KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 29
MÔN: TOÁN
BÀI : PHÉP CỘNG DẠNG 25 + 4; 25 + 40 (Tiết 2)
Ngày: - - 2021
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ dạng 25 + 4, 25 + 40).
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản vận dụng phép cộng để giải quyết vấn đề. HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ
Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK hoặc các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời trong bộ đồ dùng học toán; bảng con.
Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1: Tính GV hướng dẫn HS cách làm, có thể làm mẫu 1 phép tính.
GV chốt lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột. Bài 2: Đặt tính rồi tính GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS. Lưu ý: GV quan sát kĩ các thao tác của HS, nếu có HS cộng từ trái sang phải GV nêu trước lớp để nhắc nhở và khắc sâu cho HS. Bài 3: Tính GV hướng dẫn HS theo trình tự như mẫu bài 3 trang 137 SGK: + Đọc yêu cầu: 25 + 40 = ? + Đặt tính (thẳng cột). + Thực hiện tính từ phải sang trái: 5 cộng 0 bằng 5, viết 5. 2 cộng 4 bằng 6, viết 6. + Đọc kết quả: Vậy 25 + 40 = 65. GV chốt lại cách thực hiện, đề nghị một vài GV chốt lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột. Bài 4: Đặt tính rồi tính GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS. Lưu ý: GV quan sát kĩ các thao tác của HS, nếu có HS cộng từ trái sang phải GV nêu trước lớp để nhắc nhở và khắc sâu cho HS. D. Hoạt động vận dụng Bài 5 GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, lưu ý HS tính ra nháp rồi kiêm tra kết quả. HS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng đã học. E. Củng cố, dặn dò Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Khi đặt tính và tính em nhắn bạn càn lưu ý những gì? GV nhắc HS với những phép tính đơn giản có thể nhẩm ngay được kết quả, không nhất thiết lúc nào cũng phải đặt tính rồi tính. về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đỏ để hôm sau chia sẻ với các bạn. | HS tính rồi viết kết quả phép tính vào vở. HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. HS đặt tính rồi tính và ghi kết quả vào vở. HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. HS quan sát mẫu, nói cách thực hiện phép tính dạng 25 + 40. HS chỉ vào phép tính nhắc lại cách tính. HS thực hiện các phép tính khác rồi đọc kết quả. HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. HS đặt tính rồi tính. HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì. HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao). HS viết phép tính thích hợp và trả lời: Phép tính: 25 + 20 = 45. Trả lời: Mẹ làm được tất cả 45 chiếc bánh. HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời. |
GIÁO VIÊN
Nguyễn Thị Tâm
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 29
MÔN: TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP
Ngày: - - 2021
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết tính nhấm phép cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 100 ở một số trường hợp đơn giản.
Thực hành viết phép tính cộng phù họp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính đúng kết quả.
Thực hành vận dụng tính nhẩm trong tình huống thực tiễn.
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đon giản, vận dụng phép trừ để giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triên NL giao tiếp toán học.
II/ CHUẨN BỊ
Một số phép tính đơn giản để HS tính nhẩm.
Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến cộng nhẩm (không nhớ) các số trong phạm vi 100.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. Hoạt động khởi động GV dần vào: Các em đã biết cộng nhẩm các số trong phạm vi 10, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau cộng nhẩm các số trong phạm vi 100. B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài l: Tính GV chốt cách nhẩm, lấy thêm các ví dụ khác để HS tính nhẩm và trả lời miệng kết quả phép tính (chẳng hạn: 37 + 1; 43 + 2; 71 + 4; ...). HS lấy ví dụ tương tự đố bạn tính nhẩm, trả lời miệng. HS hoàn thành bài 1. HS kiếm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm. Lưu ý: Tuỳ vào trình độ HS, GV có thể hướng dẫn HS tính nhẩm bằng cách đếm thêm, trong đó sử dụng Bảng các số từ 1 đến 100 Bài 2: Chọn kết quả Lưu ý: GV có thể tổ chức thành trò chơi để tăng hứng thú cho HS, GV có thể thay thế bằng các phép tính khác