Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Ngày soạn:29.08.2020
Ngày dạy:
Khối lớp:
Tiết số: 1
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Học sinh biết được mục tiêu nội dung chương trình và SGK công nghệ 6.phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy và học.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết được phương pháp dạy và học từ thụ động sang chủ động tích cực hoạt động tìm hiểu tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống.
- Học sinh sử dụng thành thạo các phương pháp học tập.
3. Thái độ:
- Có thói quen học tập và làm việc theo quy trình.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
4.2. Phẩm chất:
- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
- Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS.
- Phiếu học tập, máy chiếu
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…
- Đọc và tìm hiểu trước bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Ổn định tổ chức:
- Ổn định lớp:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (đồ dùng học tập của học sinh)
Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5 phút)
- Mục tiêu:
+Tạo hứng thú, động lực cho HS khi tìm hiểu kiến thức mới.
+ Xuất hiện nhu cầu dẫn đến việc cần tiếp nhận kiến thức mới.
- GV giao nhiệm vụ:
+ Gia đình là gì?
+ Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi người chúng ta?
Thực hiện:
- GV gọi học sinh đứng tại chỗ trình bày, học sinh khác theo dõi và bổ sung.
- GV giới thiệu bài: Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mọi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành người có ích cho xã hội.
Để biết được vai trò của mỗi người với xã hội, chương trình Công nghệ 6- Phần kinh tế gia đình sẽ giúp cho các em hiểu rõ và cụ thể về công việc các em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
2. Các hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. - Mục tiêu: HS hiểu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. +) Chuyển giao: - Yêu cầu HS đọc thông tin mục I (SGK/3) và liên hệ thực tế-thảo luận nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật mảnh ghép. Nhóm 1, 2 cho biết gia đình có vai trò gì? Nhóm 3, 4 cho biết trách nhiệm của mỗi người trong gia đình? Nhóm 5, 6 cho biết trong gia đình có rất nhiều công việc phải làm đó là những công việc gì? Kể tên các công việc liên quan đến kinh tế gia đình mà em đã tham gia? +) Thực hiện - HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công. Sau đó mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, trao đổi lại với cả nhóm mới về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ. +) Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - GV bổ sung hướng HS đưa ra kết luận. | I. Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. 1. Vai trò của gia đình. - Gia đình là nền tảng của xó hội, mỗi người sinh ra, lớn lên được nuôi dưỡng giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai (vật chất và tinh thần) -Trách nhiệm của mỗi người trong gia đình: làm tốt công việc của mình để gia đình văn minh hạnh phúc. 2. Kinh tế gia đình. -Tạo ra nguồn thu nhập (tiền và hiện vật -Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu (hợp lí hiệu quả) - Làm các công việc nội trợ trong gia đình (nấu ăn dọn dẹp…) |
Hoạt động 2: Mục tiêu của chương trình công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình. - Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu của chương trình công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình. +) Chuyển giao: - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK/3 thảo luận nhóm 5 phút sử dụng KT khăn trải bàn cho biết sau khi học xong chương trình KTGĐ các em cần đạt được những mục tiêu gì? (về kiến thức, về kĩ năng, về thái độ). Các em tiếp thu được những những kiến thức gì? - Những kiến thức đó giúp cho em biết được những công việc gì giúp ích cho cuộc sống thường ngày? - Thấy được tầm quan trọng của bộ môn này, em có thái độ học tập như thế nào? +) Thực hiện - HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công. Sau đó mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, trao đổi lại với cả nhóm mới về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ. +) Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - GV nhận xét hướng HS đi đến kết luận chung. | II. Mục tiêu của chương trình công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình. (15 phút)1.Về kiến thức - Biết được kiến thức về ăn uống, may mặc, trang trí và thu chi trong gia đình. - Biết khâu vá, cắm hoa trang trí, nấu ăn. 2.Về kĩ năng. - Lựa chọn, sử dụng trang phục, bảo quản đúng kĩ thuật, Gĩữ gìn nhà ở sạch sẽ, Biết ăn uống hợp lí, chi tiêu hợp lí, làm các công việc vừa sức giúp đỡ gia đình. 3. Về thái độ - Say mê học tập và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống |
Hoạt động 3: Phương pháp học tập. - Mục tiêu: +) Chuyển giao: - GV yêu cầu học sinh đọc mục 3 (SGK/4) thảo luận nhóm 3 phút cho biết theo em để học tốt môn học kinh tế gia đình em cần có phương pháp học mới là gì? -Để chủ động hoạt động tiếp thu kiến thức các em cần phải làm gì? +) Thực hiện - HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công. Sau đó mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, trao đổi lại với cả nhóm mới về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ. +) Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét chốt. | III. Phương pháp học tập. (10 phút) =>Hoạt động tích cực chủ động để tìm hiểu, phát hiện và nắm vững kiến thức với sự hướng dẫn của giáo viên. => Tìm hiểu kĩ các hình vẽ, câu hỏi, bài tập, thực hiện các bài thử nghiệm, thực hành liên hệ với thực tế;tích cực thảo luận để phát hiện và lĩnh hội các kiến thức mới để vận dụng các kiến thức vào cuộc sống. |
3. Hoạt động luyện tập: (5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
- Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về vai trò của gia đình và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình, kinh tế gia đình là gì, phương pháp học tập mới. + Chuyển giao: - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK/3 thảo luận nhóm 5 phút sử dụng KT khăn trải bàn cho biết sau khi học xong chương trình KTGĐ các em cần đạt được những mục tiêu gì? (về kiến thức, về kĩ năng, về thái độ). Các em tiếp thu được những những kiến thức gì? - Những kiến thức đó giúp cho em biết được những công việc gì giúp ích cho cuộc sống thường ngày? - Thấy được tầm quan trọng của bộ môn này, em có thái độ học tập như thế nào? + Thực hiện: - HS cả lớp làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi. Câu 1: Em hãy nêu vai trò của gia đình và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình? Câu 2: Kinh tế gia đình là gì? Câu 3: Sau khi học xong phân môn KTGĐ-HS cần đạt được những mục tiêu? Câu 4: Phương pháp học tập mới là gì? - GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS + Báo cáo, thảo luận: - Cá nhân HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác nhận xét bổ sung. + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - Nhận xét hoạt động của cá nhân, của các nhóm - GV chốt phương án trả lời đúng. | Câu 1: - Gia đình là nền tảng của XH, mỗi người sinh ra lớn lên được nuôi dưỡng giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai (vật chất và tinh thần) -Trách nhiệm của mỗi người trong gia đình: làm tốt công việc của mình để gia đình văn minh hạnh phúc. Câu 2: -Tạo ra nguồn thu nhập (tiền và hiện vật -Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu (hợp lí hiệu quả) - Làm các công việc nội trợ trong gia đình (nấu ăn dọn dẹp…) Câu 3: Kiến thức.............. kĩ năng....................., thái độ........... Câu 4: Hoạt động tích cực chủ động để tìm hiểu, phát hiện và nắm vững kiến thức với sự hướng dẫn của giáo viên. - Tìm hiểu kĩ các hình vẽ, câu hỏi, bài tập, thực hiện các bài thử nghiệm, thực hành liên hệ với thực tế........ |
4, 5. Hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng:
* Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu kiến thức về vai trò của gia đình và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình, kinh tế gia đình là gì, phương pháp học tập bộ môn.
+ Chuyển giao:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Sau khi học xong bài này em rút ra được điều gì?
Gia đình có vai trò gì?
Trách nhiệm của mỗi người trong gia đình?
Các công việc liên quan đến kinh tế gia đình mà em đã tham gia?
Sau khi học xong chương trình KTGĐ các em cần đạt được những mục tiêu gì?
Thấy được tầm quan trọng của bộ môn này, em có thái độ học tập như thế nào?
Chia lớp thành nhóm. Các nhóm viết câu trả lời ra bảng phụ trả lời các câu hỏi.
+ Thực hiện:
- HS làm việc nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi.
- Các nhóm thảo luận đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi .
Viết kết quả vào bảng phụ.
- GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS.
+ Báo cáo thảo luận:
- Các nhóm HS treo bảng phụ viết câu trả lời cho các câu hỏi.
- HS quan sát các phương án trả lời của các nhóm bạn.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm.
Các nhóm khác nhận xét bổ xung.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
- GV nhận xét về ý thức học tập của các nhóm, nhận xét về kêt quả bài tập của HS
- Về học bài cũ
- Xem bài mới (bài1).
- Sưu tầm các loại vải may mặc thường dùng trong may mặc (vải sợi bông, tơ tằm, vải lanh, vải cotton, lụa nilon…
RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 30.08.2020
Ngày dạy:
Khối lớp:
Tiết số: 2
Bài 1:
CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC (T.1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được công dụng của các loại vải.
- Học sinh biết được nguồn gốc, tính chất các loại sợi thiên nhiên, sợi hoá học, vải sợi pha.
2. Kĩ năng: - Học sinh biết phân biệt được một số loại vải thông dụng
- Học sinh thực hành chọn các loại vải, biết phân biệt vải bằng cách đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt.
3. Thái độ: - Có lòng say mê yêu thích môn học.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
4.2. Phẩm chất:
- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:- Tranh SGK hình1.1;1.2.
- Phiếu học tập, máy chiếu
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…
- Mẫu các loại vải.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Ổn định tổ chức:
- Ổn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ:
HS 1: Vai trò của gia đình và trách nhiệm của mọi người trong gia đình?
Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5 phút)
- Mục tiêu:
+Tạo hứng thú, động lực cho HS khi tìm hiểu kiến thức mới.
+ Xuất hiện nhu cầu dẫn đến việc cần tiếp nhận kiến thức mới.
- GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi.
- GV giao nhiệm vụ:
Hãy chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về loại vải thường dùng trong may mặc, trong gia đình:
+ Em hãy kể tên những vật dụng được may bằng vải của gia đình em?
+ Theo em, có những loại vải nào được dùng trong may mặc?
Ghi tóm tắt ý kiến và chia sẻ với các bạn trong nhóm sau đó báo cáo kết quả với cô giáo những việc em đã làm.
2. Các hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Nguồn gốc tính chất của các loại vải. * Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về nguồn gốc tính chất của các loại vải. + Chuyển giao: - GV cho HS hoạt động nhóm 5 phút vò, đốt vải nhúng nước kết hợp nội dung vừa đọc SGK/6 nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên? - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm viết câu trả lời ra bảng phụ trả lời các câu hỏi. + Thực hiện: - HS làm việc nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi. - Các nhóm thảo luận đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi . Viết kết quả vào bảng phụ. - GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS. + Báo cáo thảo luận: - Các nhóm HS treo bảng phụ viết câu trả lời cho các câu hỏi. - HS quan sát các phương án trả lời của các nhóm bạn. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác nhận xét bổ xung. - GV hướng HS tự rút ra kết luận - HS tự rút ưu nhược điểm từ tính chất.lấy ví dụ. - Vải sợi thiên nhiên có ưu, nhược điểm gì? Cách khắc phục các nhược điểm đó? - Kể tên các loại vải làm từ vải sợi thiên nhiên. (vải sợi bông, vải tơ tằm, vải len) + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV nhận xét về ý thức học tập của các nhóm, nhận xét về kêt quả bài tập của HS - GV: Chốt lại kiến thức | I. Nguồn gốc tính chất của các loại vải (35 phút)1.Vải sợi thiên nhiên a. Nguồn gốc: HS tự nghiên cứu SGK b.Tính chất - Độ hút ẩm cao, mặc để thấm - Mặc thoáng mát - Dễ nhàu và mốc - Lâu khô, dễ bay màu. - Đốt thì than tro dễ tan, không vón cục. |
* Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về + Chuyển giao: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm viết câu trả lời ra bảng phụ trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc SGK mục 2.b SGK - GV đốt, vỏ vải. - HS quan sát thao tác của GV hoạt động nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hãy cho biết tính chất của vải sợi hoá học? - Làm thế nào để phân biệt vải sợi thiên nhiên và sợi hoá học? - Vì sao vải sợi hoá học sử dụng nhiều trong may mặc?. + Thực hiện: - HS làm việc nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi. - Các nhóm thảo luận đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi . Viết kết quả vào bảng phụ. - GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS. + Báo cáo thảo luận: - Các nhóm treo sản phẩm của mình lên tường tại vị trí gần nhóm nhất. - Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm, các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe và bổ sung nếu cần thiết. Các nhóm khác nhận xét bổ xung. - HS tự rút ra kết luận. + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV nhận xét về ý thức học tập của các nhóm, nhận xét về kêt quả bài tập của HS - GV: Chốt lại kiến thức | 2.Vải sợi hoá học a. Nguồn gốc: HS tự nghiên cứu SGK b. Tính chất:- Ngược với tính chất của vải sợi thiên nhiên. -Vải sợi nhân tạo: hút ẩm cao, thoáng mát, ít nhàu, tro bóp dễ tan; -Vải sợi tổng hợp: Hút ẩm thấp, mặc bí ít thấm mồ hôi, bền, đẹp giặt mau khô và không nhàu. |
3, 4. Hoạt động luyện tập, vận dụng:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
* Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về + Chuyển giao: - GV yêu cầu HS làm bài tập: Hoạt động nhóm 3 phút nối tên loại vải ở cột A với tính chất chung của các loại vải đó ở cột B trong bảng sau sao cho phù hợp: - Tìm hiểu xem trong gia đình mình có những vật dụng nào được làm bằng vải và xác định xem loại vải được dùng để may vật dụng đó là loại vải nào? Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm viết câu trả lời ra bảng phụ trả lời các câu hỏi. + Thực hiện: - HS làm việc nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi. Chia sẻ với các bạn trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ của em và thống nhất kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhóm. - Các nhóm thảo luận đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi . Viết kết quả vào bảng phụ. Bản ghi chép tóm tắt những điều dã tìm hiểu được và nhận xét của em về các loại vải được sử dụng để may trang phục và vật dụng trong gia đình mình. - Tìm hiểu xem trong gia đình mình có những vật dụng nào được làm bằng vải và xác định xem loại vải được dùng để may vật dụng đó là loại vải nào? Bản ghi chép tóm tắt những điều dã tìm hiểu được và nhận xét của em về các loại vải được sử dụng để may trang phục và vật dụng trong gia đình mình. - GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS. + Báo cáo thảo luận: - Các nhóm HS treo bảng phụ viết câu trả lời cho các câu hỏi. - HS quan sát các phương án trả lời của các nhóm bạn. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác nhận xét bổ xung. + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV nhận xét về ý thức học tập của các nhóm, nhận xét về kêt quả bài tập của HS - GV: Chốt lại kiến thức | Câu 1- c Câu 2- b Câu 3- a
|
A. Loại vải | Cột nối | B. Tính chất |
1. Vải sợi thiên nhiên | 1 với | a. Nhẹ, mềm mại, bóng đẹp, nhiều màu sắc, không bị nhàu, dễ giặt sạch và phơi khô nhanh nhưng độ hút ẩm kém, giữ nhiệt kém, tạo cảm giác bí khi mặc, không thấm mồ hôi. |
2. Vải sợi nhân tạo | 2 với | b. Độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát và tương tự vải sợi thiên nhiên nhưng ít nhàu hơn và bị cứng lại khi nhúng vải vào nước, tro bóp dễ tan. |
3. Vải sợi tổng hợp | 3 với | c. Độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát, có khả năng giữ nhiệt tốt nhưng dễ bị nhàu, độ bền kém, giặt khó sạch và phơi lâu khô, đốt thì than tro dễ tan. |
d. Bền, đẹp, không bị nhàu, dễ giặt sạch, có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mắt, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. |
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Mục tiêu:
- Củng cố, mở rộng kiến thức về những loại vải thường dùng trong may mặc và cách phân biệt các loại vải.
+ Chuyển giao: Yêu cầu HS về nhà làm.
- Em hãy cùng bạn đến cửa hàng bán vải may măc, bán quần áo hoặc cửa hàng may mặc, quan sát các loại vải và hỏi người bán hàng hoặc thợ may tên của những loại vải hiện nay đang được nhiều người ưu chuộng, sử dụng để may mặc. Ghi nhận xét của em về các loại vải đó. Nếu có thể được, em hãy sưu tầm một số mẫu vải để chia sẻ với các bạn trong lớp.
Sản phẩm là bản mô tả ngắn gọn những loại vải đã quan sát và sưu tầm được.
* Về nhà học bài 1, 2, 3 SGK
- Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình về những loại vải thường dùng trong may mặc và cách phân biệt các loại vải.
- Xem bài mới: Sưu tầm các loại vải sợi pha hiện nay.
- Chuẩn bị: mẫu vải, sưu tầm các băng vải nhỏ đính trên quần áo may sẵn, diêm, nước.
RÚT KINH NGHIỆM:
Ký duyệt của ban giám hiệu
Ngày tháng năm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Khối lớp:
Tiết số:
CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC (T.2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Học sinh hiểu được công dụng của các loại vải.
- Học sinh biết được nguồn gốc, tính chất, công dụng vải sợi pha.
2. Kĩ năng: - Học sinh biết phân biệt được các loại vải qua thử nghiệm.
- Học sinh thực hành chọn các loại vải, biết phân biệt vải bằng cách đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt.
3. Thái độ:- Có lòng say mê yêu thích môn học.
- Cần cẩn thận khi thử nghiệm.
4.Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
4.2. Phẩm chất:
- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: - Bộ mẫu vải, nước, diêm, que hương.
- Sưu tầm các băng vải nhỏ đính trên quần áo may sẵn
- Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…
- Mẫu các loại vải.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Ổn định tổ chức:
- Ổn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ:
HS1: Vì sao người ta thích mặc áo vải bông, tơ tằm và ít sử dụng lụa nilon vào mùa hè?
HS:. Làm thế nào để phân biệt được vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học?
Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5 phút)
- GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi.
- GV giao nhiệm vụ:
Hãy chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về loại vải thường dùng trong may mặc, trong gia đình:
+ Theo em, có những loại vải nào được dùng trong may mặc?
+ Làm thế nào để phân biệt được các loại vải may mặc?
