theo nhóm 6 quan sát hình trong SGK trang 102, thảo luận và thực hiện phiếu học tập.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV hỏi: Chúng ta nên lựa chọn ăn và uống những loại thức ăn, đồ uống thế nào?

* Kết luận: Nên sử dụng các loại thức ăn, đồ uống tươi, sạch, đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, nước uống có ga, thức ăn chứa nhiều chất chua, cay.

Hoạt động 2: Liên hệ

Mục tiêu: HS kể được những thức ăn, đồ uống mà bản thân yêu thích..

Cách tiến hành:

- GV tổ chức HS theo nhóm đôi thảo luận, chia sẻ với nhau về thức ăn, đồ uống mà mình yêu thích theo gợi ý sau:

+ Thức ăn, đồ uống đó là gì?

+ Những thức ăn, đồ uống đó có lợi hay có hại cho các cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh nếu sử dụng thường xuyên? Vì sao?

+ Em cần thay đổi gì về việc sử dụng thức ăn, đồ uống đó?

- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp

- GV nhận xét, kết luận: Chúng ta cần thường xuyên sử dụng những loại thức ăn, đồ uống có lợi, thay đổi thói quen và hạn chế sử dụng những thức ăn, đồ uống không tốt cho cơ thể.

Hoạt động 3: Lựa chọn thức ăn đồ uống có lợi.

Mục tiêu: HS lựa chọn các loại thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh và xếp chúng vào các bữa ăn trong ngày sao cho phù hợp. Liên hệ thực tế và bước đầu hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS theo 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một giỏ đựng hình vẽ hoặc các thẻ ghi tên các loại thức ăn đồ uống có trong bảng ở SGK trang 103. Yêu cầu HS các nhóm trong 5 phút hãy lựa chọn hình vẽ hoặc thẻ ghi tên đồ ăn, thức uống và gắn vào vị trí bữa sáng, bữa trưa, bữa tối sao cho phù hợp.

- Mời HS trình bày.

- GV đặt câu hỏi:

+ Một ngày chúng ta nên ăn mấy bữa chính?

+ Em có nhận xét gì về các món ăn trong từng bữa ăn ở trò chơi trên?

- Nhận xét, kết luận: Chúng ta cần ăn đủ ba bữa chính mỗi ngày và lựa chọn các thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khoẻ. Thức ăn nên đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng.

- GV tổ chúc để HS nêu bài học

Hoạt động tiếp nối sau bài học:

- GV yêu cầu HS về nhà theo dõi và ghi lại các món ăn của ba bữa chính ở gia đình mình trong một tuần và chia sẻ với bạn

- Hát và nhún nhảy theo lời bài hát

+ Vì vớ cái gì cũng ăn vội vã, uống nước lã và quả xanh

+ Không tham ăn và phải ăn uống hợp vệ sinh để giữ gìn sức khoẻ.

- Lắng nghe

- Theo nhóm quan sát tranh, thảo luận và thực hiện phiếu học tập.

Thức ăn, đồ uống có lợi

Thức ăn, đồ uống có hại

Lý do

Cơm, cá chiên, sữa chua, sữa tươi, nước lọc, rau củ các loại, …

Rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga, tương ớt, tiêu, chanh, xúc xích, khoai tây chiên …

Có chứa chất kích thích, quá cay, quá chua, chứa nhiều chất bảo quản, chứa nhiều chất béo,…

- HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Chúng ta cần chọn thức ăn, đồ uống tươi sạch, đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Lắng nghe.

- HS theo nhóm đôi thảo luận và chia sẻ cùng nhau. Có thể là: Mình rất thích ăn gà rán, khoai tây chiên và uống coca – cola. Nhưng mẹ mình bảo món ăn, đồ uống mình thích này sẽ không tốt cho cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh vì: gà rán, khoai tây chiên có nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, nước ngọt coca – cola có chất kích thích. Mình nghe lời mẹ nên hạn chế ăn uống, chỉ thỉnh thoảng mới ăn một lần….

- Lắng nghe, nhận xét bổ sung.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- HS theo nhóm thực hiện vào bảng.

Có thể:

+ Bữa sáng: Bánh mì, thịt lợn quay, chuối chín, sữa tươi

+ Bữa trưa: Cơm trắng, canh cua rau mồng tơi, đậu phụ nhồi thịt, tôm hấp, nước dưa hấu.

+ Bữa tối: Cơm trắng, canh rau ngót, trứng chiên, cá hấp.

- HS trình bày, lớp quan sát, nhận xét.

+ Một ngày chúng ta nên ăn ba bữa chính: Sáng, trưa, chiều (tối)

+ Các món ăn trong từng bữa ở trò chơi trên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động một ngày của con người.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nêu bài học.

- HS về nhà thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

BÀI 22: CƠ QUAN THẦN KINH (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1- Năng lực nhận thức khoa học:

Sau bài học, HS: Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.

2- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Quan sát hình ảnh và thực hành, nhận xét.

3- Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Thực hành quan sát, nhận xét;

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết sử dụng lời nói, mô hình để trình bày ý kiến.

4- Hình thành các phẩm chất:

- Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

* GV:

- Các tranh trong SGK của bài 22 trang 100 - 101;

- Phiếu kế hoạch thực hiện Thời gian biểu trong ngày (HĐ4);

* HS:

- SGK, VBT;

- Sưu tầm tranh ảnh về những việc làm có lợi cho cơ quan thần kinh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ và dẫn dắt vào tiết học.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 3 đội và tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đội nào khéo hơn?”.

- Luật chơi: Lần lượt từng đội sẽ tham gia trò chơi. Các thành viên xếp thành một hàng ngang, miệng ngậm một chiếc thìa và chuyền bóng choo nhau, cuối cùng bóng được thả vào. Mỗi đội sẽ có thời gian ba phút. Kết thúc trò chơi đội nào đưa được số bóng vào giỏ nhiều nhất và không vi phạm luật chơi sẽ là đội thắng cuộc.

* Lưu ý: Trong quá trình chơi không được sử dụng tay mà chỉ sử dụng miệng.

- Tổ chức cho HS chơi TC (chơi thử nếu cần).

- HS và GV quan sát, theo dõi và cổ vũ các nhóm.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào tiết học.

B. KHÁM PHÁ

⮱Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của tình cảm và các mối quan hệ gia đình, bạn bè đến trạng thái cảm xúc.

Mục tiêu: HS nêu được cảm xúc của bản thân và tình cảm của mọi người dành cho nhau ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái cảm xúc của cơ thể.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ về hoạt động của mọi người trong các hình 9,10,11 và trả lời câu hỏi.

- GV mời hai đến ba HS đại diện lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV nhận xét.

- GV nêu yêu cầu trước cả lớp: Kể thêm một số việc làm với gia đình hoặc bạn bè có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc của mỗi người.

- GV mời hai đến ba HS trả lời và nhận xét, bổ sung.

⮱Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm chăm sóc, bảo vệ cơ quan thần kinh.

Mục tiêu: HS trình bày được những việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 6 nhóm và tổ chức cho HS phân loại các hình ảnh 12,13,14,15,16,17 theo hai cột “nên làm” và “không nên làm”.

- HS và GV nhận xét phần thi của các nhóm, GV tuyên dương nhóm chiến thắng.

- GV đưa ra câu hỏi:

+ Tại sao nhóm em lại chọn nên làm (hoặc không nên làm) theo bạn trong hình?

+ Em hãy kể tên một số hoạt động nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc, bảo vệ cơ quan thần kinh.

- GV nhận xét và cùng HS rút ra kết luận.

* Kết luận: Học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, sống vui vẻ và tránh những việc gây tổn thương đến cơ quan thần kinh.

⮱Hoạt động 3: Liên hệ bản thân

Mục tiêu: HS kể được những công việc và hoạt động bản thân thường làm.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS viết những việc em thường làm trong một ngày theo các gợi ý sau:

1. Giờ em thức dậy.

2. Việc em thường làm vào buổi sáng.

3. Việc em thường làm vào buổi trưa.

4. Việc em thường làm vào buổi chiều.

5. Việc em thường làm vào buổi tối và trước khi đi ngủ.

6. Giờ đi ngủ.

- GV yêu cầu hai bạn ngồi cùng bàn chia sẻ với nhau.

- GV đưa ra câu hỏi: Theo em những việc bạn thường làm trong một ngày như vậy đã hợp lý chưa? Vì sao?

- GV nhận xét và khen những bạn có thói quen sinh hoạt khoa học, tốt cho sức khoẻ và nhắc nhở, điều chỉnh những thói quen sinh hoạt chưa khoa học.

⮱Hoạt động 4: Xây dựng thời gian biểu cá nhân.

* Mục tiêu: HS xây dựng được thời gian biểu cá nhân khoa học và thực hiện được thời gian biểu đó.

* Cách tiến hành:

- GV phát cho HS một tờ thời gian biểu in sẵn (Phụ lục 1) và đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS hoàn thành thời gian biểu cá nhân của mình.

- GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý:

+ Em ăn sáng lúc mấy giờ?

+ Em đi học và tan học vào thời gian nào?

- HS làm việc cá nhân và hoàn thành bảng thời gian biểu của bản thân.

- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả trước lớp, HS cùng GV nhận xét, bổ sung.

- GV đưa ra câu hỏi: Việc sinh hoạt theo một thời gian biểu khoa học có ý nghĩa gì?

- GV nhận xét và rút ra kết luận.

* Kết luận: Xây dựng và thực hiện một thời gian biểu khoa học sẽ có lợi cho cơ quan thần kinh.

- GV dẫn dắt để HS nêu bài học và từ khoá: “Trạng thái cảm xúc – Thời gian biểu”.

⮱Hoạt động tiếp nối sau bài học:

- GV yêu cầu HS dán thời gian biểu vào góc học tập của mình ở nhà để thực hiện.

- GV yêu cầu HS thu thập thông tin trên sách, báo, in-tơ-nét hoặc hỏi bố mẹ, người thân về một số chất và hoạt động có hại cho cơ quan thần kinh.

- Cả lớp chia thành 3 đội chơi.

- HS nghe phổ biến luật chơi.

- HS kể tên một loài cây mà mình quan sát được, có thể mô tả về đặc điểm lá, thân của cây đó.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- 3 đội tham gia chơi.

- HS lớp quan sát, theo dõi và cổ vũ các nhóm.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Chia nhóm thảo luận.

- HS quan sát hình 9,10,11 và trả lời câu hỏi: Hoạt động đó có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cảm xúc của mỗi người?

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS giới thiệu tranh ảnh đã sưu tầm hoặc kể thêm một số việc làm với gia đình hoặc bạn bè có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc của mỗi người.

- 3 HS trình bày trước lớp.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS lắng nghe, liệt kê những việc em thường làm trong một ngày.

- HS chia nhóm 2, thảo luận.

- HS báo cáo trước lớp.

- HS lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nhận phiếu Thời gian biểu trong ngày và thực hiện cá nhân theo gợi ý.

- 1 số HS chia sẻ, trình bày.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời + Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nhắc lại từ khoá: “Trạng thái cảm xúc – Thời gian biểu”.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS về nhà thực hiện.

- HS lắng nghe, về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc hỏi bố mẹ, người thân về một số chất và hoạt động có hại cho cơ quan thần kinh.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 24: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG CÓ HẠI CHO CƠ QUAN TIÊU HÓA, TUẦN HOÀN, THẦN KINH (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và nêu được cách phòng tránh.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và nêu được cách phòng tránh

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: SGK; hình ảnh trong bài 24, phiếu thu thập thông tin theo mẫu trang 104 trong SGK.

- HS: SGK, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi vốn hiểu biết đã có của HS để kết nối vào bài học.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho cả lớp tham gia trò chơi “Khuôn mặt cảm xúc”

+ GV mời bốn bạn lên bảng, mỗi bạn bốc thăm một gương mặt cảm xúc bất kì trong hộp đã được chuẩn bị sẵn, sau đó diễn tả lại gương mặt đó bằng cử chỉ, điệu bộ của cơ thể ( không được dùng lời nói) để các bạn dưới lớp đoán đó là cảm xúc gì?

+ GV tổ chức cho cả lớp lần lượt tham gia trò chơi và tuyên dương những bạn có câu trả lời đúng và tích cực tham gia trò chơi.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Chuẩn bị.

Mục tiêu: HS biết chuẩn bị các đồ dùng, phiếu học tập, biết cách thực hiện thu thập thông tin.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi:

+ Em cần thu thập những thông tin gì?

+ Em cần chuẩn bị những gì để thực hành thu thập thông tin?

+ Em sẽ thu thập thông tin bằng cách nào?

+ Em nên lưu ý điều gì trong quá trình tìm kiếm, thu thập thông tin?

- GV mời HS trình bày câu trả lời trước lớp

- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Các em cần chuẩn bị phiếu thu thập thông tin, vở, bút,…Chúng ta có thể thu thập thông tin bằng cách hỏi bố mẹ, người thân; tìm hiểu trên Internet; hỏi bạn bè, thầy cô; quan sát trong thực tiễn.

Hoạt động 2: Phân công nhiệm vụ theo nhóm.

Mục tiêu: HS xác định được các thu thập thông tin và phân công nhiệm vị trong nhóm để thực hiện.

Cách tiến hành:

- GV phát cho HS phiếu thu thập thông tin trong SGK trang 104 và hướng dẫn HS các nội dung cần hoàn thành.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và phân công công việc cho các thành viên.

- GV mời đại diện 2 đến 3 nhóm chia sẻ về cách thu thập thông tin và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.

Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp sau bài học.

Mục tiêu: HS thu thập được thông tin, hoàn thành phiếu thông tin.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thu thập thông tin theo nhiệm vụ được phân công, hoàn thành phiếu thu thập thông tin, chuẩn bị báo cáo kết quả ở tiết học sau.

- HS lên bốc thăm

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi.

- HS trình bày

- HS nhận xét, lắng nghe

- HS quan sát phiếu và lắng nghe GV hướng dẫn

- Nhóm thảo luận và phân công nhiệm vụ

- 2- 3 nhóm lên chia sẻ

- Các nhóm tiến hành thu thập thông tin.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 24: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG CÁO HẠI CHO CƠ QUAN TIÊU HÓA, TUẦN HOÀN, THẦN KINH (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và nêu được cách phòng tránh.

- Vẽ và viết những câu chuyện ngắn để nhắc nhở mọi người xung quanh không sử dụng các chất gây hại và tránh những hoạt động ảnh hưởng không tốt đến cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng:

- Thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và nêu được cách phòng tránh.

- Vẽ và viết những câu chuyện ngắn để nhắc nhở mọi người xung quanh không sử dụng các chất gây hại và tránh những hoạt động ảnh hưởng không tốt đến cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- Tự giác thực hiện và tuyên truyền người thân tham gia sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng các chất gây hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: SGK, giấy A0 để các nhóm vẽ hoặc viết câu chuyện.

- HS: SGK, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung ở tiết học trước.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”

+ Thi kể những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- GV tuyên dương những bạn có câu trả lời đúng và tích cực tham gia trò chơi.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Hoàn thành phiếu thu thập thông tin sau khi thực hành.

Mục tiêu: Hoàn thành phiếu thu thập thông tin.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu thu thập thông tin.

- Các nhóm HS phân công nhiệm vụ giữa các thành viên để hoàn thiện sản phẩm từ các thông tin, hình ảnh đã thu thập.

- GV cùng HS nhận xét.

Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thu thập thông tin.

Mục tiêu: HS mô tả được các hoạt động đã thu thập thông tin và kết quả bản thân thu nhận được.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu các nhóm đóng vai bác sĩ trò chuyện với bệnh nhân để báo cáo trước lớp phiếu thu thập thông tin của nhóm mình.

- Gv đưa ra tiêu chí đánh giá cho HS

+ Nói to, rõ ràng, tự tin.

+ Nêu đúng những câu hỏi của bệnh nhân và câu trả lời của bác sĩ.

- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung và bình chọn nhóm có kết quả tốt, trình bày hay nhất.

- GV nhận xét và khái quát một số thông tin HS thu thập được

Hoạt động 3: Thiết kế trang báo “Sức khỏe”.

Mục tiêu: HS thể hiện được sự sáng tạo qua nội dung tuyên truyền mọi người xung quanh không sử dụng các chất gây hại và tránh các hoạt động ảnh hưởng không tốt đến cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm.

+ Vẽ và viết những câu chuyện ngắn để nhắc nhở mọi người xung quanh không sử dụng các chất gây hại và tránh những hoạt động ảnh hưởng không tốt đến cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- GV tổ chức cho HS tham quan sản phẩm của các nhóm

- GV kết luận: Thuốc lá, rượu bia, ma túy,…là các chất gây nghiện. Sử dụng các chất này sẽ gây hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh. Em cần ngủ đúng giờ, đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và không sử dụng các chất gây hại cho cơ thể.

Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp sau bài học.

Mục tiêu: HS thực hiện và tuyên truyền người thân tham gia sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng các chất gây hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS tự giác thực hiện và tuyên truyền người thân tham gia sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng các chất gây hại cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS làm việc nhóm

- HS lắng nghe

- HS đóng vai bác sĩ và bệnh nhân

Table

Description automatically generated

- HS nhận xét, bình chọn nhóm hay nhất

- HS lắng nghe

- HS làm việc nhóm

- HS tham quan sản phẩm của nhóm bạn

- HS lắng nghe

- HS tự giác thực hiện và tuyên truyền với người thân

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE Tuần 29

BÀI 25: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (TIẾT 1) Tiết: 57

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Củng cố một số kiến thức, kĩ năng trong chủ đề Con người và sức khỏe.

- Chia sẻ và đưa ra được lời khuyên phù hợp để bảo vệ sức khỏe của người thân trong gia đình.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Thể hiện được những việc nên làm và kgo6ng nên làm để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: hình ảnh trong bài 25 (GV có thể chiếu hoặc phóng to), bảng phụ hoặc giấy khổ to, phiếu bài tập.

- HS: SGK, VBT, phiếu ghi chép lại thông tin thời gian biểu của bản thân trong sáu ngày gần đây.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại kiến thức đã học chủ đề Con người và sức khỏe.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS tham gia một trò chơi tập thể.

- GV đưa ra câu hỏi: Chúng ta đã sử dụng phối hợp những cơ quan nào để tham gia trò chơi trên?

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “ Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe”.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Ôn tập các bộ phận và chức năng chính của cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh

* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về cấu tạo và chức năng của cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm từ bốn đến sáu HS và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to.

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV đưa ra câu hỏi: Cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào?

- GV nhận xét về các bộ phận và chức năng của cơ quan tiêu hóa, cơ quan tuần hoàn và cơ quan thần kinh.

* Kết luận: Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau.

Hoạt động 2: Xây dựng thực đơn cho gia đình.

* Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, kĩ năng lựa chọn các loại thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và lên thực đơn phù hợp với các bữa trong một ngày.

* Cách tiến hành:

- HS xây dựng thực đơn theo phiếu trong SGK trang 106 (có thể sử dụng phiếu trong vở bài tập).

- GV mời ba đến bốn HS chia sẻ thực đơn của mình trước lớp.

- GV đưa ra câu hỏi: Để cơ quan trong cơ thể luôn khỏe mạnh, chúng ta nên và không nên sử dụng những thức ăn, đồ uống nào?

- GV nhận xét và rút ra kết luận.

* Kết luận: Cần ăn uống đủ chất, đa dạng và khoa học để các cơ quan trong cơ thể luôn khỏe mạnh.

Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối sau bài học

Mục tiêu: Củng cố kiến thức, dặn dò

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS ghi chép thời gian biểu của em trong một tuần.

- Cả lớp tham gia trò chơi: Bóng lăn

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời

+ Tay, mắt, tai, miệng, ....

- HS hình thành nhóm, nhận nhiệm vụ.

- Các nhóm vẽ sơ đồ và điền thông tin theo gợi ý ở trang 106 trong SGK.

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe nêu ý kiến, các bạn khác bổ sung.

- HS quan sát tranh, thực hiện cá nhân ở phiếu học tập trong vở bài tập.

- HS chia sẻ thực đơn của gia đình với bạn ngồi cạnh.

- HS lắng nghe, nêu ý kiến cá nhân, nhận xét lẫn nhau.

- HS lắng nghe GV

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE Tuần 29

BÀI 25: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (TIẾT 2) Tiết: 58

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Củng cố một số kiến thức, kĩ năng trong chủ đề Con người và sức khỏe.

- Chia sẻ và đưa ra được lời khuyên phù hợp để bảo vệ sức khỏe của người thân trong gia đình.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Thể hiện được những việc nên làm và kgo6ng nên làm để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: hình ảnh trong bài 25 (GV có thể chiếu hoặc phóng to), bảng phụ hoặc giấy khổ to, phiếu bài tập.

- HS: SGK, VBT, phiếu ghi chép lại thông tin thời gian biểu của bản thân trong sáu ngày gần đây.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại kiến thức đã học chủ đề Con người và sức khỏe.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thi kể tên nhanh những thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe.

− GV dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Thời gian biểu của em

* Mục tiêu: HS củng cố được kĩ năng, kiến thức về thực hiện thời gian biểu khóa học. Qua đó đánh giá được kết quả chăm sóc, bảo vệ các cơ quan trong cuộc sống hằng ngày của HS.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu hai bạn ngồi cùng bàn chia sẻ với nhau về việc thực hiện thời gian biểu của mình.

- GV mời một số cặp HS chia sẻ trước lớp.

- GV đưa ra câu hỏi: Theo em những việc bạn thường làm trong một ngày như vậy đã hợp lí chưa? Vì sao?

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em có cần thay đổi thói quen nào để có lợi cho cơ thể?

- GV nhận xét và khen ngợi những bạn đã thực hiện thời gian biểu phù hợp, khoa học.

Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến

* Mục tiêu: HS bày tỏ ý kiến trước các tình huống và đưa ra được cách giải quyết để giúp bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.

* Cách tiến hành:

- GV chiếu hình 2 trong SGK trang 107 và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bốn để trả lời câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn An trong tình huống. Vì sao?

- Gv tổ chức cho các nhóm thảo luận, đóng vai để miêu tả lại tình huống và nêu cách giải quyết của mỉnh.

- GV đưa ra câu hỏi: Chúng ta cần làm gì khi thấy người thân của mình có thói quen sinh hoạt, ăn, uống không khoa học? Nếu trong gia đình em có người thân thường xuyên uống nhiều rượu và thuốc lá thì em sẽ khuyên học điều gì?

* Kết luận: Cần thường xuyên sinh hoạt, ăn uống phù hợp, khoa học để bảo vệ sức khỏe và nhắc nhở người thân cùng thực hiện.

Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối sau bài học

Mục tiêu: Củng cố kiến thức, dặn dò

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu thông tin về những chất và hoạt động có lợi hoặc có hại cho các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh thông qua sách, báo, internet,...Đồng thời, quan sát những thói quen sinh hoạt, ăn uống của người thân trong gia đình để đưa ra lời khuyên nhằm bảo vệ sức khỏe của con người.

làm vệ sinh xung quanh khu phố.

- Cả lớp tham gia trò chơi theo luật

+ Cam, sữa chua, trái cây, cá, rau xanh, ....

- HS chia sẻ theo nhóm đôi

- Một số cặp chia sẻ trước lớp.

- HS trả lời và nhận xét lẫn nhau.

- HS hình thành nhóm bốn, quan sát hình 2 và thảo luận để trả lời câu hỏi, sau đó đóng vai miêu tả lại tình huống, cách giải quyết.

- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.

- HS chia sẻ ý kiến

- Cả lớp cùng GV nhận xét và rút ra kết luận.

- HS lắng nghe GV

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 26: BỐN PHƯƠNG TRONG KHÔNG GIAN T1,2

TIẾT 1 + 2

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Kể được bốn phương chính trong không gian theo quy ước.

- Thực hành xác định được các phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc, lặn hoặc sử dụng la bàn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Củng cố và đánh giá được một số kiến thức về phương Mặt Trời mọc, lặn .

3. Phẩm chất: Nhân ái, yêu nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: tranh ảnh trong SGK bài 26, giấy A0.

- HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về về phương Mặt Trời mọc, lặn .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của một số kiến thức về phương hướng trong không gian.

Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi

- GV tổ chức dưới hình thức trò chơi : “Truy tìm đồ vật”.

- GV đưa cho HS gợi ý về cách di chuyển “ Từ bàn của thầy cô em đi hai bước ra hướng cửa sổ, rẽ phải đi thêm 1 bước…”

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt HS vào bài học “ Bốn phương trong không gian”.

Hoạt động 1: Xác định phương mặt trời mọc và lặn:

Mục tiêu:

- HS nhận biết được phương đông và phương tây.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS quan sát hình 1, 2 trang 110 trong SGK hoặc GV chiếu video clip về cảnh mặt trời mọc và lặn.

- GV chia HS thành các nhóm yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về từng hình và trả lời các câu hỏi.

1. Mặt trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào?

2. Em còn biết những phương nào?

- GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét.

- GV cùng học sinh nhận xét và rút ra kết luận.

- GV kết luận: Mặt Trời mọc ở phương đông và lặn ở phương tây. Ngoài ra còn có phương nam và phương bắc.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định bốn phương trong không gian dựa vào phương Mặt Trời mọc.

Mục tiêu:

- HS phân biệt được cách xác định bốn phương chính trong không gian dựa vào phương Mặt Trời mọc.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 trang 111 trong SGK ( hoặc GV chiếu lên bảng) và thực hiện yêu cầu quan sát tư thế đứng của bạn Hoa

Vào buổi sáng, buổi chiều và cho biết:

+ Tay phải của Hoa chỉ về phương nào?

+ Hai phương còn lại ở đâu so với vị trí của Hoa.

- HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- GV mời 2- 3 nhóm đại diện trả lời câu hỏi thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét.

- GV cùng học sinh nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận:

- Khi đứng thẳng, hai tay em dang ngang, tay phải chỉ về phía Mặt Trời mọc là phương đông. Tay trái chỉ về phía Mặt Trời lặn là phương tây. Phía trước của em là phương bắc, phía sau là phương nam.

Hoạt động 3: Thực hành xác định bốn phương hướng trong không gian dựa vào phương Mặt Trời mọc:

Mục tiêu:

- HS xác định được bốn phương hướng chính trong không gian.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 HS.

- GV yêu cầu HS thực hiện theo hướng dẫn. Một HS đứng dang tay về phía Mặt ( vào buổi sáng) hoặc dang tay trái chỉ về phía Mặt Trời ( vào buổi chiều). Ba HS còn lại trong nhóm chọn vị trí đứng sao cho trùng với bốn phương.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hành đúng.

- GV kết luận: Theo quy ước, bốn phương chính trong không gian là phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc. Mặt Trời mọc ở phương đông lặn ở phương tây.

Hoạt động tiếp nối:

- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu để trả lời câu hỏi : Làm thế nào để xác định các phương khi không thấy Mặt Trời vào buổi tối hoặc ở trong phòng?

TIẾT 2:

  1. Hoạt động khởi động:

Mục tiêu:

- Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết của HS về la bàn và cách xác định bốn phương nhờ la bàn.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức dưới hình thức hỏi – đáp.

- GV đặt câu hỏi: Khi đi biển các thuỷ thủ làm thế nào để xác định phương hướng khi không thấy được Mặt Trời ? GV có thể chiếu video clip cảnh tàu thuỷ chạy trên biển cho HS quan sát.

- GV nhận xét chung: Khi không thể xác định các phương dựa vào phương mặt trời mọc, ta phải sử dụng một dụng cụ đặc biệt đó là la bàn.

Hoạt động 2: Giới thiệu la bàn:

Mục tiêu:

- HS nhận biết công dụng của la bàn và biết mô tả la bàn.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận và quan sát hình 7, trả lời các câu hỏi:

1. La bàn có các bộ phận nào? Nêu ý nghĩa của các chữ cái có trên mặt la bàn?

2. La bàn dùng để làm gì?

3. La bàn có mấy màu? Nêu ý nghĩa của các chữ cái có trên mặt la bàn?

- GV yêu cầu HS chia nhóm thảo luận dựa trên thông tin ở hình 7.

