Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Để tạo được ưu thế lai trong chăn nuôi, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai:
A. Lai khác thứ B. Lai kinh tế C. Lai khác dòng D. Lai hữu tính
2. Tự thụ phấn ở thực vật và giao phối gần ở động vật gây thoái hóa giống là do:
A. Giảm kiểu gen dị hợp, tăng kiểu gen đồng hợp.
B. Giảm kiểu gen đồng hợp, tăng kiểu gen dị hợp.
C. Có sự phân li về kiểu gen.
D. Giảm sự thích nghi cuả giống trước môi trường.
3. Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác là:
A. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá . C. Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế
B. Pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục. D. Tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản
4. Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào?
A. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác.
B. Biện pháp canh tác, bón phân.
C. Bón phân, biện pháp sinh học.
D. Biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, bón phân hợp lí.
Câu 2. (2 điểm) Hãy xếp các tập hợp sinh vật sau vào các cột cho đúng:
Tập hợp sinh vật | Quần thể | Quần xã | Không phải QT, QX |
1. Các cá thể chim sống trong rừng. | |||
2. Các con voi sống trong vườn bách thú. | |||
3. Các cá thể loài tôm sống trong hồ. | |||
4. Bể cá nuôi một loại cá duy nhất. | |||
5. Các cây trên đồng cỏ. | |||
6 .Các con cá trong hồ nước. | |||
7. Các cá thể cá chép sống trong một ao. | |||
8. Các con chó sói sống trong rừng. | |||
9. Các con hươu, hổ, báo sống trong rừng rậm Châu Phi. | |||
10. Lồng gà, cá rô phi đơn tính trong hồ, chậu cá vàng. |
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 3. (2 điểm)
a. Chuột cống sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy chia các nhân tố đó thành nhóm các nhân tố sinh thái.
b. Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng?
Câu 4. (3 điểm)
- Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ.
- Hãy thiết lập một lưới thức ăn từ các loài sinh vật sau đây: Thỏ, Cáo, Thực vật, Chuột, Cú, Sâu, Ếch, Rắn, Vi sinh vật
- Số lượng sâu đang tăng mạnh. Từ hiện trạng này, em hãy chỉ cho người nông dân nên áp dụng biện pháp sinh học nào đơn giản nhất nhưng có hiệu quả để nâng cao năng suất lúa.
- Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ.
Câu 5. (2 điểm) Ô nhiễm môi trường là gì? Em có nhận xét gì về tình hình môi trường ở địa phương, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và đưa ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 9 HỌC KÌ II
Năm học 2021 - 2022
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0.25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | B | A | B | D |
Câu 2. (2 điểm)
QT: 7, 8
QX: 1, 3, 5, 6, 9
Không phải QT, QX: 2, 4, 10
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu | Kiến thức cần đạt | Điểm |
3 | - Nhân tố vô sinh: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, áp suất, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa - Nhân tố hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá - Vì cành phía dưới nhận được ánh sáng ít hơn nên khả năng quang hợp của cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và khả năng lấy nước kém nên bị héo dần và sớm rụng. | 0.5 0.5 1 |
4 | Hệ sinh thái: Là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định bao gồm quẫn xã và khu vực sinh sống của quần xã (sinh cảnh) | 1 |
Vd: Một khu rừng, một cái ao,…. | ||
Vẽ lưới thức ăn: viết đủ các mối quan hệ giữa các sinh vật, thiếu 1 trong các mối quan hệ dinh dưỡng, không đủ thành phần thì trừ điểm. Thực vật Thỏ Cáo Chuột Cú Vi sinh vật Sâu Ếch Rắn | 1 | |
Biện pháp nâng cao năng suất lúa: HS liên hệ trả lời. | 0.5 | |
- Là quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài. - Khi cây mọc dày, thiếu dinh dưỡng, thiếu ánh sáng, nguồn sống khó khăn... | 0.5 | |
5 | - Khái niệm: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đối, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. - Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm: HS liên hệ + Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt + Đất bị ô nhiễm do sử ụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt + Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, …. - Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm: + Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường + Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định + Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung. | 0.5 0.5 1 |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH 9 HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021- 2022
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||||
Ứng dung di truyền học | Nguyên nhân thoái hóa. phương pháp tọa ưu thế lai | ||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 0.5 5% | 2 0.5 5% | |||||||||
Sinh vật và môi trường | Nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái | ||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 2,0 20% | 1 2,0 20% | |||||||||
Hệ sinh thái | Đặc điểm của quần thể người | - Khái niệm quần thể, quần xã - Hệ sinh thái | Hệ sinh thái | ||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 0.25 2.5% | 1 2,0 20% | ½ 1,0 10% | ½ 2,0 20% | 3 5,25 52,5% | ||||||
Con người dân số và môi trường | Ô nhiễm môi trường do hóa chất. | Ô nhiêm môi trường | |||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 0.25 2.5% | 1 2,0 20% | 2 2,25 22,5% | ||||||||
Tổng Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 4 1 10 | 2.5 5 50 | 1.5 4 40 | 8 10,0 100% |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới