Mẫu báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hổ trợ học sinh cấp thcs

Mẫu báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hổ trợ học sinh cấp thcs

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Mẫu báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hổ trợ học sinh cấp thcs

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

MẪU 2

MẪU BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TƯ VẤN,

HỖ TRỢ HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC

Thông tin của học sinh: B08, Giới tính: Nam, Tuổi: 13, Lớp 7A.

Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Giáo viên chủ nhiệm.

Lý do tư vấn, hỗ trợ:

- B08 là một học sinh lớp 7. Đầu năm, B08 rất hoạt bát, năng nổ, đi học đều đặn. Nhưng đến tuần 9, GVCN phát hiện B08 có một số biểu hiện như ít phát biểu ý kiến trong giờ học, thường xuyên trốn học không lí do. GVCN có liên hệ với phụ huynh và trao đổi trực tiếp với em nhưng những biểu hiện của B08 vẫn chưa khả quan.

- Các biểu hiện của B08 kéo dài trong 6 tuần nên việc hỗ trợ là rất cần thiết.

1. Thu thập thông tin của học sinh về:

Giáo viên quan tâm, chia sẻ và tìm hiểu thông tin có liên quan đến vấn đề của em B08 bằng nhiều cách khác nhau như: qua trò chuyện trực tiếp với em B08, GV bộ môn, cha mẹ em B08, các bạn thân của B08 trong lớp.

- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi:

+ Muốn được mọi người quan tâm nhất là sự quan tâm từ gia đình và GV.

+ Hành vi: thường xuyên bỏ học, không làm bài tập các môn học, học tiếp thu chậm, điểm kém.

- Khả năng học tập: Trước đó học lực khá, hiện tại học yếu.

- Đặc điểm tính cách: HS ngoan hiền, biết vâng lời thầy cô.

- Sức khỏe thể chất: Tốt.

- Về mối quan hệ (với bạn bè/ với Thầy Cô): Trước đây em B08 rất hoạt bát, năng nổ, đi học đều đặn, biết vâng lời Thầy, Cô, học lực khá. Hiện tại em: thường xuyên trốn học, ít phát biểu ý kiến trong giờ học.

- Về gia đình: Bố, mẹ thường làm công nhân ở Bình Dương. Em ở nhà với Ông, Bà Ngoại, ít có thời gian quan tâm đến tâm tư, tình cảm của con, chưa chú ý tới việc học của con.

- Điểm mạnh của học sinh: Bản chất là một HS ngoan, giàu tình cảm, biết vâng lời.

- Hạn chế: Dễ bị tác động của môi trường bên ngoài, bị bạn bè lôi kéo.

- Sở thích: Chơi bóng đá.

- Mong đợi của HS:

+ Mong được cha mẹ, thầy cô và bạn bè quan tâm hơn.

+ Học tập tiến bộ hơn.

2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh:

Qua thu thập thông tin, GV đưa ra các khó khăn mà em B08 gặp phải:

+ Thiếu tập trung trong giờ học, không hoàn thành bài tập ở nhà và ở lớp.

+ Không hợp tác với GV.

+ Thiếu tình cảm và sự quan tâm của cha mẹ, không nhận được sự hướng dẫn học tập từ gia đình.

+ Thường xuyên trốn học.

3. Xác định vấn đề của học sinh:

- Hay trốn học đi chơi cùng bè bạn, học sa sút.

- Nguyên nhân: Thiếu tình cảm và sự quan tâm của cha mẹ, không nhận được sự hướng dẫn học tập từ gia đình.

4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ:

  1. Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:

- Giúp HS có ý thức hơn trong học tập, đi học đều, học tập tiến bộ hơn.

- Mục tiêu phối hợp:

+ Phối hợp với GVBM để động viên khích lệ HS kịp thời trong quá trình học tập.

+ Phối hợp với CMHS để theo dõi, động viên, giúp đỡ kịp thời khi HS gặp khó khăn.

  1. Hướng tư vấn hỗ trợ:

+ Trao đổi trực tiếp với HS và CMHS.

+ Thành lập đôi bạn học cùng tiến.

+ Lập biểu điểm thi đua phù hợp với học lực từng HS.

+ Thường xuyên trao đổi với GVBM để nắm bắt tình hình học tập và sự tiến bộ của HS.

c. Nguồn lực (Người thực hiện):

- GV chủ nhiệm;

- GVBM;

- Cha, mẹ, Ông, Bà HS;

- Ban cán sự lớp.

d. Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh:

- Trực tiếp: Giáo viên chủ nhiệm trao đổi trực tiếp với Cha, mẹ, Ông, Bà HS và HS.

- Gián tiếp: Trao đổi qua điện thoại, qua zalo, Vn.edu.

5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh:

- GVCN vào lớp trò chuyện nắm bắt tình hình học tập của lớp, nếu em B08 còn mắc lỗi, gặp riêng em B08 để trao đổi giúp đỡ, động viên em điều chỉnh hành vi chưa đúng của mình, nếu em tiến bộ khen ngợi và khích lệ trước lớp.

- GVCN trò chuyện với em B08 để nhắc nhở về việc trốn học của em và nêu ra những hậu quả của việc trốn học như bị hỏng kiến thức các môn học, không theo kịp các bạn, học lực bị sa sút, ảnh hưởng đến thành tích của tổ, lớp.

- Trong các giờ học, nhờ GVBM theo dõi, giúp đỡ em thường xuyên, khi em có những tiến bộ dù rất nhỏ; dần dần sẽ giúp em yêu thích việc học của mình hơn và cố gắng hơn.

- Thực hiện vào giờ ra chơi: Giáo viên tiếp cận học sinh, trò chuyện tạo điều kiện để học sinh có cơ hội chia sẻ tâm sự cùng với GV. Đồng thời giúp học sinh dần định hướng lại sự cần thiết của học tập, dùng các câu chuyện kể, giải thích sự cần thiết của học tập sẽ giúp học sinh phát huy và phát triển những điểm mạnh trước đây của học sinh.

- Tìm hiểu xem em thân nhất với bạn nào để nhờ bạn học sinh đó hỗ trợ thường xuyên, chia sẻ nỗi niềm của bạn, giảng lại bài cho bạn nếu bạn chưa hiểu rõ, lập 2 em thành “Đôi bạn cùng tiến”.

- Đối với Ban cán sự lớp: quan tâm giúp đỡ bạn (giúp đỡ, nhắc nhở bạn làm bài, học bài, cho mượn tập chép bài…).

- Gặp gỡ cha mẹ em B08 trao đổi để cha mẹ quan tâm em thường xuyên, động viên khích lệ em khi em tiến bộ, tâm sự cùng con nhiều hơn, hiểu được khó khăn hiện tại của con.

6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh:

Sau quá trình hỗ trợ hơn 1 tháng (khoảng hơn 4 tuần), HS đạt được những kết quả như sau:

- HS bước đầu đã biết tự điều chỉnh hành vi, cảm xúc của mình.

- HS hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu được giao, có tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và kết quả học tập tiến bộ lên khá, không còn có ý định trốn học nữa.

- Được Ông, Bà, Cha, Mẹ quan tâm nhiều hơn.

- Sau khi tổng kết những thay đổi, sự tiến bộ của em giáo viên sẽ đưa ra quyết định dừng hỗ trợ, tư vấn và tiếp tục theo dõi học sinh gián tiếp trong thời gian tiếp theo.