- GV gọi mỗi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi trên.

- GV yêu cầu HS nhận xét câu trả lời cả các nhóm.

- GV nhận xét, kết luận:

La bàn dùn để xác định các phương trong không gian. Trên la bàn có các chữ L, S, E và W. N là phương bắc, S là phương nam, E là phương đông và W là phương tây. Đầu đỏ là kim la bàn luôn chỉ về phương bắc trong không gian.

Hoạt động 2: Thực hành sử dụng la bàn trong không gian:

Mục tiêu:

- HS biết cách sử dụng la bàn để xác định các phương trong không gian.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 la bàn.

- GV yêu cầu các nhóm đặt la bàn trên bàn và dùng giấy ghi các phương chỉ bởi la bàn.

- GV yêu cầu HS các nhóm trình bày.

Kết luận:

- La bàn giúp ta xác định được các phương chính trong không gian mà không cần biết pương Mặt Trời mọc.

Hoạt động 3: Xác định bốn phương chính trong không gian bằng la bàn:

Mục tiêu:

- HS sử dụng được la bàn để xác định một số phương.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức hướng dẫn cho HS cách sử dụng trong SGK trang 112.

- GV đặt câu hỏi: Cửa ra vào của lớp em nằm ở phương nào? Bảng của lớp em nằm ở phương nào? và đề nghị một số HS đoán.

- GV yêu cầu một vài HS ngồi ở các vị trí khác nhau trong lớp và dùng la bàn để xác định phương của cửa lớp, bảng và nói to kết quả.

- GV đề nghị HS giải thích sự khác nhau của các câu trả lời. GV giải thích sự khác nhau.

Kết luận:

Chúng ta có thể xác định được bốn phương trong không gian bằng cách dùng la bàn.

Hoạt động 3: Xác định bốn phương trong không gian dựa vào phương Mặt Trời mọc:

Mục tiêu:

- HS xác định bốn phương chính trong không gian thông qua một trò chơi.

Cách thực hiện:

- GV dặn HS chuẩn bị trước năm tấm bảng tại nhà: một bảng vẽ hình Mặt Trời, bốn bảng có viết sẵn các phương: phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc.

- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm gồm năm HS. Một HS trong nhóm cầm bảng vẽ hình Mặt Trời, bốn HS còn lại cầm các bảng viết các phương.

- GV yêu cầu HS cầm bảng Mặt Trời chọn một vị trí đứng, HS cầm bảng “ phương đông” đứng bên cạnh Mặt Trời và ba HS còn lại phải chọn vị trí đứng sao cho phù hợp với phương bắc, phương tây, phương nam.

- GV yêu cầu HS cầm bảng Mặt Trời và HS cầm bảng “ phương đông” thay đổi vị trí. Sau đó, ba HS còn lại thay đổi vị trí theo sao cho đúng với các phương trong không gian.

- GV có thể bố trí một HS thứ sáu cho mỗi nhóm. HS này đứng giữa, tuỳ theo hướng của bạn cầm bảng Mặt Trời và bạn cầm bảng “ phương đông” để hướng dẫn cho ba bạn còn lại các vị trí thích hợp.

- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm trả lời đúng.

Kết luận:

- Chúng ta có thể xác định được bốn phương trong không gian dựa trên quan sát phương Mặt Trời mọc và lặn.

- Lưu ý: Tuỳ theo điều kiện từng trường mà GV có thể chọn hoạt động thực hành xác định các phương bằng la bàn hoặc dựa vào phương Mặt Trời mọc, lặn chứ không nhất thiết phải tổ chức cả hai hoạt động.

- GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “ Phương đông – Phương tây – Phương nam – Phương bắc – La bàn – Không gian”.

Hoạt động nối tiếp sau bài học:

- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm thông tin, tranh ảnh về hình dạng của quả địa cầu.

- Cả lớp chơi thức trò chơi : “Truy tìm đồ vật”.

- HS di chuyển “ Từ bàn của thầy cô em đi hai bước ra hướng cửa sổ, rẽ phải đi thêm 1 bước…”

- HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hình 1, 2 trang 110 trong SGK hoặc video clip về cảnh mặt trời mọc và lặn.

- HS các nhóm thảo luận về từng hình và trả lời các câu hỏi:

1. Mặt trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào?

2. Em còn biết những phương nào?

- HS mỗi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hình 3, 4 trang 111 trong SGK ( hoặc GV chiếu lên bảng) và thực hiện yêu cầu quan sát tư thế đứng của bạn Hoa

Vào buổi sáng, buổi chiều và cho biết:

+ Tay phải của Hoa chỉ về phương nào?

+ Hai phương còn lại ở đâu so với vị trí của Hoa.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi, các nhóm HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo hướng dẫn. Một HS đứng dang tay về phía Mặt ( vào buổi sáng) hoặc dang tay trái chỉ về phía Mặt Trời ( vào buổi chiều). Ba HS còn lại trong nhóm chọn vị trí đứng sao cho trùng với bốn phương.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Hs tham gia trả lời câu hỏi của GV.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận và quan sát hình 7, trả lời các câu hỏi:

1. La bàn có các bộ phận nào? Nêu ý nghĩa của các chữ cái có trên mặt la bàn?

2. La bàn dùng để làm gì?

3. La bàn có mấy màu? Nêu ý nghĩa của các chữ cái có trên mặt la bàn?

- HS chia nhóm thảo luận dựa trên thông tin ở hình 7.

- HS nhận xét câu trả lời cả các nhóm.

- HS lắng nghe.

- HS chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 la bàn.

- HS đặt la bàn trên bàn và dùng giấy ghi các phương chỉ bởi la bàn.

- HS các nhóm trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS một vài HS ngồi ở các vị trí khác nhau trong lớp và dùng la bàn để xác định phương của cửa lớp, bảng và nói to kết quả.

- HS lắng nghe.

- HS chuẩn bị trước năm tấm bảng tại nhà: một bảng vẽ hình Mặt Trời, bốn bảng có viết sẵn các phương: phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc.

- HS cầm bảng vẽ hình Mặt Trời, bốn HS còn lại cầm các bảng viết các phương.

- HS cầm bảng Mặt Trời chọn một vị trí đứng, HS cầm bảng “ phương đông” đứng bên cạnh Mặt Trời và ba HS còn lại phải chọn vị trí đứng sao cho phù hợp với phương bắc, phương tây, phương nam.

- HS cầm bảng Mặt Trời và HS cầm bảng “ phương đông” thay đổi vị trí. Sau đó, ba HS còn lại thay đổi vị trí theo sao cho đúng với các phương trong không gian.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS nêu được các từ khoá của bài: “ Phương đông – Phương tây – Phương nam – Phương bắc – La bàn – Không gian”.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ: TRÁI Đất VÀ BẦU TRỜI

BÀI 27: QUẢ ĐỊA CẦU - MÔ HÌNH THU NHỎ CỦA TRÁI ĐẤT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Nhận biết ban đầu về hịnh dạng Trái Đất qua quả địa cầu

- Chỉ được cực Bắc cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam trên quả địa cầu.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: HS có năng lực nhận thức khoa học và tìm hiểu môi trường tự nhiên.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: quả địa cầu, hình trong bài 27 SGK, một số hình ảnh, video clip về hình dạng Trái Đất.

- HS: SGK, VBT, một số hình ảnh về quả địa cầu, Trái Đất.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS để tìm hiểu Trái Đất.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS cùng nghe, vận động theo nhạc và hát theo bài hát “ Trái Đất này là của chúng ta”.

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Trái đất có hình dạng gì?

GV lắng nghe câu trả lời của HS, nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Giới thiệu quả địa cầu:

Mục tiêu: HS nhận biết quả địa cầu và công dụng của quả địa cầu.

Cách tiến hành:

- GV đặt quả địa cầu lên bàn và đặt câu hỏi:

+ Chúng ta có dụng cụ học tập gì trên bàn?

+Em nhìn thấy những gì trên đó?

- GV nhân xét và tổ chức cho các em hoạt động nhóm để tìm hiểu về quả địa cầu.

- GV chia HS thành các nhóm yêu cầu mỗi nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi:

+ Trái đất có hình dạng gì?

+ Quả địa cầu dùng để làm gì?

- GV gọi đại diện mỗi nhóm trình bày câu trả lời. Đề nghị các nhóm còn lại đưa ra nhận xét và bổ sung.

- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất, nó cho ta biết hình dạng của Trái Đất.

Hoạt động 2: Quan sát quả địa cầu:

Mục tiêu: HS chỉ được cực Bắc cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam trên quả địa cầu.

Cách tiến hành:

- GV đưa qảu địa cầu lên và yêu cầu HS quan sát, GV đưa cho HS câu hỏi về quả địa cầu: Quả địa cầu có hình dạng, đặc điểm như thế nào?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi: quan sát và tổ chức dưới hình thức hỏi - đáp, chỉ trên quả địa cầu và nói với nhâu về: đường Xích đạo, cực Bắc, cực Nam, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

- GV mời một số cặp chỉ và hỏi-đáp trước lớp.

- GV nhận xét, kết luận: Trên quả địa cầu, em thấy được đường Xích đạo, cực Bắc, cực Nam, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

Hoạt động 3: Nhận biết hình dạng cửa Trái Đất qua hình chụp từ vệ tinh.