Ghi tóm tắt ý kiến và chia sẻ với các bạn trong nhóm sau đó báo cáo kết quả với cô giáo những việc em đã làm.
Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về hai loại vải là vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học. Hôm nay chúng ta xẽ tìm hiểu thêm loại vải nữa đó là vải sợi pha. Vậy vải sợi pha có nguồn gốc, tính chất và ưu nhược điểm gì thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu
2. Các hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT | |||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Vải sợi pha: - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm; - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm. - Cho HS đọc mục 3 SGK/8 kết hợp xem 1 số mẫu vải sợi pha hoạt động nhóm 4 phút cho biết nguồn gốc và tính chất của vải sợi pha? Chúng có những ưu điểm gì nổi bật so với những loại vải đã được học? - Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ xung. - Gv hướng HS tự rút ra kết luận. - Vì sao vải sợi pha được sử dụng rộng rãi? (thích hợp với khí hậu Việt Nam, phù hợp với thị hiếu, kinh tế Việt Nam) - Hãy cho ví dụ về vải dệt bằng sợi bông pha sợi tổng hợp (cotton+plyester) | 3.Vải sợi pha (10 phút) a. Nguồn gốc - Sợi pha được kết hợp hai hay nhiều loại sợi khác nhau tạo thành sợi dệt b. Tính chất - Bền, đẹp, dễ nhuộm màu, ít nhàu, thoáng mát, giặt chóng sạch, mau khô, ít phải là. | |||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải. - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm; - KT: KT đặt câu hỏi; KT thị phạm; KT chia nhóm; KT giao nhiệm vụ. - Cho HS đọc mục 1 SGK/9 – Làm việc cá nhân 4 phút hoàn thiện bảng. - HS lên bảng trình bày các bạn khác theo dõi, nhận xét đưa ra kết luận cuối cùng. - GV Cho HS đọc mục 2 SGK/9 kết hợp quan sát GV thực hành mẫu (vò vải, đốt vải và nhúng nước) - Lớp chia theo 3 nhóm thực hành vò, đốt vải bằng que hương trong thời gian 5 phút điền kết quả vào bảng mẫu. - GV hướng dẫn HS thực hiện theo dõi, nhắc nhở cần cẩn thận khi đốt vải (nên đốt bằng que hương) - Các nhóm trình bày kết quả luyện tập thực hành của nhóm. - GV nhận xét và bổ sung - Ngoài các cách trên còn có cách nào để phân biệt một số loại vải mà em biết?
- Cho HS đọc SGK mục 3 liên hệ thực tế - Hãy đọc thành phần sợi vải trên các ví dụ ở hình 1.3 và trên các băng sợi nhỏ mà các em đã sưu tầm được. - GV chiếu một số tem mác có chứa các thành phần sợi vải. - Cá nhân học sinh quan sát trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sungGV bæ sung vµ nhËn xÐtGV: Lu ý thµnh phÇn sîi v¶i thêng viÕt b»ng ch÷ tiÕng anh. Khi biÕt thµnh phÇn sîi v¶i råi sÏ chän mua quÇn ¸o cho phï hîp theo mïa. | II. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải. (25 phút)1.Điền tính chất của một số loại vải. - Vải bông, vải tơ tằm: Dễ bị nhàu, tro bóp dễ tan- Vải Visco, xa tanh (nhân tạo): Ít nhàu, tro bóp dễ tan - Vải Lụa nilo, Polyeste (tổng hợp): Không bị nhàu, tro vón cục bóp không tan 2. Thử nghệm để phân biệt một số loại vải
-Thao tác vò vải, đốt vải và nhúng nước - Xếp các mẫu vải theo nhóm (sợi thiên nhiên, sợi hoá học, sợi pha) 3. Đọc thành phần sợi vải trên các băng vải nhỏ đính trên quần, áo
| |||||||||||||||||||||
Ho¹t |
2.3. Hoạt động luyện tập: (5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT | |
- PP: Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. - KT: Đặt câu hỏi - NL chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề. - Hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, cá nhân. - Hãy ghi tên nhưng loại vải em thích chọn để may trang phục cho bản thân và vật dụng trong gia đình vào bảng sau: | ||
Trang phục và vật dụng | Loại vải nên chọn để may và lý do chọn | |
Trang phục mặc đi học | ||
Trang phục lao động | ||
Trang phục mùa đông | ||
Trang phục mùa hè | ||
Vỏ chăn, vỏ gối | ||
Khăn quàng đỏ | ||
Khăn quàng mùa đông |
Hãy vận dụng những hiểu biết về tính chất của các loại vải để nối mỗi loại vải ở cột A với cách sử dụng và bảo quản tương ứng ở cột B trong bảng sau:
A. Loại vải | Cột nối | Sử dụng và bảo quản |
1. Vải sợi bông (100% coton) | 1 với | a. Thường được sử dụng để may trang phục mùa đông vì giữ nhiệt rất tốt. Khi sử dụng, chú ý không giặt nhiều và không giặt bằng nước nóng để tránh làm xơ hoặc co sợi vải. |
2. Lụa nilon | 2 với | b. Được nhiều người sử dụng để may các loại trang phục mùa hè vì loại vải này có độ hút ẩm cao, tạo cảm giác thoáng mát, ít bị nhàu, dễ giặt sạch, dễ bảo quản. |
3. Vải len, dạ | 3 với | c. Thường được sử dụng để may áo vỏ áo khoác, áo “ gió” vì nhẹ, bền, bóng, đẹp. |
4. Vải sợi pha | 4 với | d. Được sử dụng để may trang phục các mùa trong năm. Giặt được bằng nước nóng. Chú ý vò kỹ khi giặt, giũ mạnh quần, áo trước khi phơi để quần áo đỡ bị nhàu. Trước khi mặc nên là (ủi) cho phẳng. |
4. Hoạt động vận dụng:
Tìm hiểu xem trong gia đình mình, trang phục hằng ngày của ông bà, cha mẹ, bản thân và anh chị em được may bằng loại vải nào nhiều nhất? Hãy giải thích cho mọi người biết vì sao dùng loại vải đỏ may trang phục là tốt hoặc không tốt?
Bản ghi chép tóm tắt những điều dã tìm hiểu được và nhận xét của em về các loại vải được sử dụng để may trang phục và vật dụng trong gia đình mình.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Em hãy tra cứu trên mạng internet với các từ khóa “ Các loại vải thường dùng trong may mặc” và “ Sản xuất vải sợi hóa học bằng cách nào?” Để tìm hiểu thêm về đặc điểm, tính chất của các loại vải
* -Về học bài cũ và xem trước bài mới: Bài 2 - Lựa chọn trang phục
- HS chuẩn bị tranh hình 1.4.SGK trang 11 mẫu quần áo của các loại trang phục (nếu có).
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của trang phục.
- Học sinh hiểu thế nào là trang phục, chức năng của nó là để làm gì.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết vận dụng được kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục cho phù hợp.
- Học sinh lựa chọn trang phục đẹp mặc phù hợp với bản thân, gia đình.
3. Thái độ:
- Có lòng say mê yêu thích môn học.
- Biết trân trọng, giữ gìn quần áo mặc hàng ngày, có ý thức sử dụng trang phục hợp lý, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ.
4.Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
4.2. Phẩm chất:
- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
5. Tích hợp theo đặc trưng của bộ môn, bài dạy:
Tích hợp nội dung ở lĩnh vực thời trang
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: - Tranh SGK hình1.4 và một số mẫu trang phục trong lứa tuổi học trò.
- Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Ổn định tổ chức:
- Ổn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ:
HS1. Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha?
HS2.Vì sao vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc hiện nay?
Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5 phút)
- GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi.
- GV giao nhiệm vụ:
Liên hệ thực tế trao đổi với các bạn về những điều em quan sát hoặc biết được về trang phục và thời trang theo các câu hỏi dưới đây:
+ Quần áo có vai trò như thế nào với con người?
+ Quần áo có phải là trang phục không? Vì sao?
+ Thế nào là trang phục đẹp? Trong các bộ trang phục của mình em thích nhất bộ nào? Vì sao em thích?
Học sinh báo cáo kết quả đã đạt được.
2. Các hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Trang phục và chức năng của trang phục. - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm; - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, KT khăn trải bàn. - GV cho HS đọc mục 1.1 (SGK/11) quan sát hình 1.4 hoạt động cá nhân 3 phút cho biết trang phục là gì? - Hãy nêu các vật dụng của bộ trang phục em đang mặc ;trong đó vât dụng nào quan trọng nhất? (Quần, áo) - HS liên hệ thực tế trả lời, bạn khác nhận xét, bổ sung - GV bổ sung và kết luận - Cho HS đọc mục 2 (SGK)+ quan sát hình 1.4 - thảo luận 4 người trong thời gian 5 phút cho biết người ta phân loại trang phục bằng những cách nào? + Hãy nêu tên và công dụng của từng lọai trang phục ở các hình 1.4a, b, c và mô tả các trang phục khác mà em biết? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV hướng dẫn HS tổng hợp kiến thức và tự rút ra kết luận.
- GV cho HS đọc mục 3 SGK/12 và liên hệ thực tế thảo luận nhóm 5 phút sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn cho biết trang phục có chức năng gì? - Em hãy nêu những ví dụ về chức năng bảo vệ cơ thể của trang phục. (tránh nắng, rét.) - Theo em mặc thế nào là đẹp? Em cho biết trang phục đồng phục của HS trường ta? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV hướng HS tự rút ra kết luận. - GV chiếu câu hỏi và các lựa chọn cho câu hỏi thế nào là mặc đẹp? Yêu cầu HS quan sát hoạt động cá nhân 3 phút trả lời, bạn khác nhận xét, bổ sung GV bổ sung và kết luận (ý: 2;3) mặc áo quần mốt mới hoặc đắt tiền chưa chắc đã mặc đẹp. - Mặc đẹp có hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu mốt và giá tiền trang phục không? Vì sao? Kết luận chung: Trang phục có chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người.Trang phục phần nào thể hiện phần nào cá tính nghề nghiệp và trình độ văn hoá của người mặc | I. Trang phục và chức năng của trang phục. (35 phút) 1.Trang phục là gì? - Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm (mũ, giày, tất...) 2.Các loại trang phục. -Phân loại bằng cách: +Theo thời tiết: trang phục mùa lạnh, trang phục nóng +Theo công dụng: trang phục mặc thường ngày, trang phục lễ hội, đồng phục, trang phục bảo hộ lao động, trang phục thể thao +Theo lứa tuổi: trang phục trẻ em, trang phục người đứng tuổi. +Theo giới tính: trang phục nam, trang phục nữ. Tuỳ hoạt động mà trang phục may bằng chất liệu, kiểu may, màu sắc khác nhau. 3.Chức năng của trang phục a. Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường b. Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động - Biết chọn vải, kiểu may phù hợp với bản thân và điều kiện kinh tế của gia đình Không chạy theo những kiểu mốt cầu kì, đắt tiền, vượt quá khả năng kinh tế của gia đình. - ý: 2;3 mặc áo quần mốt mới hoặc đắt tiền chưa chắc đã mặc đẹp. KL: Trang phục có chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người. Trang phục thể hiện phần nào cá tính nghề nghiệp và trình độ văn hoá của người mặc |
3. Hoạt động luyện tập: (5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
- PP: Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, đống vai. - KT: Đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ - Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp? - Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp. - GV tổ chức chương trình biểu diễn thời trang: Mỗi nhóm cử 1-2 bạn tham gia biểu diễn thời trang. Những bạn lên biểu diễn thời trang sẽ thuyết minh ngắn (1-2 phút) về bộ trang phục của mình (mặc trong hoạt động nào? Sự phù hợp của trang phục đối với bản thân…) Các bạn trong lớp bình bầu những bạn có trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể, màu da, lứa tuổi học trò. Các cán bộ lớp và thầy cô tặng hoa hoặc quà lưu niệm cho các bạn đạt giải nhất, nhì ba, khuyến khích. | - 2 học sinh phát biểu. - Đại diện các nhóm lên biểu diễn. |
4. Hoạt động vận dụng:
Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình về cách lựa chọn trang phục và thời trang đã được học ở lớp
Tìm hiểu trang phục hằng ngày của người thân trong gia dình và bạn bè được may bằng các loại vải nào? Và có kiểm dáng như thế nào? Có phù hợp hay không?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Trong tiếng anh có từ và cụm từ: Fashion; be in fashion; out of fashion em hãy tìm hiểu xem nghĩa tiếng việt của những từ và cụm từ này là gì?
*- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Xem trước bài mới bài 2 phần II-SGK
- Sưu tầm các loại tranh vẽ hình 1.5;1.8; một số mẫu quần áo của các loại trang phục;
- Kẻ bảng 2.3 SGK trang 13;14 vào vở ghi.
Ngày 27 tháng 8 năm 2020 Ký duyệt của ban giám hiệu ............................................................. .............................................................. .............................................................. ................................................................ ................................................................ |
Tuần 3: Ngày soạn: 29 tháng 8 năm 2020
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Học sinh biết cách lựa chọn trang phục cho phù hợp với đặc điểm, thời tiết, công việc, nghề nghiệp, giới tính.
- Học sinh hiểu kiến thức cơ bản của lựa chọn trang phục
2. Kĩ năng:- Học sinh biết vận dụng được kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục cho phù hợp với bản thân, vào hoàn cảnh gia đình một cách hợp lý.
- Học sinh biết lựa chọn trang phục một cách thành thạo.
3. Thái độ: - Học sinh có thói quen lựa chọn trang phục và sử dụng trang phục vào đúng công việc của mình.
- Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý.
4.Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
4.2. Phẩm chất:
Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
5. Tích hợp theo đặc trưng của bộ môn, bài dạy:
Tích hợp nội dung ở lĩnh vực thời trang, mĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: - Tranh SGK hình1.4 và một số mẫu trang phục trong lứa tuổi học trò.
- Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…
- Kẻ bảng 2;3 SGK trang 13;14 -vào vở ghi
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Ổn định tổ chức:
- Ổn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ:
Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5 phút)
- GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi.
- GV giao nhiệm vụ:
Liên hệ thực tế trao đổi với các bạn về những điều em quan sát hoặc biết được về trang phục và thời trang theo các câu hỏi dưới đây:
+ Ở lứa tuổi học trò nên mặc trang phục có kiểu cách, hoa văn, chất liệu như thế nào là hợp lý?
Học sinh báo cáo kết quả đã đạt được.
2. Các hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Lựa chọn trang phục - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm; - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, KT khăn trải bàn. - GV cho HS đọc mục II.1 SGK/12 hoạt động cặp đôi 3 phút cho biết vì sao cần chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể? (giúp cơ thể đẹp hơn) - Trước khi chọn vải, kiểu may em phải tìm hiểu điều gì? (vóc dáng, lứa tuổi...) - HS hoạt động cặp đôi đại diện trả lời, đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung -GV chiếu bảng 2 và hình 1.5 SGK/13 đọc và tìm hiểu thông tin hoạt động nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trả lời một số câu hỏi sau: Em hãy cho biết ảnh hưởng của vải may đến vóc dáng người mặc như thế nào? - Nêu nhận xét về ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn, đến vóc dáng người mặc như thế nào? Cho ví dụ? - Đại diện nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV bổ sung và kết luận.
- GV cho HS đọc mục b bảng 3 SGK/14 hoạt động nhóm 4 người trong thời gian 3 phút cho biết ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng người mặc như thế nào? - Dựa vào kiến thức ở bảng 3 và quan sát hình 1.6 hãy nêu nhận xét về ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng của người mặc (tạo dáng gầy đi, cao lên hoặc béo ra thấp xuống)? - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV hướng Hs tự rút ra kết luận. - GV chiếu hình 1.7 cho Hs quan sát đưa ra ý kiến của mình về cách lựa chọn vải may mặc của từng dáng người trong hình 1.7? - Với dáng người của em, em sẽ chọn vải may như thế nào? - GV Cho HS đọc SGK liên hệ thực tế trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt. - GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK/15 hoạt động cá nhân 2 phút cho biết vì sao cần chọn vải kiểu may phù hợp với lứa tuổi? Cách chọn? - HS đọc SGK quan sát hình 1.8 + Liên hệ thực tế trả lời GV bổ sung và kết luận - GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK/15 kết hợp quan sát hình 1.8 và liên hệ thực tế cho biết: + Mặc đẹp có hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu mốt và giá tiền trang phục không vì sao? + Theo em, em sẽ chọn bộ trang phục của em như thế nào để phù hợp với lứa tuổi của HS và hoàn cảnh của gia đình? + Em hiểu thế nào là sự đồng bộ của trang phục? + Để đỡ tiền mua sắm nên mua vật dụng đi kèm với áo quần như thế nào + Hãy mô tả bộ trang phục (áo, quần hoặc váy) dùng để mặc đi chơi hợp với em nhất.Khi ở nhà em thường mặc như thế nào? - HS báo cáo kết quả tìm hiểu được, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt. | II. Lựa chọn trang phục (35 phút) 1. Chọn vải kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thế. a. Lựa chọn vải. - Màu sắc, hoa văn, chất liệu của vải có thể làm cho người mặc có vẻ gầy đi hoặc béo lên; có thể duyên dáng xinh đẹp hơn hoặc buồn tẻ kém hấp dẫn hơn. b. Lựa chọn kiểu may. - Người cân đối (hình 1.7a) tuỳ ý thích - Người cao gầy (hình1.7b) vải sáng màu - Người thấp bé (hình 1.7c) vải sọc dọc, sáng - Người béo lùn (hình 1.7d) vải sọc dọc, tối 2. Chọn vải kiểu may phù hợp với lứa tuổi. -Trẻ sơ sinh đến tuổi mẫu giáo: vải mềm, thấm mồ hôi (vải sợi bông, dệt kim), màu tươi sáng, kiểu may đẹp, rộng rãi. -Thanh thiếu niên thích hợp nhiều loại trang phục. - Người đứng tuổi phải trang nhã, lịch sự. 3. Sự đồng bộ của trang phục. - Nên chọn vải, kiểu may, các vật dụng khác phù hợp, hài hoà tạo nên sự đồng bộ của trang phục. - Có kiểu dáng, màu sắc hợp với nhiều loại quần áo. |
2.3. Hoạt động luyện tập: (5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
- PP: Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, đống vai. - KT: Đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ - Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp? - Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp. GV đưa ra 1 tình huống sau: Mai là học sinh lớp 6. Bạn có nước da trắng, khuôn mặt rất dễ thương và vóc dáng cao nhưng bạn luôn mặc cảm vì thân hình của bạn quá béo. Em hãy giúp bạn lựa chọn loại vải, màu sắc, hoa văn của vải và nói cho bạn biết bạn nên may trang phục hằng ngày như thế nào để tôn được những nét đẹp của bạn, đồng thời tạo cảm giác không bị béo. - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ xung - GV hưởng dẫn Hs tổng hợp để đưa ra lời góp ý hợp lý nhất cho bạn | - 2 học sinh phát biểu. - Các nhóm chốt lại được những lựa chọn tốt nhất cho bạn. |
4. Hoạt động vận dụng:
Quan sát đặc điểm hình dáng bên ngoài của mọi người trong gia đình và chia sẻ ý kiến của bản thân về lựa chọn trang phục phù hợp với từng người. Lắng nghe nhận xét của mọi người trong gia đình về ý kiến của mình.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Em có phải là người thích tìm hiểu về trang phục dân tộc không? Em hãy tự mình sưu tầm các bức ảnh về trang phục của dân tộc mình và trang phục của các nước trên thế giới. Cố gắng sưu tầm một hoặc hai bức ảnh trang phục dân tộc truyền thống, sau đó hãy mô tả và ghi lại cảm nhận của em về bộ trang phục dân tộc mà em sưu tầm được để giờ sau chia sẻ với các bạn trong lớp. Cả lớp sẽ làm thành bộ sưu tập trang phục dân tộc.
*- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Đọc trước bài 3 - Thực hành- Lựa chọn trang phục
Ngày soạn: 31 tháng 8 năm 2020
Ngày dạy: 08 tháng 9 năm 2020
Tiết 6 - Bài 3
THỰC HÀNH - LỰA CHỌN TRANG PHỤC (T.1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Nắm vững hơn về kiến thức đã học về lựa chọn vải, lựa chọn trang phục
- Biết lựa chọn được vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng, phù hợp với nước da của minh, đạt yêu cầu thẩm mĩ, góp phần tôn vẻ đẹp của mỗi người.
2. Kỹ năng:
- Biết lựa chọn được vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng, phù hợp với nước da của minh, đạt yêu cầu thẩm mĩ, góp phần tôn vẻ đẹp của mỗi người một cách thành thạo.
- Biết chọn một số vật dụng đi kèm phù hợp với quần áo đã chọn.
3. Thái độ:- Học sinh có thói quen lựa chọn trang phục và sử dụng trang phục vào đúng công việc của mình.
- Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý.
4.Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tổng hợp thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
4.2. Phẩm chất:
Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
5. Tích hợp theo đặc trưng của bộ môn, bài dạy:
Tích hợp nội dung ở lĩnh vực thời trang, mĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: - Sưu tầm các loại tranh vẽ hình 1.5;1.8 một số mẫu quần áo của các loại trang phục và phụ trang đi kèm.
- Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…
- Nhận định trước vóc dáng của bản thân và nêu dự kiến lựa chọn vải và kiểu may phù hợp cho bản thân.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Ổn định tổ chức:
- Ổn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ:
HS1: Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người mặc? Hãy nêu ví dụ.
HS2.Hãy mô tả bộ trang phục (áo quần hoặc váy dùng để mặc đi chơi hợp với em nhất. Khi ở nhà em thường mặc như thế nào?
Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5 phút)
- GV sử dụng phương pháp thuyết trình
Qua bài học tuần trước các em đã biết cách lựa chọn vải cũng như chọn kiểu may trang phục như thế nào phù hợp với vóc dáng, lựa chọn vật dụng đi kèm với trang phục sao cho vừa hợp với trang phục lại tiết kiệm được chi phí.
Để vận dụng những hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống, tiết học này sẽ giúp các em nắm vững hơn về những kiến thức đã học nhằm lựa chọn trang phục cho chính bản thân mình.
Học sinh lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
2.2. Các hoạt động luyện tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Chuẩn bị - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân - NL chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề. - NL chuyên biệt: Năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. - PC: Chấp hành kỉ luật. - GV nêu yêu cầu bài thực hành->-HS xem SGK trả lời - GV Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - > nhận xét - Kiểm tra kiến thức về lựa chọn TP. - Để có được trang phục phù hợp và đẹp cần xác định điều gì? GV: Hướng dẫn HS làm việc cá nhân -1 HS đọc phần chuẩn bị SGK để cả lớp nắm chắc nội dung cần chuẩn bị và nội dung thực hành của bài. | I. Chuẩn bị. (10 phỳt) -Xác định đặc điểm về vóc dáng bản thân. loại áo, quần hoặc váy và kiểu mẫu định may; -Lựa chọn kiểu vải phù hợp với loại áo quần, kiểu may và vóc dáng cơ thể; -Lựa chọn vật dụng đi kèm phù hợp với áo quần đã chọn. |
Hoạt động 2: Thực hành: - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân. . - GV: Nêu bài tập tình huống để chọn vải, kiểu may, một bộ trang phục mặc đi chơi (mùa nóng hoặc mùa lạnh) - GV hướng dẫn HS dựa vào kiến thức đã học suy nghĩ và ghi vào giấy: + Ghi lại đặc điểm giới tính, vóc dáng, màu da và ý thích của em về trang phục. + Mô tả loại vải mà em sẽ chọn để may trang phục mùa hè cho bản thân. + Nêu ý tưởng thiết kế, sau đó sử dụng khả năng vẽ mĩ thuật đã học để thiết kế trang phục mùa hè bằng loại vải đã chọn. + Chọn vải có chất liệu, màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng, kiểu may?+ Chọn vật dụng đi kèm (nếu cần) phù hợp với quần áo đã chọn?- Cá nhân trình bày bài viết của mình - HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần. -GV khuyến khích động viên HS chọn vải, kiểu cả về mùa nóng và lạnh | II. Thực hành(30 phỳt) - Đặc điểm vóc dáng (cao, thấp, màu da) - Kiểu may - Chọn vải
|
2.3. Hoạt động vận dụng:
Quan sát đặc điểm hình dáng bên ngoài cách ăn mặc của các bạn trong lớp của mình để nhận xét xem bạn nào trong lớp mình có trang phục đẹp, phù hợp? Hãy mô tả trang phục của bạn để chứng minh là trang phục của bạn đẹp và phù hợp.
2.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Thử làm nhà thiết kế thời trang: Em hãy đưa ra ý tưởng và thiết kế một bộ trang phục mà em thích nhất cho bản thân hoặc nguwoif mà em yêu quý.
- Xác định đặc điểm vóc dáng của người thân và kiểu mẫu định may chuẩn bị tiết sau thực hành tiếp.
Ngày 03 tháng 9 năm 2020 Ký duyệt của ban giám hiệu ............................................................. .............................................................. .............................................................. ............................................................. .............................................................. |
Tuần 4: Ngày soạn: 05 tháng 09 năm 2020
Ngày dạy: 13 tháng 09 năm 2020
Tiết 7 - Bài 3
THỰC HÀNH - LỰA CHỌN TRANG PHỤC (T.2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Nắm vững hơn về kiến thức đã học về lựa chọn vải, lựa chọn trang phục
- Biết lựa chọn được vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng, phù hợp với nước da của minh, đạt yêu cầu thẩm mĩ, góp phần tôn vẻ đẹp của mỗi người.
2. Kỹ năng:
- Biết lựa chọn được vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng, phù hợp với nước da của minh, đạt yêu cầu thẩm mĩ, góp phần tôn vẻ đẹp của mỗi người một cách thành thạo.
- Biết chọn một số vật dụng đi kèm phù hợp với quần áo đã chọn.
3. Thái độ:- Học sinh có thói quen lựa chọn trang phục và sử dụng trang phục vào đúng công việc của mình.
- Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý.
4.Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tổng hợp thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
4.2. Phẩm chất:
Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
5. Tích hợp theo đặc trưng của bộ môn, bài dạy:
Tích hợp nội dung ở lĩnh vực thời trang, mĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: - Sưu tầm các loại tranh vẽ hình 1.5;1.8 một số mẫu quần áo của các loại trang phục và phụ trang đi kèm.
- Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…
- Nhận định trước vóc dáng của bản thân và nêu dự kiến lựa chọn vải và kiểu may phù hợp cho bản thân.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Ổn định tổ chức:
- Ổn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ:
HS1: Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người mặc? Hãy nêu ví dụ?
HS2.Hãy mô tả bộ trang phục (áo quần hoặc váy dùng để mặc đi dự một bữa tiệc quan trọng hợp với em nhất. Khi đi lao động em thường mặc như thế nào?
Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5 phút)
- GV sử dụng phương pháp thuyết trình
Qua bài học tuần trước các em đã biết cách lựa chọn vải cũng như chọn kiểu may trang phục như thế nào phù hợp với vóc dáng lựa chọn vật dụng đi kèm với trang phục sao cho vừa hợp với trang phục lại tiết kiệm được chi phí cho chính bản thân mình.
Bài ngày hôm nay chúng ta tiếp tục vận dụng những kiến thức đã được học thực hành lựa chọn trang phục hợp lí cho bạn bè và người thân của chúng ta.
Học sinh lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
2.2. Các hoạt động luyện tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Chuẩn bị - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân - GV nêu yêu cầu bài thực hành->-HS xem SGK trả lời - GV Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - > nhận xét - Kiểm tra kiến thức về lựa chọn TP. - Để có được trang phục phù hợp và đẹp cần xác định điều gì? - Xác định đặc điểm về vóc dáng người mặc? -Xác định loại áo, quần hoặc váy và kiểu mẫu định may? - Lựa chọn kiểu vải phù hợp với loại áo quần, kiểu may và vóc dáng cơ thể? - Lựa chọn vật dụng đi kèm phù hợp với áo quần đã chọn? GV: Hướng dẫn HS làm việc cá nhân -1 HS đọc phần chuẩn bị SGK để cả lớp nắm chắc nội dung cần chuẩn bị và nội dung thực hành của bài. | I. Chuẩn bị. (10 phút) - Xác định đặc điểm về vóc dáng người mặc; loại áo, quần hoặc váy và kiểu mẫu định may; -Lựa chọn kiểu vải phù hợp với loại áo quần, kiểu may và vóc dáng cơ thể; -Lựa chọn vật dụng đi kèm phù hợp với áo quần đã chọn. |
Hoạt động 1: Thảo luận trong tổ học tập. - PP: Nêu và giải quyết vấn đề; Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân, hoạt động nhóm; - GV: Hướng dẫn HS chia nội dung thảo luận ở tổ làm 2 phần:- Từng cá nhân trình bày phần viết của mình trước tổ. Các bạn trong tổ nhận xét cách lựa chọn trang phục của bạn - Sự lựa chọn của bạn đã hợp lí chưa?- Nếu chưa hợp lí thì nên sửa như thế nào?- Các bạn góp ý, cá nhân ghi vào bài làm của mình. GV: Theo dâi nhËn xÐt ®¸nh gi¸. | II.Thảo luận trong tổ học tập. (30 phỳt) + Màu sắc của vải, chất liệu vải + Chọn kiểu may và vật dụng đi kèm
|
2.3. Hoạt động vận dụng:
- GV tổ chức trò chơi” Ai nhanh, ai nhanh”. Trò chơi như sau:
Chọn 4 bạn trong lớp có vóc dáng tương đối khác nhau; Một bạn vóc dáng cân đối; Một bạn cao gầy; Một bạn thấp bé; Một bạn thấp, mập. Bốn bạn đứng ở 4 vị trí trên bảng.
Trưởng nhóm ra góc học tập lấy cho nhóm mình 10-12 tấm thẻ ghi tên các loại vải, kiểu may khác nhau.
Mỗi nhóm cử một bạn tham gia trò chơi, lớp cử ba bạn làm trọng tài. Theo hiệu lệnh của trọng tài, bạn được cử nhanh chân chạy lên bảng đính các tấm thẻ ghi nội dung mà các em cho là phù hợp với vóc dáng của mỗi bạn đứng trên bảng.
Các bạn ngồi dười lớp quan sát và bình chọn người hoàn thành nhanh nhất. Đúng nhất. Tổ trưởng tổ trọng tài, công bố kết quả.
2.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Thử làm nhà thiết kế thời trang: Em hãy đưa ra ý tưởng và thiết kế một bộ trang phục mà em thích nhất cho bản thân hoặc người mà em yêu quý.
*. Đọc lại nội dung bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục SGK/18
- Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục. Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục. Cách phối hợp trang phục.
Ngày soạn: 07 tháng 9 năm 2020
Ngày dạy: 15 tháng 9 năm 2020
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cách sử dụng trang phục hợp lí phù hợp với hoạt động, môi trường và công việc
2. Kĩ năng: Biết ăn mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẫm mỹ.
3. Thái độ: - Biết cách sử dụng trang phục sao cho hợp lý.
- Có ý thức sử dụng bảo và quản trang phục.
4.Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
4.2. Phẩm chất:
Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: - Tranh hình 1.9, 1.10 (SGK) và sưu tầm tranh..
- Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…
- Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Ổn định tổ chức:
- Ổn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ:
HS1: Em đi học, lao động mặc trang phục như thế nào?
HS2: Vì sao sử dụng trang phục hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người?
Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5 phút)
- GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi.
- GV giao nhiệm vụ:
Hãy vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết thực tế của bản thân để trao đổi với các bạn trong nhóm về tác dụng, cách sử dụng, bảo quản trang phục theo các câu hỏi gợi ý dưới đây:
+ Em đã sử dụng trang phục của mình như thế nào? Theo em, việc sử dụng trang phục của em như vậy có hợp lí không? Vì sao?
+ Em hãy cho biết sử dụng, bảo quản trang phục hợp lí có tác dụng gì? Em đã bảo quản trang phục của mình bằng những cách nào?
Học sinh báo cáo kết quả đã đạt được..
2. Các hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Sử dụng trang phục: - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm; - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, KT khăn trải bàn. - GV yêu cầu HS đọc mục I.1 SGK/18 - GV: Đưa ra tình huống sử dụng trang phục chưa hợp lý, không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh.. HS: Lắng nghe để thấy được tác hại của việc sử dụng trang phục chưa đúng VD: + Khi đi lao đông mặc áo trắng.. + Khi đén dự một đám tang mặc áo ba lỗ hoặc váy áo loà loẹt... GVKL: SGK/18. - Khi đi lao động mà mặc quần áo đẹp? - Em hiểu thế nào là lựa chọn trang phục phù hợp với hoạt động? - Hãy kể những hoạt động thường ngày của em ở nhà và ở trường? - Khi đi học em thường mặc trang phục nào? Màu sắc chất liệu vải kiểu may như thế nào? GV: Hướng HS vào hoạt động chính các em tham gia để cùng lựa chọn. GV: Yêu cầu HS Quan sát hình 1.9 SGK + liên hệ thực tế. - Khi đi lao động như trồng cây dọn vệ sinh, mồ hôi ra nhiều lại dễ bị lấm bẩn, em mặc như thế nào?Tại sao? GV: Yêu cầu thảo luận nhóm 5 phút chọn từ đã cho điền vào khoảng trống (...) cuối mỗi câu sau để nói về sự lựa chọn trang phục lao động và giải thích. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV bổ sung và kết luận HS đọc SGK quan sát hình 1.10+ liên hệ thực tế trả lời. - Em hãy mô tả các bộ trang phục lễ hội, lễ tân mà em biết (áo dài, áo tứ thân, comple)? - Trang phục lễ tân (lễ phục) là gì? - Khi đi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ, dự liên hoan, em thường mặc như thế nào? - Em hãy đọc bài “Bài học về trang phục của Bác” và rút ra nhận xét về cách sử dung trang phục? - Đi thăm Đền Hùng Bác Hồ mặc như thế nào? - Tiếp khách quốc tế Bác bắt các đồng chí cùng đi mặc com lê? - Vì sao bác nhắc nhở bác Vân khi mặc com lê đón Bác? GV: Hướng cho học sinh tự rút ra kết luận GV: Bổ sung và kết luận GV: Yêu cầu HS đọc kĩ câu chuyện (Bài học về trang phục của Bác) hoạt động nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn rút ra bài học và nêu sự cần thiết phải sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung sau đó dưới sự góp ý của giáo viên tự rút ra kết luận. | I.Sử dụng trang phục (35 phút) 1. Cách sử dụng trang phục a. Trang phục phù hợp với hoạt động. - Làm việc không thoải mái... - Không tiết kiệm, dễ bị hiểu lầm là người không hiểu biết, không có thẩm mỹ trong sử dụng trang phục...... +Trang phục đi học: - Đồng phục của trường theo mùa.Quần xanh áo trắng, áo màu vải thoáng mát, kiểu đơn giản, màu sắc nhã nhặn, dễ hoạt động, mùa lạnh mặc thêm áo ấm. +Trang phục lao động. - Chọn quần áo thoải mái, tối mầu, dễ thoát mồ hôi, rộng rãi, dễ làm việc. - Chất liệu vải: vải sợi bông: dễ thoát mồ hôi - Màu sắc: màu sẫm: dễ giặt - Kiểu may đơn giản, rộng:dễ làm việc - Dép thấp, giày ba ta: đi lại dễ dàng +.Trang phục lễ hội, lễ tân.
