Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
TUẦN 1
BÀI: TRÊN – DƯỚI. PHẢI – TRÁI. TRƯỚC SAU. Ở GIỮA
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- MT1: Xác định được vị trí : Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thể và có thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ.
- MT2: Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ : Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để mô tả vik trí tương đối các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
- Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.
- Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề toán học do giáo viên đưa ra.
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án.
-Tranh tình huống.
- Bộ đồ dùng Toán 1.
- Bảng nhóm: Dùng trong hoạt động thực hành luyện tập.
2. Học sinh:
- Vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động. | |
- GV giới thiệu: Học toán lớp 1, chúng ta sữ được học số, học các phép tính, các hình đơn giản và thực hành lắp ghép, đo độ dài, xem đồng hồ, xem lịch. - GV hướng dẫn HS làm quen với bộ đồ dùng để học toán. - GV hướng dẫn học sinh các hoạt động cá nhân, nhóm, cách phát biểu. - GV cho HS xem tranh khởi động trong SGK. | - Theo dõi - HS làm quen với tên gọi, đặc điểm các đồ dùng học toán - HS làm quen với các quy định - HS xem và chia sẻ những gì các em thấy trong SGK |
B. Hoạt động hình thành kiến thức. | |
- GV cho HS chia lớp theo nhóm bàn - GV cho HS quan sát tranh vẽ trong khung kiến thức (trang 6). - GV đưa ra yêu cầu các nhóm sử dụng các từ Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh. - GV gọi HS lên bảng chỉ vào từng bức tranh nhỏ trong khung kiến thức và nói về vị trí các bạn trong tranh. - GV nhận xét - GV cho vài HS nhắc lại - GV chú ý học sinh khi miêu tả vị trí cần xác định rõ vị trí của các sự vật khi so sánh với nhau. | - HS chia nhóm theo bàn - HS làm việc nhóm - HS trong nhóm lần lượt nói về vị trí các vật. Ví dụ: Bạn gái đứng sau cây; - Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày. - HS theo dõi - HS nhắc lại vị trí của các bạn trong hình. - HS theo dõi. |
C. Hoạt động thực hành luyện tập. | |
Bài 1. Dùng các từ Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về bức tranh sau. - GV chiếu bức tranh bài tập 1 lên màn hình. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn. - GV gọi các nhóm lên báo cáo - GV nhận xét chung. - GV yêu cầu HS quan sát tranh trả lời theo yêu cầu : + Kể tên những vật ở dưới gậm bàn. + Kể tên những vật ở trên bàn + Trên bàn có những vật nào bên trái bạn gái? + Trên bàn có những vật nào bên phải bạn gái? - GV hướng dẫn HS thao tác : lấy và đặt bút chì ở giữa, bên trái là tẩy, bên phải là hộp bút. - GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. | - HS quan sát - 2 HS nhắc lại yêu cầu bài - Làm việc nhóm - Đại diện các nhóm lên báo cáo, HS khác theo dõi, nhận xét - HS kể + Cặp sách, giỏ đựng rác + Bút chì, thước kẻ, hộp bút, quyển sách + Bút chì, thước kẻ + Hộp bút - HS thực hiện |
Bài 2. Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên nào? Muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên nào? - GV chiếu bức tranh bài tập 2 lên màn hình. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn theo hướng dẫn : + Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên nào? + Bạn nhỏ trong tranh muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên nào? - GV cho các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - GV cùng HS nhận xét | - HS quan sát - 2 HS nhắc lại yêu cầu bài - Làm việc nhóm + Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên phải. + Bạn nhỏ trong tranh muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên trái. - Đại diện các nhóm lên báo cáo, HS khác theo dõi, nhận xét |
Bài 3. a) Thực hiện lần lượt các động tác sau. b) Trả lời câu hỏi: phía trước, phía sau, bên phải, bên trái em là bạn nào? - GV chiếu bức tranh bài tập 1 lên màn hình. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS đứng dậy lắng nghe và thực hiện yêu cầu của Gvqua trò chơi “Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm”: + Giơ tay trái. + Giơ tay phải. + Vỗ nhẹ tay trái vào vai phải. + Vỗ nhẹ tay phải vào vai trái. - GV nhận xét - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Phía trước, phía sau, bên trái, bên phải em là bạn nào. - GV nhận xét | - HS quan sát - 2 HS nhắc lại yêu cầu bài - HS chơi trò chơi : Thực hiện các yêu cầu của GV - HS trả lời |
D. Hoạt động vận dụng | |
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Những điều em học hôm nay giúp ích gì được cho em trong cuộc sống. - Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào? - Khi lên xuống cầu thang em đi bên nào? | - Lắng nghe - HS trả lời theo vốn sống của bản thân - Đi bên phải - HS trả lời |
E. Củng cố, dặn dò | |
- Trong cuộc sống có rất nhiều quy tắc liên quan đến “phải - trái” khi mọi người làm việc theo các quy tắc thì cuộc sống trở nên có trật tự. - Về nhà, các em tìm hiểu thêm những quy định liên quan đến “phải - trái”. | - Lắng nghe - Lắng nghe |
BÀI: HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN
HÌNH TAM GIÁC- HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên các hình đó.
- Nhận ra được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật từ các vật thật.
- Ghép được các hình đã biết thành hình mới.
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
- Học sinh phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình.
- Học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình.
- Học sinh phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán thông qua việc lắp ghép tạo hình mới.
- Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc trình bày ý tưởng, đặt và trả lời câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Các thẻ hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật có kích thước, màu sắc khác nhau.
2. Học sinh:
- Vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động. | |
- Cho học sinh xem tranh khởi động và làm việc theo nhóm đôi. - Cho học sinh các nhóm lên chia sẻ - Giáo viên nhận xét chung | - Học sinh xem tranh và chia sẻ cặp đôi về hình dạng các đồ vật trong tranh - Đại diện các nhóm lên chia sẻ : + Mặt đồng hồ hình tròn + Lá cờ có dạng hình tam giác |
B. Hoạt động hình thành kiến thức. | |
1. Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. * Hoạt động cá nhân: - Lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh. - GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình vuông (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó. - GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình tròn (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó. - GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình tam giác (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó. - GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình chữ nhật (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó. | - Học sinh lấy trong bộ đồ dùng các đồ vật theo yêu cầu. - Học sinh quan sát và nêu : Hình vuông - Học sinh quan sát và nêu : Hình vuông - Học sinh quan sát và nêu : Hình tròn - Học sinh quan sát và nêu : Hình tam giác - Học sinh quan sát và nêu : Hình chữ nhật |
* Hoạt động nhóm: - Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. - Giáo viên gọi học sinh lên chia sẻ trước lớp. - Giáo viên cho các nhóm nhận xét. - Giáo viên nhận xét. | - Học sinh làm việc theo nhóm 4 : Học sinh trong nhóm tên các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. - Đại diện các nhóm lên chia sẻ trước lớp. - Các nhóm cùng giáo viên nhận xét |
C. Hoạt động thực hành luyện tập. | |
Bài 1. Kể tên các đồ vật trong hình vẽ có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài - Giáo viên cho học sinh thực hiện theo cặp. - Gọi các nhóm lên chia sẻ - Giáo viên hướng dẫn HS cách nói đủ câu, cách nói cho bạn nghe và lắng nghe bạn nói. | - Học sinh lắng nghe và nhắc lại yêu cầu - Học sinh xem hình vẽ và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. - Đại diện các nhóm lên chia sẻ : + Bức ảnh hình vuông + Cái đĩa nhạc, biển báo giao thông hình tròn + Cái phong bì thư hình chữ nhật + Biển báo giao thông hình tam giác |
Bài 2. Hình tam giác có màu gì? Hình vuông có màu gì? Gọi tên các hình có màu đỏ. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập - Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm đôi - GV rèn HS cách đặt câu hỏi, cách trả lời, cách quan sát và phân loại hình theo màu sắc, hình dạng. - GV cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả làm việc. - GV khuyến kích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình | - 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài - 1 HS nêu câu hỏi, 1 HS trả lời - HS sửa cách đặt câu hỏi, cách trả lời - Các nhóm báo cáo kết quả |
Bài 3. Ghép hình em thích - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập - GV cho học sinh làm việc nhóm - Giáo viên cho các nhóm lên chia sẻ các hình ghép của nhóm - GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho nhóm bạn. | - 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập - Các nhóm lựa chọn hình định lắp ghép, suy nghĩ, sử dụng các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật để ghép các hình đã lựa chọn. - Các nhóm lên trưng bày và chia sẻ sản phẩm của nhóm |
D. Hoạt động vận dụng | |
Bài 4. Kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập - Giáo viên cho học sinh quan sát và chia sẻ các đồ vật xung quanh có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. | - 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập - HS quan sát và chia sẻ |
E. Củng cố, dặn dò | |
- Bài học hôm nay, em biết được thêm được điều gì? | - HS lên chia sẻ |
BÀI: CÁC SỐ 1, 2, 3
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 3. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng , hình thành biểu tượng về các số 1, 2, 3.
- Đọc, viết được các số 1, 2, 3.
- Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 1, 2, 3.
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
- Học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tương ứng….
-Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh tình huống
- Một số chấm tròn, thẻ số 1, 2, 3 (trong bộ đồ dùng toán học)
- Một số đồ dùng quen thuộc với học sinh : 1 bút chì, 3 que tính, 2 quyển vở,…
2. Học sinh:
- Vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động. | |
- GV cho HS quan sát tranh khởi động trang 10 SGK và làm việc nhóm đôi về số lượng các sự vật trong tranh. - GV theo dõi, giúp đỡ học sinh - GV gọi một vài cặp lên chia sẻ trước lớp - Giáo viên nhận xét chung | - HS làm việc nhóm đôi: cùng quan sát và chia sẻ trong nhóm : + 1 con mèo + 2 con chim + 3 bông hoa - Các nhóm lần lượt lên chia sẻ |
B. Hoạt động hình thành kiến thức. | |
1. Hình thành các số 1, 2, 3 * Quan sát - GV yêu cầu HS đếm số con vật và số chấm tròn ở dòng thứ nhất của khung kiến thức. | - HS đếm số con mèo và số chấm tròn |
- Có mấy con mèo? Mấy chấm tròn? - Vậy ta có số mấy? - GV giới thiệu số 1 | - Có 1 con mèo, 1 chấm tròn - Ta có số 1. - HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại |
- Có mấy con chim? Mấy chấm tròn? - Vậy ta có số mấy? - GV giới thiệu số 2 | - Có 2 con chim, 2 chấm tròn - Ta có số 2. - HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại |
- Có mấy bông hoa? Mấy chấm tròn? - Vậy ta có số mấy? - GV giới thiệu số 3 | - Có 3 bông hoa, 3 chấm tròn - Ta có số 3. - HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại |
* Nhận biết số 1, 2, 3 | |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 1 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 1 que tính rồi đếm : 1 |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 2 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 2 que tính rồi đếm : 1, 2 |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 3 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm : 1, 2, 3 |
- Giáo viên vỗ tay 2 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay | - HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 2 |
- Giáo viên vỗ tay 1 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay | - HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 1 |
- Giáo viên vỗ tay 3 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay | - HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 3 |
2. Viết các số 1, 2, 3 | |
* Viết số 1 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết : + Số 1 cao 4 li. Gồm 2 nét : nét 1 là thẳng xiên và nét 2 là thẳng đứng. + Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét thẳng xiên đến đường kẻ 5 thì dừng lại. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng xuống phía dưới đến đường kẻ 1 thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Học sinh theo dõi và quan sát - Viết theo hướng dẫn - HS tập viết số 1 |
* Viết số 2 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết : + Số 2 cao 4 li. Gồm 2 nét : Nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trên và thẳng xiên. Nét 2 là thẳng ngang + Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét cong trên nối với nét thẳng xiên ( từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến đường kẻ 1 thì dừng lại. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 1) bằng độ rộng của nét cong trên. - GV cho học sinh viết bảng con | - Học sinh theo dõi và quan sát - Viết theo hướng dẫn - HS tập viết số 2 |
* Viết số 3 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết : + Số 2 cao 4 li. Gồm 3 nét : 3 nét. Nét 1 là thẳng ngang, nét 2: thẳng xiên và nét 3: cong phải + Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên đển khoảng giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 thì dừng lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải xuống đến đường kẻ 1 rồi lượn lên đến đường kẻ 2 thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Học sinh theo dõi và quan sát - Viết theo hướng dẫn - HS tập viết số 3 |
- GV cho học sinh viết các số 1, 2, 3 * GV đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc nhở học sinh tránh những lỗi sai đó. | - HS viết cá nhân - HS lắng nghe |
C. Hoạt động thực hành luyện tập. | |
Bài 1. Số ? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm việc cá nhân - GV cho học sinh làm việc nhóm đôi trao đổi với bạn về số lượng. - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài - HS đếm số lượng các con vật có trong bài rồi đọc số tương ứng. - HS thay nhau chỉ vào từng hình nói : + Hai con mèo. Đặt thẻ số 2 + Một con chó. Đặt thẻ số 1 + Ba con lợn. Đặt thẻ số 3 |
Bài 2. Lấy hình phù hợp (theo mẫu) | |
- GV hướng dẫn HS làm mẫu + Quan sát hình đầu tiên có mấy chấm tròn? + 1 chấm tròn ghi số mấy? - GV cho học sinh làm phần còn lại qua các thao tác: + Đọc số ghi dưới mỗi hình, xác định số lượng chấm tròn cần lấy cho đúng với yêu cầu của bài. + Lấy số chấm tròn cho đủ số lượng, đếm kiểm tra lại + Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe kết quả. | + Có 1 chấm tròn + Ghi số 1 - HS làm các phần còn lại theo hướng dẫn của giáo viên |
Bài 3. Số ? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm bài cá nhân - GV tổ chức cho học sinh thi đếm 1-3 và 3-1 - GV cùng HS nhận xét tuyên dương | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS đếm các khối lập phương rồi đọc số tương ứng. - HS thi đếm từ 1 đến 3 và đếm từ 3 đến 1 |
D. Hoạt động vận dụng | |
Bài 4. Số ? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm việc nhóm đôi - GV cho các nhóm lên chia sẻ trước lớp - GV cùng học sinh nhận xét | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS quan sát tranh suy nghĩ, nói cho bạn nghe số lượng của quyển sách, cái kéo, bút chì, tẩy có trong hình. - Các nhóm lần lượt lên chia sẻ + Có 3 quyển sách + Có 2 cái kéo + Có 3 bút chì + Có 1 cục tẩy |
E. Củng cố, dặn dò | |
- Bài học hôm nay chúng ta biết thêm được điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý. |
TUẦN 2
BÀI: CÁC SỐ 4, 5, 6
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng , hình thành biểu tượng về các số 4, 5, 6.
- Đọc, viết được các số 4, 5, 6.
- Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 4, 5, 6.
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
- Học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tương ứng….
- Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh tình huống
- Một số chấm tròn, hình vuông; các thẻ số từ 1 đến 6 trong bộ đồ dùng Toán 1.
- Vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động. | |
- GV cho HS quan sát tranh khởi động trang 10 SGK và làm việc nhóm đôi về số lượng các sự vật trong tranh. - GV theo dõi, giúp đỡ học sinh - GV gọi một vài cặp lên chia sẻ trước lớp - Giáo viên nhận xét chung | - HS làm việc nhóm đôi: cùng quan sát và chia sẻ trong nhóm : + 4 bông hoa + 5 con vịt + 6 quả táo - Các nhóm lần lượt lên chia sẻ |
B. Hoạt động hình thành kiến thức. | |
1. Hình thành các số 4, 5, 6. * Quan sát - GV yêu cầu HS đếm số con vật và số chấm tròn ở dòng thứ nhất của khung kiến thức. | - HS đếm số con mèo và số chấm tròn |
- Có mấy bông hoa? Mấy chấm tròn? - Vậy ta có số mấy? - GV giới thiệu số 4 | - Có 4 con mèo, 4 chấm tròn - Ta có số 4. - HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại |
- Có mấy con vịt? Mấy chấm tròn? - Vậy ta có số mấy? - GV giới thiệu số 5 | - Có 5 con chim, 5 chấm tròn - Ta có số 5. - HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại |
- Có mấy quả táo? Mấy chấm tròn? - Vậy ta có số mấy? - GV giới thiệu số 3 | - Có 5 quả táo, 5 chấm tròn - Ta có số 5. - HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại |
* Nhận biết số 4, 5, 6. | |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 4 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 4 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4 |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 5 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 5 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4, 5 |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 6 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 6 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4, 5, 6 |
- Giáo viên vỗ tay 6 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay | - HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 6 |
- Giáo viên vỗ tay 4 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay | - HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 4 |
- Giáo viên vỗ tay 5 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay | - HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 5 |
2. Viết các số 4, 5, 6. | |
* Viết số 4 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết : + Số 4 cao: 4 li ( 5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét: Nét 1: thẳng xiên, nét 2: thẳng ngang và nét 3: thẳng đứng. + Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới) đến đường kẻ 2 thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang rộng hơn một nửa chiều cao một chút thì dừng lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng đứng từ trên xuống (cắt ngang nét 2) đến đường kẻ 1 thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Học sinh theo dõi và quan sát - Viết theo hướng dẫn - HS tập viết số 4 |
* Viết số 5 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết : + Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét. Nét 1: thẳng ngang, nét 2: thẳng đứng và nét 3: cong phải. + Cách viết: Cách viết số 5 + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút trở lại điểm đặt bút của nét 1, viết nét thẳng đứng đến đường kẻ 3 thì dừng lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải đến đường kẻ 2 thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Học sinh theo dõi và quan sát - Viết theo hướng dẫn - HS tập viết số 5 |
* Viết số 6 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết : + Số 6 cao 4 li. Gồm 1 nét. Nét viết chữ số 6 là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trên và cong kín. + Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét cong trên (từ phải sang trái), đến đường kẻ 2 thì viết tiếp nét cong kín. Khi chạm vào nét cong thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Học sinh theo dõi và quan sát - Viết theo hướng dẫn - HS tập viết số 6 |
- GV cho học sinh viết các số 4, 5, 6 * GV đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc nhở học sinh tránh những lỗi sai đó. | - HS viết cá nhân - HS lắng nghe |
C. Hoạt động thực hành luyện tập. | |
Bài 1. Số ? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm việc cá nhân - GV cho học sinh làm việc nhóm đôi trao đổi với bạn về số lượng. - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài - HS đếm số lượng mỗi loại quả có trong bài rồi đọc số tương ứng. - HS thay nhau chỉ vào từng hình nói : + 5 quả cà. Đặt thẻ số 5 + 4 quả dưa. Đặt thẻ số 4 + 6 củ cà rốt. Đặt thẻ số 6 |
Bài 2. Lấy hình phù hợp (theo mẫu) | |
- GV hướng dẫn HS làm mẫu + Quan sát hình đầu tiên có mấy ô vuông? + 3 ô vuông ghi số mấy? - GV cho học sinh làm phần còn lại qua các thao tác: + Đọc số ghi dưới mỗi hình, xác định số lượng ô vuông cần lấy cho đúng với yêu cầu của bài. + Lấy số ô vuông cho đủ số lượng, đếm kiểm tra lại + Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe kết quả. | + Có 3 ô vuông + Ghi số 3 - HS làm các phần còn lại theo hướng dẫn của giáo viên lấy |
Bài 3. Số ? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm bài cá nhân - GV tổ chức cho học sinh thi đếm 1-6 và 6-1 - GV cùng HS nhận xét tuyên dương | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS đếm các khối lập phương rồi đọc số tương ứng. - HS thi đếm từ 1 đến 6 và đếm từ 6 đến 1 |
D. Hoạt động vận dụng | |
Bài 4. Số ? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm việc nhóm đôi - GV cho các nhóm lên chia sẻ trước lớp - GV cùng học sinh nhận xét | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS quan sát tranh suy nghĩ, nói cho bạn nghe số lượng của quyển sách, cái kéo, bút chì, tẩy có trong hình. - Các nhóm lần lượt lên chia sẻ + Có 4 cái nồi + Có 5 cái ly + Có 6 quả thanh long + Có 4 cái đĩa |
E. Củng cố, dặn dò | |
- Bài học hôm nay chúng ta biết thêm được điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý. |
BÀI: CÁC SỐ 7, 8, 9
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 9. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng , hình thành biểu tượng về các số 7, 8, 9
- Đọc, viết được các số 7, 8, 9.
- Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 7, 8, 9.
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
- Học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tương ứng….
- Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lwọng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh tình huống
- Một số que tính, chấm tròn, hình tam giác; thẻ số từ 1 đến 9 trong bộ đồ dùng Toán 1.
- Vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động. | |
- GV cho HS quan sát tranh khởi động trang 10 SGK và làm việc nhóm đôi về số lượng các sự vật trong tranh. - GV theo dõi, giúp đỡ học sinh - GV gọi một vài cặp lên chia sẻ trước lớp - Giáo viên nhận xét chung | - HS làm việc nhóm đôi: cùng quan sát và chia sẻ trong nhóm : + 7 cái trống + 8 máy bay + 9 ô tô - Các nhóm lần lượt lên chia sẻ |
B. Hoạt động hình thành kiến thức. | |
1. Hình thành các số 7, 8, 9. * Quan sát - GV yêu cầu HS đếm số con vật và số chấm tròn ở dòng thứ nhất của khung kiến thức. | - HS đếm số con mèo và số chấm tròn |
- Có mấy cái trống? Mấy chấm tròn? - Vậy ta có số mấy? - GV giới thiệu số 7 | - Có 7 cái trống, 7 chấm tròn - Ta có số 7. - HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại |
- Có mấy máy bay? Mấy chấm tròn? - Vậy ta có số mấy? - GV giới thiệu số 8. | - Có 8 máy bay, 8 chấm tròn - Ta có số 8. - HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại |
- Có mấy ô tô? Mấy chấm tròn? - Vậy ta có số mấy? - GV giới thiệu số 9. | - Có 9 ô tô, 9 chấm tròn - Ta có số 9. - HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại |
* Nhận biết số 7, 8, 9. | |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 7 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 7 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 8 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 8 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 9 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 9 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. |
- Giáo viên vỗ tay 7 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay | - HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 7 |
- Giáo viên vỗ tay 8 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay | - HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 8. |
- Giáo viên vỗ tay 9 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay | - HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 9. |
2. Viết các số 7, 8, 9. | |
* Viết số 7 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết : + Số 7 cao: 4 li ( 5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét. Nét 1: thẳng ngang, nét 2: thẳng xiên và nét 3: thẳng ngang (ngắn). + Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến đường kẻ 1 thì dừng lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên khoảng giữa, viết nét thẳng ngang ngắn trên đường kẻ 3 (cắt ngang nét 2). - GV cho học sinh viết bảng con | - Học sinh theo dõi và quan sát - Viết theo hướng dẫn - HS tập viết số 7 |
* Viết số 8 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết : + Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 2 nét. Nét 1: cong kín, nét 2: cong dưới. + Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Khi chạm vào điểm xuất phát thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút trở xuống viết nét cong dưới đến đường kẻ 2 thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Học sinh theo dõi và quan sát - Viết theo hướng dẫn - HS tập viết số 8 |
* Viết số 9 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết : + Số 6 cao 4 li. Gồm 2 nét. Nét 1: cong kín, nét 2: cong dưới. + Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Khi chạm vào điểm xuất phát thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút trở xuống viết nét cong dưới, đến đường kẻ 2 thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Học sinh theo dõi và quan sát - Viết theo hướng dẫn - HS tập viết số 9 |
- GV cho học sinh viết các số 7, 8, 9. * GV đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc nhở học sinh tránh những lỗi sai đó. | - HS viết cá nhân - HS lắng nghe |
C. Hoạt động thực hành luyện tập. | |
Bài 1. Số ? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm việc cá nhân - GV cho học sinh làm việc nhóm đôi trao đổi với bạn về số lượng. - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài - HS đếm số lượng mỗi loại đồ chơi có trong bài rồi đọc số tương ứng. - HS thay nhau chỉ vào từng hình nói : + 8 con gấu. Đặt thẻ số 8 + 7 đèn ông sao. Đặt thẻ số 7 + 9 ô tô. Đặt thẻ số 9 |
Bài 2. Lấy hình phù hợp (theo mẫu) | |
- GV hướng dẫn HS làm mẫu + Quan sát hình đầu tiên có mấy tam giác? + 4 tam giác ghi số mấy? - GV cho học sinh làm phần còn lại qua các thao tác: + Đọc số ghi dưới mỗi hình, xác định số lượng tam giác cần lấy cho đúng với yêu cầu của bài. + Lấy số tam giác cho đủ số lượng, đếm kiểm tra lại + Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe kết quả. | + Có 4 tam giác + Ghi số 4 - HS làm các phần còn lại theo hướng dẫn của giáo viên lấy |
Bài 3. Số ? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm bài cá nhân - GV tổ chức cho học sinh thi đếm 1-9 và 9-1 - GV cùng HS nhận xét tuyên dương | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS đếm các khối lập phương rồi đọc số tương ứng. - HS thi đếm từ 1 đến 9 và đếm từ 9 đến 1 |
D. Hoạt động vận dụng | |
Bài 4. Số ? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm việc nhóm đôi - GV cho các nhóm lên chia sẻ trước lớp - GV cùng học sinh nhận xét | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS quan sát tranh suy nghĩ, nói cho bạn nghe số lượng của quyển sách, cái kéo, bút chì, tẩy có trong hình. - Các nhóm lần lượt lên chia sẻ + Có 8 hộp quà + Có 9 quả bóng + Có 7 quyển sách |
E. Củng cố, dặn dò | |
- Bài học hôm nay chúng ta biết thêm được điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý. |
BÀI: SỐ 0
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- Bước đầu hiểu ý nghĩa của số 0.
- Đọc, viết số 0.
- Nhận biết vị trí số 0 trong dãy các số từ 0 – 9.
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc sử dụng số 0 để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn các ví dụ về số 0 trong thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh tình huống, các thẻ số từ 0 – 9.
- Vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động. | |
- Giáo viên trình chiếu tranh khởi động SGK Toán 1 trang 16. - Yêu cầu học sinh làm việc nhóm đôi: nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm | - HS quan sát tranh trên màn hình. - HS đếm số cá trong xô của mỗi bạn mèo và nói số cá của mỗi bạn: + Bạn mèo thứ nhất có 3 con cá. + Bạn mèo thứ hai có 2 con cá. + Bạn mèo thứ ba có 1 con cá. + Bạn mèo thứ tư có không có con cá nào. |
B. Hoạt động hình thành kiến thức. | |
1. Hình thành số 0. | |
* Quan sát khung kiến thức. | |
- GV yêu cầu HS đếm số cá trong mỗi xô và đọc số tương ứng. - GV yêu cầu học sinh lần lượt lấy ra các thẻ tương ứng với số cá của mỗi bạn mèo. | - HS đếm và trả lời : + Xô màu xanh nước biển có 3 con cá. Ta có số 3. + Xô màu hồng có 2 con cá. Ta có số 2. + Xô màu xanh lá cây có 1 con cá. Ta có số 1. + Xô màu cam không có con cá nào. Ta có số 0. - HS lần lượt lấy các tấm thẻ số 3, 2, 1, 0 |
* Quan sát thêm một số tình huống xuất hiện số 0. - GV trình chiếu hình ảnh 2 đĩa táo. | - HS quan sát. |
- Mỗi đĩa có mấy quả táo? - Vậy ta có các số nào? | - Đĩa thứ nhất có 3 quả táo, đĩa thứ hai không có quả nào. - Ta có số 3 và số 0. |
- GV làm tương tự với chiếc lọ có 5 cái kẹo, một chiếc không có cái kẹo nào. | - HS xác định số 5 và số 0 |
* Trò chơi: Tập tầm vông, tay không tay có. - GV giới thiệu trò chơi: Chủ trò dùng một vật nhỏ lén bỏ vào lòng một bàn tay rồi nắm lại và khoanh tay tròn trước ngực. Chủ trò vừa quay vừa đọc: “Tập tầm vông, tay không tay có.Tập tầm vó, tay có tay không. Tay nào có, tay nào không? Tay nào không, tay nào có? Hết câi ai đoán đúng sẽ được thưởng. - GV cho học sinh chơi thử. - GV cho HS chơi theo nhóm đôi. | - Lắng nghe. - HS chơi thử 1 lần - HS chơi trò chơi trong 3 phút. |
2. Viết số 0 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết : + Số 0 cao 4 li ( 5 đường kẻ ngang). Gồm 1 nét. Nét viết chữ số 0 là nét cong kín (chiều cao gấp đôi chiều rộng). + Cách viết số 0: Đặt bút phía dưới đường kẻ 5 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Dừng bút ở điểm xuất phát. Chú ý: Nét cong kín có chiều cao gấp đôi chiều rộng. - GV cho học sinh viết bảng con | - Học sinh theo dõi và quan sát - Viết theo hướng dẫn - HS tập viết số 0 |
- GV nhận xét. | |
C. Hoạt động thực hành luyện tập. | |
Bài 1. a) Mỗi rổ có mấy con? b)Mỗi hộp có mấy chiếc bút? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm việc nhóm đôi. - Gọi HS lên chia sẻ trước lớp. | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài - HS đếm số con chó bông có trong mỗi rổ đọc số tương ứng cho bạn : a) 2, 1, 3, 0 con. b) 5, 4, 0, 2 cái bút chì. - Đại diện một vài nhóm lên chia sẻ. - HS đánh giá sự chia sẻ của các nhóm. |
Bài 2. Số ? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm bài cá nhân - GV tổ chức cho học sinh thi đếm 0-9 và 9-0. - GV cùng HS nhận xét tuyên dương | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS tìm quy luật rồi điền các số còn thiếu vào ô trống. - HS thi đếm từ 0 đến 9 và đếm từ 9 đến 0. |
D. Hoạt động vận dụng | |
Bài 3. Tìm số 0 trên mỗi đồ vật sau. | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm bài theo cặp. - GV yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật có số 0 mà em biết xung quanh mình. - Người ta dùng số 0 trong các tình huống trên để biểu diễn điều gì? - GV cùng HS nhận xét. | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS tìm số 0 ở các đồ vật trong bài 3 rồi nói cho bạn nghe rồi đổi vai. - HS kể :số 0 trên quạt điện, số 0 trên máy tính, số 0 trong bộ đồ dùng học toán. - Biểu diễn không có gì ở đó |
E. Củng cố, dặn dò | |
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Số 0 giống hình gì? - Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số 0 trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn. |
TUẦN 3
BÀI: SỐ 10
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách đếm các đồ vật có số lượng đến 10. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 10.
- Đọc, viết số 10.
- Nhận biết vị trí số 0 trong dãy các số từ 0 – 10.
- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc sử dụng số 10 để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn các ví dụ về số 10 trong thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh tình huống.
- Một số chấm tròn, que tính, hình tam giác trong bộ đồ dùng Toán 1.
- Vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động. | |
- Giáo viên trình chiếu tranh khởi động SGK Toán 1 trang 18. - Yêu cầu học sinh làm việc nhóm đôi: nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm. | - HS quan sát tranh trên màn hình. - HS đếm số quả mỗi loại rồi trao đổi với bạn: + Có 5 quả xoài + Có 6 quả cam + Có 8 quả na + Có 9 quả lê |
B. Hoạt động hình thành kiến thức. | |
1. Hình thành số 10. | |
* Quan sát khung kiến thức. | |
- GV yêu cầu HS đếm số quả táo và số chấm tròn. - GV yêu cầu học sinh lần lượt lấy ra các thẻ tương ứng với số 10. - GV yêu cầu HS lấy 10 đồ vật bất kì trong bộ đồ dùng toán rồi đếm. - Y/C HS lên bảng đếm | - HS đếm và trả lời : + Có 10 quả táo, có 10 chấm tròn. Số 10. + Xô màu hồng có 2 con cá. Ta có số 2. - HS lấy thẻ số trong bộ đồ dùng gài số 10. - HS lấy nhóm đồ vật số lượng là 10 (que tính, chấm tròn) rồi đếm. - HS ở dưới theo dõi và nhận xét. |
2. Viết số 10 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết số 10: + Số 10 gồm có mấy chữ số? Là các chữ số nào? + Số 10 gồm có các chữ số nào? + Chữ số nào đứng trước, chữ số nào đứng sau? + GV yêu cầu HS nêu lại quy trình viết chữ số 1 và chữ số 0. - GV cho học sinh viết bảng con | - Học sinh theo dõi và quan sát + Gồm có 2 chữ số. + Chữ số 1 và chữ số 0 + Chữ số 1 đứng trước, chữ số 0 đứng sau. + Vài HS lên chia sẻ cách viết - HS tập viết số 0 |
- GV nhận xét, sửa cho HS. | |
C. Hoạt động thực hành luyện tập. | |
Bài 1. a. Số ? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm việc nhóm đôi. - Gọi HS lên chia sẻ trước lớp. | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài - HS đếm số quả có trong mỗi hình đọc số tương ứng cho bạn : + 8 quả na + 9 quả lê + 10 quả măng cụt - Đại diện một vài nhóm lên chia sẻ. - HS đánh giá sự chia sẻ của các nhóm. |
b. Chọn số thích hợp: - GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm việc cá nhân - Gọi HS lên chia sẻ trước lớp. - GV cùng học sinh nhận xét phần chia sẻ của bạn. | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài - HS đếm số quả có trong mỗi hình rồi chọn số thích hợp có trong ô: + 6 quả cam + 8 quả chuối + 10 quả xoài - 3 HS lên chia sẻ trước lớp |
Bài 2. Lấy số hình phù hợp (theo mẫu) | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn HS làm mẫu: + Bên dưới ô đầu tiên là số mẫy? + Tiếp theo ta phải làm gì? - GV cho học sinh làm bài cá nhân - GV cho HS lần lượt lên chia sẻ kết quả - GV cùng HS nhận xét tuyên dương | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu. + Là số 8 + Lấy 8 ô vuông nhỏ trong bộ đồ dùng bỏ vào trong khung hình - HS lần lượt lấy 9 rồi 10 ô vuông nhỏ bỏ vào trong từng khung hình. - HS báo cáo kết quả làm việc. |
Bài 3. Số ? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm bài cá nhân - GV tổ chức cho học sinh thi đếm 0-10 và 10-0. - GV cùng HS nhận xét tuyên dương | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS tìm quy luật rồi điền các số còn thiếu vào ô trống. - HS thi đếm từ 0 đến 10 và đếm từ 10 đến 0. |
D. Hoạt động vận dụng | |
Bài 4. Đếm và chỉ ra 10 bông hoa mỗi loại. | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm bài theo cặp. - GV yêu cầu học sinh kể tên các 10 đồ vật có xung quanh mình. - GV cùng HS nhận xét. | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS dếm đủ 10 bông hoa mỗi loại rồi chia sẻ với bạn cách đếm. - HS kể |
E. Củng cố, dặn dò | |
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số 10 trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn. |
BÀI: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10. Biết đọc, viết các số trong phạm vi 10, thứ tự vị trí của mỗi số trong dãy số từ 0 – 10.
- Lập được các nhóm có đến 10 đồ vật.
- Nhận dạng và gọi đúng tên hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Thông qua các hoạt động : đếm số lượng nêu số tương ứng hoặc với mỗi số lấy tương ứng số lượng đồ vật. Học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
- Thông qua việc tìm quy luật xếp hình đơn giản, liên hệ thực tế tìm những con vật có 2 chân, 4 chân,… Học sinh có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng Toán 1
- Vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động. | |
* Trò chơi : Tôi cần, tôi cần. - Giáo viên hướng dẫn cách chơi: chọn 2-3 đội chơi, mỗi đội 3-5 người chơi. Quản trò nêu yêu cầu. Chẳng hạn: “Tôi cần 3 cái bút chì”. Nhóm nào lấy đủ 3 chiếc bút chì nhanh nhất được 2 điểm. Nhóm nào được 10 điểm trước sẽ thắng cuộc. - GV cho học sinh chơi thử. - GV cho học sinh chơi |
- HS nghe hướng dẫn chơi - HS chơi thử. - HS chơi |
B. Hoạt động thực hành luyện tập. | |
Bài 1. Mỗi chậu có mấy bông hoa? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm việc cá nhân. - Gọi HS lên chia sẻ trước lớp. | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài - HS đếm số bông hoa và trả lời + Chậu hoa mầu hồng có 10 bông hoa. + Chậu hoa mầu xanh có 9 bông hoa. + Chậu hoa mầu vàng không có bông hoa nào. - Một vài HS lên chia sẻ. - HS đánh giá sự chia sẻ của các bạn. |
Bài 2. Trò chơi “Lấy cho đủ số hình” | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn HS cách chơi: Chia lớp thành các nhóm 4. 2 bạn lấy ra 2 số trong phạm vi 10, 2 bạn còn lại lấy ra số đồ vật tương ứng có trong bộ đồ dùng học toán. Sau đó đổi vai. Bạn nào làm nhanh và đúng bạn đó chiến thắng. - GV cho học sinh chơi theo nhóm bốn - GV cho HS lần lượt lên chia sẻ kết quả - GV cùng HS nhận xét tuyên dương | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu. - Lắng nghe - HS chơi trong vòng 5 phút - HS báo cáo kết quả làm việc. |
Bài 3. Số ? | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm bài cá nhân - GV tổ chức cho học sinh đọc các số trong bài - GV cùng HS nhận xét tuyên dương | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS tìm quy luật rồi điền các số còn thiếu vào ô trống. - HS đọc |
C. Hoạt động vận dụng | |
Bài 4. Đếm số chân của mỗi con vật sau. | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh chơi trò chơi: Đố bạn - GV phổ biến luật chơi: Một bạn lên chỉ vào hình các con vật chỉ định 1 bạn bất kì nói số chân của con vật đó. - GV cho HS chơi thử - GV cho HS chơi - GV cùng HS nhận xét. | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS lắng nghe
- HS quan sát và kể số chân con vật được chỉ định |
Bài 3. Tìm hình phù hợp. | |
- GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh làm bài cá nhân - GV tổ chức cho học sinh lên báo cáo kết quả - GV cùng HS nhận xét tuyên dương | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS tìm quy luật rồi xác định hình phù họp vào ô trống. - HS nêu kết quả a. Tam giác màu đỏ b. hình chữ nhật màu xanh, hình chữ nhật màu vàng |
D. Củng cố, dặn dò | |
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số 10 trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn. |
BÀI: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
- Biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau khi so sánh về số lượng.
- Thông qua việc đặt tương ứng 1 – 1 để so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực mô hình hóa, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc quan sát tranh tình huống, trao đổi, nhận xét chia sẻ ý kiến, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau để mô tả, diễn đạt so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Các thẻ bìa : cái cốc, 6 cái đĩa, 5 cái thìa, 6 cái bát; thẻ đúng, thẻ sai
- Một số tình huống đơn giản lên quan đến nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
2. Học sinh:
- Vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động. | |
- Giáo viên trình chiếu tranh khởi động ở trang 22 SGK . - Yêu cầu học sinh trao đổi cặp đôi những điều mình quan sát được từ bức tranh. - Yêu cầu học sinh nhận xét về số bạn gấu so với số bát, số cốc hay số thìa có trên bàn. - GV theo dõi giúp đỡ các nhóm. Khuyến khích học sinh trao đổi theo ý hiều và ngôn ngữ của mình. | - HS quan sát - HS trao đổi những điều quan sát được: + 6 bạn gấu đang ngồi ở bàn ăn. + Trên bàn có 6 cái bát, 7 cái cốc,… - HS trao đổi |
B. Hoạt động hình thành kiến thức. | |
* GV treo tranh lên bảng. - GV gắn lên bảng và yêu cầu học sinh lấy thẻ bát và thẻ cốc tương ứng để lên bàn. - Yêu cầu học sinh trao đổi cặp đôi nói cho nhau nghe số bát nhiều hơn số cốc hay số cốc nhiều hơn số bát? - GV hướng dẫn HS cách xác định số cốc nhiều hơn số bát. + Vẽ đường nối tương ứng thẻ bát và cốc. + Ta thấy số cốc thừa ra mấy cái? + Chứng tỏ số cốc đã nhiều hơn số bát hay số bát ít hơn số cốc. | - HS quan sát - HS thực hiện lấy 6 thẻ bát và 7 thẻ cốc để lên bàn. - HS trao đổi theo cặp : Số cốc nhiều hơn số bát. + HS vẽ theo - Thừa ra 1 cái - HS nhắc lại |
* GV treo tranh lên bảng. - GV gắn lên bảng và yêu cầu học sinh lấy thẻ bát và thẻ thìa tương ứng để lên bàn.rồi so sánh số lượng 2 loại - GV cho HS làm việc theo cặp so sánh như lần trước. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả | - Theo dõi - HS theo tác lấy thẻ - HS vẽ đường nối so sánh và đưa ra kết luận. - Số bát đã nhiều hơn số thìa hay số thìa ít hơn số bát. |
* GV treo tranh lên bảng. - GV gắn lên bảng và yêu cầu học sinh lấy thẻ bát và thẻ đĩa tương ứng để lên bàn.rồi so sánh số lượng 2 loại - GV cho HS làm việc theo cặp so sánh như 2 lần trước. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả | - Theo dõi - HS theo tác lấy thẻ - HS vẽ đường nối so sánh và đưa ra kết luận. - Số bát đã bằng số thìa hay số thìa và số bát bằng nhau. |
- GV Y/C HS nhắc lại : nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau. | - HS (cá nhân- cả lớp)nhắc lại |
C. Hoạt động thực hành luyện tập. | |
Bài 1. Dùng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau để nói về hình vẽ sau. - GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho HS quan sát hình vẽ. + Trong hình vẽ những gì? + Để thực hiện yêu cầu của bài toán thì trước hết ta phải làm gì? + Bây giờ chúng ta làm việc theo cặp hãy dùng thẻ đĩa, thìa, cốc để so sánh số thìa với với số cốc trong bài 1. + Gọi HS báo cáo - GV cho HS làm bài - Gọi HS báo cáo kết quả bài 1. - GV cùng HS khác nhận xét - GV Y/C cả lớp đọc lại kết quả | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS quan sát + Vẽ cốc, thìa và đĩa. - So sánh thìa-cốc; thìa-đĩa; đĩa-cốc + HS lấy và so sánh số thìa với với số cốc và kết luận.