Mục tiêu: HS nhận biết được hình dạng của Trái Đất.

Cách tiến hành:

GV cho HS quan sát hình ảnh Trái Đất chụp từ vệ tinh:

- GV đặt câu hỏi HS trả lời:

+ Em có thể biết được hình dạng của Trái Đất bằng cách nào?

+ Làm thế nào để chụp được hình ảnh Trái Đất?

+ Theo hình ảnh chụp từ vệ tinh, chúng ta thấy Trái Đất có hình dạng như thể nào?

- GV kết luận: Để biết hình dạng của Trái Đất. Ta có thể quan sát hình chụp Trái Đất từ vệ tinh. Hình chụp cho thấy Trái Đất có hình cầu.

Hoạt động 4: Thực hành làm quả địa cầu.

Mục tiêu: HS thực hành làm làm quả địa cầu cới một quả cam.

Cách tiến hành:

- GV dặn HS chuẩn bị một quả cam, but, một chiếc cốc nhở hơn quả cam.

- GV yêu cầu HS chọn vị trí cuống cam tương ứng với cực Bắc. Sau đó dùng bút vẽ lên quả cam một đường tròn tượng trung cho đường Xích đạo, ghi chú vị trí bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

- GV yêu cầu HS đặt quả cam nằm nghiêng trên miệng cốc sao cho đường Xích đạo nghiêng so vơi phương ngang và đặt câu hỏi: Phần nào của quả địa cầu là bán cầu Bắc và phần nào là bán cầu Nam?

- GV nhận xét kết luận:

Khi quan sát quả địa cầu,em có thể xác định đucợc cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc và bán cầu Nam. Quả địa cầu giúp chúng ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng của Trái Đất.

- GV dẫn dắt để HS nêu được từ khóa của bài: Bán cầu Bắc - Bán cầu Nam - Cực Bắc - Cực Nam - Đường Xích đạo.

Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp sau bài học

- GV yêu cầu HS về nhà quan sát và tìm hiểu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

- Cả lớp nghe, vận động và hát theo.

- HS đọc câu hỏi, đưa ra câu trả lời:

+ Trái đất có hình cầu

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS quan sát tranh, trả lời

- Đại diện mỗi nhóm trình bày câu trả lời.

+ Trái Đất có hình cầu.

+ Quả địa cầu là một mô hình ba chiều mô phỏng Trái Đất nó cho ta biết hình dạng cửa Trái Đất.

- HS trình bày kết quả trước lớp

- HS lắng nghe GV nhận xét

- HS quan sát, tìm câu trả lời..

- HS HĐ nhóm đôi

- 3-4 nhóm lên bảng trình bày.

- HS nghe GV nhận xét, kết luận.

- HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Em có thể biết được hình dạng của Trái Đất bằng cách quan sát hình chụp Trái Đất từ vệ tinh.

+ Để chụp được hình ảnh Trái Đất, chúng ta phải ở thật xa TĐ và dùng vệ tinh để chụp.

+Theo hình ảnh chụp từ vệ tinh, chúng ta thấy Trái Đất có dạng hình cầu.

- HS lắng nghe GV kết luận và 1-2 HS nhắc lại.

- HS lấy quả cam đã chuẩn bị sẵn ở nhà.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS trả lời. HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét, kết luận. 1-2 em nhắc lại.

- HS nêu từ khóa.

- HS về nhà tìm hiểu các hành tinh trong hệ Mặt Trời và chuyển động của Trái Đất

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

_______________________________________________

CHỦ ĐỀ: TRÁI Đất VÀ BẦU TRỜI

BÀI 28: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Chỉ và nói được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ, tranh ảnh.

- Nêu được Trái Đất là một hành tinh tronh hệ Mặt Trời; chỉ và nói được chiều chuyển động của Trái Đất trên sơ đồ, mô hình.

- Giải thích được hiện tượng ngày và đêm.

- Nêu được Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất và chỉ được chiều chuyển động của Mặt Trăng.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: HS có năng lực nhận thức khoa học và tìm hiểu về Trái Đất

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Sơ đồ hệ Mặt Trời như trong bài 28 SGK, một số hình ảnh, video clip về hệ Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động quang Trái Đất, đất năn.

- HS: SGK, VBT, một số hình ảnh về Trái Đất trong hệ Mặt trời.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú để cho HS tìm hiểu hệ Mặt Trời và Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi: Em biết những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời?

- Gv nhận xét và dẫn dắt vào bài học “ Trái Đất trong hệ Mặt Trời”.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Giới thiệu sơ đồ hệ Mặt Trời:

Mục tiêu: HS chỉ và nói được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 , quan sát sơ đồ hệ Mặt Trời ở hình 1 trong SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi:

+ Có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời?

+ Từ Mặt Trời ra xa dân Trái Đất là hành tinh thứ mấy?

+ Chỉ trên hình và nói với bạn về vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và các hành tinh khác.

- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Trái Đất là một hành tinh tronh hệ Mặt Trời. Có tám hành tinh quay quanh Mặt Trời: Thủy Tinh , Kim Tinh , Trái Đất, Hỏa Tinh ,Mộc Tinh ,Thổ Tinh ,Thiên vương Tinh , Hải Vương Tinh .

Hoạt động 2: vẽ hoặc làm mô hình mặt trời bằng đất nặn:

Mục tiêu:Tạo hứng thú và củng cố kiến thức cho HS về các hành tinh trong hệ mặt trời.

Cách tiến hành:

- GV cho Hs quan sát sơ đồ hệ Mặt Trời và vẽ lại sơ đồ này trên giấy và tô màu. GV gợi ý cho HS tô Mặt Trời màu vàng. Trái Đất màu xanh dương, xanh lá; hoặc GV có thể cho HS dùng đất năn để làm mô hình mặt trời và các hành tinh.

- GV lưu ý cho HS chú ý đén kích thước tương đối của Mặt Trời và các hành tinh cũng như các vị trí của các hành tinh khi vẽ hoặc nặn đất. Các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.

- GV nhận xét, tuyên dương và kết luận: có tám hành tinh trong hệ Mặt Trời. Trái Đất là một trong các hành tinh này.

Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển động của Trái Đất.

Mục tiêu: HS nhận biết được Trái Đất không đứng yên mà thực hiện hai chuyển động cùng lúc: quanh mình nó và quanh Mặt Trời.

Cách tiến hành:

GV cho HS quan sát hình 2 trang 117 trong SGK hoặc xem video clip về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động quanh mình nó.

- GV cho HS hoạt động nhóm 4 và trả lời câu hỏi:

+ Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo chiều nào?

+ Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có giữ nguyên vị trí không?

+ Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều nào?

+ Nếu nhìn từ cự Bắc xuống, các chuyển động đó là cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày

- GV nhận xét, kết luận: Trái Đất chuyển động quanh mình nó theo chiều từ tây sang đông. Nhìn từ cự Bác xuống, Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ.

Hoạt động 4: Trò chơi “ Trái Đất quay”.

Mục tiêu: HS thực hành để thấy rõ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động quay quanh mình nó.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc hướng dẫn và thực hiện theo cặp như hình 4 trang 117 trong SGK.

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Trái Đất thực hiện những chuyển động nào?

+ Chiều của các chuyển động Trái Đất như thế nào?

- GV nhận xét kết luận: Trái Đất là một hành tinh tronh hệ Mặt Trời. Trái Đất vừa chuyển động quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.

Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp sau bài học

- GV yêu cầu HS tìm hiểu và xem các video trên mạng in-tẻ-nét về chuyển động của Trái Đất.

- HS trả lời câu hỏi của GV: Thủy Tinh , Kim Tinh , Trái Đất, Hỏa Tinh ,Mộc Tinh ,Thổ Tinh ,Thiên vương Tinh , Hải Vương Tinh .

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi cô giao.

+ Có 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời đó là: Thủy Tinh , Kim Tinh , Trái Đất, Hỏa Tinh ,Mộc Tinh ,Thổ Tinh ,Thiên vương Tinh , Hải Vương Tinh .

+ Trái Đất là hành tinh thứ 3.

- HS lên chỉ và nó với bạn về vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và các hành tinh khác.

- HS lắng nghe GV nhận xét

- HS quan sát, tìm câu trả lời..

- HS tiến hành nặn các hành tinh HS không có đất nặn thì vẽ trên giấy và tô màu.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và lưu ý vị trí của các hành tinh.

- HS nghe GV nhận xét, kết luận.

- HS t hảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

+ Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo chiều từ tây sang đông.

+ Trái Đất không giữ nguyên vị trí mà tự quay quanh mình .

+ Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang.

- Nếu nhìn từ cự Bắc xuống, các chuyển động đó là ngược chiều kim đồng hồ

- Đại diện một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe GV kết luận và 1-2 HS nhắc lại.

- 1-2 HS đọc hướng dẫn.

- HS hoạt động theo cặp.

-Đại diện nhóm trả lời các câu hỏi, các HS còn lại nhân xét, bổ sung:

+ Trái Đất thực hiện những chuyển động: quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh mình nó.

+ Chiều của các chuyển động Trái Đất là chiều từ tây sang đông, ngược chiều kim đồng hồ.

- HS lắng nghe GV nhận xét, kết luận. 1-2 em nhắc lại.

- HS về nhà tìm hiểu thêm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

TUẦN 28

CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 28: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Chỉ và nói được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ, tranh ảnh.