- Áo dài Việt Nam, áo tứ thân vùng Kinh Bắc, .... -Là loại trang phục được mặc trong các buổi nghi lễ, các cuộc họp trọng thể. - Đẹp, kiểu cách... b. Trang phục phù hợp với môi trường và công việc - Áo ka ki cũ, dép cao su - Thể hiện sự tôn trọng khách. -Trang phục đẹp phải phù hợp với môi trường và công việc - Sử dụng trang phục phù hợp có ý nghĩa với kết quả công việc và thiện cảm của mọi người. |
2.3. Hoạt động luyện tập: (5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
- PP: Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, đống vai. - KT: Đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ - Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp? - Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp. - Vì sao sử dụng trang phục phải phù hợp với môi trường và công việc? - GV đưa ra 1 tình huống sau: Chuẩn bị đến ngày thương binh liệt sĩ 27 tháng 7, nhà trường tổ chức cho học sinh lao động trồng cây, quét dọn vệ sinh ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. Các bạn lao động nên sử dụng trang phục nào trong những trang phục sau đây là phù hợp nhất? a. Trang phục có chất liệu là vải sợi bông, màu sáng, kiểu may đơn giản, giày đế cao. b. Trang phục có chất liệu bằng vải sợi hóa học, màu sáng, kiểu may cầu kì, bó sát người, dép thấp. c. Trang phục có chất liệu bằng vải sợi pha, màu tối, kiểu may đơn giản, rộng rãi, dép thấp hoặc giày ba ta. d. Trang phục có chất liệu bằng vải nilon, màu tối, kiểu may - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ xung - GV hưởng dẫn Hs tổng hợp để đưa ra câu trả lời đúng nhất. | - 2 học sinh phát biểu. - Vì nó giúp ta có kết quả công việc tốt hơn, thiện cảm của mọi người đối với mình cũng cao hơn. |
4. Hoạt động vận dụng:
Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình về cách sử dụng trang phục đã được học ở lớp.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Em hãy tìm hiểu cách sử dụng trang phục của những người xung quanh và ghi lại những gì em quan sát được.
*- Về học bài câu 1 SGK19-20
- Xem bài mới phần 2: Cách phối hợp trang phục SGK/21.
- Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục.
| Ngày 10 tháng 9 năm 2020 Ký duyệt của ban giám hiệu ............................................................. .............................................................. .............................................................. ............................................................. |
Tuần 5: Ngày soạn: 14 tháng 09 năm
Ngày dạy: 22 tháng 09 năm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cách bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kỹ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.
2. Kĩ năng: Biết ăn mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẫm mỹ.
3. Thái độ: - Biết cách sử dụng trang phục sao cho hợp lý.
- Có ý thức sử dụng bảo và quản trang phục.
4.Năng lực, phẩm chất:
-Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy. Năng lực thực hành, năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. Nl hợp tác. Nl sử dụng ngôn ngữ
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Tranh hình 1.9, 1.10 (SGK) và sưu tầm tranh..
- Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…
- Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm;
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, KT trình bày 1 phút.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
HS1: Sử dụng trang phục cần chú ý tới vấn đề gì?
+Trang phục phù hợp với hoạt động: đi học, đi chơi, đi lao động.....
+ Trang phục phù hợp với môi trường và công việc tạo cách ăn mặc trang nhã lịch sự.
+ Biết cách phối hợp hài hoà giữa quần và áo hợp lý.
HS2: Sử dụng trang phục hợp lý mang lại lợi ích gì cho gia đình với môi trường?
Biết cách sử dụng trang phục hợp lý sẽ làm cho trang phục của chúng ta bền và đẹp lâu hơn sử dụng được thời gian dài hơn tiết kiệm tài chính cho gia đình đồng thời tiết kiệm được nguyên liệu dệt vải, giúp làm giàu môi trường.
- Vào bài: Gia đình bạn A rất khó khăn, bạn A có ít quần áo nhưng bạn ấy lại muốn trang phục mình mặc luôn phong phú, mới lạ. Theo các bạn thì bạn A có làm được điều đó hay không? Làm bằng cách nào?
- HS hoạt động cặp đôi theo bàn 3 phút sau đó báo cáo kết quả đã đạt được.
- GV: Bạn A hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó. Vậy làm bằng cách nào thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài ngày hôm nay để giải đáp những thắc mắc đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Cách phối hợp trang phục: -PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm; - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân, làm việc nhóm. GV: Đưa ra 2 tình huống sau: TH1: Em có 5 bộ quần áo nhưng em máy móc bộ nào phải đi với bộ đó. TH2: Em có 5 bộ quần áo nhưng mọi người vẫn thấy TP của em khá phong phú. - GV yêu cầu Hs hoạt động nhóm 5 phút đọc lại 2 tình huống trên sau đó trả lời 1 số câu hỏi sau: - Nhận xét về sự khác biệt? - Tại sao TP của bạn lại phong phú? - Đại diện nhóm báo cao kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và hoàn thiện. - GV:Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK/ 20 quan sát hình 11-> Tìm thông tin. - GV chiếu một số mẫu tranh ảnh quần áo hoặc các mẫu vải để hs làm bài tập ghép bộ. - > Nhận xét nên hay không nên ghép bộ? Tại sao? - Phối hợp trang phục có tác dụng gì và nên phối hợp như thế nào? - HS quan sát hình chiếu đưa ra nhận xét. - HS hoạt động cá nhân 3 phút hoàn thành yêu cầu của giáo viên. - Cá nhân báo cáo kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV hướng dẫn Hs tự rút ra kết luận cái gì nên và không nên theo nội dung SGK/20. - GV chiếu vòng màu giới thiệu cho HS nắm được. - Có 3 màu cơ bản: Đỏ - Vàng - xanh.. - Hãy nêu thí dụ về sự kết hợp màu sắc giữa phần áo và phần quần trong các trường hợp sau (xanh thẫm - xanh nhat, vàng – vàng lục, cam – xanh, trắng - đen....) - Theo em các màu sắc nên phối hợp với nhau như thế nào? Nhận xét nên hay không nên ghép quần, áo có màu sắc như thế nào với nhau? Tại sao? - Vậy cách phối hợp trang phục có quan trong đối với cuộc sống của chúng ta hay không? Tại sao? Rút ra kết luận. | 2. Cách phối hợp trang phục: - Do bạn biết phối hợp áo của bộ TP này với quần của bộ TP kia một cách hợp lí, có tính thẩm mỹ. -....quan tâm tới sự hợp lý hài hoà của màu sắc và hoa văn. a. Phối hợp hoa văn với vải trơn - Làm đẹp......
+ áo hoa, kẻ ô có thể mặc với quần hoặc váy trơn có màu đen hoặc màu trùng hay đậm hơn màu chính của áo + Không nên: Mặc quần và áo có kẻ khác nhau cả về màu sắc và dòng kẻ VD: áo kẻ carô to, nhỏ, quần kẻ dọc sọc. b. Phối hợp màu sắc. + Sự kết hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu. + Sự kết hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu + Sự kết hợp giữa 2 màu tương phản đối nhau. Màu đen, trắng dễ kết hợp. - Sự phối hợp màu sắc hợp lí (xanh- xanh nhạt) sẽ làm cho quần áo phong phú và đẹp. - Không nên mặc quần áo có 2 màu tương phản nhau (xanh- đỏ, tím - vàng..) - Không nên mặc cả quần và áo có màu quá sặc sỡ (cùng đỏ hoặc cùng vàng..) GVKL:Việc phối hợp màu sắc trong may TP là rất quan trọng bởi màu sắc khi kết hợp hợp lý không những góp phần tôn vẻ đẹp của TP cũng như vẻ đẹp của người sử dụng mà còn thể hiện người sử dụng TP có cái nhìn thẩm mĩ, có sự hiểu biết về mĩ thuật hội hoạ.... |
3. Hoạt động luyện tập:
- Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp.
- Nêu ý nghĩa và cách phối hợp trang phục khi sử dụng?
- Vì sao sử dụng trang phục phải phù hợp với môi trường và công việc?
- GV đưa ra 1 tình huống sau: Trường em quy định có một số ngày học sinh cả trường mặc đồng phục, còn những ngày khác thì học sinh sử dụng trang phục tùy chọn. Em thuwonfg chọn và sử dụng trang phục như thế nào khi đi học? (May bằng loại vải gì? Màu sắc, kiểu may như thế nào?)
4. Hoạt động vận dụng:
Hãy tìm hiểu cách sử dụng trang phục của mọi người trong gia đình mình. Đối chiếu với cách sử dụng trang phục trong bài học, nêu nhận xét và dề xuất cách lựa chọn trang phục cho của mọi người cho phù hợp.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Em hãy tìm hiểu cách sử dụng trang phục của những người xung quanh và ghi lại những gì em quan sát được.
- Nêu ý nghĩa và cách phối hợp trang phục khi sử dụng?
- Đọc trước mục II: Bảo quản trang phục SGK/23.
- Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục.
- Ôn tập kĩ, chuẩn bị giấy và kiến thức để tiết sau kiểm tra 15 phút.
Ngày 18 tháng 9 năm Ký duyệt của ban giám hiệu ............................................................. .............................................................. .............................................................. ................................................................ ............................................................... |
Tuần 6: Ngày soạn: 18 tháng 9 năm
Ngày dạy: 26 tháng 9 năm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nêu và giải thích được các công việc, phơi, giặt, là trang phục đúng kĩ thuật.
2. Kĩ năng: - Cất giữ trang phục đúng kĩ thuật.
- Áp dụng để bảo quản trang phục của mình.
3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo quản trang phục của mình, của gia đình.
4.Năng lực, phẩm chất:
-Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy. Năng lực thực hành, năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. Nl hợp tác. Nl sử dụng ngôn ngữ
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Bàn là, bình phun nước, cầu là, áo sơ mi trắng.
- Máy chiếu, phiếu học tập, giấy A0, bút dạ…
- Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục. Tranh hình 1.13, bảng 4 (SGK
2. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục.
- Chuẩn bị giấy kiểm tra 15 phút.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm; Vấn viết;
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, KT khăn trải bàn, KT trình bày 1 phút.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra 15 phút:
*. Đề bài:
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Câu 1: Cần chọn vải có màu sắc hoa văn nào để mua áo cho người gầy cần tạo cảm
giác béo ra?
A. Màu hạt dẻ, nâu sẫm, xanh nước biển
B. Màu trắng, vàng nhạt, xanh nhạt, hồng nhạt.
C. Vải trơn, phẳng, mờ đục.
D. Kẻ sọc dọc, hoc văn có dạng sọc dọc, hoa nhỏ.
Câu 2: Nên chọn vải nào để may áo quần phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo?
A. Chọn vải mềm, dễ thấm mồ hôi B. Màu sắc hoa văn trang nhã, lịch sự
C. Thích hợp với nhiều loại vải. D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3: Khi đi lao động trồng cây, dọn vệ sinh, mồ hôi ra nhiều lại dễ bị lẫm bẩn, em mặc như thế nào?
A. Kiểu may bó sát lấy cơ thể B. Quần áo sáng màu, giày cao gót
C. Quần áo tối màu, rộng rãi, giày ba ta. D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 4: Mùa hè nóng bức thích hợp mặc quần áo có chất liệu vải nào?
A. Vải thiên nhiên B. Vải sợi hóa học
C. Vải sợi tổng hợp. D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 5: Có thể phân biệt nhanh vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học khi đi mua vải
bằng cách nào?
A. Đốt vải B.Vò vải C. Giặt vải D. Cả A, B và C đều đúng
Phân 2: Tự luận (5 điểm)
Câu 1: Trang phục là gì? Chức năng của trang phục? (Mỗi ý trả lời dúng đạt 1 điểm)
Câu 2: Sử dụng trang phục như thế nào gọi là phù hợp? (Mỗi ý trả lời đúng đạt 1 điểm)
*. Đáp án và biểu điểm:
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) (Mỗi lựa chọn đúng đạt 1 điểm)
1- B; 2 – A; 3 – C; 4 – A; 5 - B
Phần 2: Tự luận (5 điểm)
Câu 1: (Mỗi ý trả lời dúng đạt 1 điểm)
- TP là bao gồm quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như giầy, tất.... (1đ)
- TP có chức bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác hại của môi trường và làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động... (1 đ)
Câu 2: (Mỗi ý trả lời đúng đạt 1 điểm)
- Phù hợp với hoạt động. (1đ)
- Phù hợp với môi trường công việc. (1đ)
- Phù hợp với hoàn cảnh sống. (1đ)
- Vào bài: Ở tiết trước chúng ta đã học bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục - Chúng ta đã biết lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với bản thân. Hôm nay chúng ta lại nghiên cứu tiếp cách bảo quản, giữ gìn trang phục tốt hơn và đúng kĩ thuật hơn.
? Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật có tác dụng gì?
Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc. Gồm các công việc làm sạch (giặt, phơi), làm phẳng (là, ủi) và cất giữ. Các công việc này có quy trình như thế nào? Cô và các em hãy cùng nhau tìm hiểu tiết học hôm nay nhé.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Bảo quản trang phục: - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm; Vấn viết; - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, KT BĐTD GV: Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Bảo quản trang phục gồm những công việc nào? (Giặt, phơi, là, cất giữ.) GV: Cho HS từ trung tâm của tiết học: “BẢO QUẢN TRANG PHỤC” dựa vào câu hỏi cô vừa nêu gọi một học sinh lên vẽ tiếp các nhánh chính thể hiện kiến thức của tiết học. GV: Tiết học hôm nay có bốn nội dung thể hiện trên BĐTD. Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt từng nội dung để thực hiện bảo quản trang phục đúng kĩ thuật. Đầu tiên cô và các em đi tìm nội dung thứ nhất: 1. Giặt, phơi. GV: Khi quần áo chúng ta mặc một thời gian sẽ bị bẩn, ta muốn nó được mới trở lại ta phải giặt và phơi cho khô. Ví dụ: Quần, áo của các em mặc buổi hôm nay do các em vận động mồ hôi ra, bụi dính vào gây bẩn nên phải giặt để có quần áo sạch mặc vào buổi khác. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 5 phút sử dụng KT khăn trải bàn cho biết: Giặt, phơi quần áo nhằm mục đích gì? Hãy nêu trình tự giặt, phơi mà em từng làm? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV hướng dẫn Hs chốt kiến thức. GV: Để biết được quy trình giặt bạn vừa nêu có đúng kĩ thuật hay không chúng ta cùng nhau nghiên cứu phần quy trình giặt và tìm ra quy trình. GV yêu cầu HS quan sát tranh- GV Giới thiệu tranh: Đây là bước đầu tiên trong quy trình giặt - Bức tranh nói đến công việc gì trước khi giặt? Công việc này có B1 cần thiết không? Tại sao? Cứ như vậy giáo viên đưa tranh và yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi để tìm ra quy trình giặt. B2 B3 B4 B5
B6 - Vậy qua tìm hiểu các em cho cô biết các bạn giặt ở nhà so với quy trình giặt chúng ta tìm hiểu trong bài có gì khác? Bạn như vậy đã giặt đúng kĩ thuật chưa? GV nêu vấn đề: nếu chúng ta mặc quần áo mà không thay giặt thì nó sẽ ntn? - Học sinh nghe tình huống và trả lời. - Vậy bao lâu giặt 1 lần là phù hợp? GV: Muốn cho quần áo có độ bền chúng ta cần giặt đúng kĩ thuật và quan tâm đến kí hiệu giặt ghi ở băng vải nhỏ đính trên áo quần để giặt cho đúng với từng loại vải. GV cho HS quan sát các kí hiệu giặt và hướng dẫn cách đọc kí hiệu và áp dụng vào thực tế khi giặt quần áo. - Nếu giặt bằng máy thì chúng ta sẽ giặt như thế nào? GV: Khi giặt sẽ gây ướt quần áo, chúng ta muốn có quần áo khô để mặc thì phải đem phơi. Vậy phải phơi như thế nào cho đúng kĩ thuật? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng nhau tìm hiểu quy trình phơi -Yêu cầu HS quan sát tranh về quá trình phơi quần áo ngoài nắng và trong bóng râm và trả lời câu hỏi - Bức tranh nói lên điều gì? Khi phơi ngoài nắng ta lên phơi những loại quần áo nào? Khi phơi trong bóng râm ta lên phơi những loại quần áo nào? – HS trả lời - Khi phơi tất của trẻ em ta nên phơi ở đâu là thuận lợi nhất? Trước khi phơi các loại quần áo, khăn bông nhỏ của trẻ em ta phải làm gì? Phơi áo có độ giãn cao như áo len ta có nên phơi bằng móc treo không? Tại sao?... GV: Các em đã tìm hiểu xong phần kiến thức giặt và phơi. Hãy vẽ sơ đồ tư duy cho phần kiến thức này. GV yêu cầu một HS lên bảng vẽ HS phía dưới cùng vẽ ra nháp. Gọi HS nhận xét. GV nhận xét - bổ sung Sau khi giặt, phơi thường bị nhàu quần áo, em sẽ làm gì để áo quần phẳng ra? Vậy đây là công việc có cần thiết không? Tại sao? Muốn là được quần áo chúng ta cần có dụng cụ là GV: Cho HS quan sát tranh các dụng cụ là. - Em hãy kể tên các dụng cụ dùng cho việc là quần, áo? GV: củng cố qua vật thật GV: Cho HS quan sát tranh quy trình là. GV: Phát phiếu học tập yêu cầu HS hoạt động cặp đôi 3 phút nêu lại quy trình là quần, áo mà các em quan sát được: - HS hoàn thành phiếu học tập, đại diện cặp đôi lên báo cáo kết quả, cặp đôi khác nhận xét, bổ xung và tự rít ra kết luận. - Tại sao phải có kí hiệu là? Kí hiệu này có ở đâu? (Để người sử dụng tuân theo tránh làm hư hỏng.) - Khi là quần áo chúng ta cần chú ý điều gì? GV: Giới thiệu cho HS các chú ý khi là quần áo. GV Hướng dẫn cụ thể khi là cần làm như thế nào để tránh mất dáng, hỏng chất liệu của vải, không làm hỏng làm xước mặt của bàn là (Nếu không có cầu là có thể dùng chăn lót - chú ý: chăn không được phai màu, mỏng) - Hướng dẫn cụ thể trên bàn là và quần áo cho HS quan sát. GV: Tương tự như khi kết thúc phần giặt và phơi. GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy cho phần kiến thức này. GV yêu cầu một HS lên bảng vẽ HS phía dưới cùng vẽ ra nháp. Gọi HS nhận xét. GV nhận xét- bổ sung Các công việc bảo quản trang phục. Ngoài các công việc giặt phơi và là quần áo còn có công việc cất giữ cho quần áo không bị hỏng. Công việc này được làm như thế nào cô và các em cùng nhau tìm hiểu. GV: Cho HS quan sát tranh thể hiện các công việc cất giữ quần áo. - Cất giữ quần áo gồm những công việc gì? - Khi cất giữ có nhiều loại quần áo khác nhau và của nhiều người chúng ta phải làm như thế nào? Chúng ta có nên cất quần áo của nhiều người vào một tủ hay không? Tại sao? Yêu cầu HS quan sát tranh và tìm hiểu thực tế thảo luận nhóm để tìm ra các công việc cất giữ quần áo.- HS quan sát, liên hệ thảo luận nhóm và rút ra kết luận. GV: Nêu các chú ý trong quá trình cất giữ quần áo GV: Hướng dẫn cách gấp quần áo cho đẹp và gọn gàng, ít bị nhàu nhất | II. Bảo quản trang phục. 1. Giặt, phơi. Mục đích: Giữ quần áo luôn mới. Quy trình: GIẶT B1 Lấy đồ trong túi ra B2 Tách riêng quần áo màu sáng và màu tối B3 Vò xà phòng những chỗ bẩn nhiều B4 Ngâm 30 phút, vò kĩ B5 Giũ nhiều lần bằng nước sạch B6 Thêm chất làm mềm vải - Lấy các đồ vật trong túi ra khỏi quần áo - Vò những chỗ bẩn nhiều rồi bỏ vào máy - Điều khiển máy giặt theo hướng dẫn của máy PHƠI -Ngoài nắng với loại áo, quần màu sáng bằng vải bông, lanh, pha - Trong bóng râm với loại áo, quần màu tối bằng vải lụa, len, polyeste - Là việc làm cần thiết và thường xuyên trong gia đình - Là một công việc cần thiết để làm phẳng áo quần sau khi giặt phơi. 2. Là (ủi). a. Dụng cụ Bàn là, cầu là, bình phun nước. b. Quy trình - Điều chỉnh nhiệt độ. - Là: loại vải theo yêu cầu nhiệt độ từ thấp đến cao. - Là dọc chiều vải. - Khi ngưng là phải dựng bàn là. Chú ý: - Bắt đầu là với loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp - Quan sát kí hiệu hướng dẫn là trên băng vải đính ở trang phục - Chú ý hơn với loại quần áo có li - Bàn là để lâu, mới mua hoặc đã sử dụng lâu ngày cần được lau sạch, được kiểm tra về điện. 3. Cất giữ. - Treo bằng móc hoặc gấp vào tủ - Quần áo chưa dùng đến nên gói vào túi nilon Chú ý: Trong quá trình gấp cần phân loại quần áo (Quần áo của mỗi thành viên trong gia đình- Quần áo dài, quần áo lót) - Để đúng nơi quy định |
3. Hoạt động luyện tập:
- Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp.