để HS thực hành tính nhẩm. Bài 3: Tính Lưu ý: GV khuyến khích HS tính nhẩm tìm kết quả phép tính, nếu HS gặp khó khăn có thể cho phép HS viết kết quả trung gian. Lưu ý: HS có thể có những cách tính điểm khác nhau, GV khuyến khích HS chia sẻ cách tính điểm của mình. Khi một HS hoặc một cặp HS chia sẻ, các HS khác có thể nhận xét, hoặc đặt câu hỏi cho bạn. C. Hoạt động vận dụng Bài 4 GV gợi ý cho HS liên hệ tình huống bức tranh với thực tế trường, lóp mình. D. Củng cố, dặn dò Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày? Em thích nhất bài nào? Vì sao? | HS thực hiện các hoạt động sau: Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập cộng nhẩm trong phạm vi 10. HS chia sẻ: + Cách cộng nhẩm của mình. + Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì? HS thực hiện các phép tính: 5 + 2 = ?; 65 + 2 = ? HS thảo luận nhóm tìm cách tính kết quả phép tính 65 + 2 = ? mà không cần đặt tính, rồi nêu kết quả (5 + 2 = 7 nên 65 + 2 = 67). Chia sẻ trước lớp. HS nhận xét, bình luận đặt câu hỏi về cách tính của bạn. HS thực hiện các thao tác: Tính nhẩm các phép tính. Chỉ cho bạn xem phép tính tương ứng với kết quả đúng. HS thực hiện các thao tác: Tính nhẩm rồi nêu kết quả. Kiểm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm. HS thực hiện theo cặp: Quan sát tranh, nói cho bạn nghe tranh vẽ gì. Hỏi nhau về số điểm của hai bạn (cả hai bạn đều đạt 55 điểm). Tính số điểm của mỗi bạn rồi nói cho bạn nghe cách tính. Quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh bức tranh, có thể chia sẻ suy nghĩ, chẳng hạn: Tranh vẽ các bạn học sinh đang biểu diễn văn nghệ. HS đọc bài toán, nhận biết bài toán cho gì, hỏi gì. Thảo luận tìm phép tính để giải quyết bài toán, nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình. Viết phép tính và nêu câu trả lời. Phép tính: 31+8 = 39. Trả lời: Tiết mục văn nghệ đó tó tất cả 39 bạn. HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời. |
GIÁO VIÊN
Nguyễn Thị Tâm
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 29
MÔN: TOÁN
BÀI : PHÉP TRỪ DẠNG 39 -15 (Tiết 1)
Ngày: - - 2021
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ dạng 39 - 15).
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản, vận dụng phép trừ để giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL, giải quyết vấn đề toán học, NL rư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
II/ CHUẨN BỊ
Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK hoặc các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời trong bộ đồ dùng học toán; bảng con.
Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 100.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. Hoạt động khởi động HS thảo luận nhóm: + Bức tranh vẽ gì? + Nói với bạn về các thông tin quan sát được từ bức tranh. Bạn nhỏ trong bức tranh đang thực hiện phép tính 39 - 15 = ? bằng cách thao tác trên các khối lập phương. B. Hoạt động hình thành kiến thức GV hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện phép cộng dạng 39 - 15 = ? HS đọc yêu cầu: 39 - 15 = ? HS quan sát GV làm mẫu: + Đặt tính thẳng cột, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục. + Thực hiện tính từ phải sang trái: Trừ đơn vị cho đơn vị. Trừ chục cho chục. GV chốt lại cách thực hiện, đề nghị một vài HS chỉ vào phép tính nhắc lại cách tính. GV viết một phép tính khác lên bảng. Chẳng hạn: 63 - 32 = ? HS lấy bảng con cùng làm với GV từng thao tác: đặt tính, trừ từ phải sang trái, đọc kết quả. HS đổi bảng con nói cho bạn bên cạnh nghe cách đặt tính và tính của mình. GV lấy một số bảng con đặt tính chưa thẳng hoặc tính sai để nhấn mạnh lại cách đặt tính rồi viết kết quả phép tính cho HS nắm chắc.
| HS chơi trò chơi “Truyền điện” củng cố kĩ năng trừ nhẩm trong phạm vi 10, trừ dạng 17-2. HS hoạt động theo nhóm (bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động sau: HS quan sát bức tranh (trong SGK). HS thảo luận nhóm HS tính 39-15 = ? Thảo luận nhóm về cách tìm kết quả phép tính 39 - 15 = ? (HS có thể dùng que tính, có thề dùng các khối lập phương, có thể tính nhẩm, ...). Đại diện nhóm nêu cách làm. HS lấy bảng con cùng làm với GV từng thao tác: đặt tính, trừ từ phải sang trái, đọc kết quả. HS đổi bảng con nói cho bạn bên cạnh nghe cách đặt tính và tính của mình. HS thực hiện một số phép tính khác để củng cố cách thực hiện phép tính dạng 39 - 15 = ? |
GIÁO VIÊN
Nguyễn Thị Tâm