- Nêu được Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời; chỉ và nói được chiều chuyển động của Trái Đất trên sơ đồ, mô hình.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Ham thích tìm tòi khám phá về Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Sơ đồ hệ Mặt Trời như trong bài 28 SGK; một số hình ảnh, video clip về hệ Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, đặt nặn (nếu có)

- HS: SGK, VBT, một số hình ảnh về Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú để HS tìm hiểu hệ Mặt Trời và Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

Cách tiến hành:

- GV cho HS hát bài hát “Trái Đất này là của chúng mình”

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh và đó là những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời?

+ Chúng ta đang ở hành tinh nào?

- GV khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời trước lớp

- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “Trái Đất trong hệ Mặt Trời”.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Giới thiệu sơ đồ hệ Mặt Trời

Mục tiêu: HS chỉ và nói được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS chia nhóm 4, quan sát sơ đồ hệ Mặt Trời ở hình 1 trong SGK và thảo luận để trả lời các câu hỏi:

+ Có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời?

+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?

+ Chỉ trên hình và nói với bạn về vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và các hành tinh khác.

- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời. Có tám hành tinh quay quanh Mặt Trời: Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.

Hoạt động 2: Vẽ hoặc làm mô hình hệ Mặt Trời bằng đất nặn

Mục tiêu: Tạo hứng thú và củng cố kiến thức cho HS về các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát sơ đồ hệ Mặt Trời và vẽ lại sơ đồ này trên giấy và tô màu. GV gợi ý cho HS tô Mặt Trời màu vàng, Trái Đất màu xanh dương, xanh lá; hoặc GV cho thể cho HS dùng đất nặn (nếu có) để làm mô hình Mặt Trời và các hành tinh.

- Gv đề nghị HS chú ý đến kích thước tương đối của Mặt Trời và các hành tinh cũng như vị trí của các hành tinh khi vẽ hoặc nặn đất.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm

+ Quan sát sơ đồ và xem hành tinh nào vẽ hoặc nặn đầu tiên và tiếp theo đến hành tinh nào. Có màu gì, kích thước ra sao.

- GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày bài của nhóm

- GV nhận xét, kết luận: Có tám hành tinh trong hệ Mặt Trời. Trái Đất là một trong các hành tinh này. Các hành tinh quay quanh Mặt Trời.

Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển động của Trái Đất

Mục tiêu: HS nhận biết được Trái Đất không đứng yên mà thực hiện hai chuyển động cùng lúc quanh mình nó và quanh Mặt Trời.

Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát hình 3 trang 117 trong SGK hoặc xem video clip chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động quanh mình nó

- GV yêu cầu HS chia nhóm trong tổ và trả lời câu hỏi:

+ Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo chiều nào?

+ Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có giữ nguyên vị trí không?

+ Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều nào?

+ Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, các chuyển động đó là cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mở rộng trong bóng mây.

- GV kết luận: Trái Đất chuyển động quanh mình nó theo chiều từ Tây sang Đông. Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ.

Hoạt động 4: Trò chơi : “Trái Đất quay”

Mục tiêu: HS thực hành để thấy rõ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động quay quanh mình nó.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc hướng dẫn và thực hành theo cặp như hình 4 trnag 117 trong SGK.

* Chuẩn bị: Quả địa cầu, tranh vẽ Mặt Trời.

* Thực hiện:

- Một HS đứng yêu và cầm tranh vẽ Mặt Trời.

- Một HS cầm quả địa cầu bước đi theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và xoay quả địa cầu theo chiều Trái Đất quay quanh mình nó.

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Trái Đất thực hiện những chuyển động nào?

+ Chiều của các chuyển động của Trái Đất như thế nào?

- GV nhận xét

* GV kết luận: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời. Trái Đất vừa chuyển động quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.

C. Hoạt động tiếp nối

- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu và xem các video trên mạng về chuyển động của Trái Đất.

- Cả lớp hát

- HS đọc câu hỏi và đưa ra câu trả lời:

+ 8 hành tinh. Đó là: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.

+ Trái Đất

- HS trình bày câu trả lời trước lớp.

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS quan sát tranh, tìm câu trả lời

+Có 8 hành tinh.

+ Hành tinh thứ 3.

+ HS tự nói theo ý hiểu của mình.

Ví dụ: Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời như sau: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh. Theo thứ tự này, Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3. Hoả Tinh và Kim Tinh là gần Trái Đất nhất. Hải Vương Tinh xa Mặt Trời và Trái Đất nhất.

- HS lắng nghe GV nhận xét

- HS hoạt động theo ý tưởng của GV

- HS hoạt động nhóm.

+ HS quan sát: Mặt Trời ở giữa, tiếp đến là Thuỷ Tinh, Kim Tinh. HS tự sáng tạo theo ý tưởng và sáng tạo của bản thân.

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày

- HS nghe GV nhận xét, kết luận.

- HS quan sát

- HS hoạt động nhóm trả lời

- Đại diện các nhóm trình bày

+ Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo chiều từ Tây sang Đông,.

+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo theo một đường gần tròn. 

+ Trái Đất có chuyển động quanh mình nó và quanh Mặt Trời

+ Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, các chuyển động đó ngược chiều kim đồng hồ.

- HS lắng nghe GV kết luận.

- HS đọc.

- HS thực hành theo cặp đôi sau đó trả lời câu hỏi:

- Đại diện HSTL

+ HSTL theo ý hiểu.

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

TUẦN 28

CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 28: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Giải thích được hiện tượng ngày và đêm.

- Biết một ngày có 24 giờ.

của Mặt Trăng.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác nhóm.

* Năng lực riêng: Phát triển và rèn luyện yêu thích môn học. Ham học hỏi tìm hiểu về tự nhiên và xã hội.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Một số hình ảnh, video clip về hệ Mặt Trời.

- HS: SGK, VBT, một số hình ảnh về Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết của HS về hiện tượng ngày và đêm.

Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát và tổ chức hoạt động dưới hình thức hỏi – đáp.

- GV cho HS xem video

- GV đưa ra câu hỏi:

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Tại sao lại có hiện tượng ngày và đêm?

+ Vào ban đêm, Mặt Trời ở đâu?

- GV nhận xét.

- Để khám phá những kiến thức liên quan đến ngày và đêm hãy cùng tham gia bài học hôm nay. GV giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu ngày và đêm trên Trái Đất

Mục tiêu: HS thực hành để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.

Cách tiến hành:

* Bước 1:

- GV dặn HS chuẩn bị đèn pin hoặc một đèn bàn và một quả địa cầu.

- GV tổ chức cho HS thực hiện thí nghiệm như hình 5 trang 118 trong SGK.

Chuẩn bị: Một phòng tối, một chiếc đèn pin hoặc đèn bàn, một quả địa cầu.

Thực hiện:

* Bước 1:

- Đặt đèn cố định và chiếu vào quả địa cầu.

- Nếu hình dung chiếc đèn như Mặt Trời, quả địa cầu như Trái Đất thì:

- GV yêu cầu HS quan sát kết quả và cho biết:

+ Cùng một lúc, vì sao Mặt Trời không chiếu sáng toàn bộ bề mặt của Trái Đất?

+ Hãy chỉ trên quả địa cầu phần nào là ban ngày, phần nào là ban đêm?

+ Khi Trái Đất quay quanh trục của nó, điều gì xảy ra ?

Bước 2:

- GV yêu cầu hai HS tìm vị trí của Việt Nam và Cu – ba trên quả dịa cầu.

- GV yêu cầu một HS chiếu đèn vào Việt Nam và đặt câu hỏi: Khi Việt Nam là ban ngày thì Cu – ba là ban ngày hay ban đêm? Vì sao?

- GV yêu cầu HS quay quả địa cầu theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó để Việt Nam đang vào ban đêm và hỏi về Cu – ba

* GV kết luận: Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng một nủa Trái Đất. Tại một vị trí trên Trái Đất, khoảng thời gian được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, khoảng thời gian không được Mặt Trời chiếu sáng là ban đêm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khi Trái Đất ngừng quay.

Mục tiêu: Tạo điều kiện để HS hiểu thêm về tác động của việc Trái Đất quay quanh mình nó.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức dưới hình thức hỏi – đáp.

- GV đưa câu hỏi: Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào?

- GV gợi ý cho HS qua câu hỏi mở: Phần của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có thay đổi không? Khi đó, Trái Đất có ban đêm không?

Kết luận: Nguyên nhân của hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất là do Trái Đất tự quay quay quanh mình nó.

Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến

Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất để bày tỏ ý kiến trong tình huống cụ thể.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 7 trang 119 trong SGK và thảo luận cặp đôi: Theo em, ý kiến của bạn An đúng hay sai? Vì sao?

- GV nhận xét: Hiện tượng ngày và đêm không do Trái Đất quay quanh Mặt Trời mà do Trái Đất quay quanh mình nó.

* Kết luận: Trái Đất luôn chuyển động quanh mình nó nên mọi nơi trên Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau.

C. Hoạt động tiếp nối sau bài học.

- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về Mặt Trăng.

- HS xem video.

- HS đọc câu hỏi, đưa ra câu trả lời:

- 2,3 HS chia sẻ dự đoán của mình.

- HS trình bày câu trả lời trước lớp.

- HS lắng nghe nhận xét.


- Tất cả bề mặt của Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng cùng một thời điểm vì: Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời không thể cùng một lúc chiếu sáng mọi nơi trên Trái Đất.

- Phần được chiếu sáng của Trái Đất là ban ngày và phần không được chiếu sáng là ban đêm.

- Khi Việt Nam là ban ngày thì Cu-ba là ban đêm vì Việt Nam và Cu-ba nằm ở hai nửa khác nhau của Trái Đất.