- Yêu cầu HS vẽ BĐTD cho phần kiến thức ở cả tiết học
- GV gọi HS lên bảng vẽ – HS khác nhận xét - GV đưa bản đồ đã chuẩn bị cho học sinh quan sát, tham khảo.
- Tại sao phải bảo quản trang phục? Bao gồm những công việc gì?
Bài tập tình huống 1: Hôm trước đi đá bóng về, quần áo của bình bị lấm lem, ướt đẫm mồ hôi. Sau khi thay ra, Bình cho luôn quần áo đó vào trong máy giặt để giặt cùng với quần áo của cả nhà. Mẹ biết vậy, bảo Bình lần sau không được làm như thế. Em hãy giải thích cho cho Bình biết lần sau Bình nên làm như thế nào cho đúng?
Bài tập tình huống 2:Mùa hè, trời nắng to. Trước khi đi làm, mẹ nhờ Hà phơi quần áo mẹ vừa giặt xong giúp mẹ. Hà nhặt từng trang phục trong chậu ra phơi luôn, không giũ phẳng và cùng không lộn mặt trái của trang phục ra ngoài. Theo em, cách phơi trang phục của Hà như vậy đúng hay chưa đúng? Các trang phục của nhà Hà sẽ như thế nào sau khi phơi?
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm bài tập tình huống trước lớp.
- Cô giáo bổ sung, tổng hợp ý kiến của các nhóm.
4. Hoạt động vận dụng:
- Chia sẻ với cha mẹ, người thân trong gia đình về cách sử dụng và bảo quản trang phục đã được học ở lớp.
Vận dụng những kiến thức đã học vào việc bảo quản trang phục cho bản thân và mọi người trong gia đình. Làm được như vậy sẽ giúp em hiểu rõ hơn về cách bảo quản trang phục mè em đã được học.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Em hãy tìm hiểu trên internet, nhập vào địa chỉ WWW.google.vn, gõ chữ “ Kí hiệu giặt, là quần áo” để tìm hiểu một số kí hiệu, ý nghĩa của kí hiệu giặt là, phơi khô quần áo. Sau đó điền ý nghĩa của từng kí hiệu vào cột Ý nghĩa của bảng các kí hiệu.
*- Học bài, làm bài tập 2, 3 vào vở BT.
- Vẽ BĐTD cho cả bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục
- Hằng ngày các em phải thường xuyên tham gia giúp bố mẹ và hướng dẫn các thành viên trong gia đình bảo quản trang phục được đúng kĩ thuật
- Nghiên cứu bài 5. Ôn một số mũi khâu cơ bản
- Chuẩn bị:Kéo, kim chỉ khâu, 2 miếng vải KT8 x15 cm, 1 miếng vải KT 10 x 15 cm.
Ngày soạn: 21 tháng 9 năm
Ngày dạy: 29 tháng 9 năm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thông qua bài thực hành Hs nắm vững thao thác khâu một số mũi khâu cơ bản trên vải để áp dụng khâu một số sản phẩm đơn giản.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, liên hệ thực tế và làm việc theo quy trình.
3. Thái độ: Có ý thức hăng say học tập, luyện tập, yêu lao động
4.Năng lực, phẩm chất:
-Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy. Năng lực thực hành, năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. Nl hợp tác. Nl sử dụng ngôn ngữ
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Mẫu hoàn chỉnh các đường khâu, bảng phụ.
- Bìa kim khâu len, len, kim nhỏ, chỉ, vải
2. Học sinh: - Kim, chỉ khâu, vải
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; liên hệ, thực hành thực tế.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Mảnh ghép; Làm việc cá nhân.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
HS1: Em hãy kể tên các mũi khâu cơ bản mà em đã được học?
- Vào bài: Ở cấp tiểu học các em đã được học những mũi khâu cơ bản. Để các em có thể vận dụng các mũi khâu đó vào hoàn thành một số sản phẩm đơn giản ở bài thực hành sau, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại kỹ thuật khâu các mũi khâu cơ bản đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Chuẩn bị - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân - GV nêu yêu cầu bài thực hành->-HS xem SGK trả lời -1 HS đọc phần chuẩn bị SGK để cả lớp nắm chắc nội dung cần chuẩn bị và nội dung thực hành của bài. - GV Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - > nhận xét GV: Hướng dẫn HS làm việc cá nhân | I. Chuẩn bị. - Kim, chỉ, vải.... |
Hoạt động 2: Lý thuyết: - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Hoạt động nhóm; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân; Mảnh ghép. GV: Treo bảng phụ hình 1.14, 1.15 SGK/27+28. - Giáo viên yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật mảnh ghép hoàn thành ghi ra giấy câu trả lời của các câu hỏi sau: *. Vòng 1 chuyên gia: - Tìm hiểu khái niệm và cách khâu mũi khâu thường (mũi tới)? (nhóm 1, 2, 3) - Tìm hiểu khái niệm và cách khâu mũi khâu đột mau? (nhóm 1, 2, 3) *. Vòng mảnh ghép: - Mũi khâu thường, mũi khâu đột mau là gì? - Hiểu biết của em về mũi khâu thường, mũi khâu đột mau? - Nũi khâu thường, mũi khâu đột mau được tạo thành như thế nào? - Nhóm nào xong trước sẽ lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung - GV bæ sung vµ kÕt luËn | A. Lý thuyết: Nhúm 1, 2, 3: 1. Khâu mũi thường (mũi tới). - Dùng kim, chỉ tạo thành những mũi nổi, mũi lặn cách đều nhau, đẹp và êm. - Mũi khâu này được sử dụng may nối, vá quần áo, khâu lược. *Cách khâu: -Lấy thước và bút chì kể một đường trên vải -Xâu chỉ vào kim thắt nút cuối sợi -Tay trái cầm vải, tay phải cầm kim, khâu từ phải sang trái. -Lên kim, xuống kim bằng 3 canh sợi vải. Nhúm 4, 5, 6: 2. Khâu mũi đột mau. - Là phương pháp khâu mà mỗi mũi nổi được tạo thành bằng cách đưa kim lùi lại 3-4 canh sợi vải, rồi lại khâu tiếp 4 canh sợi vải. *Cách khâu: - Kể một đường thẳng trên vải - Lên kim 8 sợi vải, xuống kim lùi lai một mũi 4 sợi, lên kim về phía trước 4 sợi, xuống kim ngay lỗ lên kim đầu tiên..Cứ tiếp tục như thế cho đến hết đường khâu. Lại mũi khi kết thúc đường khâu. - Mũi khâu đột mau được dùng khi may nối mạng, viền bọc mép. |
Hoạt động 3: Thực hành - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Thực hành - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân; Thực hành thực tế. - GV: Giảng giải + Làm thao tác mẫu trên bìa bằng kim khâu len và len. - GV yêu cầu cả lớp làm bài thực hành cá nhân.- GV quan sát HS thực hành và uốn nắn các thao tác cho đúng kĩ thuật. Chú ý: cẩn thận khi dùng kim, kéo Cuối buổi thực hành GV chọn một số bài đẹp, đúng kĩ thuật và một số bài chưa đúng kỹ thuật cần rút kinh nghiệm - nhận xét | B. Thực hành. HS làm thực hành cá nhân
|
3. Hoạt động vận dụng:
Quan sát quần áo chúng ta đang mặc xem trên đó mỗi chi tiết thường sử dụng mũi khâu gì để may.
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Vận dụng những kiến thức đã được học về khâu, vá lại những quần áo của bản thân và các thành viên trong gia đình đã bị bục chỉ hoặc rách.
*- Về tập khâu lại 2 đường khâu đã học mỗi đường dài 10 cm.
- Chuẩn bị: Tiết sau vẫn mang kim, chỉ, vải để thực hành các đường khâu còn lại
-Tìm hiểu mũi khâu vắt SGK/28.
Hựng Cường, ngày 25 thỏng 9 năm ………………………………………………. ……………………………………………….. ……………………………………………….. |
Tuần 7: Ngày soạn: 25 tháng 9 năm
Ngày dạy: 03 tháng 10 năm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thông qua bài thực hành Hs nắm vững thao thác khâu một số mũi khâu cơ bản trên vải để áp dụng khâu một số sản phẩm đơn giản.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, liên hệ thực tế và làm việc theo quy trình.
3. Thái độ: Có ý thức hăng say học tập, luyện tập, yêu lao động
4.Năng lực, phẩm chất:
-Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy. Năng lực thực hành, năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. Nl hợp tác. Nl sử dụng ngôn ngữ
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Mẫu hoàn chỉnh các đường khâu, bảng phụ.
- Bìa kim khâu len, len, kim nhỏ, chỉ, vải
2. Học sinh: - Kim, chỉ khâu, vải
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; liên hệ, thực hành thực tế.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Khăn trải bàn.; Làm việc cá nhân.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc làm bài tập thực hành khâu 2 đường khâu thường và khâu đột mỗi đường dài 10cm
- Vào bài: Ở cấp tiểu học các em đã được học những mũi khâu cơ bản. Để các em có thể vận dụng các mũi khâu đó vào hoàn thành một số sản phẩm đơn giản ở bài thực hành sau, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại kỹ thuật khâu các mũi khâu cơ bản đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Chuẩn bị - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân - GV nêu yêu cầu bài thực hành->-HS xem SGK trả lời -1 HS đọc phần chuẩn bị SGK để cả lớp nắm chắc nội dung cần chuẩn bị và nội dung thực hành của bài. - GV Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - > nhận xét GV: Hướng dẫn HS làm việc cá nhân | I. Chuẩn bị. - Kim, chỉ, vải.... |
Hoạt động 2: Lý thuyết: - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Hoạt động nhóm; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân; Khăn trải bàn. GV: Treo bảng phụ hình 1.16 SGK/28. - Giáo viên yêu cầu HS quan sát hình kết hợp đọc nội dung SGK/28, thảo luận nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoàn thành ghi ra giấy câu trả lời của các câu hỏi sau: - Mũi khâu vắt được tạo thành như thế nào? - Hãy nêu cách khâu vắt? - Yêu cầu kĩ thuật của mũi khâu vắt là gì? - Nhóm nào xong trước sẽ lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung - GV bæ sung vµ kÕt luËn | II. Lý thuyết: 3. Khâu vắt. - Phương pháp khâu dính mép gấp của vải với vải nền bằng các mũi chỉ vắt. - Mũi khâu vắt dùng khi may viền mép ở cổ áo, gấu áo quần *Cách khâu: Bước 1: Gấp mép vải và khâu lược đính nếp gấp vào vải nền: - Gấp mép vải vào vị trí định khâu - Khâu lược (mũi tới) Bước 2: Khâu viền mép: -Tay trái cầm vải, tay phải cầm kim - Khâu từ phaỉ sang trái sang lên kim 2 sợi vải cạnh mép gấp rồi đưa chếch kim lên qua nếp gấp rồi rút chỉ các mũi khâu vắt cách nhau 0, 3-0.5cm, hết đường khâu lại mũi và thắt nút chỉ. - ở mặt phải chỉ nổi lên nhỏ, mặt trái mũi chỉ vắt chéo nhau cách đều 0, 5cm và mặt vải phẳng, nếp gấp êm. |
Hoạt động 3: Thực hành - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Thực hành - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân; Thực hành thực tế. - GV: Giảng giải + Làm thao tác mẫu trên bìa bằng kim khâu len và len. - GV yêu cầu cả lớp làm bài thực hành cá nhân.- GV quan sát HS thực hành và uốn nắn các thao tác cho đúng kĩ thuật. Chú ý: cẩn thận khi dùng kim, kéo Cuối buổi thực hành GV chọn một số bài đẹp, đúng kĩ thuật và một số bài chưa đúng kỹ thuật cần rút kinh nghiệm - nhận xét | III. Thực hành. HS làm thực hành cá nhân |
3. Hoạt động vận dụng:
Quan sát quần áo chúng ta đang mặc xem trên đó những chi tiết hay bộ phận quần áo nào thường sử dụng mũi khâu vắt. Ghi lại và báo cáo trước lớp vào buổi học sau.
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Quan sát, tìm hiểu xem trên chiếc áo dài thì mũi khâu được sử dụng chủ yếu là mùi khâu nào? Tại sao?
*- Về tập khâu lại 3 đường khâu đã học mỗi đường dài 10 cm.
- Chuẩn bị theo nội dung mục I phần chuẩn bị SGK/28.
- Đọc trước bài 6: Thực hành cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh SGK/28.
- Chuẩn bị một mảnh vải mềm có kích thước 20 x 24cm, kim, chỉ, phấn vẽ, thước, kéo, compa, 1 mảnh bìa mỏng có kích thước 10 x 20cm.
Tuần 7: Ngày soạn: 28 tháng 09 năm
Ngày dạy: 06 tháng 10 năm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thông qua bài thực hành HS vẽ tạo mẫu giấy và cắt mẫu giấy đặt lên vải cắt theo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, vận dụng thực tế và làm việc theo quy trình.
3. Thái độ: Có ý thức hăng say học tập, luyện tập, yêu lao động
4.Năng lực, phẩm chất:
-Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy. Năng lực thực hành, năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. Nl hợp tác. Nl sử dụng ngôn ngữ
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Mẫu bao tay hoàn chỉnh
- Tranh vẽ phóng to cách vẽ tạo mẫu giấy.
- Bìa kim khâu len, len, kim nhỏ, chỉ, vải
2. Học sinh: - Vải, kéo, giấy bìa, bút chì, compa …
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; liên hệ, thực hành thực tế.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Khăn trải bàn; Làm việc cá nhân.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc làm bài tập thực hành khâu 2 đường khâu thường và khâu đột mỗi đường dài 10cm
- Vào bài: Bài thực hành trước các em đã được ôn lại kĩ thuật khâu một số đường khâu cơ bản. Hôm nay chúng ta áp dụng các đường khâu đó vào việc hoàn thành một sản phẩm đơn giản. Cắt mẫu giấy bao tay trẻ sơ sinh.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Chuẩn bị - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân - GV nêu yêu cầu bài thực hành->-HS xem SGK trả lời -1 HS đọc phần chuẩn bị SGK để cả lớp nắm chắc nội dung cần chuẩn bị và nội dung thực hành của bài. - GV Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - > nhận xét GV: Hướng dẫn HS làm việc cá nhân | I. Chuẩn bị. - Bìa, kéo, thước, bút chì, compa... |
Hoạt động 2: Lý thuyết: - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Hoạt động nhóm; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân; Khăn trải bàn. - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II SGK/29 hoạt động nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoàn thành ghi ra giấy câu trả lời của các câu hỏi sau: - Quy trình thực hiện cắt, khâu bao tay trẻ sơ sinh gồm những công đoạn nào? - Nêu cách vẽ và cắt mẫu giấy theo hình 1.17a?- Nhóm nào xong trước sẽ lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung - GV bổ sung và kết luận - GV treo tranh phóng to mẫu vẽ trên giấy và phân tích cho HS biết | II. Lý thuyết: 1. Vẽ và cắt mẫu trên giấy (hoặc bìa). - Dựng hình 1.17a - SGK. + Kẻ hình chữ nhật ABCD ; có cạnh AB =CD=11cm: AD=BC=9cm + AE=DG =4, 5 cm làm đầu cong các ngón tay. + Vẽ phần cong đầu các ngón tay dùng compa vẽ nửa đường tròn có bán kính R=EO=OG=4, 5 cm. Ta được mẫu thiết kế trên giấy bao tay trẻ sơ sinh.Khi cắt ta cắt theo nét vẽ. A E D
4.5 O G O
12
B C 9 |
Hoạt động 3: Thực hành - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Thực hành - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân; Thực hành thực tế. GV: Giảng giải + Dựng hình trên bảng theo hình 1.17 (SGK)-> HS quan sát -Tại sao lại vẽ đường cong này? - GV vừa hướng dẫn vừa dựng hình - GV yêu cầu cả lớp làm bài thực hành cá nhân dựng hình trên giấy.- GV quan sát HS thực hành và uốn nắn các thao tác dựng hình và cắt mẫu giấy cho đúng kĩ thuật. - GV kiểm tra và cho cắt theo nét vẽ vừa dựng. - Chú ý: cẩn thận khi dùng kéo - Cuối buổi thực hành GV chọn một số bài đẹp, đúng kĩ thuật và một số bài chưa đúng kỹ thuật cần rút kinh nghiệm - nhận xét | III. Thực hành. HS làm thực hành cá nhân +Dựng hình +Cắt theo đường vẽ |
3. Hoạt động vận dụng:
- Nhận xét rút kinh nghiệm bài thực hành của HS
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
- GV nhận xét sản phẩm của HS
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
*- Về nhà dựng lại cho đẹp, chính xác để bài sau thực hành cắt vải theo mẫu giấy và khâu bao tay trẻ sơ sinh.