+ Số thìa nhiều hơn số cốc. - HS làm việc - Đại diện các cặp lên trình bày: + Số thìa nhiều hơn số cốc Hay số cốc ít hơn số thìa + Số đĩa nhiều hơn số cốc Hay số cốc ít hơn số đĩa + Số thìa và số đĩa bằng nhau. - HS nhận xét bạn - HS (cá nhân-tổ) đọc |
Bài 2.Cây bên nào nhiều quả hơn - GV nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - Mời HS lên chia sẻ kết quả bài làm. - GV và HS nhận xét - GV cho HS nhắc lại kết quả bài làm | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS làm bài vào vở BT. - Vài HS lên bảng chia sẻ kết quả và cách là. Chẳng hạn: + Cây bên trái nhiều quả hơn. Cách làm là em dùng bút chì nối từng quả của 2 bên với nhau thấy cây bên trái thừa ra 1 quả. Nên cây bên trái nhiều quả hơn. - HS nhận xét bạn. - HS (cá nhân-tổ) nhắc lại kết quả |
D. Hoạt động vận dụng | |
Bài 3.Xem tranh rồi kiểm tra câu nào đúng, câu nào sai. - GV nêu yêu cầu bài tập - Em cho biết bức tranh vẽ gì? - GV đọc từng câu và Y/C HS giơ thẻ đúng/sai. a) Số xô nhiều hơn số xẻng b) Số xẻng ít hơn số người c) Số người và số xô bằng nhau. | - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - Tranh vẽ : 5 bạn nhỏ, 5 cái xẻng và 5 cái xô đựng nước. - HS lắng nghe + Quan sát rồi giơ thẻ: a) S b) S c) Đ |
- GV Y/C HS giải thích lí do chọn đúng hoặc sai. | - HS giải thích cách làm. |
- GV khuyến khích HS quan sát tranh và đặt câu hỏi liên quan đến bức tranh sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau. - Gọi HS lên chia sẻ. - GV cùng HS nhận xét | - HS làm việc theo cặp. - Đại diện các cặp lên chia sẻ - HS khác nhận xét |
E. Củng cố, dặn dò | |
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Về nhà em cùng người thân tìm thêm các tình huống thực tế liên quan đến sử dụng các từ : nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau. |
TUẦN 4
Bài 10. LỚN HƠN, DẤU >BÉ HƠN, DẤU <BẰNG NHAU, DẤU =
I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết so sánh số lượng; biết sử dụng các từ (lớn hơn, bé hơn, bằng nhau) và
các dấu (>, <, =) để so sánh các số.
- Thực hành sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh các số trong phạm vi 5.
- Phát triển các NL toán học:NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
- Các thẻ số và các thẻ dấu.
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh các số trong phạm vi 10.
- Phát triển các NL toán học:NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
- 2 bộ thẻ số từ 1 đến 5, 1 thẻ số 8 và 2 bộ thẻ các dấu (>, <, =).
Bài 12. EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Các thẻ số từ 0 đến 10; Bộ đồ dùng học Toán.
Bài 14. LÀM QUEN VỚI PHÉP CỘNG – DẤU CỘNG
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác gộp, nhận biết cách sử dụng các dấu (+, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa gộp) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ số, các thẻ dấu (+, =), thanh gài phép tính.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (với nghĩa gộp).
Bài 14. LÀM QUEN VỚI PHÉP CỘNG – DẤU CỘNG (tiếp theo)
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác thêm, củng cố cách sử dụng các dấu (+, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa thêm) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết Vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (với nghĩa thêm).
TUẦN 6
Bài 16. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.
Bài 17. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 (tiếp theo)
- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tìm được kết quả các phép cộng trong phạm vi 6 và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.
Bài 18. LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Cúng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Các thẻ phép tính như ở bài 1.
- Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.
TUẦN 7
Bài 19. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 1O
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào
giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.
Bài 20. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ
Bài 21. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 1O (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tìm được kết quả các phép cộng có kết quả đến 10 (trong phạm vi 10) và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
-- Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TUẦN 8
Bài 22. LUYỆN TẬP
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triến các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Các thẻ phép tính như ở bài 1.
- Một số tình huống đơn giản đẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bài 23. KHỐI HỘP CHỮ NHẬT – KHỐl LẬP PHƯƠNG
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Có biểu tượng về khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
-Thông qua việc lắp trình bày ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời về các hình đà học, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
- Phát triển các NL toán học:NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
- Một số đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- Một số khối hộp chữ nhật, khối lập phương bằng gỗ hoặc bằng nhựa màu sắc khác nhau.
Bài 24. LÀM QUEN VỚI PHÉP TRỪ - DẤU TRỪ
- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Làm quen với phép trừ qua các tình huống có thao tác bớt, nhận biết cách sử dụng các dấu (-, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép trừ (với nghĩa bớt) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ số, các thẻ dấu (-, =), thanh gài phép tính.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ (với nghĩa bớt).
TUẦN 9
Bài 25. PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6
I. MỤC TIÊU
- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế.
- Phát triến các NL toán học:NL giải quyết vấn đề, toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.
Bài 26. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng làm tính trừ trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Các que tính và các chấm tròn.
- Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY | HOẠT ĐỘNG HỌC |
HS thực hiện các hoạt động sau: | |
+ Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập phép trừ trong phạm vi 6. + Chia sẻ: Cách trừ của mình; Để có thể tìm nhanh, chính xác kết quả phép tính cần lưu ý điều gì? | |
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em. | |
+ Quan sát các thẻ chấm tròn. Đọc hiểu yêu cầu đề bài. | |
+ Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài. + Chọn số thích hợp đặt vào ô ? . | - HS đặt câu hỏi, nói cho nhau về tình huống đã cho và phép tính tương ứng. |
- GV chốt lại cách làm, có thể làm mẫu 1 phép tính. Gọi một vài cặp HS chia sẻ cách tính nhẩm cho cả lớp nghe. | |
Bài 2. Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính). | |
Lưu ý: Ở bài này HS có thể tìm kết quả phép tính bằng nhiều cách khác nhau (có thể nhẩm, có thể dùng thanh chấm tròn, que tính, ngón tay,...), GV nên quan sát cách HS tìm ra kết quả phép tính hơn là chi chú ý đến kết quả của phép tính. | |
- Cho HS tự làm bài 3: Thực hiện tính trừ để tìm kết quả rồi chọn ổ có ghi số chỉ kết quả tương ứng. | Thảo luận với bạn về chọn ổ có số chỉ kết quả thích hợp, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lớp. |
Lưu ý: Có thể tổ chức thành trò chơi chọn thẻ “kết quả” để gắn với thẻ “phép tính” tương ứng. | |
- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp. | - HS quan sát tranh. Chia sẻ trước lóp. |
Vi dụ: a) Trong bến có 6 xe ô tô. Có 3 xe ô tô rời khỏi bến. Còn bao nhiêu xe ô tô đang đậu trong bến? Thực hiện phép trừ 6 - 3 = 3. Còn 3 xe ô tô đang đậu trong bến. Vậy phép tính thích hợp là 6 - 3 = 3. | HS làm tương tự với trường hợp b). |
GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày. | |
- Cho HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6. | |
về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn. |
Bài 27. PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 (tiếp theo)
I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tìm được kết quả các phép trừ trong phạm vi 6 và thành lập Bảng trừ trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học :NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II.CHUẨN BỊ
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính trừ trong phạm vi 6.
Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY | HOẠT ĐỘNG HỌC |
A.Hoạt động khởi động - HDHS chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 6 đã học. | - HS chơi trò chơi “Đố bạn” |
B.Hoạt động hình thành kiến thức - HDHS thực hiện lần lượt các hoạt động sau: - Tìm kết quả từng phép trừ trong phạm vi 6 chẳng hạn: 2 - 1 = 1;3 - 2=1;4 - 1=3;5 -3 = 2. - GV giới thiệu Bảng trừ trong phạm vỉ 6 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng. - HS nhận xét về đặc điểm của các phép trừ trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng trừ trong phạm vi 6. - HS đưa ra phép trừ và đố nhau tìm kết quả - GV tổng kết | - HS thể hiện trên các thẻ phép tính -HS nhận xét |
C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1 - Bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài. - GV nêu ra một vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhấm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 4 - 1; 5 - 1; 6 - 6, ... | -HS Đối vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính. |
Bài 2 - HDHS tự làm bài 2: + Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài. + Chọn các phép trừ có kết quả là 2. + Thảo luận với bạn, chia sẻ trước lớp. - GV chốt lại cách làm bài. | -HS Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài. + Thảo luận với bạn, chia sẻ trước lớp. |
Bài 3 - Bài 3: Căn cứ vào bảng trừ trong phạm vi 6, thảo luận với bạn về chọn phép tính thích hợp cho từng ô ? , lí giải lí do lựa chọn bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lớp. - GV chốt lại cách làm bài. | -Chia sẻ trước lớp. |
Bài 4. GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép trừ hai số bằng nhau và phép trừ cho số 0. GV khuyến khích HS lấy thêm các ví dụ về phép trừ có kết quả là 0 và phép trừ cho số 0. | - HS cách thực hiện phép trừ hai số bằng nhau và phép trừ cho số 0 |
Bài 5 - HD HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. HS là tương tự với các trường hợp còn lại. - GV nhận xét | -HS Chia sẻ trước lớp. Vỉ dụ: Bạn trai tạo được 5 bong bóng. Có 1 bong bóng bị vỡ. Còn lại bao nhiêu bong bóng? Chọn phép trừ 5 - 1 = 4 . Còn lại 4 bong bóng. |
D.Hoạt động vận dụng HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6. | -HS thực hiện |
E.Củng cố, dặn dò Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn. |
TUẦN 10
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 6.
- Vận dụng đuợc kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.
Bài 29. PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1O
I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.
Bài 30. LUYỆN TẬP
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng làm tính trừ trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10.
TUẦN 11
Bài 31. PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (tiếp theo)
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tìm được kết quả các phép trừ trong phạm vi 10 và thành lập bảng trừ trong phạm vi 10.
- BVận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính trừ trong phạm vi 10.
- Một số tình huống đon giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 10.
- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học:NL giãi quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học
- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 và vận dụng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết các vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Một số tình huống đơn giản dần tới phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10.
HOẠT ĐỘNG DẠY | HOẠT ĐỘNG HỌC |
HS chia sẻ các tình huống có phép cộng hoặc trừ (trong phạm vi 10) trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10. | |
+ Tìm các số phù họp cho mỗi ô ? . + Củng cố nhận biết về quan hệ cộng - trừ. | Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về tình huống đã cho và phép tính tương ứng. |
GV chốt lại cách làm bài; gọi một vài cặp HS chia sẻ cách làm cho cả lóp nghe. | - HS chia sẻ |
Bài 2 - Cho HS làm bài 2: Dựa vào hình ảnh trực quan để tìm số phù hợp cho mỗi ô dấu ? (HS có thể dựa vào phép đếm hoặc dùng Bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 để tìm số thích hợp trong ô trống) | |
- Cho HS đặt câu hỏi, nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp. | - HS đặt câu hỏi, nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp. |
GV cũng có thể nêu ra một vài phép tính tương tự để HS củng cố kĩ năng, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. | |
Bài 3. HS làm tương tự như bài 2: Quan sát hình vẽ, đếm hoặc dùng Bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 để tìm số cúc áo còn thiếu rồi nêu số phù hợp cho mỗi ô ? . GV có thể tổ chức thành trò chơi vẽ thêm, gắn thêm số cúc áo thích hợp cho mỗi người tuyết. | - HS thực hiện |
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ tìm số thích hợp trong ô ? rồi chia sẻ với bạn cách làm của mình. Lí giải cách quan sát để tìm số thích hợp. | |
Ví dụ: Có tất cả 6 chú voi. Có 2 chú voi đang căng băng rôn. Có bao nhiêu chú voi đứng ở sau băng rôn? | |
- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày. | |
Bài 5. Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. | - HS quan sát tranh,. Chia sẻ trước lớp. |
Ví dụ: Có 9 con gà. Có 3 con gà đang đứng ngoài lùm cây. Có bao nhiêu con gà đang nấp trong bụi cây? | |
HS nghĩ ra một sổ tinh huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10 và làm quen với việc tìm một thành phần chưa biết của phép tính. | _ HS nêu, nhận xét |
về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn. |
TUẦN 12
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Ôn tập tổng hợp về tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Các thẻ số và phép tính.
Bài 36. EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, nhận biết thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.
- Củng cố kĩ năng về tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học: NL giao tiếp toán học.
TUẦN 13
Bài 37. EM VUI HỌC TOÁN
Học xong bài này, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động:
Bài 38. ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
-V Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- VCủng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế.
- Phát triên các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Tranh tình huống như trong bài học.
Bài 39. CÁC SỐ 11, 12, 13, 14, 15, 16
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Đếm, đọc, viết các số từ 11 đến 16.
- Nhận biết thứ tự các số từ 11 đến 16.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học: NL mô hình toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm.
- Các thẻ số từ 11 đến 16 và các thẻ chữ: mười một, ..., mười sáu.
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Bài 41. CÁC số 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90
1. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
TUẦN 15
Bài 43. CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (từ 21 đến 40)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Đếm, đọc, viết các số từ 21 đến 40.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học:NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời để đếm.
- Các thẻ số từ 21 đến 40 và các thẻ chữ: hai mươi mốt, hai mươi hai, ..., I bốn mươi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY | HOẠT ĐỘNG HỌC |
A. Hoạt động khởi động - Cho HS thực hiện các hoạt động sau: | |
- Quan sát tranh khởi động, đếm số lượng đồ chơi có trong tranh và nói, chẳng hạn: “Có 23 búp bê”, ... | - Chia sẻ trong nhóm học tập |
- Đại diện HS nói kết quả trước lớp, nói cách đếm để các bạn nhận xét. | |
- GV đặt câu hỏi đế HS nói cách đếm: Có thể đếm từ 1 đến 23 và đếm như sau: mười, hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba. Có hai mươi ba búp bê. | |
B. Hoạt động hình thành kiến thức | |
1. Hình thành các số từ 21 đến 40 | |
a) GV hướng dẫn HS thao tác mẫu: - GV lấy 23 khối lập phương rời, HS đếm và nói: “Có 23 khối lập phương”, GV thao tác cứ 10 khối lập phương xếp thành một “thanh mười”. Đem các thanh mười và khối lập phương rời: miỉời, hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba. Có tất cả hai mươi ba khối lập phương; hai mươi ba viết là “23 ”. | - Theo dõi |
- Tương tự thực hiện với số 21, 32, 37. | |
b) - Cho HS thao tác, đếm đọc viết các số từ 21 đến 40. | - HS thao tác, đếm đọc viết các số |
- Cho HS thực hiện theo nhóm bàn. Tưcmg tự như trên, HS đếm số khối lập phương, đọc số. viết số. GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm sao cho mỗi nhóm thực hiện với 5 số. Cả lớp thực hiện đủ các số từ 21 đến 40. Chẳng hạn, đếm số khối lập phương sau, đọc và viết số thích hợp: | HS thực hiện theo nhóm bàn. |
Bài 1. HS thực hiện các thao tác: - Đếm số lượng các khôi lập phương, đặt các thẻ sô tương ứng vào ô ? . | - Đọc cho bạn nghe các số vừa đặt. |
Bài 2. - Viết các số vào vở. Đọc các số vừa viết. - Đổi vở để kiểm tra, tìm lỗi sai và cùng nhau sửa lại nếu có. | - HS thực hiện các thao tác: |
Bài 3 - Cho HS đếm, tìm số còn thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn nghe kết quả. | |
- Cho HS đọc các số từ 1 đến 40. GV đánh dấu một số bất kì trong các số từ 1 đến 40, yêu cầu HS đếm từ 1 đến số đó hoặc từ một số bất kì đến số đó | - HS đọc các số từ 1 đến 40. |
- GV che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã bị che, chẳng hạn: che các số 10, 20, 30, 40 hoặc 11,21, 31 hoặc 5, 10, 15, 20,25, 30, 35,40 hoặc 4,14,24, 34. Từ đó, nhắc HS chú ý cách đọc “mười” hay “mươi”; “một” hay “mốt”, “năm” hay “lăm”; “bốn” hay “tư”. | |
D. Hoạt động vận dụng Bài 4 - Cho HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe trên sân có bao nhiêu cầu thủ, mỗi đội bóng có bao nhiêu cầu thủ. | - HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe Chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn. |
GV khuyến khích HS quan sát tranh, kể chuyện theo tình huống bức tranh. | |
E. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày? | |
- Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì? - Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào. |
Bài 44. CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (từ 41 đến 70)
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Đếm, đọc, viết các số từ 41 đến 70.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học :NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời để đếm.
- Các thẻ số và thẻ chữ từ 41 đến 70 và các thẻ chữ: bốn mươi mốt, bốn mươi hai,..., bảy mươi.
Bài 45. CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (từ 71 đến 99)
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
TUẦN 16
Bài 46. các sỐ đẾn 100
I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
HOẠT ĐỘNG DẠY | HOẠT ĐỘNG HỌC |
A. Hoạt động khởi động | - HS quan sát tranh khởi động, đếm tiếp đến 100 từ một số bất kì, chẳng hạn: 81; 82; ,...;99; 100; 90; 91; ,...;99; 100; 87; 88; ....; 99; 100; |
B. Hoạt động hình thành kiến thức - GV gắn băng giấy lên bảng (đã che số 100), HS đếm theo các số trong băng giấy: | - Theo dõi - HS nhận biết số 100 bằng cách đếm tiếp. GV cầm thẻ số 100 gắn vào ô trống rồi chỉ vào số 100, giới thiệu số 100, cách đọc và cách viết. - HS viết “100”, đọc “một trăm” (hoặc gài thẻ số 100). |
C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. Mục tiêu là nhận biết Bảng các số từ 1 đến 100 | - HS đọc các số còn thiếu ở mỗi ô ? (HS nên điền vào phiếu, tự tạo lập bảng các số từ 1 đến 100 của mình để sử dụng về sau). GV chữa bài và giới thiệu: “Đây là Bảng các sổ từ 1 đến 100''. |
- GV đặt câu hỏi để HS nhận ra một số đặc điểm của Bảng các sò từ 1 đến 100, chẳng hạn: | |
+ Bảng này có bao nhiêu số? + Nhận xét các số ở hàng ngang. Nhận xét các số ở hàng dọc + Nếu che đi một hàng (hoặc một cột), hãy đọc các số ở hàng (cột) đó. | |
- GV chỉ vào Bảng các số từ 1 đến 100 giới thiệu các số từ 0 đến 9 là các số có một chữ số; các số từ 10 đến 99 là các số có hai chữ số. | |
- GV hướng dẫn HS nhận xét một cách trực quan về vị trí “đứng trước”, “đứng sau” của mỗi số trong Bảng các số từ 1 đến 100. | - HS tự đặt câu hỏi cho nhau về Bảng các số từ 1 đến 100 |
Bài 2. - Đọc số hoặc đặt thẻ sổ thích hợp vào mỗi ô ghi dấu “?”. | - HS thực hiện các thao tác: - Đọc cho bạn nghe kết quả và chia sẻ cách làm. |
Bài 3. | HS thực hiện các thao tác:-Quan sát mẫu: Bạn voi muốn đem xem có tất cả bao nhiêu chiếc chìa khoá, bạn voi có cách đếm thông minh: 10, 20, ..., 90, 100. - HS cùng đếm 10, 20, ..., 100 rồi trả lời: “Có 100 chiếc chìa khoá”. - HS thực hiện tương tự với tranh cà rốt và tranh quả trứng rồi chia sẻ với bạn cùng bàn. |
D. Hoạt động vận dụng -Trong cuộc sống, em thấy người ta dùng số 100 trong những lình huống nào? - GV khuyến khích HS biết ước lượng số lượng trong cuộc sống. | - HS có cảm nhận về số lượng 100 thông qua hoạt động lấy ra 100 que tính (10 bó que tính 1 chục). |
E. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em đã biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày? -Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? -Các em đã nhìn thấy số 100 ở những đâu? |
-Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
-Biết đọc, viết các số tròn chục.
-Bước đầu nhận biết cấu tạo số có hai chữ số.
-Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
-Phát triển các NL toán học: NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
- Thông qua việc quan sát, phân tích cấu tạo
-10 khối lập phương, 10 que tính, 10 hình tròn.
-Các thanh 10 khối lập phương hoặc bó 10 que tính.
-Bảng chục - đơn vị đã kẻ sẵn.
HOẠT ĐỘNG DẠY | HOẠT ĐỘNG HỌC |
A. Hoạt động khởi động - HDHS quan sát tranh nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì? Hai bạn trong tranh đang làm gì? Nói gì? | - HS quan sát tranh nói cho bạn nghe |
GV nhận xét dẫn dắt vào bài. | |
B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Nhận biết 1 chục (qua thao tác trực quan) | - HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn: |
- Ghép 10 khối lập phương thành 1 thanh. Nói: “Có 10 khối lập phương, có 1 chục khối lập phương”. | |
- Bó 10 que tính thành 1 bó. Nói: “Có 10 que tính, có 1 chục que tính”. | |
- Xếp 10 hình tròn thành một cụm. Nói: “Có 10 hình tròn, có 1 chục hình tròn”. | |
b) HS nêu các ví dụ về “1 chục”. Chẳng hạn: Có 10 quả trứng, có 1 chục quả trứng. | |
2. Nhận biết các số tròn chục - GV lấy 10 khối lập phương rời, xếp lại thành 1 thanh. Cho HS đếm và nói: Có 10 khối lập phương, có 1 chục khối lập phương. HS đọc: mười - một chục. | - HS đếm và nói: Có 10 khối lập phương, có 1 chục khối lập phương. HS đọc: mười - một chục. |
- GV lấy 20 khối lập phương rời, xếp lại thành 2 thanh. | - HS đếm và nói: Có 20 khối lập phương, có 2 chục khối lập phương. HS đọc: hai mươi - hai chục. |
- Thực hiện tương tự với các số 30, ..., 90. - GV giới thiệu cho HS: Các số 10, 20, ..., 90 là các số tròn chục. | |
3. Trò chơi “Lấy đủ số lượng” - Cho HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính, ... theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: Lấy ra đủ 3 chục que tính, lấy thẻ số 30 đặt cạnh những que tính vừa lấy. | Z |
C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. - Đem số que tính, đọc kết quả cho bạn nghe. Chẳng hạn: Có 60 que tính, có 6 chục que tính. | - HS thực hiện các thao tác: |
- GV có thể đưa thêm một số ví dụ khác để HS thực hành. | |
- Khi chữa bài, GV đặt câu hỏi để HS nói cách làm của mình. Quan sát và lắng nghe cách đếm của HS. Tương tự cách đếm bát: Có 8 chục cái bát. | |
Bài 2. – Cho HS quan sát băng giấy để tìm quy luật của các số ghi trên băng giấy. Đọc các số còn thiếu. Nhấn mạnh: Các số 10, 20, ..., 90 là các số tròn chục. | - HS thực hiện các thao tác: |
Bài 3 - HS chơi trò chơi theo nhóm. Mỗi bạn lấy ra vài chục đồ vật và nói số lượng. Chẳng hạn: Có 2 chục khối lập phương, có 1 chục bút màu, có 3 chục que tính, ... | - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. Chẳng hạn: 3 chục que tính là bao nhiêu que tính? Bằng cách nào bạn lấy đủ 3 chục que tính? |
Bài 4. GV hướng dẫn HS thực hiện mẫu: - GV lấy 32 khối lập phương (gồm 3 thanh và 2 khối lập phương rời). | - HS đem số khối lập phương. Nói: Có ba mươi hai khối lập phương, viết “32”. |
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời, trong hình có 3 chục khối lập phương và 2 khối lập phương rời. | - HS trả lời |
- GV nhận xét: Như vậy, trong số 32, số 3 cho ta biết có 3 chục khối lập phương, số 2 cho ta biết có 2 khối lập phương rời. Ta có thể viết như sau: Chục Đơn vị 3 2 | - Theo dõi |
- Nói: Số 32 gồm 3 chục và 2 đơn vị. Thực hiện tương tự, chẳng hạn câu a): - Quan sát tranh, nói: Có 24 khối lập phương. - Viết vào bảng (đã kẻ sẵn ô trên bảng con hoặc bảng lớp ). | |
Chục Đơn vị 2 4 - Nói: Số 24 gồm 2 chục và 4 đơn vị. | |
Bài 5 | - HS trả lời rồi chia sẻ với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả: |
a) Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. b) Số 49 gồm 4 chục và 9 đơn vị. c) Số 80 gồm 8 chục và 0 đơn vị. d) Số 66 gồm 6 chục và 6 đơn vị. | - HS đặt câu hỏi với các số khác để đố bạn, chẳng hạn: số 72 gồm mấy chục và mấy đơn vị? |
D. Hoạt động vận dụng Bài 6 | |
- GV yêu cầu HS thử ước lượng và đoán nhanh xem mỗi chuỗi vòng có bao nhiêu hạt? | - HS đoán và giải thích tại sao lại đoán được số đó. |
- HS đếm để kiểm tra dự đoán, nói kết quả trước lớp. HS nói các cách đếm khác nhau nếu có. | |
- GV cho HS thấy rằng trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng đếm chính xác ngay được kếtĐinh Quốc Nguyễn Trường TH Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai, ĐT: 0792999177 quả, có thể trong một số trường hợp phải ước lượng để có thông tin ban đầu nhanh chóng. | |
E. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gi? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày? | |
- Từ ngữ toán học nào em cần nhớ? - Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì? | |
- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống mọi người có dùng “chục” không? Sử dụng trong các tình huống nào? |
Bài 48. LUYỆN TẬP
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Thực hành nhận biết cấu tạo số có hai chữ số.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học:NL tư duy và lập luận toán học.
Bảng chục - đơn vị đã kẻ sẵn.
TUẦN 17
Bài 49. SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1OO
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY | HOẠT ĐỘNG HỌC | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Cho HS quan sát tranh khởi động, nhận biết bối cảnh bức tranh. Chia sẻ theo cặp đôi những thông tin quan sát được (Theo em các bạn trong bức tranh đang làm gì? Nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình). | - HS quan sát tranh khởi động, nhận biết bối cảnh bức tranh. Chia sẻ theo cặp đôi những thông tin quan sát được | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV chiếu Báng các sổ từ 1 đến 100 và giới thiệu bàI | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
a) GV hướng dần HS cắt hai băng giấy ở Bảng các số từ l đến ỉ 00, ghép thành một băng giấy đặt trước mặt. GV gắn các băng giấy lên bảng như sau:
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
b) Cho HS thực hiện lần lượt các thao tác (tô, nhận xét, nói, viết); | - HS thực hiện | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
+ Tô màu vào hai số trong phạm vi 10. Chẳng hạn: tô màu hai số 3 và 8. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
+ Quan sát, nhận xét. 3 đứng trước 8; 8 đứng sau 3. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
+ Nói: 3 bé hơn 8; 8 lớn hơn 3. + Viết: 3 <8; 8 >3. GV chốt: 3 bé hơn 8; 3 < 8. 8 lớn hơn 3; 8 > 3. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
c) GV hướng dẫn HS tô màu vào hai số 14 và 17 và so sánh tưong tự như trên: | - HS thực hiện | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
14 đúng trước 17; 14 bé hơn 17; 14 < 17. 17 đứng sau 14; 17 lớn hơn 14; 17 > 14. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
c )GV hướng dẫn HS cắt thêm băng giấy thứ ba, rồi yêu cầu HS tô màu vào hai số 18 và 21 và so sánh tương tự như trên: 18 đứng trước 21; 18 bé hơn 21; 18 < 21. 21 đứng sau 18; 21 lớn hơn 18; 21 > 18. | - HS thực hiện - HS chọn hai số khác và so sánh tương tự như trên, viết kết quả vào phiếu học tập. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.So sánh các số trong phạm vi 60 Thực hiện tương tự như so sánh các số trong phạm vi 30: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV hướng dần HS cắt tiếp ba bãng giấy tiếp theo ở Bảng các số từ 1 đến 100, ghép thành một băng giấy đặt trước mặt. GV gắn băng giấy lên bảng: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV chọn hai số, chẳng hạn 36 và 42, yêu cầu HS so sánh. | - HS so sánh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Cho HS nhận xét: 36 đứng trước 42; 36 bé hơn 42; 36 < 42. 42 đứng sau 36; 42 lớn hơn 36; 42 > 36 | - HS chọn hai số khác và so sánh tương tự như trên, viết kết quả vào phiếu học tập. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.So sánh các số trong phạm vi 100 Thực hiện tương tự như so sánh các số trong phạm vi 60: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV gắn phần còn lại trong bảng các số đến 100 lên bảng (có thể không cần cắt rời) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV khoanh tròn vào hai số, chăng hạn 62 và 67, yêu cầu HS so sánh. | - HS nhận xét: 62 đứng trước 67; 62 bé hơn 67; 62 < 67. 67 đứng sau 62; 67 lớn hơn 62; 67 > 62. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- HS chọn hai số khác và so sánh tương tự như trên, viết kết quả vào phiếu học tập. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
C. Hoạt động thực hành, luyện tập - Cho HS thực hiện các thao tác: | - HS thực hiện + Đọc yêu cầu: 11 18. + Quan sát băng giấy, nhận xét: “11 đứng trước 18”, nói: “11 bé hơn 18”, viết “11 < 18”. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Chia sé với bạn cách làm. Tương tự HS làm các phần còn lại. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài 2. Làm tương tự như bài 1. Bài 3. Làm tương tự như bài 1. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Cho HS Quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh bức tranh, đếm số bông hoa mỗi bạn đang cầm, thảo luận với bạn xem ai có nhiều bông hoa nhất, ai có ít bông hoa nhất, giải thích. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV gợi ý để HS nêu tên các bạn có số bông hoa theo thứ tự từ ít nhất đến nhiều nhất. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV chữa bài, khuyến khích HS nêu tình huống so sánh số lượng các đồ vật trong cuộc sống. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống việc so sánh các số trong phạm vi 100 được sử dụng trong các tình huống nào. |
Bài 50. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
HOẠT ĐỘNG DẠY | HOẠT ĐỘNG HỌC |
- Chơi trò chơi “Đố bạn”: | HS chọn hai số bất kì trong bảng rồi đố bạn so sánh hai số đó. |
B. Hoạt động thực hành, luyện tập - Cho HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kết quả vào vở. | - HS suy nghĩ, tự so sánh |
- Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm. GV đặt câu hỏi để HS giải thích cách so sánh của các em. | |
- Cho HS lấy các thẻ số 38, 99, 83. Đố bạn chọn ra thẻ ghi số lớn nhất, số bé nhất rồi sắp xếp các thẻ số trên theo thứ tự từ bé đến lớn. Có thể thay bằng các thẻ số khác và thực hiện tương tự như trên. | - HS thực hiện |
- HS quan sát tranh thực hiện | |
- HS đọc số điểm của mỗi bạn trong trò chơi thi tâng cầu rồi sắp xếp tên các bạn theo thứ tự số điểm từ lớn đến bé. | |
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về so sánh liên quan đến tình huống bức tranh. | |
- HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì? | |
- HS đọc các số còn thiếu giúp nhà thám hiểm vượt qua chướng ngại vật. | |
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về các thông tin liên quan đến các số trong bức tranh. | |
- Trong các số em vừa đọc ở câu a): số lớn nhất là số 50; số bé nhất là số 1; Số tròn chục bé nhất là số 10; số tròn chục lớn nhất là số 50. | |
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh Thông qua việc so sánh hai số sử dụng quan hệ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau và các kí hiệu (>, <, =), HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học. |
Bài 51. DÀI HƠN - NGẮN HƠN
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Các băng giấy có độ dài ngắn khác nhau.
HOẠT ĐỘNG DẠY | HOẠT ĐỘNG HỌC |
- HS thực hiện | |
GVHD Mỗi HS lấy ra một băng giấy, hai bạn cạnh nhau cùng nhau quan sát các băng giấy, nói cho bạn nghe: băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn. | Đại diện cặp HS gắn hai băng giấy của mình lên bảng và nói cách nhận biết băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn. |
B.Hoạt động hình thành kiến thức 1.Cho HS quan sát tranh, nhận xét bút chì xanh dài hơn bút chì đỏ, bút chì đỏ ngắn hơn bút chì xanh. | - HS nói suy nghĩ và cách làm của mình để biết bút chì nào dài hơn, bút chì nào ngắn hơn. |
2.GV gắn hai băng giấy lên bảng | HS chỉ vào băng giấy dài hơn, nói: “Băng giấy đỏ dài hơn băng giấy xanh; Băng giấy xanh ngắn hơn băng giấy đỏ”. |
3.Thực hiện theo nhóm 4: bốn bạn trong nhóm đặt các băng giấy của mình lên bàn, nhận xét băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn nhất. | - HS thực hiện |
Bài 1. Cho HS thực hiện các thao tác: - Quan sát hình, trong từng trường hợp xác định: Đồ vật nào dài hơn? Đồ vật nào ngắn hơn? Đinh Quốc Nguyễn Trường TH Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai, ĐT: 0792999177Chiếc thang nào dài hơn? Chiếc thang nào ngắn hơn? | - HS thực hiện - Giải thích cho bạn nghe. |
Bài 2. Cho HS thực hiện các thao tác: - Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “dài hơn”, “ngắn hơn”, “dài nhất”, “ngắn nhất” để nói về các chiếc váy có trong bức tranh. | - Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp. |
Bài 3. Cho HS thực hiện các thao tác: - Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, để mô tả các con vật. | - Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp. |
Bài 4. Cho HS thực hiện các thao tác: Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, “cao nhất”, “thấp nhất” để mô tả mọi người trong bức tranh. | - HS thực hiện |
* HS chơi trò chơi “Bạn nào cao hơn, bạn nào cao nhất” theo nhóm: HS trong nhóm đứng cùng nhau, dùng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, “cao nhất”, “thấp nhất” để nói về bản thân, chẳng hạn: Tớ cao hơn Lan; Tớ thấp hơn Nam, ... | - HS so sánh một số đồ dùng như bút chì, tẩy, hộp bút, ... với bạn rồi nói kết quả, chẳng hạn: Bút chì của tớ dài hơn bút chì của bạn, ... |
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến so sánh độ dài, chiều cao sử dụng các từ “dài hơn”, “ngắn hơn”, “cao hơn”, “thấp hơn” để hôm sau chia sẻ với các bạn. |
Bài 52. ĐO ĐỘ DÀI
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết đo độ dài bằng nhiều đơn vị đo khác nhau như: gang tay, sải tay, bước chân, que tính, ...
- Thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lóp học, ...
- Phát triển các NL toán học:giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
Một số đồ dùng để đo như: que tính, kẹp giấy, ...
HOẠT ĐỘNG DẠY | HOẠT ĐỘNG HỌC |
- Cho HS thực hiện các hoạt động sau theo cặp: | - Quan sát tranh và chia sẻ với bạn xem các bạn nhỏ trong bức tranh đang làm gì? (Đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân, ...). |
- Hãy suy nghĩ xem, ngoài gang tay, sải tay, bước chân chúng ta có thể dùng cái gi để đo? | |
B.Hoạt động hình thành kiến thức 1. GV hướng dẫn HS đo bằng gang tay, sải tay, bước chân: | - HS thực hiện |
GV hướng dần mẫu, gọi HS lên bảng thực hành theo mẫu cho các bạn xem, nói kết quả đo, chẳng hạn: Chiếc bàn dài khoảng 10 gang tay. | - HS thực hiện |
2.Cho HS thực hành đo theo nhóm, ghi lại kết quả đo, chẳng hạn: | - HS thực hành đo theo nhóm |
- Đo bàn học bằng gang tay, đo chiều dài lớp học bằng bước chân, đo chiều dài bảng lớp bàng sải tay, đo ghế ngồi của em bằng que tính. | - Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả đo trước lớp. |
- HS nhận xét, qua thực hành rút ra kinh nghiệm khi đo và ghi kết quả đo. | |
- GV nhận xét cách đo của các nhóm, nhắc HS các lưu ý khi đo. Đặt câu hỏi giúp HS hiểu có thể dùng gang tay, sải tay, bước chân để đo độ dài nhưng cũng có thế dùng que tính hoặc các vật khác để đo. | |
C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. – Cho HS thực hiện các thao tác: | - HS thực hiện |
- Quan sát tranh vẽ, nói với bạn về hoạt động của các bạn trong tranh. | |
Bài 2. HS thực hiện các thao tác sau rồi trao đối với bạn: - Quan sát hình vẽ, nêu chiều dài của chiếc bút, của chiếc lược. | |
Nhận xét: Có thể dùng kẹp giấy, kim băng hoặc các đồ vật khác đế đo độ dài; cùng một vật đo bằng các đồ vật khác nhau thì có kết quả khác nhau (chiếc bút dài bằng 6 ghim giấy và dài bằng 4 cái tẩy). | |
Bài 3. – Cho HS thực hiện các thao tác: | Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn' “cao nhất”, “thấp nhất”, “bằng nhau” để mô tả các ngôi nhà trong bức tranh. |
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? | |
- Về nhà, em hãy dùng gang tay, sải tay, bước chân, que tính để đo một sổ đồ dùng, chẳng hạn đo chiều dài căn phòng em ngủ dài bao nhiêu bước chân bàn học của em dài mấy que tính, ... để hôm sau chia sẻ với các bạn |
Bài 53. XĂNG-TI-MÉT
- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài, viết tắt là cm.
- Cảm nhận được độ dài thực tế 1 cm.
- Biết dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học.NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
- Thước có vạch chia xăng-ti-mét.
- Một số băng giấy với độ dài xăng-ti-mét định trước.
HOẠT ĐỘNG DẠY | HOẠT ĐỘNG HỌC |
A. Hoạt động khởi động - GV tổ chức cho một số HS cùng đo một đồ vật, chẳng hạn đo chiều rộng bàn GV. HS dùng gang tay để đo và đọc kết quả đo GV cũng dùng gang tay của mình đo chiều rộng bàn và nói kết quả đo. | -Tổ chức cho một số HS cùng đo một đồ vật, |
- Cho HS nhận xét, cùng do chiều rộng bàn GV nhưng mỗi người đo lại có kết quả khác nhau. Tại sao? | (Có bạn tay to, có bạn tay nhỏ, tay cô giáo to) |
Thảo luận nhóm: Làm thế nào để có kết quả đo chính xác, khi đo một vật ai đo cũng có kết quả giống nhau? | |
B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Giới thiệu khung công thức trang 117 SGK. | |
2. Cho HS lấy thước, quan sát thước, trao đổi với bạn các thông tin quan sát được: | - HS lấy thước, quan sát |
- Nhận xét các vạch chia trên thước. | - Nhận xét |
- Các số trên thước, số 0 là điểm bắt đầu. HS tìm trên thước các độ dài 1 cm (các độ dài từ 0 đến 1; từ 1 đến 2; ...), HS dùng bút chì tô vào một đoạn giữa hai vạch ghi số trên thước kẻ nói: “một xăng-ti-mét”. | |
- Lấy kéo cắt băng giấy thành các mẩu giấy nhỏ dài 1 cm, cho bạn xem và nói: “Tớ có các mẩu giấy dài 1 cm”. | |
- Trong bàn tay của em, ngón tay nào có chiều rộng khoảng 1 cm? - Tìm một số đồ vật, sự vật trong thực tế có độ dài khoảng 1 cm. | |
3.Hướng dẫn HS dùng thước đo độ dài theo 3 bước: | |
- Bước 1: Đặt vạch số 0 của thước trùng với một đầu của vật, để mép thước dọc theo chiều dài của vật | |
- Bước 2: Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu còn lại của vật, đọc kèm theo đơn vị đo cm. | * Thực hành đo độ dài theo nhóm, mỗi HS dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo chiều dài mỗi băng giấy rồi viết kết quả đo vào băng giấy, đọc kết quả đo và nói cách đo trong nhóm. |
- Bước 3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng vào chỗ thích hợp. | |
C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1.Cho HS thực hiện thao tác: Đọc chiều dài của hộp màu. | - HS thực hiện |
Bài 2. – Cho HS thực hiện các thao tác: | - HS thực hiện |
a) HS dùng thước đo độ dài mỗi băng giấy và nêu kết quả đo. HS nhận xét cách đo và nêu những lưu ý để có số đo chính xác. | |
b) HS thảo luận tìm băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất. Nêu cách xác định băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất (so sánh trực tiếp các băng giấy hoặc so sánh gián tiếp qua số đo của chúng). | |
Bài 3 - Cho HS thực hiện các thao tác: HS chọn câu đúng, lập luận câu nào đúng, câu nào sai, tại sao; Từ đó, HS nêu cách đo đúng và nhắc các bạn tránh lỗi sai khi đo độ dài. | - HS thực hiện |
D. Hoạt động vận dụng Bài 4. HS chơi trò chơi “Ước lượng độ dài” theo cặp hoặc nhóm: | - HS trong nhóm đứng cùng nhau, chỉ vào một số đồng dùng học tập rồi đoán độ dài của đồ dùng đó. Sau đó, kiểm tra lại bằng thước. |
E. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? | |
- Từ ngừ toán học nào em cần chủ ý? | |
- Khi dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo em nhắn bạn điều gì? | |
- Về nhà, em hãy tập ước lượng một số đồ dùng, đồ vật sử dụng đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét, em cũng có thể dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để kiểm tra lại xem mình đã ước lượng đúng chưa. | |
Bài 54. EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
Học xong bài này, HS đạt các yêư cầu sau:
- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100.
- Thực hành vận dụng đọc, viết, so sánh các số đã học trong tình huống thực tế.
- Một số thẻ số để làm bài 4, 5, 6.
HOẠT ĐỘNG DẠY | HOẠT ĐỘNG HỌC |
Chơi trò chơi “Bí ẩn mỗi con số” theo nhóm hoặc cả lớp: | - Cho Mỗi HS viết ra 5 số (mỗi số chứa một thông tin bí mật và có ý nghĩa nào đó liên quan đến người viết) rồi đưa cho các bạn tron gnhóm xem. |
- Các HS khác đọc số, suy nghĩ, dự đoán và đặt câu hỏi đế biết những số bạn viết ra có bí ẩn gì. Mỗi số được đoán 3 lần, ai giải mã được nhiều số bí ẩn nhất người đó thắng cuộc. | |
B. Hoạt động thực hành, luyện tập - HD HS viết ra vở hoặc đặt các thẻ số còn thiếu vào ô ? trong bảng các số từ 1 đến 100 rồi đọc kết quả cho bạn nghe. | HS viết ra vở hoặc đặt các thẻ số còn thiếu vào ô |
- HD HS đặt câu hỏi cho bạn để cùng nhau nắm vững một số đặc điểm của bảng các số từ 1 đến 100, chẳng hạn: + Bảng này có bao nhiêu số? | HS đặt câu hỏi |
+ Nhận xét các số ở hàng ngang, hàng dọc. + Che đi một hàng (hoặc một cột), đọc các số đã che. | |
+ Chọn hai số, so sánh hai số đã chọn. + Chọn 3 hoặc 4 số, so sánh rồi chỉ ra số nào lớn nhất, số nào bé nhất. | |
a) Cho HS thực hiện theo cặp: Cùng nhau rút ra hai thẻ số bất kì, so sánh xem số nào lớn hon, số nào bé hơn. Đọc cho bạn nghe kết quả và chia sẻ cách làm. | - HS thực hiện theo cặp |
b) HS thực hiện các thao tác: - Cho HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <. =) va Viết kết quả vào vở. | - HS thực hiện |
- Cho HS đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm. GV đặt câu hỏi để HS giải thích cách so sánh của các em. | - HS thực hiện |
- Cho HS trả lời rồi chia sẻ với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả: | - HS trả lời rồi chia sẻ với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả: |
- GV nhận xét | |
- Cho HS quan sát các số 49, 68, 34, 55. Suy nghĩ tìm số bé nhất, số lớn nhất rồi sắp xếp các thẻ số trên theo thứ tự từ lớn đến bé. | - HS quan sát, sắp xếp |
- Cho HS quan sát tranh và đếm số lượng đồ vật trong mỗi hình. | - HS quan sát tranh |
- Đặt thẻ số phù hợp vào ô dấu ?. | - HS chia sẻ thông tin thực tiễn về đếm số lượng trong cuộc sống (Hằng ngày, các em có phải đếm không? Kể một vài tình huống, ...) |
- Cho HS dùng thước có vạch xăng-ti-mét để đo chiều cao của cửa sổ, cửa ra vào, chiều ngang ngôi nhà và chiều dài mái nhà. | - HS thực hiện |
Bài học hôm nay, em biết thêm được điêu gì? Để có thể đếm đúng số lượng, so sánh chính xác hai số em nhắn bạn điều gì? |