- Nhận xét: Khi Việt Nam là ban ngày thì Cu-ba là ban đêm và ngược lại.

- Nếu Trái đất ngừng quay quanh mình nó, thế giới sẽ có một nửa năm (6 tháng) toàn ánh sáng ban ngày và nửa năm chìm trong đêm tối do Trái Đất hình cầu nên nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Nhưng độ dài không phải là một ngày đêm mà độ dài ngày đêm là một năm (6 tháng ngày và 6 tháng đêm).

- Ý kiến của bạn An là sai vì Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của nó nên mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày đêm kế tiếp nhau.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Ngày soạn: …/…/20…. Ngày dạy: …./…/20….


KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI - LỚP 3 – Tuần 33

CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 29: BỀ MẶT TRÁI ĐẤT - TIẾT 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Tìm và nó đươc tên các châu lục, các đại dương và vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu,

- Nêu được một số dạng địa hình của Trái Đất. xác định được địa hình nơi học sinh đang sống.

- HS chỉ được các đới khí hậu trên quả địa cầu và trình bày được các hoạt động của con người ở tùng đới khí hậu.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Củng cố và đánh giá được một số kiến thức về đại dương và địa hình.

* Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học : Biết cách xem quả địa cầu chỉ được các đới khí hậu trên quả địa cầu.

3. Phẩm chất: Nhân ái, yêu nước. Biết quan tâm chăm sóc bản thân và biết bảo vệ môi trường sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Quả địa cầu, sơ đồ trái đất với các đới khí hậu (hình 2 trang 123 trong SGK), các tranh ảnh, video, clip về sinh hoạt của con người ở mỗi đới khí hậu trên trái đất, quả địa cầu.

- HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về về sinh hoạt của con người của các đới khí hậu khác nhau trên trái đất, đất nặn ( nếu có).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

*Hoạt động 1:Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của một số kiến thức về châu lục đại dương trên trái đất.

Cách tiến hành:

Cho HS xem Youtube Châu lục và đại dương qua góc nhìn 3D ( địa lý 3D)

- GV tổ chức dưới hình thức trò chơi : “Truyền điện” qua câu hỏi: Nêu tên các đại dương, châu lục mà em biết?.

- GV đưa ra một gợi ý bằng 1 từ khóa VD: Châu Á

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt HS vào bài học “ Bề mặt Trái Đất”.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa các màu sắc khác nhau trên quả địa cầu.

Mục tiêu:

- HS nhận biết được các màu thể hiện trên quả địa cầu.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu

- GV chia HS thành các nhóm yêu cầu mỗi nhóm thảo luận teo câu hỏi? trên quả địa cầu có mấy mầu? Đó là những màu nào?

+ Màu này thể hiện điiều gì?

- GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét.

- GV cùng học sinh nhận xét và rút ra kết luận.

- GV kết luận: Bề mặt trái đất có chỗ là đất, có chỗ là nước,. Những khối đất liền lớn trên bề mặt trái đất gọi là lục địa. những khoảng nước rỗng baombocj phần lục địa gọi là đại dương.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các lục địa và đại dương trên lược đồ.

Mục tiêu:

- HS hiểu được về các vùng đất liền và các đại dương trên bề mặt Trái Đất.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ trái đất ( hoặc GV chiếu lên bảng) và thực hiện yêu cầu duoiwsi hình thức Hỏi – Đáp.

+ Có bao nhiêu lục địa trên trái đất?

+ Đó là những lục địa nào?

+ Có bao nhiêu dai dương trên trái đất?

+ Đó Là những đại dương nào?

- HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- GV mời 2- 3 nhóm đại diện trả lời câu hỏi thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét.

- GV cùng học sinh nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận:

Trên bề mặt trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương.

( Cho HS quan sát lại hình ảnh tren màn hình ti vi - Nếu có)

Hoạt động 3: Trò chơi du lịch vòng quanh Thế Giới:

Mục tiêu: HS xác định được vị trí của các Châu lục và đại dương trên quả địa cầu.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 HS.

- GV yêu cầu HS thực hiện theo hướng dẫn. để mỗi nhóm 1 HS nói tên được một châu lục hoặc một đai dương có trên quả địa cầu

( Dẫn dắt để có từ khóa )

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hành đúng.

- GV kết luận: Trên bề mặt trái đất có 6 châu lục là: Châu Á – Châu Âu – Châu Phi – Châu Mĩ – Châu Nam Cực – Châu Đại Dương

và 4 đại dương là: Bắc Băng Dương – Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương – Đai Tây Dương.

- Cả lớp quan sát.

- Cả lớp chơi thức trò chơi : “Truyền điện”

- HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hình.

- HS các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ 4 màu

+ Xanh nươc biển, cam, vàng, xanh da trời.

- HS mỗi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và thực hiện yêu cầu

Theo nhóm 2.

+ 6 châu lục

+ Châu Á – Châu Âu – Châu Phi – Châu Mĩ – Châu Nam Cực – Châu Đại Dương

+ 4 đai dương

+ Bắc Băng Dương – Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương – Đai Tây Dương.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi, các nhóm HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

Châu Á – Châu Âu – Châu Phi – Châu Mĩ – Châu Nam Cực – Châu Đại Dương

Bắc Băng Dương – Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương – Đai Tây Dương.

- HS lắng nghe.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

HS trả lời các câu hỏi:

+ Trên thế giới có mấy châu lục? Đó là các châu lục nào?

+ Trên Thế giới có mấy Đại Dương? Đó là những đại dương nào?

- GV kết luận và nhận xét tiết học.

- HD chuẩn bị tiết sau.

- HS trả lời

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Ngày soạn: …/…/20…. Ngày dạy: …./…/20….


KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI - LỚP 3 – Tuần 33

CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 29: BỀ MẶT TRÁI ĐẤT - TIẾT 2 +3

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Nêu được một số dạng địa hình của Trái Đất. xác định được địa hình nơi học sinh đang sống.

- HS chỉ được các đới khí hậu trên quả địa cầu và trình bày được các hoạt động của con người ở tùng đới khí hậu.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Củng cố và đánh giá được một số kiến thức về đại dương và địa hình.

* Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học : Biết cách xem quả địa cầu chỉ được các đới khí hậu trên quả địa cầu.

3. Phẩm chất: Nhân ái, yêu nước. Biết quan tâm chăm sóc bản thân và biết bảo vệ môi trường sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Quả địa cầu, sơ đồ trái đất với các đới khí hậu (hình 2 trang 123 trong SGK), các tranh ảnh, video, clip về sinh hoạt của con người ở mỗi đới khí hậu trên trái đất, quả địa cầu.

- HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về về sinh hoạt của con người của các đới khí hậu khác nhau trên trái đất, đất nặn ( nếu có).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

*Hoạt động 1:Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của một số kiến thức về châu lục đại dương trên trái đất.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức dưới hình thức hỏi – đáp.

- GV đưa ra một câu hỏi gợi ý “ Theo em bề mặt trái đất có bằng phẳng không?

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt HS vào bài học “ Bề mặt Trái Đất”.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ các dạng địa hình trên bề mặt trái đất

Mục tiêu:

- HS nhận biết được các địa hình khác nhau trên bề mặt trái đất.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh Hoặc yêu cầu HS tranh H3 trang 124 SGK hoặc trình chiếu video, clip về các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.

- GV chia HS thành các nhóm yêu cầu mỗi nhóm thảo luận theo câu hỏi?

+ Liệt kê các dạng địa hình từ cao đến thấp.

+ Liệt kê các tên gọi của những vùng có nước trên mặt đất.

- GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét.

- GV cùng học sinh nhận xét và rút ra kết luận.

- GV kết luận: Bề mặt trái đất có nhiều địa hình khác nhau theo chiều cao đối với mặt đất, và theo lượng nước.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các địa hình trên bề mặt trái đất.

Mục tiêu:

- HS nhận diện phân biệt các địa hình qua quan sát những hình ảnh cụ thể.

Cách tiến hành:

- GV chia nhóm HS yêu cầu HS quan sát:

- HS thảo luận theo nhóm qua n ội dung cacao hỏi

+ Hình nào sau đây thể hiện đồng bằng?

+ Hình nào sau đây thể hiện đồi?

+ Hình nào sau đây thể hiện núi?

+ Hình nào sau đây thể hiện Cao nguyên?

+ Hình nào sau đây thể hiện đại dương?

+ Hình nào sau đây thể hiện Biển?

+ Hình nào sau đây thể hiện hồ, suối?

Vì sao em biết?

- GV mời 2- 3 nhóm đại diện trả lời câu hỏi thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét.

- GV cùng học sinh nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận:

Có các địa hình: Núi – đồi – cao nguyên – đồng bằng. Đai dương - Biển – hồ - sông – suối. Đồi núi là những vùng nhô cao. Núi cao hơn đồi và có đỉnh nhon sườn dốc. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải. Đồng bằng là vùng đất rộng bằng phẳng. Cao nguyên là vùng đất rộng tương đối bằng phẳng mà cao hơn đồng bằng.

- Sông, suối là những dòng nước chảy. Hồ là những chỗ trũng chứa nước.

Hoạt động 4: Liên hệ thực tế:

Mục tiêu: HS nêu được một số dạng địa hình nơi mình đang sống.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thực hiện theo các yêu cầu sau theo N2

+ Nơi em đang sống có những dạng địa hình nào?

+ Kể tên một số núi, đòi, cao nguyên, sông, suối, hồ.. có ở địa phương em?

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hành đúng.

- GV kết luận: Ở mỗi một địa phương có một có thể có một hay vài địa hình khác nhau. Núi, đồi, cao nguyên, sông, suối..

Hoạt động 5: Thực hành làm mô hình hoặc vẽ các địa hình.

Mục tiêu: HS thực hành vẽ hoặc nặn các mô hình klhacs nhau trên bề mặt trái đất.

Cách tiến hành:

- Tổ chức cho HS chọn một địa hình yêu thích.

- HD HS tự làm theo sở thích.

- HDHS trung bày sản phẩm.

- HDHS nhận xét – GV nhận xét.

- HS tham gia trả lời theo nội dung HS hiểu dưới sự hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hình.

- HS các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi:

- HS mỗi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát theo nhóm từ H4 đến H10/ 124,125 SGK.

- Thảo luận trong nhóm theo HD của GV.

+ Núi – đồi – cao nguyên – đồng bằng

+ Đai dương - Biển – hồ - sông – suối.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi, các nhóm HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

-Núi, đồi, cao nguyên, sông, suối..

- HS lắng nghe.

HS vẽ hoặc làm mô hình đã lựa chọn bằng đất nặn hoặc vật liệu tái chế.

- HS chia sẻ trươc lớp.

- Lắng nghe nhận xét

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

HS trả lời các câu hỏi:

+ Trên bề mặt trái đát có nhũng dạng địa hình nào?

+ Địa phương em ở có những dạng địa hình nào?

- GV kết luận và nhận xét tiết học.

- HD chuẩn bị tiết sau.

- HS trả lời

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

TUẦN 34

CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 1: BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (TIẾT 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- HS chỉ và nói được các đới khí hậu trên lược đồ.

- HS thực hành với quả địa cầu để xác định vị trí các đới khí hậu trên trái đất.

- HS biết được hoạt động tiêu biểu của con người ở từng đới khí hậu.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Tạo hứng thú và gợi mở những HS về khí hậu ở khắp nơi trên trái đất.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ,yêu nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: bài hát, quả địa cầu,SGK .

- HS: SGK, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi mở những HS về khí hậu ở khắp nơi trên trái đất.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Chú thỏ con”.

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Khí hậu trên mọi nơi trên trái đất có giống nhau không ?

+Nêu tên một nơi lạnh nhất và nơi nóng nhất trên trái đất mà em biết?

GV khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời trước lớp

- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “Bề mặt trái đất”.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu các đới khí hậu trên trái đất.

Mục tiêu: HS chỉ và nói được các đới khí hậu trên lược đồ.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 11 trong sgk trang 126 và trả lời câu hỏi:

+ Có bao nhiêu đới khí hậu trên trái đất hãy kể tên các đới khí hậu đó?

+ Giải thích đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh.

- GV gọi HS đứng dậy trình bày câu trả lời

- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Trên trái đất có các đới khí: đới nóng, ôn hòa, đới lạnh.

Hoạt động 2: Thực hành quan sát trên quả địa cầu.

Mục tiêu: HS thực hành vào quà địa càu để xác định ví trí các đới khí hậu trên bề mặt trái đất.

Cách tiến hành:

  • GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS tìm các đới khí hậu trên quả địa cầu.
  • GV đề nghị HS xác định ví trí của Việt Nam trên quả địa cầu để biết Việt Nam thuộc đới khí hậu

- GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày theo sơ đồ trên bảng.

- GV nhận xét, kết luận: + Có 5 đới khí hậu (1 đới nóng (nhiệt đới) 2 ôn hòa 2 đới lạnh)

+Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới có gió mùa hoạt động quanh năm vì thế khí hậu của VN là khí hậu nhiệt đới gió mùa.VN thuộc đới nóng .

Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động tiêu biểu của con người ở từng đới khí hậu.

Mục tiêu: HS biết được hoạt động tiêu biểu của con người ở từng đới khí hậu.

Cách tiến hành:

Bước 1:

GV đề nghị HS quan sát các hình từ 12-17 trang 126 ,127 trong SGK (video clip về sinh hoạt của con người ở các đới khí hậu khác nhau trên trái đất .

GV chia nhóm và gợi ý các câu hỏi cho từng hình.

+Hình 12 thể hiện hoạt động ở đới khí hậu nào? Vì sao em biết ? Con người ở hình đó đang làm gì?

-GV kết luận : Ở các đới khí hậu khác nhau thì sinh hoạt của con người cũng khác nhau.

Bước 2:

GV nêu yêu câu

- GV cho HS làm việc cặp đôi, hỏi - đáp nhau

+ Việt Nam thuộc đới khí hậu nào ?

+ Kể một số hoạt động của người dân Việt Nam ?

- GV mời các cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp.

- GV kết luận: Việt Nam nằm ở đới nóng ,thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây (lúa ngô cà phê cao su hồ tiêu vải………) chăn nuôi .

- Cả lớp hát

- HS đọc câu hỏi, đưa ra câu trả lời:

+ Không

+ Lạnh nhất là phía đông của cực nam âm 98 độ C.Nơi nóng nhất trên trái đất là Thung lũng chết vũng sa mạc phía đông Califormia Mỹ.

+ Mỗi HS tự liên hệ

- HS trình bày câu trả lời trước lớp.

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS quan sát tranh, tìm câu trả lời

+ Có 5 đới khí hậu (1 đới nóng (nhiệt đới) 2 ôn hòa 2 đới lạnh)

+ Đới nóng từ chí tuyến bắc đến chí tuyến nam, quanh năm có góc chiếu sáng của mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn, lượng nhiệt hấp thụ được nhiều quanh năm nóng....

- HS trình bày kết quả trước lớp

- HS lắng nghe GV nhận xét

- HS quan sát sơ đồ, tìm câu trả lời..

+ Có 5 đới khí hậu (1 đới nóng (nhiệt đới) 2 ôn hòa 2 đới lạnh)

+Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới có gió mùa hoạt động quanh năm vì thế khí hậu của VN là khí hậu nhiệt đới gió mùa.VN thuộc đới nóng .

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày trên quả địa cầu .

- HS nghe GV nhận xét, kết luận.

- HS hoạt động cặp đôi hỏi – đáp

-HS trả lời theo gợi ý

-HS trả lời các câu hỏi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

TUẦN 34

CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 1: ÔN TẬP VỀ TRÁI ĐẤT (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Củng cố và đánh giá được một sồ kiến thức của chủ đề Trái Đất và bầu trời

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Tạo hứng thú và gợi mở những HS về các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam và ở địa phương nơi sinh sống.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ,yêu nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Các tranh trong bài 30 SGK, giấy Ao.

- HS: SGK, VBT, một số tranh ảnh về các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam và ở địa phương nơi sinh sống.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo húng thú v khơi gợi để HS nhớ lại những kiến thức đã học của chủ đề Trải Đất và bấu trời.

Cách tiến hành:

GV đặt câu hỏi: Khi đang ngồi yên trong lớp thì mỗi HS cỏ chuyển động không? Vi sao?

GV nhận xét: Mỗi HS không chuyển động đối với nhau. Những vì Trái Đất luôn chuyển động nên chúng ta cũng chuyển động theo Chính vì vậy, tuy ngồi yên trong lớp nhưng thật ra mỗi người đều đang chuyển động đối với Mặt Trời”

GV khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời trước lớp

- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “Ôn tập về trái đất”.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Ôn tập các phương trong không gian

Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập kiến thức về các phương trong không gian và cách xác định mỗi phương.

Cách tiến hành:

GV yêu cằu HS chia nhỏm, quan sát hình 1 trang 128 trong SGK và thảo luận để hoàn thành yêu cẩu: Chỉ và nói tên bốn phương trong hình sau. Hoặc GV cho HS viết vào vở bài tập

GV mỗi 4 nhóm HS chỉ trên hình và báo cáo kết quả

Kết luận: Có bốn phương chính trong không gian: phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc Khi cánh tay phải chỉ về phương đông thì cánh tay trái chỉ về phương tây, phiá trước mặt là phưong bắc và phía sau lưng là phương nam.

Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ tư duy

Mục tiêu: HS ôn tập, hệ thống hoá những kiến thức đã có về các địa hinli, các chuyển động của Trái Đất và các đới klú hậu.

Cách tien hành:

GV yêu cầu HS quan sát hình 2 trang 128.

HS thảo luận theo nhóm và viết, vẽ để hoàn thành sơ đồ tư duy.

GV có thể đặt câu hỏi theo sơ đổ trong SGK. trang 128 để gợi ý HS vẽ:

+ Có những dạng địa hình nào trên Trái Đất? Em có thể vẽ hoặc tìm hình phù họp để minh hoạ,...

+ Trái Đầt có những chuyển động gì?

+ Trên Trái Đất có các đới khi hậu nào? Hoạt động tiẻu biểu của người dân ở đới khí hậu đó như thể nào?

Hoạt dộng tiếp nối sau bài học

GV yẻu eau HS sưu tầm một số bức ảnh về đồng bằng, cao nguyên, núi, sông, hổ, biển nổi tiếng của địa phương và của Việt Nam.

- HS đọc câu hỏi, đưa ra câu trả lời:

+ Không

HS trình bày câu trả lời trước lớp.

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS quan sát tranh, tìm câu trả lời

-HS thảo luận nhóm đại diện nhóm trình bài

- HS nhận xét nhóm bạn.

- HS trình bày kết quả trước lớp

- HS lắng nghe GV nhận xét

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................