- Giờ thực hành sau mang vải mềm mỏng có kích thước 20 x 24 cm hoặc 2 mảnh 11 x13 cm, kim, chỉ mẫu giấy bao tay trẻ sơ sinh hoàn chỉnh đã cắt ở tiết trước.
Ngày 02 tháng 10 năm ………………………………………………. ……………………………………………….. ……………………………………………….. |
Tuần 8: Ngày soạn: 02 tháng 10 năm
Ngày dạy: 10 tháng 10 năm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách cắt vải theo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh
2. Kĩ năng: Vận dụng may hoàn chỉnh một chiếc bao tay.
3. Thái độ: Giáo dục HS có tính cẩn thận thao tác chính xác đúng quy trình
4.Năng lực, phẩm chất:
-Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy. Năng lực thực hành, năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. Nl hợp tác. Nl sử dụng ngôn ngữ
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Mẫu bao tay hoàn chỉnh
- Tranh vẽ phóng to cách vẽ tạo mẫu giấy.
- Bìa kim khâu len, len, kim nhỏ, chỉ, vải
- Vải, kéo, kim, chỉ, dây chun
2. Học sinh: Mẫu bìa, vải, kim, chỉ, kéo...
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; liên hệ, thực hành thực tế.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Làm việc nhóm; Làm việc cá nhân.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
+ Kiểm tra việc vẽ và cắt mẫu bìa của học sinh xem đã đạt tiêu chuẩn chưa.
+ Chấm một số mẫu giấy đã dựng và cắt hình chiếc bao tay trẻ sơ sinh
- Vào bài: Bài thực hành trước các em đã được ôn lại kĩ thuật khâu một số đường khâu cơ bản. Hôm nay chúng ta áp dụng các đường khâu đó vào việc hoàn thành một sản phẩm đơn giản. Cắt vải theo mẫu giấy và may bao tay trẻ sơ sinh.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Chuẩn bị - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân - GV nêu yêu cầu bài thực hành->-HS xem SGK trả lời - Hoàn thành cắt vải theo mẫu giấy - Cẩn thận khi dùng kéo.kim để cắt may. - Chú ý vệ sinh lớp học - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS nhận xét. | I. ChuÈn bÞ. -Mẫu bìa, kéo, vải, kim, chỉ, phấn may… |
Hoạt động 2: Lý thuyết: - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Hoạt động nhóm; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân; Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II.2 SGK/29 hoạt động nhóm 5 phút hoàn thành ghi ra giấy câu trả lời của các câu hỏi sau: + Cắt vải theo mẫu giấy được thực hiện như thế nào? + Quy trình thực hiện cắt, khâu bao tay trẻ sơ sinh gồm những công đoạn nào? - Nhóm nào xong trước sẽ lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung - GV bổ sung và kết luận: -> Có thể không vẽ đường thứ 2 mà vẽ xong đường 1 khi cắt cách đường vẽ 1cm (chừa 1 phân may) - GV treo tranh phóng to mẫu vẽ trên giấy và phân tích cho HS biết | II. Lý thuyết: 2. Cắt vải theo mẫu giấy. - Xếp vải: úp hai măt phải vải vào nhau, mặt trái vải ra ngoài (vẽ phấn lên mặt trái vải) - Đặt mẫu giấy lên vải và ghim cố định. - Dùng phấn hoặc bút chì vẽ lên vải theo chu vi mẫu giấy (quanh rìa mẫu giấy) - Dùng phấn vẽ một đường thứ 2 cách đều đường thư nhất 0, 5...1cm để trừ. phân may. - Lấy kéo cắt theo đường phấn vẽ thứ 2 |
Hoạt động 3: Thực hành - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Thực hành - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân; Thực hành thực tế. - GV hướng dẫn HS cắt vải- GV làm mẫu cho HS ->HS quan sát- GV yêu cầu học thực hành cá nhân gấp vải, áp mẫu vẽ và cắt bao tay trẻ sơ sinh. - GV theo dõi HS cách gấp vải và áp mẫu giấy vẽ. - Em nào khéo tay thì GV cho cắt cách nét vẽ 1cm không phải vẽ đường thứ 2 - Luôn nhắc HS phải vẽ đường thứ hai theo đường thứ nhất để có phần trừ đường may - GV giúp đỡ HS còn lúng túng - GV kiểm tra bạn nào vẽ hoàn chỉnh thì cho cắt vải theo nét vẽ 2. - Cuối buổi thực hành GV chọn một số bài đẹp, đúng kĩ thuật và một số bài chưa đúng kỹ thuật cần rút kinh nghiệm treo lên bảng cho HS tự nhận xét kết quả của nhau -> tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. | III. Thực hành. - HS làm thực hành cá nhân theo hướng dẫn của giáo viên. +Dựng hình +Cắt theo đường vẽ |
3. Hoạt động vận dụng:
- Nhận xét rút kinh nghiệm bài thực hành của HS
- HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
- GV nhận xét sản phẩm của HS.Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Về nhà cắt thêm 1sản phẩm mới và chỉnh sửa cho đẹp, chính xác để bài sau thực hành khâu bao tay trẻ sơ sinh.
- Giờ thực hành sau mang kim, chỉ và sản phẩm của tiết 2 để hoàn thành bao tay trẻ sơ sinh.
Ngày soạn: 05 tháng 10 năm
Ngày dạy: 13 tháng 10 năm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách khâu bao tay trẻ sơ sinh.
2. Kĩ năng: Vận dụng may hoàn chỉnh một chiếc bao tay.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, có tính cẩn thận thao tác chính xác đúng quy trình, có ý thức tự giác thực hành đảm bảo vệ sinh an toàn trước và sau thực hành.
4. Năng lực, phẩm chất:
a. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực diễn đạt; Năng lực giải quyết vấn đề.
b. Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Mẫu bao tay hoàn chỉnh
- Tranh vẽ quy trình thực hiện khâu bao tay
- Vải, kéo, kim, chỉ, dây chun
2. Học sinh: Mẫu bìa, vải, kim, chỉ, kéo...
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề; Hoạt động nhóm vấn đáp; trực quan, thực hành.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Làm việc cá nhân; Làm việc nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TÂP:
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể tên những mũi khâu cơ bản mà em đã được học?
- Hãy nêu quy trình thực hiện mũi khâu thường (mũi tới)?
- Vào bài: Bài thực hành tuần trước các em đã được ôn lại kĩ thuật khâu một số đường khâu cơ bản. Hôm nay chúng ta áp dụng các đường khâu đó vào việc hoàn thành một sản phẩm đơn giản đó là khâu bao tay trẻ sơ sinh. Vậy để khâu được chiếc bao tay hoàn chỉnh như vậy thì chúng ta nên sử dụng những mũi khâu? => Mũi khâu thường, mũi khâu vắt.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Chuẩn bị - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân GV giới thiệu bài thực hành:- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Khâu bao tay trẻ sơ sinh theo đúng quy trình - Cẩn thận khi dùng kéo.kim để cắt may. - Chú ý vệ sinh lớp học -GV nhận xét. | I. Chuẩn bị. - Học sinh chuẩn bị đầy đủ: Kim, chỉ, vải, ren... - Lưu ý:+ Phải khâu theo đúng quy trình. + Cẩn thận khi dùng kéo, kim + Chú ý giữ vệ sinh lớp học. |
Hoạt động 2: Lý thuyết: - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Hoạt động nhóm; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân; Làm việc nhóm 3. Khâu bao tay: - HS đọc SGK/29 -> Liên hệ thực tế hoạt động nhóm 4 phút cho biết: - Cách khâu bao tay mà em biết? - Khâu vòng ngoài bao tay và khâu viền mép cổ tay dùng mũi khâu gì? (mũi thường và mũi vắt) - Nhóm nào xong trước sẽ lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung - GV bổ sung và kết luận: - HS ghi nhớ kiến thức. | II. Lí thuyết. 3. Khâu bao tay (h.1.17) a. Khâu vòng ngoài bao tay. - úp mặt phải 2 miếng vải vào trong, xếp bằng mép. khâu theo nét vẽ bằng mũi thường hoặc khâu đột. - Khi kết thúc đường khâu cần lại mũi. b.Khâu viền gấp mép vòng cổ tay và luồn dây chun. - Gấp mép xuống 0, 5-1 cm - Khâu lược sau đó khâu viền bằng mũi khâu thường hoặc khâu vắt. - Luồn dây chun. |
Hoạt động 3: Thực hành - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Thực hành - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân; Thực hành thực tế. - GV hướng dẫn HS khâu bao tay trẻ sơ sinh- GV làm mẫu cho HS ->HS quan sát- GV yêu cầu học thực hành cá nhân - GV cho HS tiếp tục thực hành cá nhân khâu bao tay trẻ sơ sinh cho hoàn tất sản phẩm. - Khâu đúng đường vẽ khoảng cách các mũi khâu đều nhau (2- 3mm) -Khâu xong vuốt phẳng. -Em nào khâu chưa đúng kỹ thuật GV uốn nắn ngay. | III. *. Thực hành. - Khâu bao tay trẻ sơ sinh |
3. Hoạt động vận dụng:
- GV yêu cầu học sinh về nhà cắt và khâu bao tay cho bản thân. Học sinh có thể làm ngay tại lớp nếu đã hoàn thành xong sản phẩm bao tay trẻ sơ sinh.
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Các em tìm hiểu thêm ở địa phương chúng ta có còn sử dụng bao tay cho trẻ sơ sinh hay không? Nếu còn sử dụng thì bao tay này thường sử dụng cho những em ở những lưa tuổi nào? Báo cáo kết quả với cô vào tiết học sau.
- Hướng dẫn học sinh về nhà kết hợp những nội dung đã được học trong chương I với bạn bè, người thân, tìm hiểu qua các kênh thông tin như báo, đài, mạng internet… để củng cố thêm kĩ năng về phân biệt các loại vải, lựa chọn trang phục, sử dụng trang phục hợp lí và cắt khâu được 1 số sản phẩm cho bản thân.
Ngày 09 tháng 10 năm ……………………………………………………. …………………………………………………… ……………………………………………………. …………………………………………………….. …………………………………………………….. |
Tuần 9 Ngày soạn: 04 tháng 10 năm
Ngày dạy: 17 tháng 10 năm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách khâu bao tay trẻ sơ sinh.
2. Kĩ năng: Vận dụng may hoàn chỉnh một chiếc bao tay.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, có tính cẩn thận thao tác chính xác đúng quy trình, có ý thức tự giác thực hành đảm bảo vệ sinh an toàn trước và sau thực hành.
4. Năng lực, phẩm chất:
a. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực diễn đạt; Năng lực giải quyết vấn đề.
b. Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Mẫu bao tay hoàn chỉnh
- Tranh vẽ quy trình thực hiện khâu bao tay
- Vải, kéo, kim, chỉ, dây chun
2. Học sinh: Mẫu bìa, vải, kim, chỉ, kéo...
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề; Hoạt động nhóm; vấn đáp;, trực quan; Thực hành.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Làm việc cá nhân; Làm việc nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TÂP:
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể tên những mũi khâu cơ bản mà em đã được học?
- Hãy nêu quy trình thực hiện mũi khâu thường (mũi tới)?
- Vào bài: Bài thực hành tuần trước các em đã được ôn lại kĩ thuật khâu một số đường khâu cơ bản. Hôm nay chúng ta áp dụng các đường khâu đó vào việc hoàn thành một sản phẩm đơn giản đó là khâu bao tay trẻ sơ sinh. Vậy để khâu được chiếc bao tay hoàn chỉnh như vậy thì chúng ta nên sử dụng những mũi khâu? => Mũi khâu thường, mũi khâu vắt.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Chuẩn bị - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân GV giới thiệu bài thực hành:- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Khâu bao tay trẻ sơ sinh theo đúng quy trình - Cẩn thận khi dùng kéo.kim để cắt may. - Chú ý vệ sinh lớp học -GV nhận xét. | I. Chuẩn bị. - Học sinh chuẩn bị đầy đủ: Kim, chỉ, vải, ren... - Lưu ý:+ Phải khâu theo đúng quy trình. + Cẩn thận khi dùng kéo, kim + Chú ý giữ vệ sinh lớp học. |
Hoạt động 3: Lí thuyết. - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Hoạt động nhóm; - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân; Làm việc nhóm 4. Trang trí sản phẩm: - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế hoạt động nhóm 4 phút liệt kê các cách có thể trang trí cho bao tay. - Nhóm nào xong trước sẽ lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung - GV bổ sung và kết luận: - GV hướng dẫn và làm mẫu cho HS quan sát để làm theo: - GV: Cho HS quan sát 2 mẫu bao tay đã được trang trí theo 2 cách khác nhau: - HS quan sát- > Trả lời-> Nhận xét-> Bổ sung - Theo em những cách trang trí trên được làm như thế nào? - GV nhận xét, chốt kiến thức: Nếu thêu trang trí thì phải thêu trước khi khâu chu vi bao tay. - Dùng sợi đăng ten hoặc các loại vải hoa thì có thể may hoàn chỉnh rồi đính đăng ten sau. - GV hướng dẩn HS trang trí theo ý thích, khuyến khích sự sáng tạo. - GV đôn đốc về thời gian, chú trọng an toàn và vệ sinh. - HS quan sát rút kinh nghiệm cho bản thân. - May hoa vải vào đủ màu, may thành từng chùm 3 hoa hoặc 4 hoa trên bao tay, hoa may từng hoa riêng lẽ | II. Lí thuyết: 4. Trang trí sản phẩm. (tùy ý) Cách 1: Sử dụng những đường thêu trang trí Cách 2: Sử dụng những sợi đăng ten đính trang trí vòng quanh cổ tay
|
Hoạt động 3: Thực hành: - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Thực hành - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân; Thực hành thực tế. - GV hướng dẫn HS khâu hoàn thiện bao tay trẻ sơ sinh- GV làm mẫu cho HS ->HS quan sát- GV cho HS tiếp tục thực hành cá nhân khâu bao tay trẻ sơ sinh cho hoàn tất sản phẩm - Đảm bảo an toàn trong khi thực hành. - GV quan sát từng bước của quy trình thực hành của HS. - Thường xuyên theo dõi, uốn nắn những sai sót của học sinh trong khi làm thực hành. - Bạn nào làm xong thì nộp sản phẩm - Cuối buổi GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, học sinh tự đánh giá bài thực hành theo tiêu chí: Mức độ hoàn thiện, thời gian hoàn thiện, Chất lượng của sản phẩm - Học sinh đánh giá chéo nhau theo tiêu chí. - GV nhận xét chung. | III. Thực hành. - Trang trí sản phẩm (tuỳ thích) - HS hoàn tất sản phẩm |
3. Hoạt động vận dụng:
- GV yêu cầu học sinh về nhà cắt và khâu bao tay cho bản thân. Học sinh có thể làm ngay tại lớp nếu đã hoàn thành xong sản phẩm bao tay trẻ sơ sinh.
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Các em tìm hiểu thêm ở địa phương chúng ta có còn sử dụng bao tay cho trẻ sơ sinh hay không? Nếu còn sử dụng thì bao tay này thường sử dụng cho những em ở những lưa tuổi nào? Báo cáo kết quả với cô vào tiết học sau.
- Hướng dẫn học sinh về nhà kết hợp những nội dung đã được học trong chương I với bạn bè, người thân, tìm hiểu qua các kênh thông tin như báo, đài, mạng internet… để củng cố thêm kĩ năng về phân biệt các loại vải, lựa chọn trang phục, sử dụng trang phục hợp lí và cắt khâu được 1 số sản phẩm cho bản thân.
Ngày soạn: 12 tháng 10 năm
Ngày dạy: 20 tháng 10 năm
Tiết 17
ÔN TẬP CHƯƠNG I. MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Thông qua tiết ôn tập, giúp HS nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản về các loại vải thường dùng trong may mặc.
- Biết cách lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng đã học vào việc may mặc của bản thân và gia đình.
3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm và biết ăn mặc lịch sự, gọn gàng.
4.Năng lực, phẩm chất:
-Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy. Năng lực thực hành, năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. Nl hợp tác. Nl sử dụng ngôn ngữ
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:- Câu hỏi ôn tập và đề cương ôn tập. Phiếu học tập
- Mẫu vải các loại và tranh ảnh, máy chiếu
2. Học sinh: Sách, vở và đọc trước những nội dung đã được học.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề; Vấn đáp; Trực quan; Hoạt động nhóm; Thực hành.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
- Vào bài:Chúng ta đã học xong chương I - May mặc trong gia đình.Hôm nay cô cùng các em hệ thống lại những vấn đề trọng tâm của chương nhằm giúp các em củng cố thêm kiến thức và kĩ năng cơ bản về các loại vải thường dùng trong may mặc, cách lựa chọn vải, sử dụng và bảo quản trang phù hợp với bản thân, gia đình.
2. Hoạt động luyện tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1:Về kiến thức - PP: Nêu và giải quyết vấn đề; Vấn đáp; Trực quan; Hoạt động nhóm; Thực hành. - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân, làm việc nhóm. - Hình thành năng lực:Năng lực tự học. năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực phân tích, tổng hợp thông tin, năng lực hợp tác - GV ghi câu hỏi lên bảng - GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận khoảng 10 phút. * Các nhóm thảo luận theo nội dung phân công. HS cá nhân và nhóm đều ghi lại ý kiến riêng và ý kiến tập thể ra giấy để phát biểu trước lớp - Nhóm nào xong trước thì báo cáo kết quả của nhóm mình, Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, hướng dẫn Hs tự rút ra kết luận. Bài tập 1- Nhóm1:Các loại vải thường dùng trong may mặc. - Hãy nêu nguồn gốc, tính chất, quy trình sản xuất của vải sợi thiên nhiên. - Hãy nêu nguồn gốc, tính chất, quy trình sản xuất của vải sợi hoá học và vải sợi pha. - Em hãy tìm từ để điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa những câu sau đây: a.Sợi........có nguồn gốc từ thực vật như sợi quả cây....và có nguồn gốc động vật như sợi con........ b. Sợi nhân tạo được sản xuất từ chất.........của.......................... c.Sợi tổng hợp được sản xuất bằng cách tổng hợp các chất..........lấy từ.............. d.Khi kết hợp hai hoặc nhiều loại sợi khác nhau tạo thành để dệt thành vải sợi gọi là vải..........Vải pha thường có những......của các loại sợi thành phần. e.Thời tiết nóng nên mặc áo quần bằng vải.............để được thoáng mát dễ chịu. Bài tập 2 - Nhóm 2: Lựa chọn trang phục- Để có được trang phục đẹp cần chú ý đến những điểm gì? Em hãy sử dụng những cụm từ thích hợp nhất ở cột B để hoàn mỗi câu ở cột A.Cột A. 1.Trang phục có chức năng.... 2.Vải có màu tối, kẻ sọc..... 3. Người gầy nên mặc...... 4.Quần áo bằng vải sợi bông..... 5.Quần áo cho trẻ sơ sinh, tuổi mẫu giáo..... Bài tập 3- Nhóm 3: Sử dụng trang phục. - Sử dụng trang phục cần chú ý đến vấn đề gì? Em hãy sử dụng cụm từ thích hợp nhất ở cột B để hoàn thành mỗi câu ở cột A.Cột A. 1.Vải lanh…. 2.Vải polyeste 3.Vải sợi bông4.Vải len 5.Vải xatanh Bài tập 4 -Nhóm 4: Bảo quản trang phục. - Bảo quản trang phục gồm những việc chính nào? Trình bày cách giặt quần áo mà em đã thực hiện? - Em hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống các câu sau:a. Cây bông dùng để sản xuất ra... b. Lông cừu qua quá trình sản xuất được... c. Vải tơ tằm có nguồn gốc từ động vật... d.............có những ưu điểm của các sợi thành phần - Đại diện nhóm lên bảng trình bày theo câu hỏi của giáo viên, nếu người đại diện trả lời không đủ ý thì những thành viên khác trong nhóm có thể lên bổ sung, nếu vẫn không tốt hơn thì cho tổ khác bổ sung - Trong lúc đó, các học sinh khác tự rú ra kết luận qua phần trả lời của bạn và ghi lại vào vở của mình. | I. Về kiến thức: *HS hoạt động nhóm:
Bài tập 1- Nhóm1 - Nguồn gốc: Từ động vật, thực vật. - Tính chất: Độ hút ẩm cao, thoáng mát, dễ nhàu, giặt lâu khô, không bền, tro bóp dễ tan. - Qui trình sản xuất: (xem hình 1.1 SGK trang 6) - Nguồn gốc vải sợi hoá học:gồm có vải sợi tổng hợp (từ than đá, dầu mỏ..) và vải sợi nhân tạo (từ gỗ, tre, nứa.) - Tính chất: Bóng, mịn, đẹp, bền, không nhàu, tro bóp dễ tan. - Nguồn gốc vải sợi pha:Kết hợp ưu điểm của các vải sợi thành phần - Tính chất: Ưu điểm của các vải sợi Thành phần thích hợp với khí hậu VN được sử dụng nhiều.
Từ cần điền: a. thiên nhiên ; bông ; tằm b. xen lu lô ; gỗ, tre, nứa c. hóa học ; than đá; dầu mỏ. d. sợi ; pha ; ưu điểm e. sợi bông, vải pha Bài tập 2 - Nhóm 2: - Chọn vải kiểu may có hoa văn, màu sắc phù hợp với vóc dáng màu da.. chọn kiểu may phù hợp với vóc dáng để che bớt khiếm khuyết tạo dáng đẹp - Chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi tạo dáng đẹp, lịch sự. - Cùng với kiểu may, mà sắc, hoa văn của trang phục, cần chọn vật dụng đi kèm cho phù hợp tạo nên sự đồng bộ của trang phục. Cột B a.làm cho người mặc có vẻ gầy đi b.nên chọn vải bông màu tươi sáng. c.bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người. d.vải kẻ sọc ngang, hoa to. e. là ở nhiệt độ 160 C. g. Nên chọn vải sợi tổng hợp, màu sẫm Đáp án 1 + c ; 2 + a ; 3 + d ; 4 + e ; 5 + b Bài tập 3- Nhóm 3 - Trang phục phù hợp với hoạt động đi học, đi lao động, đi lễ hội…. - Trang phục phù hợp với môi trường và công việc mặc trang nhã và lịch sự. - Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với màu sắc, hoa văn với vải trơn một cách hợp lí tạo sự phong phú về màu sắc, có tính thẫm mỹ. Cột B. a. lông xù nhỏ, độ bền kém b. ít nhàu, có lông xù. c. mặt vải mịn, dễ nhàu. d. dễ nhàu, mặt vải bóng. e. không nhàu, rất bền. Đáp án 1 + c ; 2 + e ; 3 + a ; 4 + b ; 5+d; Bài tập 4 -Nhóm 4 - Bảo quản trang phục gồm: Giặt đúng qui trình, phơi, là đúng kĩ thuật, cất giữ cẩn thận tráng ẩm mốc, gián cắn làm hỏng quần áo. - Bảo quản đúng kĩ thuật giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục tạo cho người mặc gọn gàng, hấp dẫn tiết kiệm chi tiêu trong may mặc. Đáp án a.Vải bông b.Vải len c. Con tằm d.Vải sợi pha |
Hoạt động 2: Về kĩ năng: - PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Thực hành - KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân; Thực hành thực tế. - Làm việc cá nhân: - Hình thành năng lực thực hành. - Phân biệt được một số loại vải - Lựa chọn được trang phục phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi. - Biết sử dụng trang phục hợp lí và bảo quản trang phục đúng quy định. - Ôn tập các mũi khâu cơ bản. - Ôn lại quy trình cắt khâu bao tay. - GV quan s¸t tõng bíc cña quy tr×nh thùc hµnh cña HS. - Thêng xuyªn theo dâi, uèn n¾n nh÷ng sai sãt cña häc sinh trong khi lµm thùc hµnh. | 2. Về kĩ năng: Thực hành ôn lại mũi khâu thường, mũi đột mau, mũi khâu vắt. |
3. Hoạt động vận dụng:
Chia sẻ với cha, mẹ và mọi người trong gia đình về những loại vải thường dùng trong may mặc, cách phân biệt các loại vải, cách lựa chọn trang phục và thời trang đã được học ở lớp.
Tìm hiểu trong gia đình mình có những vật dụng nào được làm bằng vải và xác định xem loại vải được dùng để may vật dụng đó là loại vải nào?
Quan sát hình dáng bên ngoài của mọi người trong gia đình và chia sẻ ý kiến của bản thân về lựa chọn trang phục phù hợp với từng người. Lắng nghe nhận xét của mọi người trong gia đình về ý kiến của mình.
Vận dụng những kiến thức đã học vào việc bảo quản trang phục cho bản thân và mọi người trong gia đình. Làm được như vậy sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về cách bảo quản trang phục mà em đã được học.
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Em hãy cùng bạn đến của hàng bán vải may mặc, bán quần áo hoặc của hàng may mặc, quan sát các loại vải và hỏi người bán hàng hoặc thợ may tên của những loại vải hiện nay đang được nhiều người ưa chuộng, sử dụng để may mặc. Ghi nhận xét của em về các loại vải đó. Nếu có thể được, em hãy sưu tầm một số mẫu vải để chia sẻ với các bạn trong lớp.
- Thử làm nhà thiết kế thời trang, em hãy đưa ra ý tưởng và thiết kế một bộ trang phục mà em thích nhất cho bản thân hoặc người mà em yêu quý.
*. Ôn tập kỹ toàn bộ phần kiến thức đã học. Xem lại phần kỹ năng, kỹ thuật cắt khâu 1 số sản phẩm đơn giản.
Ôn tập tốt các đường khâu cơ bản chuẩn bị cho buổi sau kiểm tra thực hành1 tiết khâu 1 sản phẩm cụ thể.
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu: vải, kéo, kim, chỉ.
Ngày 16 tháng 10 năm .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... ........................................................................... |
Tuẩn 10: Ngày soạn: 17 tháng 10 năm
Ngày dạy: 25 tháng 10 năm
Tiết 18
KIỂM TRA THỰC HÀNH. (45Phút)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nắm vững các bước làm việc theo qui trình công nghệ.
- Củng cố các mũi khâu cơ bản
2. Kĩ năng: - Sử dụng các mũi khâu cơ bản vào hoạt động thực tiễn, tạo sản phẩm cắt may đơn giản.
- HS thao tác với kim chỉ tốt, biết cách cầm vải khi khâu, biết cách tạo đường khâu đẹp.
3. Thái độ: - Cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác khi thực hành cắt khâu.
- HS chú ý vệ sinh, an toàn trong thực hành.
4.Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực thực hành, năng lực sáng tạo, tự quản lí, tính toán.
- Phẩm chất: Trung thực; Nghiêm túc; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Thực hành thực tế: 100%
III. MA TRẬN ĐỀ:
Cấp độ Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
Khâu bao tay trẻ sơ sinh | - Biết sử dụng những đường khõu cơ bản đó được học để khõu bao tay trẻ sơ sinh | - Thực hành đúng quy trình khâu hoàn thiện bao tay trẻ sơ sinh. | - Hoàn thiện sản phẩm đẹp, phù hợp với người sử dụng là các em bé. | - Trang trí sáng tạo phù hợp với nội dung, hình thức bao tay dành cho trẻ sơ sinh. | |
Tổng số điểm Tỉ lệ % | 3 30% | 4 40% | 2 20% | 1 10% | 10 100% |
IV. THIẾT LẬP ĐỀ KIỂM TRA: (Thời gian làm bài 45 phút).
Em hãy khâu và hoàn thiện bao tay trẻ sơ sinh.
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
a. Chuẩn bị: (1đ).
a. Vật liệu: Chỉ, dây chun.
b. Dụng cụ: Kim.
b. Thực hành: (3, 5 đ)
- Thực hành đúng quy trình úp 2 mặt phải miếng vải vào trong, sắp bằng mép, khâu 1 đường cách mép vải 0, 7 cm. Sử dụng mũi khâu thường (mũi mau). Khâu viền mép vòng cổ tay, luồn dây chun.Dùng mũi khâu vắt để khâu viền.
c. Kết quả (3, 5 đ)
- Sản phẩm đẹp, phù hợp với người sử dụng.
- Bao tay khi hoàn thiện phải phẳng, êm.
- Đầu và cuối mũi khâu phải lại mũi chắc chắn.
- Khâu đúng đường phấn vẽ là phải cách mép từ 0, 5 -> 1cm.
- Khoảng cách giữa các mũi khâu đều nhau.
- Mũi khâu vắt nổi nên ở mặt phải chỉ khoảng 2 canh sợi vải.
- Trang trí sáng tạo phù hợp với nội dung, hình thức bao tay dành cho trẻ sơ sinh.
d. Thời gian: (1 đ)
- Thực hành đúng thời gian quy định
e. Thái độ; (1 đ)
- Thực hành nghiêm túc, giữ vệ sinh lớp học.
*. Về nhà xem trước bài 8 sgk/34: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
Ngày soạn: 19 tháng 10 năm
Ngày dạy: 27 tháng 10 năm
CHƯƠNG II. TRANG TRÍ NHÀ Ở
Tiết 19 - Bài 8
SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở (T.1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò của nhà ở đối với con người.
- Kể tên được mọt số khu vực chính của nhà ở và trình bày được các yêu cầu đối với các khu vực chính của nhà ở.
2. Kĩ năng: - Biết vận dụng hợp lý sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp nơi ngủ, góc học tập, gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình.
3. Thái độ: Yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ.
4.Năng lực, phẩm chất:
-Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy, năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. Nl hợp tác. Nl sử dụng ngôn ngữ
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Sưu tầm các tranh ảnh về nhà ở, máy chiếu.
- Phiếu học tập
2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, trang trí nội thất trong gia đình.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm;
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật mảnh ghép; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
- Vào bài: Giáo viên chiếu môt số hình ảnh về những người dân sống vô gia cư -> Yêu cầu học sinh đưa ra những nhận xét xem những người trong tranh họ đang thiếu cái gì, họ cần cái gì? Tại sao những cái đó là một trong những yêu cầu bức thiết của họ…
- Vậy nhà ở có vai trò gì đối với đời sống con người? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu…
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1:Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người. PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm; KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật mảnh ghép; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ. - GV: Yêu cầu HS quan sát hình trên máy chiếu-> Thảo luận nhóm 5 phút. * Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép: - Vòng 1 chuyên gia: Nhóm 1, 2 quan sát và tìm hiểu hình 1, 2, 3 ; Nhóm 3, 4 quan sát và tìm hiểu hình 4, 5, 6 ; Nhóm 5, 6 quan sát và tìm hiểu hình 7, 8, 9 tìm hiểu xem nhà ở có vai trò gì? Các bức tranh nói lên điều gì? Nó miêu tả những hoạt động nào của con người? - Các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời ra giấy. Thời gian thảo luận là 5 phút - Vòng mảnh ghép: - Với em nhà ở có ý nghĩa gì không? Em đã làm gì cho ngôi nhà của mình chưa? - Nếu không có nhà thì em sẽ ntn? (Em rất yêu nhà của em, vì nhà em là nơi cho em rất nhiều tình cảm. Em luôn dọn dẹp nhà cửa... Không thể ở, không thể tránh mưa gió, không có sự yêu thương, lo lắng của gia đình...) - Sau 5 phút, nhóm nào xong trước sẽ lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung. GV: Nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. HS: Ghi vở GV nói thêm: Tránh thú dữ, tránh lũ, tránh gió cát..... Để HS biết và so sánh với nhà ở địa phương mình. Nhà ở là một nhu cầu thiết yếu của con người. Hiến pháp và pháp luật nước CHXHCNVN đã quan tâm đến vấn đề nhà ở của công dân......... (điều 62 và điều 73 Hiến pháp 1992 nước CHXHCNVN) | I. Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người. Nhóm 1, 2: - Nhà ở là nơi trú ngụ của con người. Nhóm 3, 4: - Nhà ở bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại do ảnh hưởng của tự nhiên, môi trường. Nhóm 5, 6: - Nhà ở là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. |
Hoạt động 2: Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở: PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; - Đặt vấn đề:Chúng ta có nhiều loại nhu cầu trong sinh hoạt hàng ngày, có phải mọi sinh hoạt ấy đều diễn ra ở bất cứ nơi nào trong nhà ở? - Em hãy kể tên những sinh hoạt bình thường hàng ngày của gia đình? GV: Chốt lại nội dung chính của mọi gia đình, sự cần thiết phải bố trí khu vực sinh hoạt. - Thấy được vai trò của nhà ở như vậy thì em cần phải làm gì để nhà ở luôn đẹp sạch và sống thoải mái. GV: Chiếu hình ảnh1 số nhà ở được bố trí hợp lý và không hợp lý yêu cầu HS rút ra nhận xét. - HS quan sát rút ra nhận xét về cách bố trí đồ đạc trong nhà ở. - Vì sao cần sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở? 1. Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình. PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm; KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật làm việc nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ. - GV cho HS đọc mục 1 –SGK/35 + liên hệ thực tế hoạt động cá nhân 2 phút cho biết: + Trong nhà ở thông thường phải có ít nhất những khu vực nào? Ngoài các khu vực nêu trên, nhà em còn có những khu vực khác nào nữa? (VD: khu tập thể dục, khu SX, vườn cây…) + Ở nhà em các khu vực đó được bố trí như thế nào? - Cá nhân nào xong trước báo cáo kết quả, các bạn còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV chiếu hình ảnh một số khu vực của nhà ở yêu cầu HS cho biết: + Tên gọi và vai trò của khu vực trong mỗi hình ảnh đó là gì? + Kể tên những đồ vật chủ yếu trong các khu vực đó? - Cá nhân báo cáo kết quả. - GV phát phiếu học tập yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 trong thời gian 5 phút nối tên cột khu vực với tên của cột yêu cầu chủ yếu. - Nghe các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động cá nhân sau đó tổng hợp ý kiến cá nhân, thảo luận và thống nhất kết quả nhóm hoàn thành phiếu học tập để thấy được yêu cầu chủ yếu của mỗi khu vực trong nhà ở. - Đại diện nhóm báo cáo trước lớp - Cá nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV:Nhận xét -> Chốt lại nội dung chính của mỗi gia đình, sự cần thiết phải bố trí khu vực sinh hoạt. - GV: ở nhà em khu vực sinh hoạt được bố trí như thế nào? Tại sao lại bố trí như vậy? Em có muốn thay đổi không, trình bày lý do. HS: Trả lời - Các hộ gia đình thuộc dân tộc miền núi thường sống ở nhà sàn.......Các hộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu sống trên thuyền? (Dân tộc: Tiếp khách ->Thờ cúng-> Sinh hoạt chung-> Ngủ, nghỉ đều quanh bếp chính. - ĐBSCL: Đơn sơ, chật hẹp, chủ yếu chỉ để ngủ còn các sinh hoạt khác thì thiếu thốn…..) GV: Sự phân chia khu vực cần tính toán hợp lý tuỳ theo diện tích nhà ở, phù hợp với tính chất, công việc mỗi gia đình cũng như địa phương để đảm bảo cho mọi thành viên sống thoả mái, thuận tiện. | II. Xắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở. - Cảm thấy thoải mái, thuận tiện và xem đó là tổ ấm của mình - Dễ nhìn: Thể hiện cái đẹp thẫm mỹ. - Dễ thấy - dễ lấy - dễ tìm: Tạo sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian. 1. Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình. a) Chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách, nên rộng rãi, tháng mát, đẹp, trung tâm. b) Chỗ thờ cúng cần trang trọng. c) Chỗ ngủ cần riêng biệt, yên tĩnh. d) Chỗ ăn uống gần bếp hoặc trong bếp, sạch sẽ, thoáng mát. e) Khu vực bếp cần sáng sủa, sạch sẽ, tiện cho việc cấp thoát nước. f) Khu vực vệ sinh cần kín đáo, xa nhà, cuối hướng gió. g) Chỗ để xe kín đáo, chắc chắn, an toàn. |
3. Hoạt động luyện tập:
Hãy chọn câu đúng (Đ) hoặc sai (S):
Stt | Nội dung | Đ | S |
1 | Chỗ ngủ, nghỉ thường bố trí ở nơi riêng biệt yên tĩnh | x | |
2 | Nhà chật, một phòng không thể bố trí thuận tiện được | x | |
3 | Nhà chật, một phòng cần phải bố trí các khu vực thật hợp lí. | x | |
4 | Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của con người, nhà nước khuyến khích người dân cải thiện điều kiện nhà ở. | x | |
5 | Khu vệ sinh không cần sạch sẽ, kín đáo. | x | |
6 | Chỗ ngủ, nghỉ cần bố trí gần bếp hoặc kết hợp trong bếp. | x | |
7 | Chỗ để xe nên bố trí nơi kín đáo, chắc chắn, an toàn. | x |
4. Hoạt động vận dụng:
- Hãy quan sát những khu vực trong nhà ở của gia đình em và một số gia đình xung quanh nơi em ở. Từ đó rút ra nhận xét về việc bố trí các khu vực đó.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Em hãy trao đổi với người thân, bạn bè để trả lời câu hỏi sau:
- Vì sao người dân ở vùng cao thường làm kiểu nhà sàn?
- Em hiểu câu “An cư, lạc nghiệp” như thế nào?
*. Về học bài câu 1;2 SGK.Xem bài 8 phần 2;3 –SGK trang 35- 38 và sưu tầm tranh hình 2.2- 2.6.SGK.
- Tìm hiểu cách sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực.
- 1 số ví dụ về cách sắp xếp nhà ở hợp lý, …
Ngày 23 tháng 10 năm .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... ........................................................................... |
Tuần 11: Ngày soạn: 24 tháng 10 năm
Ngày dạy: 01 tháng 11 năm
Tiết 20 - Bài 8
SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở (T.2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò của nhà ở đối với con người.
- Kể tên được mọt số khu vực chính của nhà ở và trình bày được các yêu cầu đối với các khu vực chính của nhà ở.
- Phân biệt được một số kiểu nhà ở thông thường ở nước ta.
2. Kĩ năng: - Biết vận dụng hợp lý sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp nơi ngủ, góc học tập, gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình.
3. Thái độ: Yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ.
4.Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy, năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. Nl hợp tác. Nl sử dụng ngôn ngữ
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Sưu tầm các tranh ảnh về nhà ở, máy chiếu; Phiếu học tập
2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, trang trí nội thất trong gia đình.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm;
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; KT mảnh ghép; Sơ đồ tư duy.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
- Hoạt động khởi động: Giáo viên chiếu môt số hình ảnh về cách xắp xếp đồ đạc hợp lý và không hợp lý?
- Dù nơi ở rộng hay hẹp, nhà nhiều phòng hay ít phòng. Nhà ngói hay nhà tranh… cũng cần phải sắp xếp hợp lí, phù hợp với mọi sinh hoạt của gia đình…
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Sắp xếp đồ đặc trong từng khu vực. PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm; Luyện tập thực hành. KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ. - NL: NL tự học, NL tự nghiên cứu, NL ngôn ngữ, hợp tác - Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật. - GV yêu cầu HS đọc mục II.2 SGK/36 kết hợp quan sát 1 số hình ảnh về cách xắp xếp đồ đạc hợp lý và không hợp lý? - GV yêu cầu HS đọc, quan sát và suy nghĩ trong thời gian 1 phút tìm hiểu thông tin. - GV yêu cầu Hs hoạt động cặp đôi trong thời gian 3 phút chọn ra đâu là cách sắp xếp hợp lý và đâu là cách sắp xếp không hợp lý? Vì sao cần sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở? (cảm thấy thoải mái, thuận tiện Và xem đó là tổ ấm của mình.) - Đại diện 1 nhóm trả lời các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét - GV: Việc sắp xếp đồ đạc trong gia đình còn phải đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng đồ đạc hợp lý, giữ gìn sạch sẽ bảo quản đúng quy cách nhằm tăng giá trị sử dụng... + Nhu cầu cá nhân. + Thoả mãn nhu cầu sinh hoạt chung. - Phích nước sôi của gia đình để ở vị trí nào? - Đảm bảo dễ sử dụng và an toàn tại sao? GV: Lấy ví dụ - Để bật lửa tại vị trí nào là hợp lý? - GV: Cho học sinh tự sắp xếp đồ dùng học tập trong cặp sách. HS: Sắp xếp tuần tự - GV: Đưa tranh vẽ về sự sắp xếp đồ đạc hợp lý - GV: Kết luận: sắp xếp đồ đạc hợp lí tạo môi trường sống trong nhà ở thoải mái, thuận tiện. GV giáo dục: không cần nhà ở chúng ta phải to thì mới bố trí hợp lí mà chỉ cần 1 ngôi nhà lúc nào cũng sạch sẽ, thoáng, bố trí theo từng không gian, vậy là đã rất đẹp. Bản thân chúng ta cần có thói quen ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp. | 2. Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực. - Cách bố trí đồ đạc cần phải thuận tiện, có tính thẩm mỹ song cũng lưu ý đến sự an toàn và để lau trùi, quét dọn. - Mỗi khu vực có cách sắp xếp khác nhau, tuỳ điều kiện và sở thích của mỗi gia đình. |
Hoạt động 2: Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam. PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Luyện tập thực hành. KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; KT mảnh ghép; Kĩ thuật giao nhiệm vụ. - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác - Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật. - GV: Cho học sinh đọc nội dung mục II.3 SGK/36 kết hợp quan sát hình 2.2 suy nghĩ tìm hiểu thông tin chính. - Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép: + Vòng 1 chuyên gia: - Nêu những hiểu biết về nhà ở của địa phương? Đặc điểm địa hình và khí hậu ở đồng bằng sông cửu Long như thế nào? Cách sắp xếp đồ đạc như thế nào? (Nhóm 1) - Em hãy nêu 1 số loại nhà ở thành phố? (Nhóm 2) - Em hãy mô tả kiểu nhà ở miền núi? Tại sao lại bố trí như vậy? (Nhóm 3) - Vòng mảnh ghép: - Đặc điểm chung của nhà ở ở nông thôn Bắc bộ, thành phố, ở đồng bằng sông Cửu Long và ở miền núi? - Từ đó liên hệ và so sánh với địa phương mình. - HS trả lời - GV kết luận. | 3. Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của người Việt Nam. (Nhóm 1, 2) a. Nhà ở nông thôn: - Nhà ở đồng bằng Bắc bộ:Thường có 2 ngôi nhà: + Nhà chính + Nhà phụ + Ngoài ra còn có chuồng trại chăn nuôi và nhà vệ sinh được đặt ở xa nhà. - Nhà ở đồng bằng sông Cửu Long: Nên sử dụng các đồ vật nhẹ có thể gắn kết với nhau tránh thất lạc khi có nước lên. (Nhóm 3, 4) b. Nhà ở thành phố, thị xã: (Nhóm 5, 6) c. Nhà ở miền núi: Nhà sàn: - Phần sàn để ở và sinh hoạt - Dưới sàn: để dụng cụ lao động. |
3. Hoạt động luyện tập:
- Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp.
- Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ SGK/33.
- GV phát phiếu bài tập yêu cầu HS hoạt động nhóm trong thời gian 3 phút thảo luận và hoàn thành:
Trong nhà ở, một vài khu vực có thể đ ược bố trí chung trong cùng một khu vực. Hãy ghép các khu vực trong nhà ở cho dưới đây thành từng nhóm sao cho phù hợp nhất.
A. Nơi thờ cúng | F. Nơi học tập |
B. Nơi tiếp khách | G. Nơi tắm giặt |
C. Nơi ngủ, nghỉ | H. Nơi làm kho |
D. Nơi nấu ăn | I. Nơi vệ sinh |
E. Nơi ăn uống | J. Nơi chăn nuôi. |
- Nhóm thảo luận xem nếu cần ghép ba khu vực trong nhà ở với nhau thì đó là những khu vực nào và có khu vực nào không thể ghép chung được với các khu vực khác.
- Nhóm thảo luận biện pháp phân chia khu vực trong điều kiện nhà ở chỉ có một hoặc hai phòng. Khi đó, có những khu vực nào không thể bố trí trong nhà ở được.
- Gợi ý: Có thể dùng vách ngăn bằng gỗ mỏng, rèm, tủ đứng... để chia khu vực tạm thời.
- HS báo cáo kết quả những việc mà mình đã làm.
- Bài tập: Đánh dấu (x) vào cột Nên/Không nên trong bảng sau về việc sắp xếp hợp lí đồ đạc trong nhà ở.
STT | Sắp xếp đồ đạc trong nhà | Nên | Không nên |
01 | Kê giường gần cửa ra vào | ||
02 | Kê giường gần cửa sổ | ||
03 | Kê tủ chắn cửa sổ | ||
04 | Kê ti vi trong phòng khách | ||
05 | Kê bàn học trong phòng khách | ||
06 | Khu vệ sinh bố trí trước nhà và đầu hướng gió | ||
07 | Nhà chật chội thì không thể sắp xếp đồ đạc hợp lí. | ||
08 | Bàn học có thể bố trí trong phòng ngủ | ||
09 | Phòng ngủ nên bố trí ở nơi riêng biệt, yên tĩnh. |
- Hãy lên bảng hãy tóm tắt toàn bộ nội dung bài 8 bằng bản đồ tư duy
4. Hoạt động vận dụng:
- Đề xuất ý tưởng bố trí lại một vài khu vực trong nhà ở của gia đình em sao cho khoa học và hợp lí hơn. Trao đổi, bàn bạc với gia đình về ý tưởng của em và cách thực hiện.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Trao đổi với người thân, bạn bè để cho biết vì sao người dân ở vùng cao thường làm nhà kiểu nhà sàn?
- Giáo viên chia nhóm, sau đó mỗi nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận đưa ra sơ đồ thiết kế, bố trí khu vực trong nhà ở.
*. Về học bài và trả lời các câu hỏi SGK.Xem trước bài 9: Thực hành- Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở –SGK trang 39 và sưu tầm tranh.
- Chuẩn bị: Sơ đồ hình 2.7.SGK trang 39 và một số mẫu bìa giáo viên đã hướng dẫn.
Ngày soạn: 26 tháng 10 năm
Ngày dạy: 03 tháng 11 năm
Tiết 21 - Bài 9
THỰC HÀNH: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở (T.1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Biết được cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở một cách hợp lí và có tính thảm mĩ
2. Kĩ năng: - Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp, sạch sẽ.
- Đề xuất được phương án sắp xếp, bố trí đồ đạc trong nhà hợp lí, có tính thẩm mĩ.
3. Thái độ: Yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ.
4.Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: - Năng lực thực hành; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Mô hình một phòng và một số đồ đạc
2. Học sinh: Đọc trước bài 9 SGK cắt bìa làm một số đồ đạc gia đình
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Thực hành vấn đáp gợi mở, làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu một số nhà ở của người việt nam?
Trả lời: - Nhà ở nông thôn
- Nhà ở bắc bộ
- Nhà ở đồng bằng sông cửu long
- Nhà ở thành phố, thị trấn
- Nhà ở tập thể
- Căn hộ trung cư
- Nhà ở miền núi.
- Khởi động: Em hãy xác định kiểu nhà của gia đình em đang ở (hoặc ông, bà, cô dì, chú, bác đang sống)? Cách sắp xếp, bố trí các khu vực sinh hoạt trong ngôi nhà đó như thế nào? Kể tên một số đồ đạc chủ yếu thường được sử dụng trong từng khu vực đó?
Gia đình em phân chia ngôi nhà thành các khu vực nào? Kêt tên một số đồ đạc chủ yếu thường được sử dụng trong từng khu vực đó.
- HS báo cáo kết quả
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT | |
Hoạt động 1: Chuẩn bị: - PP: Thực hành vấn đáp gợi mở, làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ. - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ - NL: NL tự học, NL tự nghiên cứu, NL ngôn ngữ, NL hợp tác - Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật. GV Nêu yêu cầu của tiết thực hành: GV: Yêu cầu kiểm tra lại sơ đồ mặt bằng phòng ở. Đồ đạc đã chuẩn bị ở nhà. GV: Quan sát bao quát việc kiểm tra chuẩn bị của học sinh. | I. Chuẩn bị: + Sơ đồ phòng 2.5m x 4m theo tỉ lệ thu nhỏ, sơ đồ một số đồ dạc theo tỉ lệ căn phòng.
| |
Hoạt động 2: Nội dung thực hành - PP: Thực hành vấn đáp gợi mở, làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ. - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ - NL: NL tự học, NL tự nghiên cứu, NL ngôn ngữ, NL hợp tác - Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật. GV: Căn cứ vào phòng ở và đồ đạc đã chuẩn bị hướng dẫn học sinh cách bố trí đồ đạc trong nhà. GV: Với vai trò định hướng uốn nắn cá nhân phân nhóm. HS: thực hành theo nhóm: - Thảo luận vị trí đặt các đồ đạc trong phòng. - Sắp xếp sơ đồ các đồ đạc vào sơ đồ mặt bằng phòng ở. - Làm xong gắn sản phẩm thực hành của nhóm vào vị trí quy định trên bảng. GV: Bao quát chung GV: Nêu nội dung cần đạt đối chiếu với nội dung lý thuyết HS: Làm theo sự hướng dẫn của giáo viên GV: uốn nắn sửa sai cho các em. - nhắc nhở các em đảm bảo an toàn, giữ vệ sinh. HS: Các nhóm đại diện trình bày ý kiến. * Trình bày ý kiến – tự nhận xét. - Đồ đạc chuẩn bị: Cắt bìa (Giường, tủ, bàn ghế, ti vi…) - Nhận xét sơ đồ của nhóm bạn, nêu ý kiến điều chỉnh và chỉnh lại chỗ sai (nếu có) - GV Nhận xét tổng kết tinh thần làm bài của HS - Nhận xét sản phẩm học sinh thực hành GV: Bài học trong 2 tiết, tiết 1 chúng ta dừng lại ở phần trình bày ý kiến sắp xếp đồ đạc. | 2. Nội dung thực hành a. Hướng dẫn ban đầu: + Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy bố trí hợp lý đồ đạc (mô hình) trong nhà ở (sơ đồ phòng ở) b. Hướng dẫn thường xuyên: - Chọn khu vực nhà ở. - Chuẩn bị đồ đạc - Vẽ sơ đồ sắp xếp theo tỷ lệ thu nhỏ - Thực hiện sắp xếp theo sơ đồ - Thảo luận nhóm 20 phút, bốn bạn một nhóm - Dùng giấy khổ A3 làm diện tích khu vực nhà ở - Các đồ đạc đã chuẩn bị để dán vào các vị trí đã chọn trong sơ đồ vẽ - Hoàn thành sản phẩm c. Hướng dẫn kết thúc: - Học sinh theo dõi và nhận xét + Sự thẩm mĩ (dễ nhìn, dễ thấy) + Sự thuận tiện (dễ lấy, dễ tìm) + Các lối đi lại + Đảm bào sự an toàn |
3. Hoạt động vận dụng:
Liên hệ từ cuộc sống gia đình và với những hiểu biết của em trong thực tiễn, hãy điền tên các loại đồ đạc chủ yếu trong các khu vực của nhà em ở trong bảng dưới đây:
STT | Khu vực chính | Đồ đạc chủ yếu |
01 | Nơi tiếp khách | Bàn, ghế, tủ, ti vi |
02 | Nơi thờ cúng | Bàn thờ hoặc tủ thờ |
03 | Nơi ngủ, nghỉ | Giường, tử, bàn trang điểm hoặc gương.. |
04 | Nơi học tập | |
05 | Nơi nấu ăn | |
06 | Nơi ăn, uống | |
07 | Nơi tắm giặt | |
08 | Nơi làm kho |
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tham khảo trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng về cách sắp xếp, bố trí đồ đạc trong nhà ở. Xác định kiểu nhà đặc thù ở địa phương em?
- Viết báo cáo thu hoạch về những điều em và bạn bè đã làm được.
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Tập sắp xếp đồ đạc ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau: Mô hình một số đồ đạc và 1 căn phòng thu nhỏ (Tự chọn)
|
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới